10 Cách chữa viêm đa khớp bằng thuốc nam từ dân gian cực tốt
Chữa viêm đa khớp bằng thuốc nam đã được lưu truyền từ thời xa xưa. Từ những vị thuốc quanh nhà chứa dược tính và công năng điều trị bệnh, bà con đã tận dụng để cải thiện triệu chứng do bệnh lý gây ra. Tuấn tôi sẽ tổng hợp một số cách chữa viêm đa khớp bằng thuốc nam trong bài viết sau.
Tác dụng thuốc nam chữa viêm đa khớp
Viêm đa khớp được xác định khi phản ứng viêm, đau ảnh hưởng trên 4 khớp. Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh nhưng viêm đa khớp là căn bệnh xương khớp phổ biến, có tính chất mãn tính, liên quan đến rối loạn hệ thống miễn dịch, nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, cơ địa,…
Trong quá trình học tập tại trường y và chữa bệnh cứu người, tôi nhận thấy rằng các bệnh xương khớp nói chung và viêm đa khớp nói riêng không đe dọa trực tiếp đến mạng sống của bệnh nhân nhưng lại tác động không nhỏ đến sức khỏe xương khớp, khả năng vận động, hoạt động và làm giảm chất lượng cuộc sống.
Việc lựa chọn thuốc Tây điều trị có tác dụng nhanh trong kiểm soát các triệu chứng đau nhức, sưng nóng khớp và chặn đứng quá trình viêm lan rộng. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận,…
Do đó, nhiều bà con mắc bệnh đã kết hợp với các vị thuốc nam được lưu truyền trong dân gian. Những thảo dược này chứa dược tính và công năng giúp chỉ thống, hoạt huyết, bồi bổ cơ thể, chống viêm và tăng cường sức đề kháng.
Tôi nhận được nhiều phản hồi tích cực sau một thời gian dùng thuốc nam từ người bị viêm khớp. Tuy nhiên, đa phần là những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, giai đoạn đầu và có cơ địa đáp ứng tốt với thảo dược tự nhiên. Chữa bệnh bằng thuốc nam có tính an toàn cao nhưng cần áp dụng đúng cách và đúng đối tượng.
Bởi dược tính trong những thảo dược này chỉ khá thấp, nếu bệnh nhân phục thuộc hoặc chỉ thực hiện vài ngày thì sẽ không đạt được hiệu quả. Ngoài ra, cơ thể bạn có thể dị ứng, kích ứng với một số thành phần trong thảo dược nên cân nhắc trước khi quyết định thực hiện.
10 Cách chữa viêm đa khớp bằng thuốc nam dễ thực hiện
Từ những tài liệu và nghiên cứu, tôi biết được trong dân gian có rất nhiều vị thuốc nam có tác dụng chữa bệnh, trong đó có viêm đa khớp. Bệnh nhân đáp ứng tốt, sau khi dùng thuốc sẽ giảm đau nhức khớp, sưng viêm đáng kể. Từ đó cải thiện chức năng vận động, sinh hoạt hàng ngày.
Dưới đây là một số cách chữa viêm đa khớp bằng thuốc nam an toàn và mang lại hiệu quả cao:
Ngải cứu
Ngải cứu luôn nằm trong danh sách các vị thuốc nam chữa đau nhức xương khớp nói chung và viêm đa khớp nói riêng. Theo tài liệu y học cổ truyền thì thảo dược này có tính ấm, vị cay, đắng, mùi thơm đặc trưng. Khi dùng có tác dụng lưu thông khí huyết, cầm máu, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau,…
Một số thành phần được tìm thấy trong ngải cứu như thuyon, cineol, dehydro matricaria este, tricosanol, tetradecatrilin và các chất kháng khuẩn khác mang lại tác dụng trong điều trị viêm đa khớp. Việc áp dụng đúng cách với liệu lượng phù hợp có thể giảm tình trạng đau nhức khớp, hạn chế cứng khớp, nhất là vào buổi sáng.
Trong điều trị viêm khớp và viêm đa khớp, bà con có thể dùng ngải cứu bào chế thành nhiều bài thuốc khác nhau như bài thuốc uống, dùng ngoài hoặc chế biến thành món ăn để bổ sung dinh dưỡng, bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe tổng thể đều được.
Dưới đây là một số cách chữa viêm đa khớp bằng ngải cứu:
- Cách 1: Chuẩn bị lá ngải cứu tươi hoặc khô đều được. Sau khi ngâm rửa sạch thì cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ. Đun trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 1/3 thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 3 lần và uống hết trong ngày. Nên làm ấm nước thuốc trước khi uống để đảm bảo công hiệu. Thực hiện liên tục trong 2 tuần để cải thiện bệnh.
- Cách 2: Lá ngải cứu tươi ngâm qua với nước muối pha loãng, rửa sạch thì để ráo. Cho thuốc vào cối giã nát rồi trộn với 2 muỗng cà phê mật ong. Cho hỗn hợp vào túi vải mỏng sạch vắt lấy nước uống. Mỗi ngày uống 1 lần và áp dụng liên tục 2 tuần.
- Cách 3: Cho 1 nắm lá ngải cứu đã rửa sạch vào chảo sao với muối trên lửa nhỏ. Đến khi lá chuyển sang màu vàng và có mùi thơm thì cho hỗn hợp vào túi vải. Dùng túi này đắp lên khớp bị đau nhức trong 10 – 15 phút. Có thể sao lại vài lần và đắp đến khi triệu chứng thuyên giảm.
Lá chìa vôi
Trong dân gian, lá chìa vôi có nhiều tên gọi khác như bạch phấn đằng, bạch liễm, thường mọc thành cụm và tìm thấy nhiều ở các vùng đất hoang trên khắp cả nước. Vị thuốc nam này có tính mát, vị đắng, the và chua nhẹ, tác dụng trừ tê thấp, thông kinh, tiêu độc, tán huyết ứ, giải độc.
Do đó, bà con thường dùng lá chìa vôi chữa đau nhức xương khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm đa khớp,… Ngoài ra, thảo dược này còn mang lại hiệu quả trong chữa mụn nhọt, ghẻ lở, mề đay, sưng.
Nhiều nghiên cứu nhận thấy thành phần flavonoid có trong vị thuốc lá chìa vôi có tác dụng kháng viêm, tác dụng tốt trong giảm các triệu chứng viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp, chấn thương, bong gân. Bệnh nhân có thể dùng độc vị lá chìa vôi hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để tăng tác dụng chữa bệnh.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Hái 6 – 20 gam lá chìa vôi, ngâm qua với nước muối pha loãng, xả lại với nước sạch rồi để ráo. Sau đó cho thuốc vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và đun trên lửa nhỏ. Chia nước thuốc sắc được thành 2 – 3 lần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang đến khi bệnh thuyên giảm.
- Cách 2: Chuẩn bị 1 nắm lá chìa vôi tươi mang đi rửa sạch. Cho tất cả vào cối giã nát rồi mang đi sao nóng. Cho hỗn hợp này vào túi vải sạch rồi chườm đắp lên vùng khớp bị sưng đau. Có thể sao lại vài lần và đắp đến khi thuyên giảm hẳn. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần hoặc đắp khi cơn đau bùng phát.
Gừng
Gừng (sinh khương) là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, ngoài ra đây còn là một nguyên liệu được dùng trong nhiều món ăn để tăng hương vị, kích thích vị giác, ăn ngon miệng hơn. Vị thuốc nam này có tính ấm, vị cay hơi đắng, công dụng chỉ thống, giảm viêm, thông khí huyết, giải độc, tán hàn, hành thủy, an thần.
Trong dân gian, gừng được dùng để chữa đau nhức xương khớp do nhiều nguyên nhân khác nhau như viêm đa khớp, thoái hóa khớp, chấn thương, thời tiết lạnh,… Dùng thảo dược này thường xuyên còn giúp thư giãn, ngủ ngon hơn nhờ vào mùi thơm dễ chịu.
Các thành phần hóa học trong củ gừng thiêng về công dụng kháng khuẩn, chống viêm, tăng tuần hoàn máu và giảm đau. Nhìn chung, công dụng chữa viêm đa khớp của gừng chỉ phù hợp với những trường hợp khởi phát do thời tiết lạnh. Tuy nhiên, nếu được kết hợp với những vị thuốc khác sẽ tăng tác dụng chữa bệnh.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Củ gừng tươi sau khi cạo vỏ, rửa sạch thì thái lát mỏng. Cho vào chảo với một ít muối và sao đến khi có mùi thơm thì tắt bếp. Dùng tấm vải mỏng sạch bọc lấy hỗn hợp và chườm lên khớp bị đau nhức. Có thể sao lại và đắp thêm vài lần để giảm đau hiệu quả. Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần để mang lại kết quả tốt nhất.
- Cách 2: Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, sau khi rửa sạch thì giã nát. Đun sôi 2 lít nước rồi cho gừng vào đun thêm 10 phút thì tắt bếp. Cho thêm 1 muỗng cà phê muối khuấy đều và để nguội bớt. Dùng nước này ngâm chân/tay có khớp bị ảnh hưởng. Mỗi lần ngâm khoảng 10 – 15 phút để giảm sưng đau và cứng khớp.
- Cách 3: Gừng tươi rửa sạch rồi thái nhỏ, để ráo. Sau đó cho vào bình thủy tinh sạch và đổ ngập rượu trắng. Đậy kín nắp ngâm khoảng 1 tuần thì có thể dùng. Mỗi lần lấy một ít rượu gừng thoa đều lên vùng khớp bị đau nhức.
Lá lốt
Lá lốt không chỉ biết đến là loại rau dùng để chế biến nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà còn là vị thuốc nam có nhiều công dụng chữa bệnh, trong đó có viêm đa khớp. Nhờ vào tính ấm, vị cay nên thảo dược có tác dụng tiêu trừ phong thấp, chỉ thống hiệu quả.
Vị thuốc nam này có mặt trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp do nhiều nguyên nhân, thấp khớp, lạnh tay chân, phong tê thấp, ăn không tiêu, đau bụng, tiêu chảy,… Ngoài ra, một số thành phần beta-caryophylen, benzyl axetat của lá lốt cũng mang lại tác dụng chống viêm, giảm sưng đau hiệu quả.
Dưới đây là một số cách chữa viêm đa khớp bằng lá lốt:
- Cách 1: Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá lốt tươi, ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì để ráo. Đun sôi 500ml nước rồi cho thảo dược vào đun đến khi cạn còn nửa thì tắt bếp. Chắt lấy phần nước chia thành nhiều lần và uống hết trong ngày. Thực hiện đều đặn mỗi ngày để thuyên giảm các triệu chứng.
- Cách 2: Lá lốt tươi ngâm qua với nước muối pha loãng, rửa sạch rồi cho vào cối giã nát. Sau đó cho vào chảo nhỏ cùng với một ít muối và sao nóng. Cho hỗn hợp vào miếng vải sạch và chườm đắp lên khớp bị đau nhức. Mỗi ngày đắp từ 3 – 4 lượt.
- Cách 3: Chọn phần rễ lá lốt khoảng 200g, ngâm rửa sạch để loại bỏ đất cát, vi khuẩn. Sau đó chặt thành từng khúc nhỏ và cho vào bình thủy tinh. Dùng rượu trắng từ 30 – 40 độ đổ nhập thảo dược, đậy nắp và ngâm trong vòng 15 ngày. Mỗi lần lấy một ít rượu thoa đều lên các khớp bị ảnh hưởng. Thực hiện đều đặn 2 lần sáng và tối.
Cây đinh lăng
Đinh lăng là cây thuốc quý của nhân dân ta và được dùng trong nhiều bài thuốc. Hiện tại, Nhà thuốc Đỗ Minh Đường của tôi đã trồng chuyên canh giống vị thuốc này để đảm bảo chất lượng cũng như mang lại tác dụng điều trị bệnh tốt nhất cho bà con.
Mỗi một thành phần của cây thuốc đinh lăng đều có công dụng chữa bệnh khác nhau. Trong đó, rễ và lá cây đinh lăng là bộ phận được dùng trong điều trị viêm đa khớp phổ biến vì có tác dụng lưu thông khí huyết, bồi bổ cơ thể, giảm các cơn đau nhức, sưng viêm và nóng khớp.
Các thành phần hợp chất có lợi cho xương khớp cũng như hỗ trợ chữa bệnh lý còn được tìm thấy trong vị thuốc này như vitamin B1, B2, C, acid amin lyzin cùng nhiều loại acid amin khác. Bà con có thể dùng lá đinh lăng ăn như loại rau hoặc lấy rễ sắc lấy nước uống thay trà đều được.
Ngoài ra, có thể dùng rượu đinh lăng để chữa bệnh, cụ thể:
- Chuẩn bị 1kg rễ cây đinh lăng và rượu trắng 30 – 40 độ
- Dược liệu sau khi ngâm qua với nước muối pha loãng và rửa sạch lại thì để ráo
- Kế đến thái mỏng rồi cho vào bình thủy tinh và đổ ngập rượu
- Đậy kín nắp và ngâm trong vòng 2 – 3 tháng là có thể dùng
- Mỗi lần uống từ 20 – 30ml rượu đinh lăng
- Bên cạnh đó có thể lấy một ít rượu thoa lên các khớp bị viêm để tăng tác dụng chữa bệnh
Cây gối hạc
Cây gối hạc là một trong những vị thuốc nam chữa đau nhức xương khớp nói chung và viêm đa khớp nói riêng được nhiều bà con áp dụng và phản hồi tích cực. Cây có tính mát, vị đắng, quy vào kinh Vị, Tỳ, Phế, công dụng chữa viêm khớp cấp mạn tính, thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp,…
Mặc dù chưa được nghiên cứu nhiều nhưng một số thực nghiệm nhận thấy, thành phần trong thảo dược này có tác dụng chống tăng huyết áp, giảm đau nhức, hỗ trợ tình trạng đau bụng kinh, rong kinh, trị nhiều loại giun sán. Bên cạnh sử dụng độc vị, có thể kết hợp với nhiều vị thuốc khác để tăng công hiệu.
Chuẩn bị dược liệu:
- Rễ cây gối hạc tươi từ 40 – 50g
Cách thực hiện:
- Dược liệu ngâm rửa với nước muối để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn
- Sau khi rửa lại với nước sạch thì thái mỏng
- Kế đến cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và đun trên lửa nhỏ
- Dùng nước này uống thay nước lọc
- Kiên trì áp dụng mỗi ngày để nhận thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm
Cây xấu hổ
Cây xấu hổ (mắc cỡ) có chứa dược tính và công năng đa dạng nên thường được dùng trong nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh. Theo ghi chép y học cổ truyền, vị thuốc này có tính hàn, vị ngọt, hơi se, công dụng chống viêm, chỉ thống, hạ huyết áp, lợi tiểu, giải độc, chống viêm.
Vì vậy, loại cây này được dùng để chữa đau nhức xương khớp, viêm khớp, mất ngủ,… Bên cạnh đó, một số thành phần hóa học được tìm thấy trong vị thuốc này như Crocetin, Flavonoid, Selen, Minisin, Acid Amin, Alkaloid,… mang lại nhiều lợi ích trong điều trị bệnh lý và một số vấn đề sức khỏe khác như phong thấp, rối loạn giấc ngủ,…
Bà con bị viêm đa khớp dùng bài thuốc uống hoặc dùng ngoài từ cây xấu hổ để cải thiện. Ngoài dùng vị thuốc đơn lẻ thì có thể kết hợp với các dược liệu khác như long não, quế chi, hoắc hương, ngải cứu, tía tô, lá lốt, ngải cứu,… để tăng dược tính và tác dụng chữa bệnh.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Rễ cây xấu hổ sau khi phơi khô thì lấy khoảng 6 – 12g rửa sạch, cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ. Đun trên lửa nhỏ đến khi sắc lại còn 1/3 thì tắt bếp. Chắt lấy nước thuốc chia thành 2 – 3 lần và uống hết trong ngày. Kiên trì thực hiện mỗi ngày để nhận thấy hiệu quả.
- Cách 2: Chuẩn bị lá lốt và cây xấu hổ theo tỉ lệ 1:1, ngâm với nước muối và rửa sạch. Đun sôi 2 lít nước và cho các thảo dược vào đun thêm 10 phút nữa thì tắt bếp. Cho thêm 1 muỗng muối vào khuấy đều và để nguội bớt. Dùng nước này ngâm các khớp bị viêm trong vòng 10 – 15 phút.
Lưu ý: Đối với bài thuốc uống từ cây xấu hổ, không áp dụng cho người bị suy nhược, cơ thể thiên hàn và tuyệt đối không dùng cho phụ nữ mang thai.
Cây dền gai
Cây rau dền gai có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp do gai cột sống, viêm đa khớp, thoát vị đĩa đệm,…. nhờ vào dược tính và các thành phần hóa học đa dạng. Một số thành phần có trong rau dền gai như sắt, canxi, vitamin B2, C, acid amin,… tác dụng bổ máu, tăng cường sức đề kháng và sức khỏe xương khớp.
Bài thuốc từ rau dền gai có tác dụng cải thiện tình trạng nóng đỏ các khớp, cải thiện sưng đau. Đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa khớp, loãng xương. Bà con có thể kết hợp bài thuốc uống từ bên trong và cách chữa ngoài để tăng công hiệu.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Chuẩn bị một ít rau dền gai tươi hoặc khô đều được. Sau khi rửa sạch thì cho vào ấm rồi đổ nước đầy ấm. Đun trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 1/3 thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành nhiều lần và uống hết trong ngày. Nên uống thuốc lúc ấm để phát huy công hiệu tốt nhất.
- Cách 2: Dùng 35g rau dền gai, cỏ xước và tầm gửi mỗi vị 30g, chìa vôi 55g, lá lốt 25g. Các thảo dược rửa sạch thì cho ấm và sắc với 2 lít nước. Sau khi nước sôi 7 – 10 phút thì tắt bếp. Dùng nước này uống thay nước lọc và thực hiện đều đặn mỗi ngày để cải thiện bệnh lý.
- Cách 3: Lấy một ít rau dền gai rửa sạch rồi mang đi giã nát. Sau đó đắp trực tiếp lên khớp bị đau nhức. Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần để cải thiện cơn đau nhức, sưng viêm và nóng khớp.
Dây đau xương
Dây đau xương có tính mát, vị đắng, được Quy vào kinh Can, công dụng giải độc, trừ thấp, thư cân hoạt lạc, khu phong. Do đó, nó thường được dùng để chữa đau nhức xương khớp do nhiều nguyên nhân và phong tê thấp. Vì phát triển quanh năm nên bà con có thể thu hái dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần đều được.
Các thành phần hóa học như tinosinesid A và B, glycoside phenolic, alkaloid, dinorditerpen glucosid,… có trong vị thuốc này có tác dụng tốt trong giảm co thắt, cứng khớp, tăng tuần hoàn máu, giảm đau khớp do viêm đa khớp, thoái hóa khớp, thời tiết lạnh,…
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Dùng thân cây của dây đau xương sau khi rửa sạch thì thái nhỏ. Sau đó cho vào chảo sao vàng rồi cho vào bình ngâm với rượu trắng theo tỉ lệ 1:5. Sau 1 – 2 tháng thì có thể dùng được. Mỗi lần uống 20 – 30ml rượu và ngày uống 3 lần sau bữa ăn.
- Cách 2: Tương tự như cách 1 nhưng sau khi dược liệu được sao vàng thì cho vào ấm sắc cùng với nước để uống. Mỗi ngày sắc uống 1 thang và thực hiện liên tục trong vòng 20 ngày.
- Cách 3: Chuẩn bị dây đau xương tươi, rửa sạch rồi giã nát. Sau đó vắt lấy nước và thoa lên các khớp bị ảnh hưởng. Kiên trì thực hiện từ 3 – 4 lần/ ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
Cây hy thiêm
Tôi từng đọc các tài liệu cổ phương và thấy rằng, cây hy thiêm là vị thuốc quý, có tác dụng trị đau xương khớp, can thận phong khí, hoạt huyết, cơ nhục tê,… Thân cây và lá được dùng để làm thuốc chữa bệnh vì chứa dược tính. Bà con đang bị đau khớp do viêm đa khớp có thể cân nhắc áp dụng cách chữa từ cây hy hiêm này.
Khả năng giãn cơ, hạ huyết áp và chống viêm của vị thuốc này còn được nghiên cứu khoa học. Những tác dụng này nhờ vào những thành phần hóa học như darutin, daturosid, orientin. Hiện tại, cây hy thiêm trở thành thành phần có trong nhiều loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp.
Chuẩn bị:
- Hy thiêm 16g
- Ké đầu ngựa 12g
- Thổ phục linh 12g
- Ngưu tất 16g
- Cành dâu 12g
- Tỳ giải 12g
- Lá lốt 10g
- Cà gai leo 12g
Cách sắc thuốc:
- Các vị thuốc sau khi rửa sạch thì để ráo
- Sau đó cho tất cả vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và đun trên lửa nhỏ
- Đến khi nước sắc lại còn 1/3 thì tắt bếp
- Chia thành 3 lần và uống hết trong ngày
- Mỗi ngày sắc uống 1 thang
Thuốc nam chữa viêm đa khớp có hiệu quả không?
“Thuốc nam chữa viêm đa khớp có hiệu quả không?” là câu hỏi mà tôi nhận được từ nhiều bệnh nhân đến Nhà thuốc Đỗ Minh Đường bắt mạch chẩn đoán và điều trị. Các vị thuốc nam có dược tính thấp, phát huy công dụng chậm nên chỉ hỗ trợ phần nào làm giảm các biểu hiện lâm sàng.
Cách chữa này nhìn chung có độ an toàn cao, không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nội tạng như tân dược. Tuy nhiên, nó sẽ không mang lại hiệu quả với những trường hợp viêm đa khớp giai đoạn nặng, khi mà các khớp bị tổn thương dần biến dạng, bệnh nhân không thể vận động, di chuyển như bình thường.
Bên cạnh đó, không phải ai cũng đáp ứng cách chữa này. Vì hầu hết hiệu quả của thuốc sẽ phụ thuộc vào cơ địa. Nếu cứ phụ thuộc hoặc dùng không đúng cách sẽ khiến tình trạng viêm khớp cứ diễn tiến nặng và tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm.
Vậy nếu không được chỉ định dùng tân dược hoặc gặp phải tác dụng phụ khi uống thuốc Tây thì đâu là giải pháp cho bệnh viêm đa khớp. Đỗ Minh Tuấn tôi tự hào khi đã giúp nhiều bệnh nhân khắc phục viêm đa khớp và các bệnh xương khớp khác bằng phương pháp y học cổ truyền.
Tôi cùng đội ngũ lương y tại Nhà thuốc Đỗ Minh Đường luôn tận tâm chữa trị, áp dụng phương pháp điều trị mang lại hiệu quả lâu dài nhưng vẫn đảm bảo an toàn, không phát sinh tác dụng phụ cũng như nhiều vấn đề ngoài ý muốn.
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc nam chữa viêm đa khớp
Để tránh phát sinh tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình điều trị viêm đa khớp, trước và trong khi áp dụng các bài thuốc nam chữa bệnh, bà con cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Bệnh nhân cần nắm rõ tình trạng bệnh lý của mình trước khi dùng thuốc nam chữa viêm đa khớp. Theo đó, chỉ áp dụng khi bệnh nhẹ bởi khi chuyển biến nặng phương pháp này gần như không mang lại hiệu quả.
- Dược tính trong các vị thuốc nam thường ở mức thấp nên sẽ không phát huy tác dụng nhanh như tân dược. Do đó, đòi hỏi bà con phải kiên trì thực hiện theo đúng hướng dẫn để cảm nhận hiệu quả mà bài thuốc mang lại.
- Mỗi thảo dược đều có kiêng kỵ riêng nên cần tìm hiểu trước khi áp dụng, nhất là các bài thuốc uống. Ngoài ra, nếu trong thời gian dùng thuốc mà phát sinh các biểu hiện dị ứng, kích ứng thì cần ngưng ngay.
- Nên cân nhắc thay đổi phương pháp điều trị nếu duy trì một thời gian dài. Vì nếu phụ thuộc vào thuốc nam thì sẽ khiến bệnh trở nặng hơn.
- Để thúc đẩy quá trình phục hồi sức khỏe và đẩy lùi bệnh tật nhanh chóng, bệnh nhân cần kết hợp với tập luyện mỗi ngày và xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học. Bên cạnh đó nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, làm việc quá sức.
Tôi vừa tổng hợp các cách chữa viêm đa khớp bằng thuốc nam cùng với một số lưu ý khi áp dụng. Viêm đa khớp ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe xương khớp, thể trạng và tâm lý của bệnh nhân. Vì vậy, tôi luôn khuyến cáo bà con nên chủ động khám chữa khi bệnh còn nhẹ để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Dinh dưỡng
Review
Phương Pháp chữa khác
Chữa Viêm Khớp Dạng Thấp Bằng Nọc Ong
Cách Chữa Viêm Đa Khớp Bằng Thuốc Nam
Điều Trị Viêm Khớp Dạng Thấp Bằng Đông Y
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!