Làm Sao Để Hết Nhạt Miệng Khi Ốm? Cách Phòng Ngừa Bệnh Ốm Vặt

Nhạt miệng, đắng miệng khi bị ốm là một cảm giác thường gặp khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh sẽ có xu hướng chán ăn, bỏ bữa làm cho cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng. Vậy làm sao để hết nhạt miệng khi ốm? Cùng Dominhtuan.com tìm hiểu băn khoăn này qua bài viết dưới đây.

Nhạt miệng, đắng miệng khi ốm là gì?

Nhạt miệng, đắng miệng khi bị ốm là cảm giác thường gặp mà bất cứ ai cũng từng trải qua. Tình trạng này khiến người bệnh có cảm giác ăn uống không ngon miệng, thậm chí là bỏ bữa, không muốn ăn khiến cho cơ thể ngày càng mệt mỏi, kiệt sức, sức đề kháng suy giảm.

Nhạt miệng, đắng miệng khi ốm là một cảm giác vô cùng khó chịu
Nhạt miệng, đắng miệng khi ốm là một cảm giác vô cùng khó chịu

Nhạt miệng khi ốm hoàn toàn không phải là một bệnh lý, do đó bạn không cần phải điều trị bằng bất cứ hình thức nào. Việc cải thiện tình trạng này chủ yếu đến từ việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt để giúp quá trình ăn uống của bạn được ngon miệng hơn.

Nhạt miệng khi ốm nguyên nhân do đâu?

Để giải đáp được thắc mắc làm sao để hết nhạt miệng khi ốm người bệnh cần tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến cảm giác khó chịu này. Tham khảo một số yếu tố sau:

  • Thiếu nước: Khi bị bệnh, cơ thể thường mất nước nhanh chóng do nôn mửa, tiêu chảy hoặc sốt. Sự mất nước này có thể dẫn đến cảm giác khô miệng, nhạt miệng.
  • Do sử dụng thuốc: Người bệnh khi bị ốm thường phải uống nhiều loại thuốc khác nhau. Khi dược chất ngấm vào nước bọt sẽ gây ra vị đắng. Người bệnh sẽ cảm thấy bị nhạt miệng, đắng miệng rất khó chịu.
  • Viêm họng hoặc nhiễm trùng: Những người bị nhạt miệng đắng miệng khi ốm thường do mắc phải các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan.
  • Căng thẳng stress: Khi bị ốm, cơ thể bạn sẽ luôn bị mệt mỏi, căng thẳng, khó ngủ. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nước bọt, gây khô miệng, nhạt miệng.
  • Ăn uống thiếu chất: Đa phần người bệnh bị ốm đều có cảm giác chán ăn. Việc không cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết có thể gây ra cảm giác miệng nhạt.
  • Sự kích thích từ vi khuẩn: Khi người bệnh bị ốm, hệ thống miễn dịch của cơ thể phải làm việc cật lực để chống lại vi khuẩn hoặc virus. Sự kích thích này có thể ảnh hưởng đến cảm giá trong miệng.
  • Dịch vị và dịch mật trào ngược: Khi ốm, thường người bệnh chủ yếu nằm nghỉ nên dễ bị trào ngược dạ dày. Từ đó, dịch mật từ hệ tiêu hóa có thể gây ra cảm giác đắng trong miệng.

Làm sao để hết nhạt miệng khi ốm?

Khi bạn đang ốm và cảm thấy miệng nhạt, có một số cách bạn có thể thử để cải thiện vị giác và giảm cảm giác miệng nhạt. Dưới đây là một số gợi ý:

Thay đổi chế độ ăn uống

Một số loại thực phẩm dưới đây vừa giúp người bệnh bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vừa kích thích cảm giác ngon miệng, cải thiện tình trạng nhạt miệng đắng miệng khi ốm.

Sử dụng trái cây sẽ giúp giảm bớt vị đắng trong miệng
Sử dụng trái cây sẽ giúp giảm bớt vị đắng trong miệng
  • Nên ăn cháo: Những người bị ốm do viêm họng, viêm amidan nên sử dụng cháo để dễ tiêu hóa, giúp cải thiện tình trạng đắng miệng, nhạt miệng.
  • Ngậm ô mai, xí muội: Vị chua ngọt vừa phải của ô mai sẽ giúp bạn không còn cảm thấy miệng bị đắng. Đồng thời việc ngậm ô mai cũng giúp tăng tiết nước bọt, chống khô miệng.
  • Ăn trái cây hoặc uống nước ép: Trái cây tươi rất thơm ngon và giàu vitamin C, vừa giúp lấn át vị đắng trong miệng, vừa giúp bổ sung thêm nhiều dưỡng chất để tăng cường miễn dịch.
  • Uống nước ấm: Hãy đảm bảo duy trì sự hydrat hóa bằng cách uống đủ 2-2,5 lít nước/ngày, người bệnh chỉ nên sử dụng nước ấm, không dùng nước đá lạnh.
  • Dùng kẹo ngậm hoặc kẹo cao su: Ngậm kẹo bạc hà hoặc nhai 1 viên singum cũng là một cách giúp tạo độ ẩm trong khoang miệng, giúp bạn giảm bớt tình trạng nhạt miệng, đắng miệng khi ốm.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Người bị ốm nên chia nhỏ bữa ăn thành 4-5 bữa/ngày. Không nên ăn quá nhiều cùng một lúc để tránh gây kích thích trào ngược dịch vị và dịch mật.
  • Tránh dùng đồ ăn nhiều dầu mỡ: Người bị ốm, có cảm giác đắng miệng cần ngưng sử dụng những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay, mặn, đồ uống có gas, rượu bia và thuốc lá.

Xem Thêm: Người Bị Nhạt Miệng Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì?

Làm sao để hết nhạt miệng khi ốm – Thay đổi chế độ sinh hoạt

Ngoài việc lựa chọn những thực phẩm phù hợp, người bị ốm còn cần chú trọng tới việc chăm sóc vệ sinh răng miệng và vùng hầu họng của mình.

  • Đánh răng mỗi ngày 2 lần: Người bệnh cần đánh răng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để giữ cho khoang miệng sạch sẽ, tránh để vi khuẩn sinh sôi phát triển và gây bệnh.
  • Vệ sinh bề mặt lưỡi: Sau khi đánh răng xong, bạn cần phải dùng thêm dụng vụ vệ sinh bề mặt lưỡi để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám tích tụ tại đây, gây hôi miệng, đắng miệng.
  • Súc miệng nước muối: Nước muối có tác dụng kháng sinh diệt khuẩn mạnh mẽ. Vì vậy người bệnh cần súc miệng mỗi ngày bằng nước muối sinh lý để làm sạch miệng, giảm đắng miệng.
  • Đi ngủ sớm: Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với người bị ốm. Việc thức khuya cũng làm tăng nguy cơ bị suy giảm chức năng gan, trào ngược dịch mật, trào ngược dạ dày,… gây ra cảm giác đắng miệng. Chưa kể điều này còn làm cho hệ miễn dịch của người bệnh suy giảm, khiến bệnh kéo dài dai dẳng.
  • Kiểm tra thuốc: Nếu bạn đang dùng thuốc, hãy xem xét xem loại thuốc nào có thể gây tình trạng đắng miệng làm tăng sự khó chịu. Nếu có, người bệnh hãy thảo luận với bác sĩ về việc điều chỉnh liều lượng hoặc thay thế sử dụng loại thuốc khác.
  • Sử dụng thảo dược hỗ trợ: Một số loại thảo dược có thể giúp làm dịu tình trạng đắng miệng như lúa mạch, nghệ, súp lơ xanh, cam thảo, lá bạc hà, gừng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng các loại thảo dược này cho đúng cách.

Biện pháp giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh bị ốm

Khi hệ thống miễn dịch suy yếu kết hợp với lối sống sinh hoạt không khoa học sẽ khiến cơ thể suy yếu và dễ bị ốm. Vì vậy bên cạnh việc giải đáp thắc mắc làm sao để hết nhạt miệng, đắng miệng khi ốm, người bệnh cũng cần chú ý tới vấn đề sau để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, tránh được những đơn ốm vặt do virus, vi khuẩn gây ra.

Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn xây dựng được hệ thống miễn dịch khỏe mạnh:

Tập luyện thường xuyên

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên cũng là cách giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Những bài tập như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga, gym,… sẽ giúp thúc đẩy lưu thông máu, tăng khả năng thải độc cơ thể. Từ đó làm giảm nguy cơ bị các bệnh thông thường như viêm họng, viêm amidan, cúm,…

Thường xuyên vận động tập thể dục là cách giúp bạn luôn khỏe mạnh
Thường xuyên vận động tập thể dục là cách giúp bạn luôn khỏe mạnh

Xây dựng chế độ lành mạnh

Dinh dưỡng đầy đủ là chìa khóa giúp bạn có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, giúp bảo vệ cơ thể và chống lại bệnh tật. Do đó người bệnh nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để giúp bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. 

Chú trọng giấc ngủ

Giấc ngủ buổi tối rất quan trọng, nếu bạn không ngủ đủ giấc có thể khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, dễ bị vi khuẩn và virus tấn công. Đồng thời việc thiếu ngủ cũng sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian hồi phục sức khỏe khi bị ốm. Do đó bạn cần ngủ ít nhất 7-8 tiếng/ngày để tạo năng lượng cho bạn hoạt động vào ban ngày và giữ cho hệ miễn dịch luôn được khỏe mạnh.

Ngưng dùng chất kích thích

Lạm dụng quá nhiều chất kích thích như thuốc lá, uống rượu bia sẽ có tác động rất xấu đến sức khỏe, gây suy giảm hệ thống miễn dịch và khiến bệnh tình ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy để có một sức khỏe tốt bạn nên hạn chế sử dụng những chất kích thích này.

Tránh xa các tác nhân gây bệnh

Bạn nên đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài để phòng ngừa lây nhiễm mầm bệnh trong không khí. Bên cạnh đó cần rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để loại bỏ vi khuẩn và virus gây hại, ngăn ngừa chúng lây lan.

Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thắc mắc “làm sao để hết nhạt miệng khi ốm”. Có thể thấy, nhạt miệng, đắng miệng không phải là một căn bệnh mà chỉ là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang không được khỏe. Trong trường hợp nếu đã áp dụng các phương pháp trên mà bệnh vẫn không thuyên giảm thì cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra.

Cùng Chuyên Mục:

Câu hỏi liên quan

“Lương y Tuấn ơi, hôm trước em đọc được bài trên mạng là viêm xoang có uống nước đá được không? Phía dưới rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này, người thì...
“Lương y Tuấn ơi, em bị viêm xoang cũng đã được một thời gian. Theo như em tìm hiểu thì viêm xoang là bệnh lý đường hô hấp và có khả năng lây nhiễm. Em...
Viêm mũi dị ứng có lây không là thắc mắc của nhiều bà con. Viêm mũi dị ứng đang ngày càng trở thành vấn đề gây khó chịu cho những người không may mắc phải....
“Tại sao viêm họng lại sốt” là câu hỏi của rất nhiều bà con, bởi một trong những biểu hiện phổ biến dễ gặp của bệnh viêm họng chính là sốt. Bệnh cũng có nhiều...
Viêm xoang là bệnh lý phổ biến, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều người. Bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, chảy dịch mũi,...

Đánh giá bài viết

5/5 - (5 bình chọn)
Array

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Ai Nên Dùng Bổ Phế Y Diệu Đỗ Minh? 5 Lý Do Giúp Bài Thuốc Được Đánh Giá Cao

Ai Nên Dùng Bổ Phế Y Diệu Đỗ Minh? 5 Lý Do Giúp Bài Thuốc...

Tuấn Tôi Giải Đáp Nguyên Nhân Viêm Xoang Gây Mệt Mỏi Và Cách Điều Trị Bệnh [ĐỌC NGAY]

Tuấn Tôi Giải Đáp Nguyên Nhân Viêm Xoang Gây Mệt Mỏi Và Cách Điều Trị Bệnh [ĐỌC NGAY]

Tuấn Tôi Giải Đáp Nguyên Nhân Viêm Xoang Gây Mệt Mỏi Và Cách Điều Trị...

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua