Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ Gây Đau Đầu: Nguyên Nhân Và Cách Trị

Thoát vị đĩa đệm cổ gây đau đầu khá phổ biến ở nhiều bệnh nhân. Tuấn tôi thấy rằng, tình trạng này cần được can thiệp kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm như rối loạn tiền đình, thiếu máu não, đau dây thần kinh chẩm, đau nửa đầu vai gáy,…

Thoát vị đĩa đệm cổ gây đau đầu là do đâu?

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến bên cạnh thoái hóa cột sống, gai cột sống, viêm khớp dạng thấp,… Bệnh thường ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng và cột sống cổ do nhiều nguyên nhân và yếu tố gây ra. Một số tác nhân có thể kể đến như chấn thương, dị tật cột sống, tuổi tác cao, vận động quá sức,…

thoát vị đĩa đệm cổ gây đau đầu
Tình trạng đau đầu do thoát vị đĩa đệm cổ gây ra khá phổ biến

Bệnh lý xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm bị lệch ra khỏi vòng đệm gây chèn ép lên dây thần kinh và ống sống thông qua vết rách của bao xơ. Hiện tượng chèn ép này khiến đốt sống bị sưng đỏ, đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội. Theo thời gian, các cơ quan lân cận như vai, gáy, các chi trên, đầu, não bộ cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Theo đó, tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ gây đau đầu thường gặp phải ở nhiều bệnh nhân. Nguyên do là nhân nhầy đĩa đệm chèn ép lên các dây thần kinh khiến lượng máu tuần hoàn bị tắt nghẽn và cơn đau có thể lan rộng đến đỉnh đầu, thái dương và toàn bộ vùng trán. Ngoài đau đầu thì người bệnh cũng có thể bị chóng mặt, hoa mắt do thiếu máu não.

Đau đầu do thoát vị đĩa đệm cổ gây ra nếu không được kiểm soát tốt không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống của bà con mà còn tác động xấu đến sức khỏe. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề khác như rối loạn tiền đình, thiếu máu não,… nghiêm trọng hơn có thể gây bại liệt.

Dấu hiệu nhận biết

Ngoài biểu hiện đau đầu thì thoát vị đĩa đệm cổ còn có những triệu chứng đặc trưng bởi sự chèn ép rễ thần kinh và ống sống. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng không quá điển hình mà chỉ thoáng qua. Tuy nhiên, khi tiến triển ở mức độ nặng thì cơn đau nhức, tê cứng, yếu cơ, hoa mắt, chóng mặt sẽ tiến triển nặng, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người bệnh.

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh lý:

  • Cơn đau ở cột sống cổ lan lên đỉnh đầu, thái dương và vùng trán khiến người bệnh có cảm giác đau nhức, nặng đầu
  • Đau mỏi 2 bên vai, gáy ngay cả khi không vận động như ngồi, nằm
  • Đôi khi xuất hiện dấu hiệu tê bì các chi trên, ngứa râm ran
  • Gặp khó khăn khi thực hiện các tư thế như cúi đầu, ngửa cổ, xoay cổ
  • Một số trường hợp bị cứng cổ nhất là vào buổi sáng khi ngủ dậy
  • Bệnh lý còn đi kèm với một số biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, cơ thể suy nhược, mệt mỏi,…

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cổ gây đau đầu

Mục tiêu của điều trị thoát vị đĩa đệm cổ gây đau đầu là giải phóng các dây thần kinh, tủy sống bị chèn ép. Từ đó thúc đẩy lượng máu đến não bộ làm giảm tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và các biểu hiện đau nhức, tê bì chi trên đi kèm.

Tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Với những trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị bảo tồn. Tuy nhiên, nếu đĩa đệm bị thoát vị nghiêm trọng, chèn ép nặng, lúc này sẽ cân nhắc phẫu thuật để kiểm soát.

Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng trong điều trị bệnh lý:

Chăm sóc cải thiện tại nhà

Một số biện pháp chăm sóc tại nhà có tác dụng làm giảm cơn đau nhức đốt sống cổ, đau đầu, tê bì các chi do bệnh lý gây ra. Biện pháp này còn hỗ trợ các phương pháp điều trị chuyên sâu giúp rút ngắn thời gian điều trị cũng như làm chậm quá trình tiến triển của bệnh lý.

chườm lạnh giảm đau
Chườm nóng/ lạnh có tác dụng cải thiện cảm giác khó chịu do thoát vị đĩa đệm gây ra

Chườm nóng/ lạnh:

Liệu pháp nhiệt là một trong những cách giúp làm giảm các biểu hiện do thoát vị đĩa đệm cổ gây ra hiệu quả. Theo đó, chườm nóng hoặc lạnh tác động đến đĩa đệm cổ và cải thiện cơn đau nhức, sưng nóng, đau đầu, khó chịu do bệnh lý gây ra.

Đối với chườm nóng có tác dụng tăng tuần hoàn máu, giảm chèn ép lên dây thần kinh và hạn chế đau nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, tê bì tay chân. Trong khi đó, tác động nhiệt lạnh giúp co mạch, giảm cảm giác đau và sưng nóng. Để biết mình phù hợp với chườm nóng hay lạnh, bạn cần thử từng biện pháp.

Theo đó, nếu cơn đau đầu và các biểu hiện lâm sàng thuyên giảm thì nên chọn liệu pháp nhiệt đó. Dù chườm nóng hay lạnh cũng cần phải thực hiện đúng cách để tránh bỏng da, khiến tình trạng đau nhức nặng nề hơn. Thời gian chườm không quá 20 phút/ lần và nên thực hiện nhiều lần trong ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Dùng ngải cứu:

Ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm có nguồn gốc từ dân gian và được nhiều bà con áp dụng. Theo tài liệu y học cổ truyền thì vị thuốc nam này có tính ấm, vị đắng, hơi cay, công dụng điều hòa khí huyết, bổ máu, chỉ thống, sát trùng, kháng viêm. Bên cạnh đó, các thành phần hóa học trong ngải cứu cũng có tác dụng trong điều trị các bệnh xương khớp thường gặp.

  • Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu, ngâm rửa với nước muối pha loãng rồi để ráo
  • Giã nát dược liệu rồi cho vào chảo cùng với một ít rượu trắng và sao nóng
  • Cho hỗn hợp này vào túi vải sạch và chườm lên cột sống cổ
  • Khi hết nóng thì lấy ra và có thể sao lại lần nữa và chườm đắp
  • Mỗi ngày thực hiện từ 3 – 4 lần để giảm đau nhức

Cây chìa vôi:

Cây chìa vôi có tác dụng thông kinh mạch, giải độc, thanh nhiệt, kháng khuẩn, tiêu thũng, giảm đau, tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng yếu cơ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do thoát vị đĩa đệm gây ra. Ngoài ra, vị thuốc này còn được dùng trong chữa trị một số bệnh xương khớp khác.

  • Chuẩn bị cây chìa vôi đã được phơi/ sấy khô
  • Sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và sắc trên lửa nhỏ
  • Chia nước thuốc thành nhiều lần và uống hết trong ngày
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả điều trị tốt nhất

Xoa bóp:

xoa bóp
Cơn đau đầu và các biểu hiện tại cột sống cổ do bệnh lý gây ra có thể cải thiện sau khi xoa bóp

Xoa bóp tác động đến các huyệt vị giúp giảm đau nhức, tăng lượng máu lưu thông đến não bộ và các chi, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6, C3 C4 gây ra. Mặc dù dễ thực hiện và có độ an toàn cao nhưng biện pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp thoát vị đĩa đệm cổ ở mức độ nhẹ, bao xơ đĩa đệm chưa bị rách và nhân nhầy thoát ra ngoài.

Bởi nếu cơn đau bùng phát nặng, chỉ cần tác động nhỏ cũng có thể khiến bệnh lý tiến triển nặng nề. Bên cạnh đó, khi thực hiện nên dùng lực ở các ngón tay vừa đủ, xoa bóp nhẹ nhàng và đều đặn. Có thể tham khảo các huyệt vị liên quan để tăng tác dụng giảm đau, tê bì các chi trên.

Thực hiện một số bài tập:

Một số động tác, bài tập cũng tác động tốt đến bệnh lý. Việc tập luyện giúp giảm chèn ép lên đốt sống cổ, giãn cơ, tăng cường sức khỏe cơ bắp, thư giãn xương khớp, tăng tuần hoàn máu đến các bộ phận trong cơ thể. Nếu cơn đau tiến triển nặng thì bà con nên cân nhắc trước khi tập vì có thể khiến bệnh tồi tệ hơn.

Bài tập gân kheo:

  • Ngồi trên ghế, duỗi thẳng 1 chân còn chân kia để gót chạm sàn
  • Thẳng lưng và từ từ nghiêng người về chân mở rộng sao cho cảm giác căng dọc mặt sau đùi trên là được
  • Giữ tư thế trong 15 giây rồi trở về động tác chuẩn bị
  • Thực hiện tương bị với chân còn lại

Kéo giãn cơ thang:

  • Ngồi trên ghế, thẳng lưng và không tựa vào ghế
  • Cuộn gáy về trước rồi dùng tay kéo đầu nghiêng qua phải
  • Đồng thời hạ cánh tay trái xuống và kết hợp hít thở đều đặn
  • Sau 20 giây thì đổi bên

Bài tập gập cổ trước – sau:

  • Gập cổ về trước sao cho cằm sát ngực nhất có thể
  • Sau đó trở về bị trí ban đầu và ngửa cổ về phía sau
  • Kết hợp hít thở đều đặn trong quá trình tập

Dùng thuốc

Sử dụng thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm cổ gây đau đầu khá phổ biến. Phương pháp này có tác dụng nhanh trong cải thiện các triệu chứng lâm sàng, nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng như làm chậm quá trình phát triển của bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc giảm đau thông thường, giảm đau chống viêm, giãn cơ hoặc một số vitamin bổ sung.

Mặc dù có tác dụng tốt trong điều trị bệnh nhưng việc lạm dụng thuốc Tây có thể gây ra nhiều tác dụng phục, đặc biệt là người cao tuổi, mắc các bệnh nền hoặc thoát vị đĩa đệm tái đi tái lại nhiều lần. Do đó, bà con cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn để kiểm soát bệnh lý nhanh chóng.

thoát vị đĩa đệm cổ gây đau đầu
Một số loại thuốc giảm đau được chỉ định để cải thiện triệu chứng do bệnh lý gây ra

Dưới đây là một số loại thuốc được dùng trong điều trị thoát vị đĩa đệm gây đau đầu:

  • Paracetamol
  • Diclofenac
  • Meloxicam
  • Mydocalm
  • Myonal
  • Indomethacin
  • Aspirin
  • Eperisone
  • Vitamin nhóm B (B1, B6, B12),…

Vật lý trị liệu

Bên cạnh việc dùng thuốc, bác sĩ có thể kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân. Vật lý trị liệu đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các biểu hiện do bệnh lý gây ra và tăng cường sức khỏe xương khớp, cải thiện chức năng vận động, giảm lệch đĩa đệm,…

Hiện nay, có nhiều phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng trong chữa thoát vị đĩa đệm cổ gây đau đầu. Trường hợp đáp ứng tốt sẽ làm giảm đáng kể tác dụng phụ do thuốc gây ra cũng như không phải can thiệp ngoại khoa.

Các liệu pháp vật lý trị liệu có thể kể đến như:

Phẫu thuật

Mổ thoát vị đĩa đệm là phương pháp phức tạp, không chỉ mất nhiều thời gian phục hồi mà còn có thể để lại những di chứng, biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, với những trường hợp bệnh tiến triển ở mức độ nặng, không đáp ứng phương pháp điều trị bảo tồn, lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật.

Với sự phát triển của y học hiện nay thì việc phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cổ trở nên dễ dàng và an toàn hơn. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, vị trí tổn thương và đối tượng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm phù hợp giúp giải phóng dây thần kinh, tủy sống bị chèn ép, điều chỉnh đốt sống cổ. Từ đó giúp bệnh nhân sinh hoạt, vận động như bình thường.

Một số phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cổ gây đau đầu thường được chỉ định, bao gồm:

  • Thay đĩa đệm nhân tạo
  • Mổ nội soi
  • Phẫu thuật loại bỏ đĩa đệm bị thoát vị

Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cổ gây đau đầu

Đau đầu là một trong những biểu hiện thường gặp do thoát vị đĩa đệm cổ gây ra. Tình trạng này cho thấy bệnh lý chuyển biến nặng và nếu không được điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng. Theo đó, tình trạng này có thể được kiểm soát tốt nếu được chữa trị đúng cách.

ăn uống khoa học
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị thoát vị đĩa đệm cổ gây đau đầu

Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát dù đã can thiệp phẫu thuật, việc điều trị dứt điểm gần như không thể. Do đó, bệnh nhân cần chủ động trong việc kiểm soát và phòng ngừa bệnh qua các biện pháp sau:

  • Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ/ lương y trong suốt quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm cổ để kiểm soát bệnh lý tốt nhất.
  • Thực hiện đúng các tư thế ngồi, nằm, đi, đứng và hạn chế xoay cổ, cúi đầu đột ngột vì có thể ảnh hưởng đến đốt sống cổ và gây bùng phát cơn đau nhức.
  • Không mang vác các vật nặng vì có thể tác động xấu đến cột sống cổ, gây lệch đốt sống và phình lồi đĩa đệm.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng cũng như làm việc quá sức. Thay vào đó, người bệnh cần ngủ sớm và đủ giấc để tăng tuần hoàn máu não, giảm đau đầu, chóng mặt do bệnh lý gây ra.
  • Kiêng bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích nói chung. Bên cạnh đó, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cũng nên hạn chế các món ăn chứa nhiều gia vị, dầu mỡ.
  • Kiểm soát cân nặng phù hợp với thể trạng để tránh tình trạng thừa cân – béo phì. Bởi đây là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm nói chung và thoát vị đĩa đệm cổ gây đau đầu nói riêng.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tốt cho sức khỏe tổng thể và hỗ trợ cải thiện bệnh lý bằng cách bổ sung các thực phẩm như: Cá hồi, trứng, sữa, thịt trắng, rau xanh các loại, hạt, hải sản, trái cây tươi,…
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, lựa chọn các bộ môn có cường độ phù hợp, tốt cho quá trình điều trị bệnh như yoga, bơi lội, đi bộ, đạp xe,…
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm để kiểm soát tiến triển của bệnh cũng như sớm phát hiện các bệnh lý tiền ẩn và giải quyết triệt để.

Thoát vị đĩa đệm ở cổ gây đau đầu khá phổ biến ở bà con mắc phải căn bệnh này. Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cột sống cổ và cả hệ thần kinh. Vì vậy, Tuấn tôi khuyến khích bà con chủ động trong việc chẩn đoán và chữa trị khi nhận thấy các biểu hiện bất thường.

Dinh dưỡng

Món Ăn Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì?

Sau Khi Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Là Tốt Nhất?

Phương Pháp chữa khác

Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm: Công dụng và cách dùng đơn giản tại nhà

Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm

Kéo Giãn Cột Sống Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Bấm Huyệt Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Tại Nhà

Câu hỏi liên quan

Thoát vị đĩa đệm chơi cầu lông được không? Tập luyện thể dục là việc làm cần thiết giúp bà con vận động cơ thể, tránh cứng khớp, teo cơ. Tuy nhiên không phải bộ...

Xem chi tiết

Thoát vị đĩa đệm có chơi golf được không? Đây cũng là một trong số các thắc mắc mà Tuấn tôi nhận được khi thăm khám bệnh cho bà con. Bài viết sau đây tôi...

Xem chi tiết

Thoát vi đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ không? Tuấn tôi được nhiều bà con hỏi về vấn đề này. Nhằm giúp bà con điều trị bệnh hiệu quả, an toàn hơn, bài...

Xem chi tiết

Nhiều người thắc mắc tế nhị với Tuấn tôi vấn đề: “Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không?”. Biết được cũng có nhiều bà con cần giải đáp vấn đề này. Trong...

Xem chi tiết

Bị thoát vị đĩa đệm có nên gập bụng không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi động tác này khá quen thuộc trong các bài tập thể dục giúp giảm cân, giảm...

Xem chi tiết

Đánh giá bài viết

5/5 - (2 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Thoát Vị Đĩa Đệm Có Di Truyền Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Thoát Vị Đĩa Đệm Có Di Truyền Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên nằm võng không?c

Người Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Nằm Võng? Bác Sĩ Tư Vấn

Người Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Nằm Võng? Bác Sĩ Tư Vấn

Thoát Vị Đĩa Đệm Có Hít Đất Được Không? Bác Sĩ Giải Đáp

Thoát Vị Đĩa Đệm Có Hít Đất Được Không? Bác Sĩ Giải Đáp

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở người già

Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Người Già Nguy Hiểm Không? Cách Trị

Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Người Già Nguy Hiểm Không? Cách Trị

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua