Nổi Mề Đay Bao Lâu Thì Khỏi? Cùng Tuấn Tôi Hướng Dẫn Cách Để Kiểm Soát Bệnh Hiệu Quả [THAM KHẢO NGAY]

Nổi mề đay bao lâu thì khỏi và cách kiểm soát bệnh như thế nào là câu hỏi mà Tuấn tôi nhận được rất nhiều trong suốt thời gian vừa qua. Đừng bỏ qua bài viết dưới đây nếu bà con đang tìm hiểu về vấn đề này. Tôi sẽ giúp bà con có được câu trả lời chi tiết nhất.

Nổi mề đay bao lâu thì khỏi?

Trên thực tế chứng minh không có câu trả lời chính xác cho tình trạng nổi mề đay bao lâu thì khỏi. Với những bà con nổi mề đay nhẹ sẽ dễ điều trị và có thời gian khỏi nhanh hơn. Còn với những trường hợp nặng hơn như: Bị mề đay mãn tính thì sẽ mất nhiều thời gian mà điều trị cũng khó hơn. Dưới đây là ghi nhận thời gian điều trị một số loại nổi mề đay phổ biến mà Tuấn tôi đúc rút được trong suốt hơn 20 năm làm nghề:

Mề đay cấp tính: Là tình trạng nổi mề đay xảy ra đột ngột khi bị dị ứng hoặc do thay đổi thời tiết gây ra. Nếu chỉ xuất hiện cấp tính nhẹ, các triệu chứng của bệnh thường sẽ giảm dần sau vài giờ hoặc 1 – 2 ngày tùy thuộc tình trạng sức khỏe. Với bà con bị mề đay cấp tính nặng còn xuất hiện các triệu chứng như: Khó thở, buồn nôn, hạ huyết áp thì phải mất nhiều thời gian hơn để khỏi bệnh. Mề đay cấp tính thường không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu bà con thường xuyên tiếp xúc với tác nhân dị ứng bệnh rất dễ tái phát.

Mề đay mãn tính: Là hiện tượng nổi mề đay kéo dài nhiều ngày và thường xuyên tái phát trong năm nhiều lần. Thời gian điều trị trường hợp này cũng kéo dài hơn nhiều so với cấp tính, người bệnh phải mất từ 3 – 6 tháng điều trị thì triệu chứng mới được cải thiện. Mề đay mãn tính rất khó có thể được điều trị khỏi hoàn toàn. Để điều trị bệnh hiệu quả, phải xác định đúng căn nguyên gây ra nổi mề đay lâu năm, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Mề đay do di truyền: Đây là loại mề đay khó điều trị nhất hiện nay và bà con có thể sống chung với nó cả đời nếu không kiêng khem và sử dụng các biện pháp điều trị đúng cách, kịp thời. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị hiện có chỉ giúp giảm triệu các triệu chứng khi nổi mề đay chứ không trị được căn nguyên của bệnh. Do đó, mề đay do di truyền có thể thường xuyên tái phát nhiều lần trong năm.

Lời khuyên ở đây dành cho bà con bị nổi mề đay đó là: Mề đay bao lâu khỏi phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm và phương pháp điều trị. Điều trị sớm bằng phương pháp hiệu quả và phù hợp, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm, không tái phát. Ngược lại, điều trị muộn khi bệnh ở giai đoạn mãn tính, phương pháp không hiệu quả khiến mề đay nghiêm trọng hơn, tái phát liên tục.

Do đó, ngay khi phát hiện các dấu hiện ban đầu của bệnh, bà con nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra tổng thể và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Ngoài ra, bà con nên kết hợp thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Nhờ đó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bổ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh nổi mề đay.

Dấu hiệu nhận biết nổi mề đay, mẩn ngứa. Bà con lưu ý

Nếu bà con xuất hiện một số dấu hiệu dưới đây, chứng tỏ đang bị mề đay:

  • Mọc các nốt mẩn trên da, có màu đỏ, hồng lột. Hoặc trắng xám ở giữa và màu hồng ở xung quanh. Các vết nổi có giới hạn nhìn rõ bằng mắt thường với nhiều hình thù, kích thước khác nhau.
  • Vùng da nổi mề đay gây giác ngứa dữ dội, kèm theo tình trạng nóng rát, khó chịu. Bệnh nhân càng gãi thì da càng đỏ, trầy xước và tổn thương nhiều hơn. Cảm giác ngứa có thể nghiêm trọng hơn vào buổi chiều và đêm.
  • Các nốt mẩn ngứa phát triển nhanh trong vài giờ hoặc một vài ngày rồi mất đi. Tuy nhiên, các nốt mề đay mới vẫn tiếp tục xuất hiện. Khi lành bệnh, các vết nổi mẩn này không để lại sắc tố trên da.
  • Da dễ bị kích ứng, có xu hướng bùng phát mạnh các vết mề đay và gây ngứa dữ dội.

TÌM HIỂU THÊM: Nổi Mề Đay Kiêng Gì? 5 Điều Bà Con Cần Nhớ Để Nhanh Khỏi Bệnh

Nổi mề đay lâu ngày không khỏi có nguy hiểm không?

Tuy bệnh nổi mề đay rất ít gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, nhưng khi tình trạng bệnh kéo dài dai dẳng, gây triệu chứng nghiêm trọng, có thể dẫn đến ảnh hưởng về tâm lý, ngoại hình và sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Một số nguy hiểm của việc nổi mề đay người bệnh hay gặp phải đó là:

  • Nhiễm trùng da: Triệu chứng mề đay kéo dài dẫn đến thói quen gãi, cào lên da gây lây nhiễm vi khuẩn, nấm, virus. Từ đó, gây nhiễm trùng da ở người bệnh.
  • Chàm hóa da: Chàm hóa da là dấu hiệu vùng da nổi mề đay bị tổn thương và biến chứng thành lớp da dày sừng, thâm nhiễm, cứng cộm và nứt nẻ. Triệu chứng này có khả năng cao để lại vết thâm sẹo, ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của làn da.
  • Lây nhiễm các bệnh dị ứng khác: Khi da bị nổi mề đay cũng đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch bị suy giảm. Nếu để tình trạng này kéo dài, có nguy cơ giải phóng kháng nguyên IgE lây nhiễm vào đường máu, khiến cơ thể dễ mắc phải bệnh dị ứng khác như viêm da, hen suyễn,…

 Phương pháp chữa triệu chứng nổi mề đay

Hầu hết các trường hợp bị nổi mề đay gây mẩn ngứa đều có thể thuyên giảm chỉ sau vài ngày chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu để chuyển biến nặng hay tổn thương dị ứng da kéo dài, phù nề nặng, thì bà con nên áp dụng các biện pháp điều trị bệnh nổi mề đay để giúp bệnh thuyên giảm:

Mẹo dân gian cải thiện nổi mề đay tại nhà

Nếu bà con chỉ nổi mề đay kèm ngứa ngáy và viêm đỏ nhẹ, có thể dùng lá chè xanh, cây sài đất, lá trầu không,… Sau đó, nấu nước tắm với tần suất 1 lần/ngày để giúp các triệu chứng thuyên giảm. Các loại thảo dược này sẽ giúp chống dị ứng, sát trùng da, tiêu viêm, và giảm ngứa. Một số cách trị nổi mề đay tại nhà thường được áp dụng là:

Bôi gel lô hội: Gel lô hội được biết đến với công dụng giải quyết nhiều vấn đề về da. Nó có đặc tính dưỡng ẩm và làm mát có thể giúp giảm phát ban và kích ứng da. Nó cũng rất giàu axit hyaluronic, có thể giúp làm dịu da và thúc đẩy quá trình chữa lành.

Cách sử dụng: Bôi trực tiếp gel lô hội lên vùng phát ban. Hãy để nó được hấp thụ trong một vài giờ. Rửa sạch bằng nước để loại bỏ chất dính. Lặp lại mỗi ngày một lần.

Dùng lá húng quế: Húng quế là một loại dược thảo hoạt động như một chất ngăn chặn histamine tự nhiên và làm giảm phát ban, kích ứng da. Nó chứa các hợp chất chống oxy hóa và chống viêm giúp thúc đẩy quá trình chữa lành da và làm dịu phát ban, chẳng hạn như eugenol, linalool và axit rosmarinic.

Cách sử dụng: Giã nát một vài lá húng quế. Thêm một chút nước và trộn đều để tạo thành hỗn hợp mỏng. Bôi hỗn hợp này vào khu vực bị nổi mề đay hai lần một ngày.

Đắp bột gừng: Gừng có chứa một hợp chất hoạt tính gọi là 6- gingerol, có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và kháng khuẩn mạnh có thể giúp loại bỏ phát ban.

Cách sử dụng: Trộn 1 thìa bột gừng và 1 thìa mật ong. Bôi hỗn hợp này lên nốt mề đay và giữ nguyên trong nửa giờ. Rửa sạch bằng nước.

LƯU Ý: Đây là phương pháp điều trị rất lành tính, an toàn và tối ưu được chi phí. Tuy nhiên, những bài thuốc từ dân gian hầu như chỉ phù hợp với những đối tượng bị nổi mề đay cấp tính, mề đay nhẹ, ít hoặc không có tác dụng thay thế thuốc điều trị trong trường hợp mề đay mãn tính, đã tái phát. Hơn nữa, dược tính thấp nên các bài thuốc dân gian thường có hiệu quả chậm, thời gian điều trị kéo dài. Việc lạm dụng có thể khiến mề đay nghiêm trọng hơn.

Sử dụng thuốc Tây để chữa trị nổi mề đay

Người bị nổi mề đay ở mức độ nghiêm trọng hoặc không thể tự lành nên đến gặp bác sĩ, để được kiểm tra tình trạng bệnh và cung cấp thuốc uống phù hợp. Các loại thuốc trị nổi mề đay được bác sĩ sử dụng thường là những loại có khả năng kháng Histamin, hay còn được biết đến là dòng thuốc kháng dị ứng. Nhờ đó, mang đến công dụng giảm các triệu chứng của chứng nổi mề đay hiệu quả và nhanh chóng.

Một số loại điển hình được bác sĩ khuyên dùng để chữa mề đay dị ứng là: Thuốc Loratadin, thuốc Fexofenadine, thuốc Cetirizine, thuốc Diphenhydramine, thuốc Chlorpheniramine,…

Tuy nhiên, bà con cũng phải lưu ý rằng, khi sử dụng thuốc nên tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý uống thuốc quá liều để tránh ảnh hưởng đến dạ dày, thận,…

Điều trị mề đay bằng Y học cổ truyền [Hiệu quả cao, an toàn, chống tái phát

Thuốc nam được khuyến cáo áp dụng cho trường hợp nổi mề đay kéo dài, mề đay mãn tính. Theo kinh nghiệm hơn 20 năm thăm khám và bốc thuốc chữa bệnh, Tuấn tôi nhận thấy, thuốc y học cổ truyền là lựa chọn tốt nhất trong điều trị mề đay, bởi các bài thuốc này đi sâu giải quyết căn nguyên gây bệnh, loại bỏ triệu chứng, bồi bổ cơ thể và chống tái phát hiệu quả.

Các bài thuốc nam sử dụng các nguyên liệu, thảo dược có từ tự nhiên nên hoàn toàn lành tính. Khác với biện pháp điều trị bằng Tây y, phương pháp y học cổ truyền đi sâu vào nguyên căn gây bệnh. Từ đó làm giảm các triệu chứng mề đay. Với sự kết hợp nhiều vị thuốc thảo dược có dược tính mạnh mẽ, cơ chế điều trị chuyên sâu, các bài thuốc Y học cổ truyền khắc phục hạn chế về hiệu quả và thời gian điều trị của thuốc dân gian. Đồng thời, thuốc Y học cổ truyền an toàn, không tác dụng phụ.

Dinh dưỡng

Nổi Mề Đay Kiêng Gì Và Nên Ăn Gì?

Nổi Mề Đay Ở Trẻ Em Kiêng Gì, Nên Ăn Gì?

Bị Phong Ngứa Không Nên Ăn Gì?

Phương Pháp chữa khác

Cách Chữa Mề Đay Ở Trẻ Em

Chữa Mề Đay Bằng Lá Tía Tô

Cách Trị Mề Đay Cho Bé

Xét Nghiệm Máu Nổi Mề Đay

Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Khế

Câu hỏi liên quan

Tuấn tôi đã nhận được không ít câu hỏi xoay quanh chứng mề đay, trong đó có thắc mắc: “Nổi mề đay uống nước dừa được không?”. Như bà con cũng biết nước dừa là...

Xem chi tiết

Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết? Có cách nào điều trị bệnh an toàn hay không? Làm thế nào để phòng bệnh tái phát hiệu quả? Bài viết dưới đây Tuấn tôi...

Xem chi tiết

Nổi mề đay là một căn bệnh da liễu phổ biến với các triệu chứng như sưng đỏ, ngứa ngáy, nổi mẩn trên khắp cơ thể. Tình trạng này làm ảnh hưởng đến chất lượng...

Xem chi tiết

Các yếu tố góp mặt trong sinh hoạt hằng ngày ảnh hưởng lớn đến tiến triển của các bệnh lý da liễu. Do đó, một trong những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm...

Xem chi tiết

Nổi mề đay, hay còn gọi là phát ban, là một hiện tượng phổ biến gây ra bởi phản ứng dị ứng hoặc các yếu tố khác như thời tiết, thực phẩm hay stress. Triệu...

Xem chi tiết

Đánh giá bài viết

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không? Bị Nổi Mề Đay Tắm Lá Gì Tốt Nhất? Cùng Tuấn Tôi Đi Tìm Câu Trả Lời

Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không? Bị Nổi Mề Đay Tắm Lá Gì Tốt...

Bệnh Mề Đay Có Lây Không? Phòng Ngừa Như Thế Nào Hiệu Quả? [BÀ CON THAM KHẢO NGAY]

Bệnh Mề Đay Có Lây Không? Phòng Ngừa Như Thế Nào Hiệu Quả? [BÀ CON...

Nổi Mề Đay Kiêng Gì? 5 Điều Bà Con Cần Nhớ Để Nhanh Khỏi Bệnh

Nổi Mề Đay Kiêng Gì? 5 Điều Bà Con Cần Nhớ Để Nhanh Khỏi Bệnh

Nổi Mề Đay Có Được Uống Sữa Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Nổi Mề Đay Có Được Uống Sữa Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua