Nổi Mề Đay Có Được Ra Gió Không? Cần Kiêng Khem Điều Gì?
Nổi mề đay là căn bệnh da liễu thường gặp gây ra bởi rất nhiều tác nhân khác nhau như gió lạnh, bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật, hóa chất,… Vậy bệnh nhân bị nổi mề đay có được ra gió không? Người bệnh cần kiêng khem những điều gì? Cùng chuyên trang Đỗ Minh Tuấn tìm hiểu chi tiết hơn về những thắc mắc này.
Những người bị nổi mề đay có được ra gió không?
Nổi mề đay với các dấu hiệu đặc trưng là ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên da. Hiện tượng này chủ yếu do cơ địa hoặc do hệ miễn dịch gây ra. Trong dân gian có rất nhiều quan niệm cho rằng người bị mề đay phải kiêng nước, kiêng gió thì bệnh mới nhanh khỏi. Vậy nổi mề đay có được ra gió không?
Các chuyên gia cho biết, nếu tác nhân gây bệnh là do nhiễm phong hàn thì người bệnh cần tránh gió để tình trạng mề đay sớm thuyên giảm. Bởi khi bị nhiễm gió độc, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với môi trường, sản sinh ra các chất gây dị ứng, mẩn ngứa.
Tuy nhiên nếu bệnh phát sinh do các các yếu tố khác như hóa chất, phấn hoa, thực phẩm, lông động vật, bụi bẩn,… thì bạn hông cần thiết phải kiêng gió. Lúc này người bệnh chỉ cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng là được.
Tóm lại việc bệnh nhân bị nổi mề đay có được ra gió không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là gì. Thực tế, việc kiêng khem quá kỹ và tách biệt với môi trường bên ngoài cũng sẽ khiến cơ thể bị ngột ngạt, làn da bị bí bách, dẫn đến đổ mồ hôi. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm. Nếu muốn ra ngoài, người bệnh chỉ cần che chắn cẩn thận để hạn chế làn da tiếp xúc trực tiếp với gió và nắng.
Nổi mề đay cần kiêng gì?
Ngoài thắc mắc nổi mề đay có được ra gió không, người bệnh cũng cần kiêng khem một số điều như sau:
Không được gãi ngứa
Những cơn ngứa ngáy do nổi mề đay gây ra khiến người bệnh có xu hướng gãi ngứa với tần suất liên tục. Tuy nhiên, điều này không thể làm dịu đi cơn ngứa mà còn khiến cảm giác ngứa ngáy trở nên nghiêm trọng hơn. Thậm chí việc gãi ngứa còn có thể khiến da bị trầy xước, dễ nhiễm khuẩn và gây bội nhiễm.
Không sử dụng mỹ phẩm
Trong thời gian điều trị bệnh mề đay, người bệnh nên tránh dùng các loại mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Bởi các thành phần trong mỹ phẩm có thể gây kích ứng da và khiến tình trạng nổi mề đay kéo dài hơn.
Không tắm bằng nước quá nóng hoặc nước quá lạnh
Người bệnh nên sử dụng nước ấm để tắm dù đang ở mùa đông hay mùa hè. Tránh việc tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến làn da bị kích ứng, mất đi độ ẩm tự nhiên, gây khô da. Từ đó càng làm tăng cảm giác ngứa ngáy trên da.
Kiêng dùng thực phẩm dễ gây dị ứng
Một số loại thức ăn, đồ uống dễ gây kích ứng, dị ứng mà người bệnh cần tránh sử dụng bao gồm: Hải sản, thịt chó, thịt bò, đậu phộng, bia, rượu, thuốc lá… Bởi chúng có thể gây ra các phản ứng dị ứng ở những người có cơ địa nhạy cảm. Đồng thời gây suy giảm miễn dịch và khiến độc tố tích tụ trong cơ thể nhiều hơn.
Tránh tiếp xúc với dị nguyên
Các chất dị nguyên chính là lông động vật, phấn hoa, mủ thực vật, nấm mốc, bụi bẩn,… Đây là các chất gây dị ứng phổ biến, khi chúng xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra các phản ứng miễn dịch. Từ đó phát sinh ra các triệu chứng như mẩn ngứa, dị ứng, phát ban,… khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng và lâu khỏi hơn.
Trên đây là những thông tin giúp người bệnh giải đáp thắc mắc nổi mề đay có được ra gió không? Đây là một căn bệnh da liễu phổ biến không quá nghiêm trọng nhưng các triệu chứng lại gây khó chịu và làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt. Vì vậy người bệnh cần chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám và dùng thuốc theo đúng hướng dẫn để bệnh nhanh khỏi.
Tìm hiểu thêm:
Dinh dưỡng
Phương Pháp chữa khác
Câu hỏi liên quan
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!