Tại Sao Viêm Họng Lại Sốt? Cách Điều Trị Tình Trạng Sốt Khi Viêm Họng

Tham vấn chuyên môn bởi:

Lương y Đỗ Minh Tuấn

GĐ chuyên môn hệ thống Đỗ Minh Đường

“Tại sao viêm họng lại sốt” là câu hỏi của rất nhiều bà con, bởi một trong những biểu hiện phổ biến dễ gặp của bệnh viêm họng chính là sốt. Bệnh cũng có nhiều mức độ sốt khác nhau, có bà con chỉ sốt nhẹ, hoặc cũng có người bị sốt cao. Mức độ này phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và cách chăm sóc, khắc phục của từng bệnh nhân. Vậy, tại sao viêm họng lại sốt và điều trị như thế nào cho hiệu quả? Bài viết dưới đây, tôi sẽ giải đáp chi tiết cho bà con về vấn đề này.

Tại sao viêm họng lại sốt?

Viêm họng là tình trạng viêm màng họng, vòm họng bị viêm, nóng rát hay tấy đỏ,… do các vi khuẩn, virus như adeno, Rhino, cúm, sởi, virus hợp vào đường thở,… xâm nhập vào cơ thể bà con. Khi các virus, vi khuẩn này xâm nhập, thích ứng và phát triển trong vòm họng và tiết ra các chất gây sốt ngoại sinh, nội sinh làm thay đổi môi trường sống và tiêu diệt tế bào, khiến thân nhiệt của toàn cơ thể giảm mạnh và gây ra triệu chứng sốt cho bà con.

Tại sao viêm họng lại sốt?
Tại sao viêm họng lại sốt?

Khi độc tố tiết ra, cơ chế miễn dịch của cơ thể ngay lập tức được khởi động thông qua quá trình nhận diện tế bào. Lúc này, các tế bào bạch cầu sẽ tìm và tiêu diệt yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể. Trong quá trình hoạt động, bạch cầu tiết ra protein kích thích sản sinh monoamin tại trung tâm điều nhiệt của cơ thể. Amin này hoạt hóa acid arachidonic, làm tăng sản nhiệt và làm thoát nhiệt, khiến cơ thể nóng lên rồi gây ra tình trạng sốt.

Như vậy, sốt là một phản xạ tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân ngoại lai. Tuy nhiên, khi nền nhiệt trong cơ thể tăng quá cao sẽ ảnh hưởng đến thần kinh và sự vận hành của một số cơ quan khác trong cơ thể.

Trong những ngày đầu bị viêm họng, bà con chỉ bị sốt nhẹ kèm theo các biểu hiện như đau rát họng, khàn giọng, khó thở,… Nếu sốt dưới 38,5 độ C, người bệnh chỉ cần tăng cường bổ sung nước, chất điện giải và có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Tuy nhiên, nếu không được chữa trị ngay mà để kéo dài 7 – 10 ngày, bệnh viêm họng sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, và những cơn sốt cao từ 38 – 40 độ C diễn ra triền miên, kèm theo ho dữ dội khiến bà con cảm thấy rất mệt mỏi. Nếu sốt trên 38,5 độ C, bạn nên bắt đầu có những biện pháp điều trị để hạ sốt cơ thể.

Tùy vào mức độ viêm nhiễm và cơ địa của mỗi người mà thời gian và tình trạng sốt của bà con sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách sẽ nhanh chóng phục hồi và giảm nguy cơ xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

Viêm họng gây sốt là tình trạng thông thường, phổ biến của viêm nhiễm, nhưng nếu không được điều trị sớm, dứt điểm rất có thể dẫn đến các biến chứng xấu. Đặc biệt, với những trường hợp sốt kéo dài ngày, cần phải đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm, ngăn ngừa kịp thời hậu quả nguy hiểm gây ảnh hưởng tới thần kinh, sức khỏe của chính mình.

Cách điều trị bệnh viêm họng gây sốt

Thực tế, viêm họng gây sốt sẽ không trở thành căn bệnh nguy hiểm hay khó chữa, nếu bà con điều trị kịp thời, chính xác và phù hợp với tình trạng của mình. Chính vì vậy, để rút ngắn thời gian chữa trị viêm họng gây sốt, xong vẫn mang lại hiệu quả cao thì việc đầu tiên là bà con cần hiểu rõ nguyên nhân, tình trạng bệnh, cũng như lựa chọn phương pháp trị phù hợp nhất.

Mẹo dân gian giúp giảm nhanh cơn sốt nhẹ

Viêm họng gây sốt dài ngày không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bà con mà còn kéo theo nhiều bệnh lý liên quan như viêm amidan, viêm họng, hay viêm xoang,… Để kiểm soát cũng như điều trị tình trạng viêm họng gây sốt, bà con có thể áp dụng một số mẹo chữa tại nhà giúp giảm cơn sốt nhẹ đã được hầu hết mọi người sử dụng.

Tuy nhiên, các phương pháp này được khuyến cáo áp dụng cho những trường hợp sốt nhẹ dưới 38,5 độ C. Những mẹo này rất an toàn, vì vậy bà con hoàn toàn có thể thực hiện mỗi ngày và tại nhà để cải thiện cảm giác khó chịu trong người.

  • Uống nhiều nước: Khi bị sốt do viêm họng, bà con cần uống nhiều nước hơn mức bình thường. Bạn có thể sử dụng nước lọc, nước canh hay nước ép trái cây. Nước giúp làm giảm nhiệt trong cơ thể, đồng thời giúp tăng bài tiết nước tiểu và mồ hôi, nhờ đó giúp làm tăng quá trình thải nhiệt của cơ thể. Trong trường hợp bà con sốt cao, bà con cần sử dụng nước bù điện giải chuyên dụng như oresol để có hiệu quả tốt.
Nước giúp giảm nhiệt nhanh trong cơ thể
Nước giúp giảm nhiệt nhanh trong cơ thể
  • Lá tía tô: Phương pháp này cũng rất hiệu quả, và đã được rất nhiều người sử dụng. Bà con chỉ cần giã nát lá tía tô, sau đó thêm chút nước rồi bỏ bã vào và uống trực tiếp. Lá tía tô có tác dụng giải nhiệt cơ thể, tiêu độc, giảm viêm, sát khuẩn nên giúp hạ sốt rất hiệu quả đó nhé.
  • Lá nhọ nồi: Lá nhọ nồi có tác dụng bù nước, giải nhiệt, từ đó giúp hạ sốt một cách nhanh chóng. bà con lấy lá nhọ nồi rửa sạch, sau đó ngâm nước muối loãng rồi đem đun sôi với một chút nước. Sau đó chắt lấy nước để uống.
  • Chườm khăn ướt mát: Khăn ướt mát dùng để chườm có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể khoảng 2 – 3 độ C. Ở phương pháp này bà con dùng khăn mềm thấm nước, rồi đắp vào các vị trí có nhiệt độ cao như trán hoặc sau gáy. Trong trường hợp bà con sốt cao cần dùng khăn ướt lau toàn thân, đặc biệt là các vùng nách, bẹn, lòng bàn tay, bàn chân, lưng,… của bà con.
  • Nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý không chỉ có chức năng diệt khuẩn, làm sạch răng miệng, mà nước muối còn giúp giảm nhẹ những cơn đau rát, mang lại cảm giác dễ chịu cho bà con. Bà con nên áp dụng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối để đạt hiệu quả tối đa.
  • Chanh đào mật ong: Chanh đào mật ong không chỉ là nước uống ngon mà còn giúp tiêu đờm, diệt khuẩn, làm ấm vùng họng. Từ đó giúp cải thiện tình trạng viêm họng và hạ sốt cho bà con.
  • Các loại trà: Trà xanh, trà hoa cúc, trà gừng,… có tác dụng hiệu quả trong việc khử khuẩn, điều trị viêm họng, tiêu viêm.
  • Các loại lá, cây: Những loại cây thuốc quý giúp điều trị viêm họng được rất nhiều người sử dụng như: bạc hà, húng chanh, tía tô, cam thảo, lược vàng,…

Ưu điểm: Những mẹo dân gian chữa viêm họng gây sốt vô cùng đơn giản và dễ dàng áp dụng. Phương pháp này chủ yếu sử dụng nguyên liệu tự nhiên, thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ. Vì vậy chữa trị bằng phương pháp này phù hợp với mọi cơ địa và rất dễ thực hiện tại nhà.

Nhược điểm: Phương pháp này cho tác dụng tùy thuộc vào cơ địa của từng người, hiệu quả cũng tương đối chậm, vì thế bà con cần kiên trì thực hiện thường xuyên và liên tục, tránh đứt quãng. Cách chữa này chỉ phù hợp với những bà con bị viêm họng gây sốt nhẹ, và ở giai đoạn đầu. Nếu thấy tình trạng bệnh không cải thiện và sốt ngày càng cao, bà con cần đến bệnh viện hay cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Tại sao viêm họng lại sốt? – Điều trị dứt điểm bằng phương pháp Tây y

Việc điều trị sốt khi viêm họng bằng Tây y hiện nay rất phổ biến và được rất nhiều người lựa chọn để chữa bệnh. Khi chữa trị bằng phương pháp này, bà con chủ yếu dùng thuốc kháng sinh có liều lượng cao hoặc thuốc kháng sinh, kháng viêm,… như:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Loại thuốc được nhiều bà con sử dụng nhất là các thuốc chứa Paracetamol (Acetaminophen) như: Efferalgan, Panadol, Tylenol,… Đặc biệt, bệnh nhân thường dùng nhất là thuốc Paracetamol để làm giảm các triệu chứng do viêm họng gây ra, đặc biệt là giúp giảm đau, hạ sốt rất an toàn và lành tính. Ngoài ra, trong trường hợp bà con dị ứng với paracetamol, có thể thay thế bằng các thuốc nhóm NSAIDs như: Ibuprofen, Diclofenac, và đặc biệt là Aspirin.
  • Thuốc kháng viêm: Để giảm các triệu chứng sưng, đau, điều trị viêm họng nặng cấp mãn tính, bà con nên sử dụng các thuốc thuộc nhóm NSAIDs và Corticoid. Nhóm NSAIDs được dùng thông dụng hơn trong việc điều trị viêm họng từ nhẹ đến nặng, bởi nó ít tác dụng phụ. Trong khi, nhóm thuốc Corticoid chỉ được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp bà con bị viêm nặng và phải sử dụng thận trọng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Thuốc Tây điều trị viêm họng gây sốt nhanh chóng
Thuốc Tây điều trị viêm họng gây sốt nhanh chóng
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có tác dụng ngăn chặn họng nhiễm khuẩn và sự phát triển của các virus, vi khuẩn. Tùy thuộc vào vi khuẩn gây bệnh là gì mà bác sĩ kê kháng sinh điều trị phù hợp với bà con. Một số kháng sinh được nhiều bác sĩ chỉ định và bà con tin dùng trong điều trị viêm họng gây sốt như: nhóm Macrolides, beta lactam (cephalosporin, penicillin,…), metronidazole, clindamycin, lincomycin,… Thông thường, phác đồ điều trị bằng kháng sinh kéo dài từ 5 – 10 ngày.
  • Viên ngậm trị đau họng: Việc sử dụng các viên kẹo ngậm trị ho chỉ có tác dụng làm giảm đau rát, khó chịu ở cổ họng, tiêu đờm ở vùng họng chứ không có tác dụng điều trị bệnh sốt khi viêm họng.
  • Các thuốc khác: Tùy thuộc vào triệu chứng và tình trạng cụ thể của bà con mà có thể kê thêm các thuốc khác như: thuốc chống dị ứng, thuốc co mạch,…

Ưu điểm: Việc bà con sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị sốt khi bị viêm họng giúp giảm thiểu nhanh các triệu chứng của bệnh, giảm nhanh những cơn đau, hạ nhiệt nhanh chóng, tiện lợi và rất dễ sử dụng.

Nhược điểm: Phương pháp điều trị này chỉ phù hợp với những trường hợp bà con bị viêm họng do nhiễm khuẩn gây ra, còn trường hợp do nhiễm virus sẽ không có tác dụng. Đặc biệt, nếu bà con quá lạm dụng vào thuốc Tây sẽ dẫn tới cơ thể bị nhờn thuốc, thậm chí là bị kích ứng và hiệu quả chữa trị gần như vô hiệu. Ngoài ra, bà con có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ về sau khi sử dụng thuốc Tây như: nóng trong người, đau dạ dày, nổi mề đay,…

Điều trị viêm họng gây sốt bằng bài thuốc Đông Y

Theo Đông y, viêm họng gây sốt là tình trạng phát nhiệt của cơ thể do yếu tố nội tà và ngoại tà gây ra. Cụ thể:

  • Ngoại tà: Lý do sốt từ bên ngoài có thể là do virus, vi khuẩn hoặc do yếu tố thời tiết. Và sốt do yếu tố này được gọi là cảm phong hàn.
  • Nội tà: Là chính khí của cơ thể, và khi chính khí suy thì ngoại tà dễ dàng xâm nhập.

Vì vậy, điều trị viêm họng gây sốt trong Đông y cần phải chú trọng việc cải thiện triệu chứng bệnh, đồng thời đẩy lùi ngoại tà xâm nhập, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phòng phòng ngừa bệnh tái phát.

Bài thuốc Sài hồ Quế Chi thang là được ghi chép lại trong cuốn “Thương hàn luận”, đây là phương thuốc được sử dụng phổ biến trong việc điều trị cảm mạo. Đồng thời đây cũng là phương thuốc được áp dụng trong giảm đau và hạ sốt khi viêm họng gây nên. Bài thuốc gồm các thành phần thảo dược sau:

Bài thuốc Đông y Sài hồ quế chi thang chữa viêm họng gây sốt
Bài thuốc Đông y Sài hồ quế chi thang chữa viêm họng gây sốt
  • Sài hồ: Sài hồ được biết đến là loại thuốc có vị đắng, tính hàn quy kinh Can Đởm có tác dụng thoái nhiệt, chỉ thống, sơ can, trị ngược tà và tăng dưỡng khí.
  • Quế chi: Đây là dược liệu có vị đắng ngọt, tính ấm quy vào phế, tâm, bàng quang giúp ấm kinh, trừ hàn, giúp tiết nhiều mồ hôi và hạ sốt tốt.
  • Hoàng cầm: Đây là thảo dược có vị đắng tính hàn, quy kinh tâm, Can, Phế, Đởm giúp điều trị nhiễm khuẩn hô hấp, sốt, ho, hay chảy máu cam.
  • Bạch thược: Thuộc nhóm có vị đắng, tính hàn, quy kinh Can, Tỳ; có khả năng trừ huyết tích, tả tỳ nhiệt, chỉ phúc thống, dưỡng huyết và nhu can.
  • Nhân sâm: Nhân sâm là vị thuốc đại bổ có vị ngọt, tính hàn quy kinh phế, có khả năng thông 12 kinh lạc và đại bổ nguyên khí.
  • Cam thảo: Có vị ngọt, tính bình quy kinh tâm. Cam thảo giúp ôn trung, chỉ khát, hạ khí, thông thông kinh mạch, lợi khí huyết, giải độc dược.
  • Bán hạ: Bán hạ lại có vị cay, ấm, quy vào tỳ, phế vị. Thuốc này giúp trị ho suyễn, đầy bụng, khí nghịch, đồng thời giúp trị thấp trệ trung tiêu và sưng tấy.
  • Đại táo: Thảo dược này có vị ngọt, tính bình quy kinh tỳ giúp bổ huyết khí, bình vị khí, hòa bách dược và trợ 12 kinh.
  • Sinh khương (Gừng tươi): Có vị cay, tính ấm quy vào 3 kinh gồm: phế, tỳ, vị. Dược liệu này giúp giải biểu, ấm tỳ, ấm phế, giảm ho, đồng thời kích thích đổ nhiều mồ hôi, giải độc bán hạ.

Bài thuốc Đông y Sài hồ quế chi thang này bà con sử dụng sau khi có những dấu hiệu bị sốt khi viêm họng, để giảm các triệu chứng như sốt, đau chân tay, đau xương khớp, tiêu hóa kém,…

Điều trị viêm họng gây sốt bằng phương pháp Đông y có nhiều ưu điểm, đó là an toàn, lành tính và không đem lại các tác dụng phụ khi sử dụng. Chính vì vậy, bà con hoàn toàn có thể an tâm điều trị trong thời gian dài mà không cần lo lắng vấn đề nào.

Tuy nhiên, quá trình chế biến và đun sắc thuốc truyền thống tốn khá nhiều thời gian, vậy nên bà con cần chuẩn bị tâm lý điều trị trong khoảng thời gian nhất định. Điều này yêu cầu người bệnh cần kiên trì sử dụng hết liệu trình để đem lại hiệu quả cao nhất.

Như vậy, tôi vừa giúp bà con trả lời cho câu hỏi “Tại sao viêm họng lại sốt?” và đưa ra những cách điều trị hiệu quả. Mọi người có thể lựa chọn một trong ba phương pháp gồm mẹo dân gian, Tây y hoặc Đông y để hạ sốt tùy thuộc vào mức độ bệnh và điều kiện của chính mình. Mỗi phương pháp đều có những ưu – nhược điểm khác nhau, vì vậy bà con cần lưu ý trong quá trình sử dụng.

Nếu tình trạng viêm họng gây sốt của bà con không được cải thiện mà kéo dài nhiều ngày, thậm chí có xu hướng nặng hơn, bà con không nên chủ quan. Khi đó, bạn cần nhanh chóng thăm khám để bác sĩ đưa ra những phác đồ điều trị kịp thời. Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp, hãy để lại tin nhắn cho tôi qua blog hoặc Facebook Đỗ Minh Tuấn.

Cuối cùng, tôi xin chúc mọi người có thật nhiều sức khỏe!

Câu hỏi liên quan

Bà bầu viêm họng uống thuốc gì nhanh khỏi mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi là câu hỏi tôi nhận được khá nhiều trong thời gian gần đây. Sở dĩ mọi người quan...
Nuốt nước bọt đau họng có phải bị Covid không là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Vậy nên để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân, bạn cần chủ...
Triệu chứng nuốt nước bọt đau họng có thể là biểu hiện của bệnh viêm họng thông thường hoặc cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng nào đó. Vì vậy...
Phụ nữ mang thai thường có hệ miễn dịch khá yếu với cơ thể nhạy cảm, dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Những việc sử dụng kháng sinh đối với mẹ...
Đau họng là một dấu hiệu thường gặp của đường hô hấp. Đa phần những trường hợp bị đau họng đều có thể tự khỏi mà không cần dùng đến thuốc điều trị. Tuy nhiên...

Đánh giá bài viết

5/5 - (1 bình chọn)
Array

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bà bầu viêm họng uống thuốc gì

Bà Bầu Viêm Họng Uống Thuốc Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi?

Bà Bầu Viêm Họng Uống Thuốc Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi?

Triệu Chứng Nuốt Nước Bọt Đau Họng Có Phải Bị Covid Không?

Nuốt Nước Bọt Đau Họng Có Phải Bị Covid Không? Cần Lưu Ý Những Gì

Nuốt Nước Bọt Đau Họng Có Phải Bị Covid Không? Cần Lưu Ý Những Gì

Nuốt Nước Bọt Đau Họng Uống Thuốc Gì? 7 Nhóm Thuốc Bạn Nên Dùng

Nuốt Nước Bọt Đau Họng Uống Thuốc Gì? 7 Nhóm Thuốc Bạn Nên Dùng

Nuốt Nước Bọt Đau Họng Uống Thuốc Gì? 7 Nhóm Thuốc Bạn Nên Dùng

Bà Bầu Bị Đau Họng Phải Làm Sao? 10 Phương Pháp Bạn Nên Áp Dụng

Bà Bầu Bị Đau Họng Phải Làm Sao? 10 Phương Pháp Bạn Nên Áp Dụng

Bà Bầu Bị Đau Họng Phải Làm Sao? 10 Phương Pháp Bạn Nên Áp Dụng

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua