Dị Ứng Nổi Mề Đay Khắp Người
Dị ứng nổi mề đay khắp người là hiện tượng da bị mẩn ngứa, xuất hiện các nốt sần có kích thước và hình dạng khác nhau. Bệnh dễ tái phát và gây ra nhiều phiền toái làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bài viết sau đây hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng ban đầu cũng như cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.
Dị ứng nổi mề đay khắp người là bệnh gì?
Dị ứng nổi mề đay khắp người là tình trạng làn da xuất hiện các nốt sẩn phù, ngứa ngáy, mọc rải rác hoặc thành từng cụm lớn trên da. Các nốt ngứa này xuất hiện trong thời gian ngắn và lặn đi sau vài giờ. Tuy nhiên nó lại có xu hướng dễ tái phát khi gặp tác nhân thuận lợi.
Hiện tượng nổi mề đay khắp người được chia thành 2 dạng là mề đay cấp tính và mề đay mãn tính. Các trường hợp cấp tính thường chỉ diễn ra trong vài giờ hoặc vài ngày. Nếu bệnh kéo dài quá 6 tuần thì được coi là mãn tính.
Xem thêm: Nổi Mề Đay Có Nên Tắm Không? Cần Lưu Ý Gì Khi Tắm?
Đối tượng dễ mắc bệnh dị ứng mề đay thường là trẻ em, phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh. Do nhóm đối tượng này thường có hệ miễn dịch yếu, dễ bị các yếu tố từ bên ngoài tác động.
Nổi mề đay không phải là một căn bệnh nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng nhưng nó lại gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người mắc. Việc cào gãi liên tục cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị trầy xước, nhiễm trùng và để lại thâm sẹo. Vì vậy người bệnh cần chủ động phòng ngừa và có biện pháp điều trị tích cực ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh.
Triệu chứng của bệnh
Khi bị dị ứng nổi mề đay khắp người, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng sau:
- Mẩn ngứa: Người bệnh bị nổi mề đay khắp người sẽ có dấu hiệu ngứa ngáy, mẩn đỏ do các mạch máu dưới da bị tổn thương.
- Phát ban: Làn da xuất hiện các vết sần đỏ hoặc hồng với nhiều kích thước khác nhau trên cơ thể. Nếu cào gãi mạnh thì tình trạng ngứa ngáy sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Sưng phù: Khu vực bị nổi mề đay có hiện tượng sưng phù và nổi cục giống như bị muỗi đốt.
- Nóng da: Người bị nổi mề đay có thể cảm thấy vùng da bị bệnh hơi nóng rát.
- Mụn nước: Một số trường hợp đặc biệt trên cơ thể người bệnh có xuất hiện các mụn nước nhỏ trên da, khi chúng bị vỡ sẽ gây ra hiện tượng nhiễm trùng.
- Sốt: Người bệnh bị nổi mề đay toàn thân kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần có thể bị sốt cao, mệt mỏi, khó thở, chán ăn, chân tay bủn rủn.
Nguyên nhân gây dị ứng nổi mày đay khắp người
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng nổi mề đay, bao gồm:
- Dị ứng thức ăn: Một số loại thực phẩm như cua, tôm, ghẹ, ốc, sò, mực, thịt đỏ, đậu phộng, sữa bỏ, lúa mì, rượu bia… có chứa nhiều thành phần gây dị ứng mẩn ngứa da. Khi vào cơ thể, hoạt chất histamin sẽ được giải phóng gây ra tình trạng dị ứng, phát ban, đỏ da, sưng phù,…
- Dị ứng thuốc: Một số loại thuốc Tây có nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó phải kể đến tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa. Đặc biệt đối với những người có cơ địa nhạy cảm thì cần phải nắm rõ thành phần thuốc trước khi sử dụng.
- Dị ứng thời tiết: Thời tiết đột ngột thay đổi từ nóng sang lạnh và ngược lại sẽ khiến cơ thể không kịp thích nghi, làm suy giảm hệ miễn dịch. Ngoài ra không khí ẩm ướt cũng làm gia tăng vi khuẩn, virus khiến người bệnh dễ bị các bệnh da liễu.
- Do di truyền: Nổi mề đay cũng là một căn bệnh da liễu có tính di truyền. Nếu trong gia đình có ông bà, cha mẹ bị mề đay thì bạn cũng sẽ có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
- Do bệnh lý: Dị ứng nổi mề đay có thể do một số bệnh lý này gây ra như: Bệnh tuyến giáp tự miễn, bệnh viêm da, viêm mũi dị ứng, Lupus ban đỏ, cryoglobulinemia,…
- Nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác khiến người bệnh bị dị ứng nổi mề đay khắp người bao gồm: Nhiễm ký sinh trùng trong máu, nội tiết tố thay đổi do mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh, tiếp xúc với các yếu tố ngoài môi trường,…
Tìm hiểu thêm: Các Cách Trị Mề Đay Cho Bé An Toàn Hiệu Quả, Phòng Ngừa Tái Phát
Bị ngứa nổi mề đay khắp người có nguy hiểm không?
Dị ứng nổi mề đay khắp người là một căn bệnh da liễu thường gặp và khá phức tạp. Mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh.
Những cơn ngứa ngáy dai dẳng khiến người bệnh có xu hướng cào gãi, làm tăng nguy cơ bị viêm da, nhiễm trùng da, để lại vết sẹo trên cơ thể. Ngoài ra tình trạng ngứa ngáy thường tăng lên vào ban đêm gây ra hiện tượng mất ngủ, mệt mỏi, suy nhược.
Ngoài ra, trong một số trường hợp nghiêm trọng, tình trạng nổi mề đay còn đi kèm với các dấu hiệu nguy hiểm như: Khó thở, thở khò khè, phù mạch, sốc phản vệ, nôn, tiêu chảy, tụt huyết áp, sốt cao,… Nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây suy tim và tử vong. Do vậy người bệnh không nên chủ quan nếu có dấu hiệu nghiêm trọng kể trên.
Cách điều trị bệnh dị ứng nổi mề đay khắp người
Làm gì khi bị nổi mề đay khắp người là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Tùy vào triệu chứng, mức độ nghiêm trọng và thể trạng của người bệnh mà sẽ có rất nhiều phương án chữa trị được đưa ra. Bệnh nhân có thể tham khảo một số cách chữa sau:
Mẹo dân gian trị nổi mề đay mẩn ngứa
Chữa mề đay mẩn ngứa bằng mẹo dân gian được áp dụng nhiều nhất. Bởi các nguyên liệu tự nhiên được sử dụng đều rất dễ tìm, hiệu quả cao, an toàn, lành tính và có thể áp dụng cho mọi đối tượng.
Lá khế: Lá khế có khả năng kháng viêm, sát trùng và giảm ngứa ngáy rất tốt. Ngoài ra nó còn có đặc tính chống oxy hóa, giúp chữa lành những tổn thương trên da. Loại lá này được giới Y học đánh giá cao trong việc điều trị các vấn đề về da liễu, trong đó có mề đay mẩn ngứa. Đặc biệt, lá khế còn rất an toàn lành tính, áp dụng được cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Bạn chuẩn bị 1 nắm lá khế, rửa sạch và cho vào nồi đun với 2 lít nước. Dùng nước lá khế pha thêm với nước lạnh để tắm. Phần bã dược liệu có thể chà nhẹ lên vùng da bị ngứa để đẩy nhanh hiệu quả.
- Cách 2: Chuẩn bị 1 nắm lá khế, rửa sạch, để ráo nước, cho vào chảo sao nóng cho đến khi khô lại. Bọc lá khế vào tấm vải thưa và chườm lên vùng da bị mề đay cho đến khi lá nguội. Chú ý nhiệt độ phù hợp để không bị bỏng.
Gừng: Theo Y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, giúp giải độc cơ thể và trị ngứa ngáy. Các thành phần hoạt chất như gingerol, gingeridion, shogaol, zingiberene,… cũng có tác dụng giảm ngứa, kháng khuẩn, chống viêm. Không những thế, chất chống oxy hóa trong gừng tươi còn giúp phục hồi vùng da bị bệnh, ngăn ngừa sẹo và giảm ngứa ngáy mẩn đỏ hiệu quả.
Bài viết hấp dẫn: Sau Sinh Bị Ngứa Nổi Mề Đay Là Bệnh Gì? Điều Trị Như Thế Nào?
Cách thực hiện:
- Cách 1: Bạn chuẩn bị 1 củ gừng tươi, cạo vỏ, rửa sạch và đập dập. Cho vào ấm hãm cùng với 500ml nước sôi. Sau khoảng 10 phút bạn rót ra chén, thêm 2 thìa mật ong vào, khuấy đều và thưởng thức. Nên uống vào buổi sáng để tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất.
- Cách 2: Bạn chuẩn bị 3-5 củ gừng tươi, rửa sạch và thái lát mỏng. Cho gừng vào nồi đun cùng với 3 lít nước. Đun sôi nhỏ lửa trong 20 phút rồi tắt bếp. Pha nước gừng với nước lạnh để tắm. Mỗi tuần thực hiện 2-3 lần bệnh mề đay sẽ được thuyên giảm.
Lá tía tô: Lá tía tô có chứa các thành phần như quercetin, luteolin, acid alpha-linolenic, rosmarinic acid… có tác dụng ức chế cơ thể sản sinh histamin – hoạt chất gây dị ứng mẩn ngứa. Ngoài ra, loại lá này còn có nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng cải thiện tình trạng viêm da, tăng cường hệ miễn dịch và phục hồi cơ thể sau tổn thương.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Bạn chuẩn bị 1 nắm lá tía tô, rửa sạch và cho vào nồi đun với 2-3 lít nước. Đun sôi nhỏ lửa trong 20 phút rồi tắt bếp. Pha nước lá tía tô với nước lạnh, cho thêm một ít muối hạt vào và tắm như bình thường. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần để giảm ngứa.
- Cách 2: Bạn rửa sạch 1 nắm lá tía tô và ngâm với nước muối loãng 5 phút. Cho lá tía tô vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn, sau đó đắp lên vùng da bị mề đay. Khoảng 20 phút sau thì rửa lại cho thật sạch. Mỗi ngày người bệnh thực hiện 2 lần để đạt hiệu quả cao.
Lá trầu không: Sử dụng lá trầu không là phương pháp trị dị ứng nổi mề đay khắp người phổ biến nhất. Trong thành phần của loại lá này có chứa các hoạt chất như chavicol, beta-phenol, tanin, eugenol, polyphenol, vitamin nhóm B… giúp kháng khuẩn, diệt nấm, giảm viêm, giảm sưng đỏ ngứa ngáy. Đồng thời lá trầu không cũng có tác dụng tăng khả năng thải độc của cơ thể, phục hồi da và làm dịu da.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Bạn chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, rửa sạch, vò nát và cho vào nồi đun cùng 2 lít nước trong 5 phút. Dùng nước này pha thêm với nước lạnh, có thể cho thêm một ít muối vào để tắm và ngâm rửa. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần để cải thiện tình trạng mề đay mẩn ngứa.
- Cách 2: Bạn rửa sạch khoảng 5-6 lá trầu không, ngâm với nước muối loãng 10 phút. Sau đó cho lá trầu vào máy xay để xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt. Thoa đều nước cốt lá trầu lên vùng da bị mề đay. Khoảng 10 phút sau bạn rửa lại với nước ấm là được.
Lá đinh lăng: Theo Y học hiện đại, lá đinh lăng có chứa nhiều thành phần hóa học như saponin, axit amin, vitamin C, B1, B1, B6,… có tác dụng chống viêm diệt khuẩn rất tốt. Còn theo Đông y, lá đinh lăng có vị đắng, tính mát, giúp giải độc, chống ngứa, thanh lọc cơ thể. Vì vậy nguyên liệu này được dùng nhiều trong điều trị các bệnh lý ngoài da như viêm da, dị ứng, mẩn ngứa.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Bạn chuẩn bị 1 nắm lá đinh lăng tươi, rửa với nước muối loãng và cho vào nồi đun cùng 2 lít nước. Khi nước sôi đun thêm 10 phút rồi tắt bếp. Đổ nước ra thau, pha thêm nước lạnh và tắm mỗi ngày 1 lần. Tận dụng bã đinh lăng để chà nhẹ lên da nhằm giảm ngứa ngáy.
- Cách 2: Bạn chuẩn bị 200g lá đinh lăng tươi, rửa sạch, ngâm nước muối loãng 10 phút và cho vào nồi đun cùng 800ml nước. Đun sôi nhỏ lửa đến khi còn 400ml nước thì tắt bếp. Dùng nước này để uống trong ngày sẽ giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ tình trạng mề đay mẩn ngứa.
Thuốc Tây y trị dị ứng nổi mề đay khắp người
Chữa dị ứng nổi mề đay khắp người bằng thuốc Tây y mang lại hiệu quả nhanh chóng. Dưới đây là một số số loại thuốc người bệnh cần tham khảo sử dụng:
Click đọc ngay: Da Khô Ngứa Toàn Thân Là Bệnh Gì? Có Cách Nào Điều Trị Hiệu Quả?
- Thuốc kháng histamin H1: Loại thuốc này có tác dụng ức chế hệ miễn dịch, ngăn ngừa phản ứng của cơ thể. Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng.
- Thuốc Corticosteroid dạng uống: Thuốc có tác dụng giảm ngứa ngáy sưng đỏ nhanh chóng. Tuy nhiên nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ nên chỉ được dùng trong thời gian ngắn. Không nên lạm dụng trong thời gian dài vì có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm như phù mạch.
- Thuốc kháng thể đơn dòng Omalizumab: Loại thuốc này được dùng cho bệnh nhân bị mề đay mãn tính, tái phát thường xuyên và bệnh kéo dài dai dẳng. Thuốc bào chế dưới dạng tiêm tĩnh mạch, được sử dụng với liều lượng mỗi tháng 1 lần.
- Thuốc kháng Leukotriene: Bao gồm các loại thuốc phổ biến như Zafirlukast, Montelukast, có tác dụng điều trị mề đay mẩn ngứa cho bệnh không đáp ứng được với loại thuốc kháng histamin.
- Kem bôi ngoài da: Một số loại kem bôi ngoài da như Eumovate, Phenergan, Ketoconazole, Clotrimazole, Hydrocortisone Cream 1%… có tác dụng cấp ẩm, làm mềm da, giảm khô ráp, ngứa ngáy trên da.
Thuốc Đông y điều trị bệnh
Thuốc Đông y được dùng nhiều cho những trường hợp bị bệnh dị ứng mề đay mãn tính. Thuốc có tác động tới căn nguyên gốc rễ của bệnh, giúp cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Một số bài thuốc Đông y được thầy thuốc dùng phổ biến như:
Bài thuốc số 1:
- Chuẩn bị Đương quy 30g, Khổ sâm 30g, Bạc hà 20g, Băng phiến 10g, Sà sàng tử 20g.
- Rửa sạch các nguyên liệu trên, cho vào nồi đun cùng với nước trong vòng 15 phút.
- Dùng nước này để xông hơi vùng da bị ngứa.
- Khi nước nguội bớt thì dùng để ngâm rửa vùng da bị bệnh.
- Thực hiện mỗi ngày 2 lần, áp dụng liên tục cho đến khi bệnh được cải thiện.
Bài thuốc số 2:
- Chuẩn bị Đương quy 30g, Khô sâm 30g, Bạc hà 20g, Băng phiến 10g, Sà sàng tử 20g, Hoàng tinh 30g, Bạch tiên trì 20g, Hoa tiêu 15g, Thấu cốt tử thảo 30g, Địa phu tử 30g.
- Sơ chế các nguyên liệu trên, sau đó để ráo nước.
- Cho dược liệu vào nồi đun với nước trong khoảng 20 phút.
- Gạn bỏ phần bã đi.
- Pha nước thuốc với nước nguội và ngâm rửa vùng da bị dị ứng mẩn ngứa.
- Thực hiện mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 phút để bệnh nhanh khỏi.
Bài thuốc số 3:
- Chuẩn bị Bạch tật lê 100g, Thương nhĩ tử 100g, Dạ giao đẳng 200g, Bạch tiên bì 20g, Huyền thoái 20g, Sà sàng tử 20g.
- Sơ chế nguyên liệu, sau đó bạn đem đi nấu với nước trong khoảng 20 phút.
- Lọc bỏ bã, phần nước thuốc pha thêm với nước nguội để ngâm rửa vùng da bị dị ứng.
- Mỗi ngày thực hiện 2 lần, mỗi lần thực hiện 30 phút để có kết quả tốt.
Phòng ngừa bệnh mề đay tại nhà hiệu quả
Để kiểm soát các triệu chứng và phòng ngừa hiện tượng dị ứng nổi mề đay tái phát, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm rửa mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn, mồ hôi trên cơ thể.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh các loại quần áo bó sát hoặc chất liệu vải dễ gây ngứa ngáy.
- Nếu thời tiết hanh khô hoặc ngủ trong phòng điều hòa thì cần có thêm máy cấp ẩm để tránh làm khô da, tăng nguy cơ bị ngứa ngáy.
- Tránh sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, đặc biệt là hải sản, chất kích thích, sữa, trứng, đậu phộng,…
- Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước và hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao để tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện hệ miễn dịch, giúp giảm nguy cơ bị mắc bệnh tật.
- Ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng stress và giữ cho tinh thần luôn thoải mái để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Dị ứng nổi mề đay khắp người làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy người bệnh nên chủ động đi thăm khám bác sĩ từ sớm nhằm được điều trị theo đúng phác đồ. Từ đó giúp bệnh tình được kiểm soát và không xảy ra biến chứng nghiêm trọng.
Nội dung liên quan:
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!