Viêm Họng Hốc Mủ
Nhiều năm kinh nghiệm thăm khám và điều trị bệnh viêm họng hốc mủ cho bệnh nhân, Tuấn tôi nhận thấy đây là một trong những bệnh hô hấp không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Để giúp bà con phát hiện bệnh ngay từ sớm, tôi sẽ giới thiệu những vấn đề về bệnh viêm họng hốc mủ như dấu hiệu nhận biết bệnh, nguyên nhân và cách chữa hiệu quả.
Viêm họng hốc mủ là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Theo kiến thức chuyên môn của tôi, Viêm họng hốc mủ là tình trạng họng bị viêm lâu ngày, xuất hiện chất mủ trắng như bã đậu, đây là tình trạng họng bị nhiễm trùng cộng với cặn bã, chất xơ viêm. Bệnh được phân thành hai dạng là thể cấp tính và mãn tính.
Bất cứ ai cũng có thể mắc phải chứng bệnh này, tuy nhiên đối tượng dễ bị bệnh thường là những người có sức đề kháng kém bao gồm trẻ em, người già, phụ nữ mang thai hoặc sau sinh. Viêm họng hốc mủ gây ra vô số phiền phức cho cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Bệnh để lâu sẽ gây nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu xem thường và không chữa trị kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến cơ thể như:
- Áp xe amidan, áp xe cổ họng, viêm phổi, viêm phế quản,…
- Gây bệnh lý về tai làm suy giảm thính giác hoặc gây viêm tai giữa
- Mầm bệnh lây lan gây biến chứng ở mũi gây viêm mũi, viêm xoang
- Thậm chí còn gây các bệnh thấp khớp, thấp tim, nguy hiểm nhất là tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng.
Nguyên nhân gây viêm họng hốc mủ
Theo tôi, nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm họng hốc mủ là do virus và vi khuẩn tấn công vào niêm mạc gây tổn thương niêm mạc họng, từ đó xuất hiện mủ. Trong đó, chủ yếu là do virus gây ra còn nguyên nhân do vi khuẩn là khá hiếm. Cụ thể:
- Nhiễm virus: Thường là do người bệnh bị cảm cúm, cảm lạnh hoặc đang bị bệnh bạch cầu đơn nhân, bệnh sởi hoặc bệnh thủy đậu.
- Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn: Streptococcus Pyogenes là loại vi khuẩn dễ tấn công và gây bệnh về họng, trong đó có bệnh viêm họng hốc mủ.
Ngoài những nguyên nhân trên thì tôi thấy viêm họng hốc mủ khởi phát còn do một số tác nhân dưới đây:
- Khô họng: Khô họng kéo dài dễ dần dẫn đến đau họng, viêm họng và viêm họng có mủ. Hiện tượng, khô họng thường xuất hiện lúc bà con mới thức dậy, ngoài ra việc bà con thở qua miệng cũng có thể gây ra đau họng.
- Môi trường sống bị ô nhiễm: Ô nhiễm không khí, hoạt động lâu ngoài trời nắng, lạnh, nơi ở không được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá,… cũng là nguyên nhân gây làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Dị ứng: Với những người dễ bị dị ứng, nếu tiếp xúc với lông thú nuôi, nấm mốc, bụi và phấn hoa cũng có thể sẽ bị đau họng, kích thích họng và gây viêm họng mủ.
- Căng cơ: La hét quá to, nói quá nhiều, nói quá lâu mà vượt quá sức chịu đựng của cơ họng sẽ khiến bà con bị đau họng và khản tiếng, tiềm ẩn nguy cơ bị viêm họng hốc mủ.
Dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm họng hốc mủ
Với bệnh lý này, bà con có thể dễ dàng nhận thấy ngay từ khi chớm bệnh. Càng để lâu, các triệu chứng sẽ có những chuyển biến tiêu cực, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Hầu hết các bệnh nhân của tôi thường gặp những triệu chứng điển hình như:
- Đau cổ họng nhất là khi nuốt thức ăn, nuốt nước bọt hoặc là khi nói chuyện thông thường.
- Xuất hiện mủ trắng như bã đậu trong họng, khàn giọng và có cảm giác bị nghẹt khi nói.
- Luôn có cảm giác khó nuốt, khô họng, sưng hạch ở cổ hoặc xương hàm.
- Sốt nhẹ, ớn lạnh, chảy nước mũi, hắt hơi, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn hoặc ói mửa.
- Cổ họng đau kéo dài, khó thở, đau nhức khớp, phát ban trên cơ thể,… và nguy hiểm nhất là có máu trong nước bọt hoặc đờm.
Bệnh viêm họng mủ cần phải được điều trị kịp thời và đúng cách. Nếu bà con chủ quan bệnh có thể gây nhiều biến chứng xấu, gây khó chịu, đặc biệt là tình trạng hơi thở có mùi hôi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Ngay khi nhận thấy biểu hiện viêm họng mủ, tôi khuyên bà con cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
Các phương pháp điều trị bệnh an toàn, hiệu quả nhất hiện nay
Bị viêm họng hốc mủ dù cấp tính hay mãn tính đều là giai đoạn nặng nên việc tự khỏi là rất hiếm. Theo đó, cần phải can thiệp bằng y khoa thì mới có thể loại bỏ được các triệu chứng bệnh, ngăn ngừa tình trạng mủ lan rộng, xảy ra biến chứng.
Chữa viêm họng hốc mủ hiện nay có nhiều cách như bằng Tây y, bài thuốc dân gian tại nhà hoặc Đông y. Mỗi cách chữa trị đều có ưu – nhược điểm riêng nên việc tìm hiểu chi tiết từng cách chữa sẽ giúp bà con có cái nhìn toàn diện, từ đó lựa chọn phương pháp chữa phù hợp nhất.
Chữa viêm họng hốc mủ bằng thuốc tây y
Theo như tôi được biết thì với phương pháp này bác sĩ thường chỉ định người bệnh dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt, chống viêm như: Amoxicillin, Augmentin, Penicillin, thuốc hạ sốt ibuprofen hay Paracetamol. Những loại thuốc này có tác dụng nhanh, nhưng bà con trong quá trình dùng thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để hạn chế phản ứng phụ gây hại cơ thể.
Với thuốc tây y đặc biệt là kháng sinh, người bệnh cần phải sử dụng đủ liệu trình từ 7 – 10 ngày theo chỉ định của bác sĩ, ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm cũng không được tự ý bỏ thuốc. Trong trường hợp trẻ em bị bệnh thì liều dùng thuốc sẽ được chỉ định theo cân nặng và độ tuổi.
Áp dụng các bài thuốc dân gian chữa bệnh tại nhà
Để chữa chứng bệnh này, người xưa truyền tai nhau nhiều mẹo chữa bệnh an toàn, giúp cải thiện các triệu chứng, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Dưới đây là một số phương pháp bà con có thể tham khảo và áp dụng:
- Mật ong: Đây là một trong những thảo dược được nhiều người sử dụng để cải thiện tình trạng viêm họng cấp có mủ, bởi mật ong có tính ấm vị ngọt dịu, tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể rất tốt. Cách thực hiện phương pháp này như sau: Chuẩn bị 3 thìa mật ong nguyên chất, 2 thìa nước cốt chanh, 100ml nước ấm. Cho tất cả những nguyên liệu trên vào cốc, khuấy đều và uống vào buổi sáng.
- Lá hẹ: Từ lâu lá hẹ đã sử dụng để điều trị các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm họng, cảm cúm. Chỉ cần lấy lá hẹ rửa sạch, thái nhỏ, thêm đường phèn vào chén đem hấp cách thủy. Mỗi lần uống chỉ cần lấy 1 thìa cà phê nước cốt, thực hiện thường xuyên sẽ thấy các triệu chứng của bệnh được cải thiện.
- Tỏi: Trong tỏi có chứa một lượng allallic có tác dụng tiêu diệt virus, vi khuẩn gây nên bệnh viêm họng hạt. Bà con có thể dùng tỏi thường xuyên trong các bữa ăn hoặc ngậm hàng ngày đều có tác dụng điều trị bệnh.
Áp dụng các bài thuốc dân gian để chữa viêm họng vừa an toàn, lành tính, cách thực hiện dễ dàng, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên tôi nhấn mạnh rằng dược tính trong các thảo dược đơn lẻ thường thấp nên đây chỉ là một trong những cách hỗ trợ điều trị nhằm giảm triệu chứng bệnh và tăng cường sức đề kháng.
Chữa viêm họng hốc mủ bằng Đông y
Điều trị viêm họng hốc mủ bằng Đông y là bà con sử dụng kết hợp các thảo dược tự nhiên, trong đó có nhiều vị thuốc được mệnh danh là “kháng sinh thực vật” có tác dụng kháng khuẩn, diệt virus rất tốt. Không chỉ có vậy, các bài thuốc Đông y còn có tác dụng loại bỏ tận gốc mầm bệnh sâu bên trong cơ thể, giúp làm lành các tổn thương ở họng, hỗ trợ hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.
Thị trường thuốc Đông y có rất nhiều bài thuốc được sử dụng để điều trị viêm họng hốc mủ, tùy vào mức mức độ bệnh và thể trạng sức khỏe của mỗi người mà thầy thuốc sẽ có những chỉ định phù hợp. Dưới đây là một số bài thuốc hay được sử dụng để điều trị viêm họng hốc mủ tôi đã tổng hợp lại, bà con có thể tham khảo:
Đối với thể cấp tính:
- Bài thuốc số 1: Kinh giới, bạc hà, kim ngân, cát cánh, liên kiều, cam thảo, ngưu bàng tử, sinh địa, cương tàm, huyền sâm.
- Bài thuốc số 2: Kinh giới, bạc hà, kim ngân, cỏ nhọ nồi, huyền sâm, xạ can, sinh địa, tang bạch bì.
Đối với thể mãn tính:
- Bài thuốc số 1: sa sâm thiên, hoa phấn, hoàng cầm, cát cánh, tang bạch bì, cam thảo.
- Bài thuốc số 2: kinh giới, phòng phong, ngưu bàng tử, cam thảo, kim ngân hoa, liên kiều, hoàng cầm, tang bạch bì, xích thược, cát cánh, triết bối mẫu, thiên hoa phấn, huyền sâm.
Tùy vào mức độ viêm nhiễm và thể trạng người bệnh, thầy thuốc sẽ tăng giảm định lượng từng vị thuốc sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Cách sử dụng thường là sắc theo từng thang và chia thành các lần uống trong ngày theo chỉ định. Ngoài ra để sử dụng thuốc thích hợp, người bệnh cần tiến hành bắt mạch, chẩn đoán để xác định thể bệnh mắc phải. Việc chẩn đoán sai thể bệnh có thể gây ra những sai lầm trong điều trị, khiến bệnh viêm họng hạt nặng hơn.
Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Bên cạnh việc chữa bệnh theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bà con nên chủ động phòng bệnh bằng cách duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học. Theo đó bà con cần chú ý một số vấn đề dưới đây:
- Ăn uống khoa học, đầy đủ, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, kiêng ăn uống những đồ cứng, món ăn cay nóng, đồ lạnh, thức ăn quá mặn hoặc quá chua.
- Giữ ấm cơ thể nhất là khi trời trở lạnh, đặc biệt là vùng cổ.
- Bảo vệ đường hô hấp cẩn thận, đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài đường để tránh tiếp xúc với khói bụi và tránh máy lạnh.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nên dùng nước muối loãng để vệ sinh họng, súc họng khoảng 3 – 4 lần/ngày.
- Xây dựng chế độ ăn và tập luyện khoa học, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
- Nên dùng riêng các vật dụng cá nhân, đồ dùng sinh hoạt, không nên dùng chung để tránh bị lây bệnh.
Bệnh viêm họng hốc mủ có thể chữa dứt điểm nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Hy vọng bài viết trên của tôi có thể giúp bà con tìm ra phương pháp chấm dứt bệnh tình mình đang mắc phải. Nếu bà con có câu hỏi gì thêm hoặc cần tư vấn về bệnh viêm họng hạt hốc mủ thì hãy gửi cho tôi qua trang blog này hoặc gửi tin nhắn đến Facebook Đỗ Minh Tuấn tôi sẽ giải đáp chi tiết, cụ thể từng vấn đề. Cuối cùng chúc bà con có thật nhiều sức khỏe.
Dinh dưỡng
Phương Pháp
Nhóm bệnh liên quan
Kiến thức bệnh
Ai Nên Dùng Bổ Phế Y Diệu Đỗ Minh? 5 Lý Do Giúp Bài Thuốc Được Đánh Giá Cao
Lưỡi trắng đau họng: Ảnh hưởng, nguyên nhân và cách điều trị AN TOÀN
Viêm Họng Kéo Dài Lâu Ngày Không Khỏi Do Đâu? Cách Khắc Phục
Cổ Họng Sưng Đau Khó Nuốt: Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách Điều Trị
Viêm Họng Hạt Gây Hôi Miệng? TOP 12 Mẹo Trị Hôi Miệng Ngay Tức Thì
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!