Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần – Bạn đã biết chưa?
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là phương pháp điều trị hiện đại, được áp dụng tại nhiều cơ sở y tế tại nước ta. Mặc dù không can thiệp xâm lấn như phẫu thuật nhưng dùng sóng cao tần chữa bệnh sẽ có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về phương pháp điều trị.
Thoát vị đĩa đệm đặc trưng bởi cơn đau nhức tại cột sống lưng, cổ, sau đó lan rộng đến bả vai, đầu, mông, đùi, ngực,…. Không dừng lại đó, bệnh lý còn gây ra tình trạng tê bì tay chân, giảm cường độ vận động, khó khăn khi ngồi, nằm. Nếu không được kiểm soát kịp thời, thoát vị đĩa đệm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng đe dọa trực tiếp đến sức khỏe xương khớp và sức khỏe tổng thể.
Bệnh xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau như chấn thương cột sống, dị tật bẩm sinh, làm công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của quá trình lão hóa, thói quen sinh hoạt và ăn uống kém khoa học,… Dù là nguyên nhân gì thì thoát vị đĩa đệm cũng cần được thăm khám và điều trị sớm để phục hồi chức năng vận động.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là gì?
Với sự phát triển của y học hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cho từng trường hợp. Theo đó, người bị bệnh ở mức độ nhẹ sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị bảo tồn để kiểm soát. Tuy nhiên, nếu tiến triển nặng, xuất hiện biến chứng thì lúc này cần can thiệp phẫu thuật.
Một trong những phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm được áp dụng phổ biến hiện nay là dùng sóng cao tần. Phương pháp này có tác dụng điều chỉnh đĩa đệm bị lệch về vị trí ban đầu thông qua tác động của các loại sóng có tần số phù hợp. Dùng sóng cao tần phù hợp với những trường hợp bị thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn đầu, chỉ ở mức phồng lồi đĩa đệm, nhân nhầy chưa thoát ra ngoài.
Sau khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần, các cơn đau sẽ có xu hướng thuyên giảm đáng kể, hiện tượng tê bì các chi do chèn ép dây thần kinh, ống sống cũng được khắc phục. Nhờ đó, bệnh nhân có thể vận động, sinh hoạt dễ dàng hơn, đồng thời làm chậm quá trình tiến triển của bệnh lý.
Thông thường, tần số sóng 200 – 1200MHZ với nguồn nhiệt 40 – 70 độ C sẽ được dùng trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Khi tác động, những bó cơ xung quanh sẽ được thư giãn, nhờ đó làm giảm chèn ép lên rễ thần kinh, thúc đẩy tuần hoàn máu đến các cơ quan trong cơ thể.
Chỉ định – Chống chỉ định
Theo đánh giá của các chuyên gia, chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là phương pháp điều trị hiện đại, không can thiệp xâm lấn, không nhất thời gian nghỉ dưỡng, có độ an toàn cao và mang lại hiệu quả tốt. Mặc dù vậy nhưng phương pháp này sẽ phù hợp với một số đối tượng và trong nhiều trường hợp không được chỉ định dùng sóng cao tần.
Chỉ định:
- Sử dụng thuốc, tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa sau 6 tuần nhưng các triệu chứng thoát vị đĩa đệm không được cải thiện
- Bệnh ở giai đoạn nhẹ, nhân nhầy chưa thoát ra ngoài và mất nước
- Thoát vị đĩa đệm không đi kèm với các bệnh lý cột sống khác
- Các biểu hiện do bệnh lý gây ra chỉ ở mức nhẹ như tê bì tay chân, cơn đau lan sang vai gáy, lưng, cứng cổ
Chống chỉ định:
- Có tiền sử chấn thương ở cột sống hoặc mắc cùng lúc các bệnh về cột sống như hẹp ống sống cổ, dị dạng cột sống, ung thư cột sống
- Các triệu chứng tiến triển nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, đi đứng và nghỉ ngơi của người bệnh
- Mức độ chèn ép nặng nề, bao xơ đĩa đệm rách và nhân nhầy thoát ra ngoài
Ngoài ra, để xác định bệnh nhân có đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện phương pháp điều trị này hay không, bác sĩ sẽ phải căn cứ vào mức độ tổn thương đĩa đệm, cột sống thông qua các chẩn đoán hình ảnh, độ tuổi, tình trạng sức khỏe, tiền sử dị ứng, kích ứng,… Để từ đó, tư vấn cụ thể phương pháp điều trị phù hợp.
Quy trình chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần
Việc chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần chỉ mang lại kết quả tốt nhất khi thực hiện theo đúng quy trình, tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Điều này còn giúp hạn chế rủi ro, biến chứng trong quá trình điều trị bệnh. Theo đó, trước khi tiến hành dùng sóng radio cao tần, bác sĩ sẽ thực hiện đầy đủ các bước chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng.
Dưới đây là quy trình điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần:
Thăm khám và chuẩn bị
Thăm khám và chuẩn bị là công tác quan trọng trong quá trình chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần. Theo đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân thông tin về tiền sử bệnh lý, các loại thuốc đang sử dụng và các biểu hiện lâm sàng.
Kế đến, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết như chụp X-quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ MRI,… để xác định cụ thể mức độ tổn thương đĩa đệm, tình trạng chèn ép cũng như vị trí đĩa đệm bị phồng lồi. Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.
Đối với bệnh nhân, tuyệt đối không sử dụng bia rượu, các chất kích thích ít nhất 1 tuần trước khi tiến hành điều trị bệnh bằng sóng cao tần. Bên cạnh đó, người bị thừa cân – béo phì cần lên kế hoạch giảm cân để quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất.
Tiến hành điều trị
Sau khi hoàn thành các bước chuẩn bị và thăm khám, người bệnh sẽ tiến hành chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần. Thời gian cho mỗi lần trị liệu sẽ dao động từ 20 – 30 phút. Bệnh nhân sẽ được ở lại bệnh viện và theo dõi trong vài giờ trước khi xuất viện về nhà.
Các bước điều trị bệnh lý bằng sóng radio:
- Để làm giảm cảm giác khó chịu trong quá trình dùng sóng cao tần tác động lên đĩa đệm bị tổn thương, bác sĩ sẽ thực hiện gây tê tại chỗ.
- Khi xác định cụ thể đĩa đệm bị phồng lồi, lệch ra khỏi vị trí ban đầu, bác sĩ sẽ sử dụng kim tiêm có chứa sóng cao tần với nhiệt độ phù hợp tiêm trực tiếp qua da
- Thông qua tác động này, các triệu chứng lâm sàng dần được cải thiện, đĩa đệm bị tổn thương được phục hồi đáng kể và trở về vị trí ban đầu
- Bệnh nhân được nghỉ ngơi tại chỗ và được căn dặn, tái khám để đánh giá mức độ phục hồi. Để từ đó điều chỉnh phương pháp điều trị mang lại kết quả tốt nhất.
Ưu điểm – Hạn chế chữa bệnh bằng sóng cao tần
Dù là phương pháp điều trị nội khoa an toàn, không can thiệp xâm lấn sâu và cũng không mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần cũng sẽ có những lợi ích và nhược điểm nhất định. Chính vì vậy, bà con cần cân nhắc để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Ưu điểm:
- Điều trị bệnh bằng sóng cao tần có mức độ xâm lấn thấp, không mất thời gian nghỉ dưỡng
- Thời gian điều trị từ 20 – 30 phút, người bệnh sau khi về nhà vẫn có thể sinh hoạt như bình thường
- Không gây ra các biến chứng nguy hiểm
- Việc tiêm sóng cao tần không gây đau nhiều
- Hiệu quả điều trị có thể lên đến 80 – 90% nếu thực hiện đúng liệu trình
Hạn chế:
- Phương pháp này chỉ áp dụng với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ
- Thường điều trị sóng cao tần chỉ được thực hiện ở các bệnh viện lớn, có hệ thống, thiết bị y tế tân tiến
- Chi phí điều trị cao
- Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có thể tái phát sau khi điều trị bằng sóng cao tần
Chăm sóc sau chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần thuộc phương pháp vật lý trị liệu hạn chế tối đa mức độ xâm lấn và mang lại hiệu quả điều trị cao. Mặc dù không mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng nhưng chế độ chăm sóc sau điều trị cũng tác động không nhỏ đến quá trình phục hồi đĩa đệm bị tổn thương và giúp đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc sau khi dùng sóng cao tần chữa thoát vị đĩa đệm:
- Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá mức độ phục hồi, đồng thời xử lý những vấn đề phát sinh nhanh chóng
- Sau khi điều trị bằng sóng cao tần, bệnh nhân có thể được chỉ định một số loại thuốc uống. Theo đó, cần dùng thuốc theo đúng liều lượng và tần suất để tránh phát sinh tác dụng phụ.
- Vận động, đi lại nhẹ nhàng trong vài tuần đầu sau điều trị. Tuyệt đối không thực hiện các động tác mạnh, mang vác vật nặng và sai tư thế.
- Để giúp quá trình phục hồi đĩa đệm đạt được kết quả tốt nhất, bà con nên tham khảo các bài tập vật lý trị liệu cùng một số bộ môn vận động như đi bộ, yoga, đạp xe,…
- Kiêng bia rượu và các chất kích thích khác để tránh ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, ngủ không đủ giấc và căng thẳng quá mức.
- Nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường sau khi điều trị bằng sóng cao tần, người bệnh cần thông báo với bác sĩ để được xử lý đúng cách.
- Kết hợp đồng thời với chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn uống điều độ. Cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin, omega-3 cần thiết cho quá trình phục hồi sức khỏe tổng thể cũng như tác động tích cực đến quá trình điều trị bệnh.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần được áp dụng phổ biến cho những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Để đảm bảo an toàn cũng như đạt được kết quả tốt trong điều trị bệnh lý, bà con cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.
Dinh dưỡng
Review
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!