Viêm Hang Vị Dạ Dày

Tham vấn chuyên môn bởi:

Lương y Đỗ Minh Tuấn

GĐ chuyên môn hệ thống Đỗ Minh Đường

Tuấn tôi nhận thấy rất nhiều bà con thường thắc mắc về viêm hang vị dạ dày, đặc biệt là cách nhận biết và điều trị sao cho đúng hướng. Bệnh lý này tuy phổ biến nhưng nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Với kinh nghiệm thăm khám, Tuấn tôi sẽ giúp bà con hiểu rõ bản chất bệnh, cách nhận diện triệu chứng, cũng như phương pháp điều trị hiệu quả bằng cả Đông và Tây y trong bài viết này.

Viêm hang vị dạ dày là gì? 

Nhiều bà con khi nghe đến viêm hang vị dạ dày thì cảm thấy lo lắng, nhưng chưa thực sự hiểu rõ bản chất của căn bệnh này. Tuấn tôi xin chia sẻ cụ thể để bà con có cái nhìn đúng và không còn mơ hồ.

Trong cấu trúc dạ dày, hang vị là đoạn nối giữa thân dạ dày và môn vị – nơi tiếp giáp với tá tràng. Viêm hang vị dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc ở khu vực hang vị bị tổn thương, sưng viêm, có thể kèm theo xung huyết hoặc trợt loét tùy mức độ. Bệnh này thường nằm trong nhóm các rối loạn tiêu hóa mạn tính, nhưng lại rất dễ bị bỏ qua do triệu chứng lúc đầu không rõ ràng.

Viêm hang vị dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc ở khu vực hang vị bị tổn thương, sưng viêm
Viêm hang vị dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc ở khu vực hang vị bị tổn thương, sưng viêm

Theo y học cổ truyền, đây là biểu hiện của rối loạn công năng Tỳ Vị, liên quan đến mất cân bằng giữa khí và huyết. Tạng Vị vốn chủ về thu nạp và tiêu hóa thức ăn, một khi hư tổn sẽ dẫn đến nội thương, sinh ra đầy trướng, ợ chua, đau bụng âm ỉ. Tuấn tôi từng được học từ các thầy rằng, để điều trị bệnh dạ dày nói chung, điều cốt lõi là phải điều hòa được Tỳ Vị, thông khí huyết, kiện tỳ hóa thấp.

Triệu chứng viêm hang vị dạ dày

Viêm hang vị không phải lúc nào cũng bộc lộ rõ ràng ngay từ đầu, có những ca Tuấn tôi từng gặp đến khi bệnh đã tiến triển nặng mới đi khám. Vì vậy, bà con cần lưu ý kỹ những biểu hiện sau đây, chia làm hai nhóm dễ nhớ:

Triệu chứng khởi phát 

  • Cảm giác đầy bụng sau ăn: Bà con thấy bụng lình xình, khó tiêu, nhất là sau bữa tối hoặc khi ăn các món nhiều dầu mỡ.
  • Ợ hơi liên tục: Dấu hiệu này thường bị nhầm với viêm đại tràng hay hội chứng ruột kích thích.
  • Buồn nôn nhẹ, ăn uống kém: Nhiều người tưởng do thời tiết hoặc stress, nhưng thực chất đây là dấu hiệu dạ dày đang có tổn thương nhẹ.
  • Chướng bụng, sôi bụng: Cảm giác cồn cào không rõ nguyên nhân, kèm theo sôi bụng như có gì đó di chuyển trong dạ dày.
Buồn nôn nhẹ, ăn uống kém là dấu hiệu dạ dày đang có tổn thương nhẹ
Buồn nôn nhẹ, ăn uống kém là dấu hiệu dạ dày đang có tổn thương nhẹ

Triệu chứng đặc trưng 

  • Đau âm ỉ vùng thượng vị: Vị trí dưới xương ức hoặc trên rốn, cơn đau tăng lên khi đói hoặc ngay sau ăn.
  • Đau lan ra sau lưng hoặc lên ngực: Có trường hợp đau kiểu “tê tê nóng rát”, khiến nhiều bà con lầm tưởng là bệnh tim.
  • Xuất hiện buồn nôn, nôn: Đặc biệt là vào buổi sáng hoặc khi ăn xong, dịch nôn có thể có màu vàng chua hoặc lẫn máu khi viêm nặng.
  • Đi ngoài phân đen: Đây là dấu hiệu cảnh báo có xuất huyết tiêu hóa nhẹ – bà con tuyệt đối không được chủ quan.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân: Dù ăn uống bình thường, thậm chí ăn nhiều hơn nhưng cơ thể vẫn gầy yếu.

Tuấn tôi nhấn mạnh, khi thấy xuất hiện trên 2 dấu hiệu kể trên trong thời gian dài (từ 2 tuần trở lên), bà con nên sớm đi khám. Đừng để đến khi đau dữ dội mới cuống cuồng tìm cách chữa trị, khi đó bệnh đã vào giai đoạn khó kiểm soát rồi.

Vì sao bà con lại bị viêm hang vị dạ dày? 

Viêm hang vị dạ dày không tự nhiên mà xuất hiện. Tuấn tôi gặp nhiều bà con tới khám mà không biết căn nguyên xuất phát từ đâu. Để giúp bà con hiểu rõ và phòng tránh hiệu quả, tôi sẽ phân tích chi tiết nguyên nhân theo cả Y học hiện đại và Y học cổ truyền như sau:

  • Lạm dụng thuốc Tây, đặc biệt là nhóm giảm đau kháng viêm NSAIDs: Đây là nhóm thuốc rất hay gặp ở bà con lớn tuổi bị xương khớp. Sử dụng kéo dài sẽ bào mòn niêm mạc dạ dày, gây viêm loét, đặc biệt ở vùng hang vị.
  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): Đây là thủ phạm chính trong phần lớn ca viêm dạ dày mạn tính. HP tồn tại trong niêm mạc dạ dày, làm rối loạn sản xuất axit và gây viêm, lâu dần dẫn đến tổn thương tại hang vị.
  • Căng thẳng, stress kéo dài: Tuấn tôi nhận thấy nhiều bà con, đặc biệt là người trẻ hay bị đau dạ dày do áp lực công việc, ăn uống thất thường, thức khuya. Y học hiện đại cũng chỉ rõ, stress ảnh hưởng đến thần kinh thực vật, khiến dạ dày co bóp bất thường và tiết nhiều axit.
  • Ăn uống thất thường, sử dụng đồ cay nóng, chất kích thích: Ăn không đúng giờ, bỏ bữa, uống rượu bia, cà phê, nước có gas… là các yếu tố phổ biến gây kích thích dạ dày và tổn thương vùng hang vị.
  • Từ góc nhìn của Y học cổ truyền, Tuấn tôi lý giải như sau: Viêm hang vị thuộc phạm vi chứng “Vị quản thống”, hình thành do sự mất cân bằng giữa tỳ và vị, khí và huyết. Tuấn tôi đã nghiên cứu nhiều y thư cổ và thực tế điều trị, có thể chỉ ra mấy nguyên nhân chính như:
    • Tỳ vị hư nhược: Ăn uống không điều độ khiến tỳ vị tổn thương, khí không vận hành, thức ăn đình trệ sinh đầy chướng và đau âm ỉ.
    • Can khí uất kết: Người hay nóng giận, uất ức sẽ làm Can khí nghịch, phạm Vị gây đau. Trong Đông y gọi là “Can mộc khắc Tỳ thổ”.
    • Khí huyết ứ trệ: Khi khí huyết không thông thì sinh đau. Có bà con đau dữ dội từng cơn, bụng chướng như trống, đó là dấu hiệu huyết ứ khí trệ tại vùng vị quản.
    • Tà khí xâm nhập: Bà con ở vùng lạnh, ăn đồ sống lạnh thường xuyên, cơ thể yếu dễ bị hàn tà xâm nhập làm Vị lạnh, khí huyết ngưng trệ, gây viêm.

Ai là người dễ bị viêm hang vị dạ dày? 

Tuấn tôi chia sẻ thật, bệnh này không chừa một ai, nhưng có một số nhóm bà con mà tôi gặp đi gặp lại rất nhiều trong quá trình khám chữa. Bà con lưu ý xem mình có nằm trong nhóm dưới đây không nhé:

  • Người thường xuyên dùng thuốc giảm đau, kháng viêm: Đặc biệt là bà con bị bệnh xương khớp, gout, thoái hóa cột sống.
  • Người hay bị căng thẳng, lo âu kéo dài: Những bà con làm công việc áp lực cao, doanh nhân, giáo viên, nhân viên văn phòng.
  • Người ăn uống không điều độ: Hay bỏ bữa sáng, ăn muộn, thích ăn đồ cay nóng, uống rượu bia.
  • Người từng nhiễm khuẩn HP hoặc có người nhà mắc bệnh dạ dày: Vì vi khuẩn HP có thể lây qua ăn uống, sinh hoạt chung.
  • Người lớn tuổi: Tỳ vị hư yếu theo thời gian, khả năng tiêu hóa giảm nên rất dễ bị viêm dạ dày, đặc biệt là viêm hang vị.
  • Người có thể trạng yếu, khí huyết kém: Đông y gọi là thể “Tỳ hư hàn thịnh”, rất dễ bị lạnh bụng, tiêu hóa kém, sinh ra viêm.

Tuấn tôi hy vọng bà con đọc đến đây có thể tự đánh giá tình trạng bản thân, từ đó có hướng chăm sóc và phòng tránh phù hợp. Chỉ cần nhận biết sớm, điều chỉnh kịp thời thì bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát mà không lo biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng viêm hang vị dạ dày

Có nhiều bà con khi bị viêm hang vị dạ dày nhưng chủ quan, chỉ nghĩ là rối loạn tiêu hóa thông thường. Tuấn tôi gặp không ít trường hợp đến khám khi bệnh đã chuyển nặng, gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc. Dưới đây là những biến chứng mà bà con cần cảnh giác:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Khi tổn thương ở hang vị lan rộng mà không được điều trị đúng cách, lớp niêm mạc có thể bị bào mòn sâu, hình thành ổ loét ở các vị trí khác của dạ dày và tá tràng.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Đây là biến chứng cấp tính, xảy ra khi vùng viêm bị vỡ mạch máu. Bà con có thể nôn ra máu, đi ngoài phân đen, hoa mắt chóng mặt. Biến chứng này rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng nếu không xử lý kịp thời.
  • Hẹp môn vị: Tuấn tôi từng điều trị cho một chú ở Phú Xuyên, Hà Nội – chú bị viêm hang vị mạn tính, sau đó chuyển thành loét lâu ngày, gây xơ hóa khiến thức ăn không qua được môn vị. Triệu chứng là nôn ra thức ăn cũ, bụng trướng, ăn vào nôn ra ngay.
  • Thủng dạ dày: Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm. Khi lớp niêm mạc bị ăn mòn hoàn toàn, dịch vị tràn ra ổ bụng gây viêm phúc mạc, phải mổ cấp cứu.
  • Ung thư dạ dày: Viêm hang vị kéo dài, đặc biệt là do nhiễm HP không điều trị triệt để, có thể dẫn tới biến đổi tế bào và ung thư hóa theo thời gian. Tuấn tôi rất trăn trở vì từng gặp vài bệnh nhân đến quá muộn, lúc đó điều trị không còn nhiều hy vọng.

Bà con lưu ý, viêm hang vị là bệnh lành tính nhưng tuyệt đối không được xem nhẹ. Nếu phát hiện và xử lý từ sớm, hoàn toàn có thể tránh xa những biến chứng kể trên.

Làm sao để biết mình có bị viêm hang vị dạ dày không?

Các phương pháp chẩn đoán viêm hang vị dạ dày phổ biến hiện nay bao gồm cả các xét nghiệm hiện đại và phương pháp thăm khám theo Y học cổ truyền. Tuấn tôi sẽ trình bày rõ để bà con dễ hình dung:

  • Phương pháp hiện đại để xác định bệnh gồm có:
    • Nội soi dạ dày (ống mềm)
    • Xét nghiệm vi khuẩn HP bằng test hơi thở, phân hoặc mô sinh thiết
    • Xét nghiệm máu đánh giá tình trạng viêm và thiếu máu
    • Siêu âm ổ bụng (tuy hạn chế với dạ dày)
    • Chụp X-quang dạ dày có cản quang (hiện ít dùng)
  • Phương pháp chẩn đoán bằng Y học cổ truyền:

Tuấn tôi thăm khám cho bà con theo phương pháp tứ chẩn: vọng – văn – vấn – thiết. Nghĩa là:

    • Vọng: Quan sát sắc mặt, thần khí, hình thể.
    • Văn: Lắng nghe hơi thở, tiếng nói, tiếng bụng.
    • Vấn: Hỏi chi tiết về triệu chứng, cảm giác, ăn uống, đại tiểu tiện.
    • Thiết: Bắt mạch – đây là khâu quan trọng để xác định mức độ hư thực của Tỳ Vị, khí huyết, hàn nhiệt trong cơ thể.

Việc nắm được đúng nguyên nhân, thể bệnh, mức độ tổn thương là điều kiện tiên quyết để có phác đồ điều trị phù hợp. Bà con đừng chủ quan tự mua thuốc dùng mà không qua thăm khám, vì mỗi người mỗi thể trạng, không ai giống ai cả.

Làm gì để thoát khỏi viêm hang vị dạ dày?

Điều trị viêm hang vị dạ dày không đơn thuần chỉ là giảm đau, chống viêm tạm thời. Tuấn tôi muốn nhấn mạnh rằng việc lựa chọn đúng phương pháp điều trị là yếu tố tiên quyết để kiểm soát bệnh từ gốc, hạn chế tái phát và ngăn ngừa biến chứng lâu dài.

Điều trị viêm hang vị dạ dày bằng thuốc Tây

Thông thường, khi bị đau dạ dày, bà con hay nghĩ ngay đến thuốc Tây vì cho rằng nó tiện, dễ uống và giảm triệu chứng nhanh. Dưới đây là một số nhóm thuốc thường được kê đơn:

  • Thuốc ức chế tiết axit dạ dày: Omeprazol, Pantoprazol, Lansoprazol
  • Thuốc trung hòa axit: Nhôm Hydroxid, Magnesi Hydroxid
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Sucralfate
  • Kháng sinh diệt HP (nếu có): Clarithromycin, Amoxicillin, Metronidazole

Ưu điểm của thuốc Tây là giảm đau nhanh, tiện lợi. Nhưng nhược điểm là dễ gây nhờn thuốc, rối loạn tiêu hóa, đặc biệt nếu bà con dùng kéo dài mà không có chỉ định cụ thể. Kể cho bà con nghe, mới tuần trước đây Tuấn tôi gặp một bác lái xe tải 52 tuổi, từng dùng nhiều loại thuốc kháng sinh để diệt HP nhưng không khỏi, cuối cùng dạ dày loét sâu hơn, ăn vào là đau quặn lại.

Điều trị viêm hang vị dạ dày bằng mẹo dân gian

Nhiều bà con ở quê vẫn quen dùng các mẹo truyền miệng để giảm đau dạ dày tại nhà. Một vài cách phổ biến Tuấn tôi hay nghe bà con nhắc tới gồm:

  • Dùng nghệ và mật ong: Trộn đều nghệ tươi giã nhỏ hoặc tinh bột nghệ với mật ong nguyên chất, vo viên hoặc pha nước ấm uống buổi sáng khi đói.
  • Uống nước lá mơ lông: Giã nhuyễn lấy nước cốt, uống vào buổi sáng sớm để làm dịu dạ dày.
  • Uống nước chè dây: Loại lá này có tính kháng viêm, nấu nước uống hàng ngày giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng.

Ưu điểm là nguyên liệu dễ kiếm, lành tính, không gây tác dụng phụ. Nhưng Tuấn tôi phải nói thật là hiệu quả chậm, chỉ phù hợp với người bệnh nhẹ hoặc dùng hỗ trợ. Nếu lạm dụng, bỏ qua điều trị gốc, bệnh vẫn tái phát và tiến triển nặng.

Chính vì vậy, nếu bà con muốn điều trị dứt điểm viêm hang vị dạ dày, điều quan trọng nhất là phải xử lý từ căn nguyên – tức là phải điều hòa được tạng phủ, cân bằng Tỳ Vị, làm mạnh chính khí, đuổi tà khí ra ngoài.

Đông y chữa viêm hang vị dạ dày

Viêm hang vị dạ dày là tình trạng niêm mạc vùng hang vị bị viêm, gây đau âm ỉ vùng thượng vị, đầy bụng, chướng hơi, ợ chua, ăn uống khó tiêu. Theo Đông y, nguyên nhân là do can khí uất, tỳ vị hư, khí trệ huyết ứ hoặc thấp nhiệt tích tụ, khiến chức năng tiêu hóa bị rối loạn, niêm mạc tổn thương kéo dài.

Đông y điều trị viêm hang vị theo nguyên tắc kiện tỳ vị, điều khí, hoạt huyết – tiêu viêm, giúp phục hồi niêm mạc dạ dày, giảm đau và ngừa tái phát.

Một số phương pháp bà con có thể tham khảo:

  • Dùng thảo dược phù hợp thể trạng như bạch truật, cam thảo, hoàng liên, khôi tía, ô tặc cốt… giúp giảm viêm, bảo vệ niêm mạc.
  • Bấm huyệt, châm cứu vùng bụng – lưng: Tác động vào các huyệt Trung quản, Túc tam lý, Can du giúp điều hòa tạng phủ, hỗ trợ tiêu hóa.

Lời khuyên của Tuấn tôi dành cho bà con

Tóm gọn lại, viêm hang vị dạ dày là bệnh lý không nguy hiểm ngay tức thì nhưng nếu bà con chủ quan, điều trị không đúng cách thì lại dễ dẫn đến biến chứng. Tuấn tôi luôn nhấn mạnh, để kiểm soát tốt tình trạng này, bà con cần hiểu bệnh, hiểu cơ thể mình và tuân thủ phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một vài điều Tuấn tôi muốn nhắn nhủ thêm với bà con:

  • Trong quá trình tư vấn, Tuấn tôi luôn khuyên bà con rằng: nếu thấy đau bụng kéo dài, ăn vào buồn nôn, ợ chua thường xuyên thì nên đi khám sớm. Đừng để đến khi đau quặn mới tìm bác sĩ thì nhiều khi đã muộn.
  • Bà con nào đang điều trị viêm hang vị dạ dày thì nhớ giúp Tuấn tôi: uống thuốc đúng giờ, đủ liều, ăn uống kiêng khem và tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc khi vừa thấy đỡ là dừng.
  • Thuốc có tốt đến đâu mà bà con dùng không đúng liều, không chú ý kiêng khem thì hiệu quả sẽ chẳng có, rồi bệnh lại hoàn bệnh mà thôi. Bà con phải hiểu điều trị là cả quá trình, không thể “ăn xổi” được.
  • Để phòng ngừa bệnh, bà con nhớ giúp tôi là: ăn uống đúng bữa, tránh đồ cay nóng, hạn chế rượu bia, ngủ đủ giấc và đặc biệt đừng để căng thẳng kéo dài. Tâm bình khí hòa thì dạ dày cũng bớt đau.
  • Có nhiều trường hợp tôi từng gặp, chỉ cần điều chỉnh lại lối sống thôi đã thấy khỏe lên nhiều rồi. Nên kể cả chưa mắc bệnh, bà con cũng nên giữ gìn từ bây giờ, đừng đợi đến lúc bị rồi mới cuống cuồng đi chữa.

Tuấn tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và tư vấn cho bà con nếu có thắc mắc về tình trạng viêm hang vị dạ dày hay bất kỳ vấn đề tiêu hóa nào khác. Nếu cần hỗ trợ, bà con có thể liên hệ với tôi bằng một trong ba cách sau:

Lưu ý: Hiệu quả của các phương pháp được nêu trong bài có thể khác nhau tùy vào thể trạng, cơ địa và cách dùng của từng người. Thông tin cung cấp trên website chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho chẩn đoán hay hướng dẫn từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Bà con không nên tự ý áp dụng khi chưa có chỉ định từ người có chuyên môn.

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi