Mất Ngủ Lâu Năm: Sẽ Còn Khổ Lắm Nếu Chưa Biết Cách Chữa Đúng

Tham vấn chuyên môn bởi:

Lương y Đỗ Minh Tuấn

GĐ chuyên môn hệ thống Đỗ Minh Đường

Mất ngủ lâu năm dai dẳng mãi không hết là nỗi khổ của rất nhiều người, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Mặc dù đã chữa bằng rất nhiều cách, tốn nhiều chi phí nhưng kết quả không đi đến đâu.

Bạn đọc cần hãy đọc bài viết dưới đây để nắm rõ: Nguyên nhân mất ngủ do đâu, nguy hiểm thế nào và cách chữa hiệu quả.

Mất ngủ lâu năm, mãn tính – Nguyên nhân do đâu

Với 20 năm thăm khám và tư vấn, hỗ trợ điều trị mất ngủ với nhiều trường hợp mãn tính lâu năm, lương y Đỗ Minh Tuấn (Thầy thuốc tiêu biểu, cố vấn y khoa VTV2) cho biết:

Bệnh nhân được coi là mất ngủ mãn tính nếu các triệu chứng bệnh đã kéo dài trên 3 tháng và lặp lại liên tục 3 ngày/1 tuần.

Tình trạng chung của những người bị mất ngủ nhiều năm là sức khỏe sụt giảm nghiêm trọng:

  • Ngủ không ngon, trằn trọc mãi không vào giấc, ngủ mơ dễ giật mình
  • Đề kháng thường xuyên ốm vặt
  • Thận kém tiểu đêm
  • Trống ngực đập nhanh, tâm phiền muộn
  • Cao huyết áp, trí nhớ suy giảm, tâm trạng thay đổi thất thường

Nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ mãn tính là do một số yếu tố như:

Tâm lý

Trong một thời gian dài, tâm lý người bệnh luôn trong trạng thái căng thẳng, nhiều bộn bề cần lo lắng như: Căng thẳng về công việc, tài chính, mối quan hệ,….

Thêm vào đó, bản thân người bệnh cũng biết mình bị mất ngủ lâu ngày sẽ hại sức khỏe, càng lo lắng nhiều hơn, muộn phiền vì chữa mãi không đỡ,…. Một vòng lặp lại liên tục khiến mất ngủ càng nghiệm trọng, thậm chí là trầm cảm

Bệnh lý đi kèm

  • Đau mãn tính: Các tình trạng đau mãn tính như viêm khớp, đau lưng, đau đầu hoặc các bệnh lý mãn tính khác có thể gây khó ngủ. Tình trạng này đặc biệt thường gặp ở người trên 45 tuổi
  • Bệnh lý tim mạch: Bệnh lý tim mạch như suy tim, tăng huyết áp có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Một số người gặp tình trạng trống ngực đập nhanh, hồi hộp, cản trở quá trình vào giấc.
  • Rối loạn thần kinh: Các rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer cũng có thể gây mất ngủ.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Trào ngược axit có thể gây khó chịu và làm gián đoạn giấc ngủ. Rất nhiều người bệnh chia sẻ rằng họ cảm bị đồng thời cả mất ngủ và dạ dày. Đây khả năng cao là tác dụng phụ khi uống thuốc an thần trong thời gian dài.
  • Sinh lý cơ thể thay đổi: Mang thai, sau khi sinh con hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh cũng là nguyên nhân trực tiếp gây mất ngủ lâu ngày

Thói quen sinh hoạt

Thường với những người bị mất ngủ mãn tính, những thói quen sinh hoạt có hại tới giấc ngủ đều được khắc phục khá tốt. Tuy nhiên, một số nguyên nhân khó tránh như: Giờ giấc thay đổi làm rối loạn nhịp sinh học (Làm ca đêm, lệch múi giờ, nơi sống quá ồn ào,…), ít vận động,…

Đối tượng dễ bị mất ngủ mãn tính

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, tình trạng mất ngủ có thể gặp ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, những trường hợp sau đây khả năng cao có thể chuyển biến sang mãn tính:

  • Người trên 45 tuổi: Cơ thể lão hóa, nhiều bệnh lý nền, khó hấp thụ thuốc, sức đề kháng kém.
  • Phụ nữ sau sinh: Sau thời gian mang thai, phụ nữ sinh con ra là một lần thay m.á.u, toàn bộ sinh lý gần như thay đổi. Thêm vào đó là sự vất vả chăm con, áp lực kinh tế, lo sợ nhiều điều,…. Vì thế rất nhiều mẹ bỉm sữa bị mất ngủ nhiều tháng liên tiếp, kể cả khi con đã lớn.
  • Người gặp vấn đề tâm lý: Mất ngủ rất khó chữa nếu người bệnh luôn trong trạng thái tâm lý bất ổn, nhiều lo nghĩ.

Chia sẻ về những biến chứng thường gặp, lương y Đỗ Minh Tuấn nói: “Mất ngủ có thể được khắc phục trong thời gian ngắn, nhưng sau đó khả năng tái lại rất cao. Nếu người bệnh không tìm được cách giải quyết phù hợp, vòng lặp dùng thuốc – mất ngủ sẽ diễn ra liên tục, gây mệt mỏi và tốn nhiều thời gian.”

Phương Pháp chữa khác

Mẹo Trị Buồn Ngủ

Đánh giá bài viết

5/5 - (3 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.
Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua