Cổ Họng Sưng Đau Khó Nuốt: Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách Điều Trị
Cổ họng sưng đau khó nuốt là một cảm giác khá khó chịu, làm ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Đây không chỉ là triệu chứng của một số căn bệnh thường gặp như viêm họng, viêm amidan, cảm cúm,… mà còn có thể là dấu hiệu của một vài vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây cổ họng bị sưng khó nuốt và cách điều trị hiệu quả.
Cổ họng sưng đau khó nuốt là dấu hiệu của bệnh gì?
Cổ họng sưng đau khó nuốt có thể là dấu hiệu của những căn bệnh như sau:
Trào ngược dạ dày thực quản
Khi mắc phải căn bệnh này, axit sẽ trào ngược từ dạ dày lên thực quản và cổ họng. Nếu tình trạng này diễn ra liên tục trong thời gian dài sẽ không chỉ gây sưng cổ họng khó nuốt mà còn làm tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng, ung thư thực quản,…
Viêm họng liên cầu khuẩn
Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn streptococci nhóm A gây ra. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng như đau họng, khó nuốt, sốt, ho, sổ mũi,… Người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh.
Viêm họng mãn tính
Người bệnh bị viêm họng cấp tính nếu không được điều trị đúng cách sẽ phát triển thành viêm họng mãn tính. Căn bệnh này có thể gây ra tình trạng cổ họng sưng đau khó nuốt và rất khó để điều trị dứt điểm.
Viêm amidan mãn tính
Những người bị viêm amidan mãn tính sẽ xuất hiện một số dấu hiệu như sau: Cảm thấy vướng ở cổ họng, ho khan kéo dài, sốt, hơi thở có mùi hôi, cổ họng đau rát,… Viêm amidan mãn tính có thể do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Nó có thể gây ra biến chứng áp xe amidan nếu không được điều trị đúng cách.
Áp xe amidan
Amidan bị viêm và hóa mủ sẽ gây ra tình trạng áp xe amidan, khiến cho cổ họng bị sưng to và đau nhức. Nếu không được điều trị đúng cách, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở. Đặc biệt nếu khối áp xe bị vỡ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Cổ họng sưng đau khó nuốt do cảm lạnh, cảm cúm
Cảm lạnh và cảm cúm đều có những triệu chứng khá giống nhau đó là đau họng, rát họng, khó nuốt, đau đầu, sốt, sổ mũi, hắt hơi,…. Những triệu chứng này có thể kéo dài tới 10 ngày và khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
Bệnh bạch cầu đơn nhân
Bạch cầu đơn nhân là căn bệnh do virus Epstein-Barr gây ra. Người bệnh sẽ có các dấu hiệu như cổ họng sưng to, khó nuốt,… Căn bệnh này có thể lây lan qua đường nước bọt và gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Viêm thực quản
Thực quản là bộ phận giúp dẫn chất lỏng và thức ăn từ miệng đến dạ dày. Khi thực quản bị viêm, người bệnh sẽ có các triệu chứng như: Họng sưng khó nuốt thức ăn, buồn nôn, ho, khàn giọng, đau ngực, đau bụng, ợ chua, ợ nóng. Hiện tượng bị viêm thực quản phần lớn là do axit từ dạ dày trào ngược lên gây bệnh hoặc do dùng thuốc, nhiễm nấm, dị ứng…. gây ra.
Ung thư vòm họng
Cổ họng sưng đau khó nuốt cũng có thể do ung thư vòm họng gây ra. Ung thư vòm họng là tình trạng đột biến gen của các tế bào trong cổ họng, khiến chúng phát triển bất thường và hình thành khối u. Người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng như cổ họng sưng đau, nổi hạch, ho ra máu,… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách, người bệnh có thể bị tử vong.
Cách cải thiện tình trạng cổ họng sưng đau khó nuốt
Người bệnh có thể khắc phục tình trạng cổ họng sưng đau khó nuốt theo 3 cách sau đây:
Sử dụng thuốc Tây y
Việc sử dụng thuốc để điều trị tình trạng cổ họng sưng đau khó nuốt cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Dưới đây là một số loại thuốc Tây y bạn có thể sử dụng:
Thuốc kháng sinh
- Bao gồm thuốc: Penicillin, Amoxicillin, Cephalexin, Ceftriaxone, Clarithromycin, Azithromycin, Erythromycin, Clarithromycin, Azithromycin,…
- Công dụng: Nhóm thuốc này có tác dụng kháng nấm, kháng virus, điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm trùng, giảm đau nhẹ, giảm ho và cải thiện cảm giác bỏng rát vùng cổ họng.
- Tác dụng phụ: Thiếu máu, nổi mề đay, làm giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, sốt, sốc phản vệ, viêm kết mạc, tiêu chảy, buồn và nôn ói, đau bụng,…
Xem Thêm: Nuốt Nước Bọt Đau Họng Uống Thuốc Gì? 7 Nhóm Thuốc Bạn Nên Dùng
Thuốc giảm đau hạ sốt
- Bao gồm thuốc: Aspirin, Paracetamol,…
- Công dụng: Những thuốc này có tác dụng giảm đau, hạ sốt, cải thiện tình trạng khó nuốt, đau rát cổ họng, đau đầu,… do bệnh viêm họng, viêm amidan, cảm cúm, cảm lạnh gây ra.
- Tác dụng phụ: Khó thở, sưng môi, mặt, lưỡi, họng, phát ban, đau dạ dày, đau đầu, buồn ngủ.
Thuốc kháng viêm NSAID
- Bao gồm thuốc: Diclofenac, Ibuprofen.
- Công dụng: Làm giảm triệu chứng nóng, đỏ và sưng tấy ở vòm họng, giảm đau và giảm viêm.
- Tác dụng phụ: Mờ mắt, ù tai, phát ban, ngứa da, đau đầu, khó chịu ở dạ dày, đau bụng, chóng mặt, căng thẳng, ợ nóng, táo bón đầy hơi, tiêu chảy, ợ chua…
Nhóm thuốc Corticosteroid
- Bao gồm thuốc: Dexamthason, Betamethason, Prednisolone.
- Công dụng: Điều trị viêm họng, làm dịu tình trạng sưng tấy, phản ứng dị ứng và làm giảm bớt phản ứng phòng vệ tự nhiên ở cơ thể.
- Tác dụng phụ: Sưng phù, mất ngủ, khó thở, tăng cân nhanh, vã nhiều mồ hôi, tâm trạng thay đổi, đau dạ dày, khó ngủ, vết thương lâu lành, buồn nôn, choáng váng, da khô, đau đầu, yếu cơ, nổi mụn…
Nhóm thuốc Enzyme chống viêm và giảm phù nề
- Bao gồm thuốc: Nhóm thuốc này bao gồm các men chống viêm Alphachysumotrypsin, Serratiopeptidase,…
- Công dụng: Chống viêm, giảm phù nề, làm tan đờm, làm giảm sự xung huyết tại vị trí niêm mạc họng bị tổn thương.
- Tác dụng phụ: Phù giác mạc, viêm màng bồ đào, tăng nhãn áp,…
Thuốc súc họng
- Bao gồm thành phần: NaCl, NaF, acid boric, xylitol, kẽm sulfat, tinh dầu thơm, menthol…
- Công dụng: Làm sạch đường thở, thay đổi môi trường pH vùng họng để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh.
- Tác dụng phụ: Phát ban, toát mồ hôi, ngứa họng, phồng rộp môi, mặt đỏ, thậm chí có thể sốc phản vệ.
Chữa bệnh bằng thuốc Đông y
Khi bị cổ họng sưng đau khó nuốt, bạn có thể tham khảo sử dụng một số bài thuốc Đông y sau:
Bài thuốc 1: Chữa ngoại cảm phong hàn
Chủ trị chứng ngạt mũi, nặng tiếng, người ớn lạnh, cổ họng hơi sưng, nuốt vướng, đau, đau đầu, sốt vừa, sợ gió, đau mỏi người, chán ăn, mạch phù.
- Nguyên liệu: Kinh giới 12g, tiền hồ 12g, xuyên khung 12g, chỉ xác 12g, cát cánh 12g, phục linh 12g, phòng phong 12g, độc hoạt 12g, sài hồ 12g, cam thảo 12g, khương hoạt 12g.
- Cách sắc: Các nguyên liệu trên sắc cùng với 1,2 lít nước, đun sôi nhỏ lửa đến khi cạn còn 1/3 thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 5 lần và sử dụng hết trong ngày.
Bài thuốc 2: Ngoại cảm phải dịch độc thời khí
Chủ trị chứng ngứa rát, đau họng, khô họng, sưng đỏ, khó nuốt, hay nghẹn, sốt cao, khát nước, mạch sác, thích uống nước lạnh.
- Nguyên liệu: Hoàng liên 08g, cam thảo 10g, nhân sâm 10g, bạch linh 12g, hoàng cầm 12g, phòng phong 12g, thăng ma 12g, ngưu bàng tử 12g, bạch thược 12g, cát cánh 12g.
- Cách sắc: Các nguyên liệu trên đem sắc với 1,2 lít nước, đun sôi nhỏ lửa và chia thành nhiều lần để uống trong ngày.
Bài thuốc 3: Kinh dương minh tích nhiệt
Chủ trị tình trạng họng sưng đỏ, đau, sốt, cảm giác như đốt ở trong họng, người mệt mỏi, háo nước, bồn chồn trong bụng, nước tiểu vàng, đại tiện táo, mạch hồng đại.
- Nguyên liệu: Hoàng cầm 10g, liên kiều 10g, đại hoàng 20g, chi tử 10g, bạc hà diệp 10g, mang tiêu 20g, cam thảo 20g.
- Cách sắc: Các vị thuốc trên sao giòn rồi tán mịn. Mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần 10g, có thể pha thêm với mật ong để dễ uống hơn.
Bài thuốc 4: Đàm hỏa
Chủ trị tình trạng yết hầu sưng, đau, nuốt nước bọt đau, người ậm ạch khó chịu, lợm giọng, buồn nôn, nghẹn, khó nuốt, nói khò khè, khó thở, mạch hoạt sác.
- Nguyên liệu: Nhân sâm 8g, cam thảo 10g, trúc nhự 8g, thạch xương bồ 10g, đởm tinh 10g, chỉ thực 10g, quất hồng bì 16g.
- Cách sắc: Các vị thuốc trên sắc cùng 1,2 lít nước, sắc lọc bỏ bã và chỉ lấy 120ml nước. Mỗi ngày uống 1 thang, có thể chia thành nhiều lần uống.
Mẹo dân gian cải thiện sưng cổ họng khó nuốt
Với những trường hợp bị sưng đau cổ họng và khó nuốt do các bệnh thông thường của đường hô hấp, bạn có thể tham khảo một số mẹo chữa bệnh dân gian sau đây:
Trà gừng mật ong: Cổ họng sưng đau khó nuốt có thể sử dụng gừng tươi và mật ong. Cả hai nguyên liệu này đều có tác dụng trị ho, giảm đau họng, khó nuốt, làm ấm cổ họng, hỗ trợ kháng viêm diệt khuẩn mạnh mẽ.
- Chuẩn bị mật ong và gừng tươi.
- Củ gừng tươi rửa sạch đất cát, đập dập.
- Cho vào ấm, đổ nước sôi vào và hãm như hãm trà bình thường.
- Thêm khoảng 2-3 thìa mật ong để dễ uống và hiệu quả điều trị.
Trà mật ong chanh: Mật ong và chanh đều có tính kháng khuẩn, ngừa viêm, giúp cho màng nhầy co lại. Đồng thời loại đồ uống này còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch một cách tối ưu.
- Chuẩn bị chanh tươi, mật ong.
- Cho thêm 2-3 thìa mật ong vào cốc nước ấm.
- Tiếp theo cho thêm 1-2 thìa nước cốt chanh vào.
- Khuấy đều hỗn hợp vào uống.
Trà rễ cam thảo: Rễ cam thảo có chứa axit glycyrrhizic, có tác dụng kích thích dịch tiết trong phế quản, giúp tiêu đờm. Sử dụng loại trà này còn giúp làm dịu cổ họng, cải thiện tình trạng họng sưng đau khó nuốt.
- Chuẩn bị 5g rễ cam thảo, 250ml nước sôi.
- Cho vài lát rễ cam thảo vào hãm với 250ml nước sôi.
- Sau khoảng 15-20 phút là có thể sử dụng được.
- Uống từng ngụm nhỏ để dược chất thấm sâu vào niêm mạc họng.
Trà hoa cúc: Trà hoa cúc có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, chống oxy hóa mạnh mẽ, giảm ho, hỗ trợ làm dịu tình trạng kích ứng ở niêm mạc họng.
- Chuẩn bị 10 hoa cúc khô, 30ml mật ong, 2 quả tắc.
- Ngâm hoa cúc vào 200ml nước sôi trong vòng 5 phút.
- Quả tắc bổ đôi, cho vào trà.
- Thêm một ít mật ong vào khuấy đều là có thể sử dụng.
Trà bạc hà: Trong thành phần của trà bạc hà có chứa dầu menthol, giúp làm dịu niêm mạc hỏng, giảm đau rát, ngứa ngáy. bên cạnh đó axit rosmarinic trong lá bạc hà cũng giúp ngăn ngừa co thắt phế quản, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
- Chuẩn bị lá bạc hà, đường phèn.
- Lá bạc hà rửa sạch, vò nát nhẹ.
- Cho lá bạc hà vào hãm cùng 250ml nước sôi.
- Sau khoảng 10-15 phút thì cho thêm một ít đường phèn vào.
- Uống ngay khi hỗn hợp còn ấm nóng.
Click Ngay: Người Bị Đau Họng Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi?
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Hầu hết các trường cổ họng sưng đau và khó nuốt thường không nguy hiểm nếu nó là một triệu chứng cơ bản của bệnh viêm họng cấp tính, viêm amidan, cảm cúm hoặc một tình trạng tương tự. Tuy nhiên, nếu gặp phải một số dấu hiệu dưới đây thì bạn cần thăm khám bác sĩ ngay lập tức:
- Khó thở nghiêm trọng: Nếu bạn thấy cổ họng sưng to nhanh chóng và gây khó thở, đây có thể là một tình trạng khẩn cấp và bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức.
- Sưng đau kéo dài: Nếu triệu chứng sưng đau cổ họng kéo dài hơn 10 ngày hoặc trở nên tồi tệ hơn, bạn cũng nên thăm khám bác sĩ để kiểm tra.
- Triệu chứng nặng và kèm theo sốt cao: Người bệnh bị sốt cao, đau mắt, khó thở,… điều này có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng và cần được điều trị tích cực.
- Lịch sử bệnh nền: Nếu bạn có lịch sử bệnh nền như tiểu đường, suy thận, suy gan hoặc bất kỳ bệnh lý nào khiến hệ thống miễn dịch suy yếu. Điều này khiến cho cơ thể không thể chống chọi lại với tình trạng nhiễm trùng, khi đó bạn nên thăm khám bác sĩ để được kiểm tra cẩn thận.
Nhìn chung, cổ họng sưng đau khó nuốt thường là triệu chứng không nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để được xác định nguyên nhân cụ thể.
Lưu ý quan trọng khi bị cổ họng sưng đau khó nuốt
Khi bạn bị cổ họng sưng đau và khó nuốt, có một số lưu ý quan trọng sau đây mà bạn nên tuân theo:
- Nghỉ ngơi: Hãy để cơ thể được nghỉ ngơi, tránh tiếp xúc với tác nhân kích thích cổ họng và hạn chế la hét hoặc nói to.
- Uống đủ nước: Nên uống đủ nước khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày để giữ cổ họng ẩm. Tuy nhiên cần lưu ý nên uống nước ấm, tránh uống nước đá lạnh.
- Hạn chế tiếp xúc với tác nhân kích thích: Tránh hút thuốc, tiếp xúc với khói thuốc, hóa chất, bụi bẩn, lông động vật và các tác nhân kích ứng cổ họng.
- Súc miệng với nước muối: Nước muối có tác dụng kháng viêm, sát trùng. Vì vậy bạn nên súc miệng bằng nước muối mỗi ngày khoảng 3-4 lần để làm sạch cổ họng và giảm viêm nhiễm.
- Sử dụng thuốc đúng hướng dẫn: Nếu bạn được bác sĩ kê đơn thuốc thì cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn về thời gian và liều lượng.
- Không tự ý điều trị bệnh: Không được tự ý mua thuốc về uống và không được tự ý tăng giảm liều lượng để tránh gây hiện tượng nhờn thuốc kháng thuốc.
- Đảm bảo vệ sinh: Cần đảm bảo vệ sinh răng miệng mỗi ngày ít nhất 2 lần, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài. Ngoài ra bạn cũng nên chú ý giữ cho phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát.
- Đến gặp bác sĩ: Nếu triệu chứng kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn sau một thời gian điều trị tại nhà, bạn nên tìm đến bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân cụ thể và có hướng điều trị tốt nhất.
Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng cổ họng sưng đau khó nuốt. Hầu hết các trường hợp đều sẽ được chữa khỏi sau 7-10 ngày điều trị. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Cùng Chuyên Mục:
Review
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!