Cách Trị Nhạt Miệng Tại Nhà Giúp Người Bệnh Ăn Uống Ngon Miệng

Nhạt miệng là tình trạng phổ biến mà nhiều người mắc phải, nguyên nhân có thể là do thói quen sinh hoạt ngày thiếu khoa học hoặc cũng có thể do biểu hiện của một bệnh lý nào đó. Dưới đây là các cách trị nhạt miệng tại nhà mà bạn có thể tham khảo để áp dụng.

Nguyên nhân gây ra tình trạng nhạt miệng

Nhạt miệng là một cảm giác khá khó chịu, khiến người bệnh ăn uống không ngon miệng, làm ảnh hưởng đến khẩu vị dẫn đến chán ăn, bỏ bữa. Từ đó gây thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng nhạt miệng, cụ thể như sau:

Do thói quen sinh hoạt:

  • Vệ sinh răng miệng chưa sạch sẽ: Việc vệ sinh răng miệng không thường xuyên và đúng cách sẽ khiến vi khuẩn và nấm dễ tấn công khoang miệng của bạn. Vùng nướu và lưỡi sẽ xuất hiện các mảng bám màu trắng đục, gây ra tình trạng nhạt miệng. Vì vậy hãy duy trì thói quen đánh răng, súc miệng và tưa lưỡi ít nhất 2 lần mỗi ngày, vừa giúp cải thiện tình trạng nhạt miệng, vừa giúp bảo vệ khoang miệng, giúp bạn có hơi thở thơm mát.
  • Uống ít nước: Trung bình một người trưởng thành nên uống tối thiểu 2 lít nước/ngày, điều này không chỉ giúp bạn tránh được tình trạng nhạt miệng, khô miệng, hôi miệng mà còn ngăn ngừa một số bệnh lý khác.
  • Sử dụng các chất kích thích: Rượu bia sẽ kích thích vị giác của bạn tại thời điểm đó nhưng khi không sử dụng chúng sẽ khiến bạn bị nhạt miệng, đặc biệt vào buổi sáng khi vừa thức dậy.
Lười uống nước cũng là nguyên nhân gây nhạt miệng
Lười uống nước cũng là nguyên nhân gây nhạt miệng

Do bệnh lý gây nên:

  • Liken phẳng ở miệng: Đây là một dạng nhiễm khuẩn trong khoang miệng khiến người bệnh cảm thấy nhạt miệng, chán ăn, ăn không ngon,… Trong trường hợp nặng hơn còn xuất hiện một số biểu hiện khác như lở loét, đau nướu,…
  • Nấm miệng: Bệnh lý này thường gặp ở những đối tượng có sức đề kháng kém hoặc phải dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Ngoài việc khiến người bệnh cảm thấy nhạt miệng thì nấm miệng còn có các biểu hiện khác như miệng có màu vàng nhạt, lưỡi trắng có mùi hôi.
  • Mắc bệnh giang mai: Người mắc bệnh này trong khoang miệng và trên bề mặt lưỡi sẽ thấy xuất hiện các vết lở loét, điều này khiến người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, nhạt miệng, chán ăn.
  • Rối loạn tiêu hóa: Khi hệ tiêu hóa gặp áp lực sẽ rất dễ bị rối loạn gây nên tình trạng nhạt miệng. Nếu kéo dài còn có thể gây ra nhiều loại bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Người bị trào ngược thường xuất hiện triệu chứng khó nuốt và hơi thở có mùi. Ngoài ra, khả năng cảm nhận vị giác của người bệnh cũng giảm, trong đó bao gồm tình trạng nhạt miệng.

Nguyên nhân khác:

  • Nhạt miệng khi mang thai: Khi phụ nữ mang thai, cơ thể có nhiều thay đổi, các giác quan cũng trở nên nhạy cảm hơn. Họ có thể sợ mùi thức ăn, thèm một số món mới hoặc thấy đắng miệng, nhạt miệng,…
  • Tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc kháng sinh, thuốc an thần, các loại hóa trị bệnh ung thư,… cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng nhạt miệng.

Cách trị nhạt miệng tại nhà hiệu quả

Khi bị nhạt miệng, người bệnh có thể khắc phục tình trạng này bằng cách áp dụng các cách trị nhạt miệng tại nhà sau:

Cách trị nhạt miệng do bệnh lý

Nếu nguyên nhân bị nhạt miệng do bệnh lý, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có thể đưa ra cho bệnh nhân được liệu trình điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách trị nhạt miệng theo bệnh lý bạn có thể tham khảo:

  • Nhạt miệng do trào ngược dạ dày: Để kiểm soát hiện tượng nhạt miệng do trào ngược dạ dày, người bệnh không nên ăn quá no, không ăn sát giờ đi ngủ đồng thời kê đầu cao hơn khi ngủ. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế tiêu thụ những đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức uống có gas để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày lên thực quản và cổ họng.
  • Nhạt miệng do nhiễm trùng: Một số trường hợp bị viêm xoang, viêm họng, viêm amidan cũng sẽ dẫn đến tình trạng nhạt miệng. Lúc này, người bệnh cần điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời tích cực sử dụng các món ăn có vị chua như ô mai, bưởi, chanh, cam, quýt,,… để kích thích tuyến nước bọt hoạt động, giảm nhạt miệng. Đồng thời vitamin và khoáng chất trong những thực phẩm này cũng giúp bệnh nhanh được cải thiện.
  • Nhạt miệng do dùng thuốc kháng sinh: Khi bị bệnh, chúng ta thường sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị. Những loại thuốc này có thể gây ra tình trạng nhạt miệng, đắng miệng, chua miệng… Khi đó người bệnh nên đến gặp bác sĩ để cân nhắc việc ngưng dùng thuốc hoặc đổi loại thuốc khác.
Nhạt miệng do dùng thuốc kháng sinh cần thay đổi liều lượng và loại thuốc
Nhạt miệng do dùng thuốc kháng sinh cần thay đổi liều lượng và loại thuốc

Cách trị nhạt miệng bằng mẹo

Người bệnh có thể tham khảo một số cách trị nhạt miệng tại nhà đơn giản như sau:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Nhạt miệng có thể là dấu hiệu của vi khuẩn và nấm đang hình thành trong khoang miệng. Vì vậy bạn cần đánh răng mỗi ngày 2-3 lần, kết hợp với việc tưa lưỡi và súc miệng bằng nước muối sinh lý. Lưu ý nên thay bàn chải đánh răng 3 tháng/lần và cạo vôi răng 6 tháng/lần để đảm bảo vệ sinh răng miệng.

  • Uống nhiều nước

Nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, kết hợp dùng cả nước lọc và nước trái cây, vừa để hạn chế tình trạng nhạt miệng vừa tránh bị khô miệng. Tuy nhiên người bệnh nên tránh sử dụng sữa và các loại đồ uống chứa đường khác. Bởi những loại đồ uống này sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn và nấm phát triển.

  • Dinh dưỡng khoa học

Người bị nhạt miệng nên sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như: Mâm xôi, bí đỏ, cam, quýt, hạnh nhân,… để giúp kích thích vị giác và tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, người bệnh nếu cảm thấy chán ăn có thể chia 3 bữa chính thành 4-5 bữa nhỏ trong ngày để giúp cơ thể không bị thiếu hụt dinh dưỡng.

  • Sử dụng đồ ăn có tính kháng khuẩn

Một số loại thực phẩm có tính kháng khuẩn như mật ong, gừng, nghệ, chanh,… Người bệnh có thể uống một tách trà gừng, trà mật ong hoặc ngậm một lát chanh trong miệng. Phương pháp này vừa giúp cải thiện tình trạng nhạt miệng, hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn, đồng thời giúp trung hòa axit trong dạ dày và ngăn ngừa lạt miệng, đắng miệng.

  • Nhai kẹo singum

Kẹo singum không đường là một mẹo chữa nhạt miệng tại nhà hiệu quả. Người bệnh chỉ cần nhai một viên kẹo singum hương dâu, cam, quýt,… để cải thiện tình trạng chua miệng, lạt miệng. Việc nhai kẹo sẽ giúp tăng khả năng tiết nước bọt, lấn át cảm giác lạt miệng.

  • Kiêng khem phù hợp

Một trong những cách trị nhạt miệng tại nhà người bệnh nên thực hiện đó là kiêng sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá và những chất kích thích khác. Đồng thời người bệnh nên tránh ăn những loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ đóng hộp, đồ muối chua,… Vì chúng sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, tăng nguy cơ bị các bệnh về tai mũi họng.

Đánh răng sạch sẽ mỗi ngày cũng là cách trị nhạt miệng tại nhà
Đánh răng sạch sẽ mỗi ngày cũng là cách trị nhạt miệng tại nhà

Nếu tình trạng nhạt miệng của bạn kéo dài có thể do một số bệnh lý nguy hiểm gây nên. Vì vậy, khi thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường bạn cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt, từ đó các bác sĩ mới có thể biết rõ nguyên nhân nhạt miệng của bạn để có phác đồ điều trị phù hợp.

Xem Thêm: Người Bị Nhạt Miệng Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì?

Những chú ý khi vị giác của bạn thay đổi

Ngoài nhạt miệng, vị giác của bạn cũng rất dễ thay đổi và gặp các tình huống như:

  • Đắng miệng: Nếu miệng đắng kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, đỏ mắt, bứt rứt, nước tiểu đậm màu, táo bón,… thì có thể bạn đã mắc một số bệnh về gan, mật hoặc ung thư.
  • Miệng ngọt, thơm: Người bị tiểu đường hoặc rối loạn tiêu hóa thường thấy miệng của mình có vị ngọt.
  • Miệng có vị mặn:  Đây là biểu hiện của người bị viêm họng, lở loét trong khoang miệng, viêm thận, thậm chí là một số bệnh lý về chức năng của các cơ quan thần kinh,…
  • Chua miệng: Người bị chua miệng thường là những người có vấn đề về dạ dày, viêm loét dạ dày.
  • Miệng có vị cay: Người bị cao huyết áp thường thấy đầu lưỡi của mình có vị cay.
  • Chát miệng: Người bị chát miệng thường do mất ngủ hoặc mắc các bệnh về thần kinh gây ra.

Ngoài ra còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhiệt độ của thực phẩm, hoàn cảnh khi đó cùng với độ tuổi, cảm xúc,… của mỗi người để quyết định vị giác như thế nào.

Trên đây là các cách cách trị nhạt miệng tại nhà cùng với đó là nguyên nhân và những thông tin chi tiết hơn về vị giác của bạn. Hy vọng bạn đã có thêm được một phần kiến thức nhỏ để giúp ích được cho bản thân và những người xung quanh.

Cùng Chuyên Mục: 

Đánh giá bài viết

5/5 - (3 bình chọn)
Array

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Ai Nên Dùng Bổ Phế Y Diệu Đỗ Minh? 5 Lý Do Giúp Bài Thuốc Được Đánh Giá Cao

Ai Nên Dùng Bổ Phế Y Diệu Đỗ Minh? 5 Lý Do Giúp Bài Thuốc...

Tuấn Tôi Giải Đáp Nguyên Nhân Viêm Xoang Gây Mệt Mỏi Và Cách Điều Trị Bệnh [ĐỌC NGAY]

Nguyên Nhân Viêm Xoang Gây Mệt Mỏi Và Cách Điều Trị Bệnh

Nguyên Nhân Viêm Xoang Gây Mệt Mỏi Và Cách Điều Trị Bệnh

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua