Cách Phân Biệt Thoát Vị Đĩa Đệm Và Thoái Hóa Cột Sống
Thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống là hai bệnh lý xương khớp có rất nhiều bà con nhầm lẫn. Thực tế chúng là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên cũng có các điểm tương đồng về triệu chứng. Để bà con rõ hơn và biết cách phân biệt hai bệnh lý này, Tuấn tôi sẽ đề cập chi tiết hơn qua bài viết ngay sau đây.
Thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống là gì?
Thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống có những triệu chứng khá giống nhau nên nhiều người nghĩa rằng hai bệnh lý này là một. Tuy nhiên thực tế đây là hai bệnh lý khác nhau, cơ chế hình thành, nguyên nhân, triệu chứng khác nhau.
Để bà con dễ dàng hơn trong việc phân biệt hai bệnh lý này, dưới đây Tuấn tôi sẽ đề cập trước hết về khái niệm. Nắm rõ khái niệm, sau đó chúng ta sẽ đi tới những phân tích chi tiết hơn giúp bà con phân biệt được hai bệnh lý này. Theo đó:
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp xuất hiện ở nhiều đối tượng. Bệnh hình thành do đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống bị tổn thương, phồng lồi chèn ép lên dây thần kinh dẫn đến các cơn đau nhức cột sống khó chịu.
Đĩa đệm có tác dụng giảm ma sát hai đốt sống, giúp cột sống chuyển động linh hoạt, giảm xóc cho cơ thể, cột sống khi di chuyển. Tuy nhiên khi đĩa đệm bị tổn thương, nứt rách sẽ làm nhân nhầy chảy tràn ra ngoài, đĩa đệm lệch, di chuyển khỏi vị trí có khả năng phát sinh biến chứng.
Thoái hóa cột sống là gì?
Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp xuất hiện ở người trong độ tuổi trung niên. Bệnh có tính chất mãn tính, xảy ra ở bất kỳ đốt sống nào trên cột sống cổ, lưng. Thoái hóa cột sống là tình trạng xương khớp lão hóa tự nhiên hoặc gặp phải các tác nhân gây hại.
Khi thoái hóa cột sống, bà con gặp phải các cơn đau nhức khó chịu. Đồng thời trên cột sống cũng xuất hiện các gai xương, viêm khớp khiến bà con đi lại, vận động khó khăn. Theo từng năm, tuổi tác càng cao tình trạng lão hóa cột sống càng trở nên nặng nề.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống
Thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống là hai tình trạng xương khớp xảy ra có liên quan đến nhau. Nhiều trường hợp thoái hóa cột sống dẫn đến thoát vị đĩa đệm và ngược lại. Bởi, các vấn đề xương khớp thường liên quan đến yếu tố tuổi tác và lão hóa khớp sớm.
Bà con có thể mắc phải hai chứng bệnh này do tuổi tác cao. Tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh xuất hiện ở người trẻ. Phần nội dung này Tuấn tôi sẽ đề cập đến nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống để bà con nắm rõ:
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm:
- Thoái hóa xương khớp tự nhiên do tuổi tác. Tuổi càng cao cột sống càng cứng, không còn mềm mại, bao xơ dễ thoái hóa, nứt rách làm tràn nhân nhầy ra ngoài.
- Ảnh hưởng do chấn thương khiến đĩa đệm cột sống bị lệch, tổn thương.
- Ngồi, nằm sai tư thế, lao động nặng trong thời gian dài khiến xương khớp có dấu hiệu thoái hóa, ảnh hưởng đến phần đĩa đệm.
- Những yếu tố tăng rủi ro mắc thoát vị đĩa đệm như cân nặng quá khổ, do làm việc kéo, đẩy, cúi gập người liên tục trong thời gian dài, do thói quen xấu, ăn uống, sinh hoạt kém khoa học.
Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống:
- Ảnh hưởng bởi tuổi tác, tuổi càng cao cột sống càng suy yếu. Ngoài ra, nếu bà con có lối sống, sinh hoạt không khoa học càng khiến tình trạng thoái hóa diễn ra ngày càng nhanh chóng hơn.
- Bên cạnh đó, cũng tương tự như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống hình thành do ảnh hưởng bởi tính chất công việc, chấn thương hoặc các tác động khác từ bên ngoài.
Phân biệt và dựa vào nguyên nhân gây bệnh để có cách điều trị hai bệnh lý xương khớp này giúp bà con tránh được các rủi ro không mong muốn. Tốt nhất bà con nên đến gặp bác sĩ nếu phát hiện cơ thể có biểu hiện bất thường kéo dài không thuyên giảm.
Phân biệt triệu chứng thoát vị địa đệm và thoái hóa cột sống
Thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống gây ra các tổn thương trên cột sống cổ hay cột sống lưng. Người bệnh thường sẽ cảm thấy đau nhức khó chịu ở khu vực này. Cũng chính vì thế bà con dễ nhầm lẫn, nghĩ hai bệnh lý là cùng một dạng bệnh giống nhau.
Tuy nhiên chúng là hai vấn đề khác nhau. Tổn thương cần được can thiệp kiểm soát sớm để ngăn ngừa phát sinh biến chứng ảnh hưởng sức khỏe. Dưới đây là chi tiết hơn về triệu chứng thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống giúp bà con phân biệt hai bệnh lý này:
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm
Tùy vào vị trí đĩa đệm thoát vị, tổn thương mà triệu chứng sẽ bùng phát nặng, nhẹ khác nhau. Cơn đau nhức bắt đầu xuất hiện và lan rộng khi nhân nhầy tràn ra ngoài chèn ép lên dây thần kinh.
Ngoài ra, ở một số trường hợp, nhân nhầy thoát ra ngoài phản ứng với hệ cung cấp máu khiến cho các vùng mô mềm xung quanh bị kích ứng sinh ra phản ứng viêm. Cụ thể từng khu vực như:
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:
- Đau bắt đầu từ lưng âm ỉ chuyển sang dữ dội hơn, đau lan rộng và kéo dài từng cơn.
- Người bệnh gặp khó khăn trong việc cử động, cúi gập lưng.
- Đau thắt lưng dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa khi dây thần kinh bị chèn ép.
- Cảm giác tê bì xuất hiện ở hai chi dưới, khó di chuyển như bình thường.
- Đau nhức tăng lên khi bà còn ho, hắt hơi, ngồi đứng quá lâu, nghiêng người xoay chuyển đột ngột.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:
- Đau tập trung vùng cổ, sau đó lan ra vai gáy và đến vùng bả vai, nhức mỏi khó chịu.
- Cánh tay, bàn tay bị tê, rối loạn cảm giác.
- Đau lan ra vùng đầu khiến bà con bị chóng mặt, nhức đầu dữ dội.
- Đau vùng cổ ảnh hưởng đến hoạt động của hai cánh tay, hoạt động cầm nắm trở nên khó khăn hơn.
Triệu chứng thoái hóa cột sống
Trường hợp thoái hóa cột sống bà con sẽ có những biểu hiện chung là đau nhức, cứng lưng, cổ và vai gáy, nhất là vào buổi sáng sớm khi mới ngủ dậy. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị sốt, khó thở kèm theo các dấu hiệu bất thường ở dạ dày.
Cơn đau cột sống lan rộng ra hai cánh tay, hai chân khiến vận động khó khăn. Không những thế, thoái hóa cột sống còn ảnh hưởng đến vùng đầu, tăng rủi ro đau nhức đầu, chóng mặt. Mỗi vị trí thoái hóa sẽ có ảnh hưởng nhất định, cụ thể hơn:
- Thoái hóa cột sống cổ: Bà con bị đau nhức vùng cổ, cảm giác cứng cổ khó cử động như bình thường. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài, kèm theo hiện tượng tê bì cánh tay, bả vai, bàn tay và ngón tay. Do thoái hóa cột sống cổ nên vùng đầu cũng dễ bị ảnh hưởng khi liên quan đến các dây thân kinh cảm giác.
- Thoái hóa cột sống thắt lưng: Đau ở vùng thắt lưng, nhiều trường hợp đau kéo dài vài tuần liền không thuyên giảm. Đặc biệt khi bà con vận động, làm việc thì cơn đau càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thoái hóa nặng, hai chi dưới cũng bị ảnh hưởng, chúng khó giữ thăng bằng và bị mất cảm giác. Thoái hóa cột sống còn ảnh hưởng đến bàng quan, đường ruột. Bà con có thể mất tự chủ tiểu tiện, đại tiện nếu bệnh diễn biến nặng không được kiểm soát.
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống
Chẩn đoán phân biệt thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống, sau đó chỉ định phác đồ điều trị phù hợp cho từng đối tượng. Bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật xét nghiệm, kiểm tra nhằm chẩn đoán bệnh lý bà con đang gặp phải.
Để điều trị hiệu quả, mỗi trường hợp sẽ sử dụng phương pháp can thiệp khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và mức độ tổn thương cơ thể. Bà con có thể được chỉ định dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa để khắc phục tình trạng bệnh lý.
Dưới đây là các giải pháp được áp dụng nhằm điều trị thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống, bà con tham khảo:
- Sử dụng thuốc: Thuốc điều trị được chỉ định với mục đích giảm đau, kháng viêm, giãn cơ giảm áp lực đĩa đệm phồng lồi lên dây thần kinh. Mỗi trường hợp sẽ được chỉ định thuốc phù hợp. Thông thường bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau phổ thông, thuốc giúp chống viêm không steroid, thuốc giãn cơ, thuốc thần kinh,… hoặc dùng thuốc tiêm corticoid ngoài màng cứng.
- Phương pháp ngoại khoa: Mổ cột sống được chỉ định cho đối tượng bệnh nặng, không đáp ứng điều trị nội khoa. Phẫu thuật khắc phục tổn thương tại chỗ, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, phương pháp này chỉ áp dụng cho trường hợp thật sự cần thiết.
- Vật lý trị liệu: Áp dụng giúp bà con duy trì khả năng vận động của cột sống, tránh nguy cơ cứng khớp, teo cơ trong thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm. Tùy từng tình trạng bệnh lý, sức khỏe của bệnh nhân mà bài tập vật lý trị liệu, hình thức vật lý trị liệu sẽ được xây dựng phù hợp và an toàn nhất.
- Phương pháp Đông y: Ngoài ra, người thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống còn tìm đến các biện pháp điều trị Đông y như uống thuốc, châm cứu, bấm huyệt,… Tùy tình trạng sức khỏe của bà con, thầy thuốc sẽ đưa ra hướng can thiệp phù hợp.
- Chăm sóc tại nhà: Áp dụng các mẹo giảm đau tại nhà bằng thảo dược thiên nhiên, kết hợp chăm sóc, điều chỉnh thói quen sinh hoạt phù hợp. Đây cũng là yếu tố góp phần giúp bà con điều trị tình trạng thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống.
Sớm phát hiện biểu hiện bất thường và điều trị bằng giải pháp phù hợp giúp bà con phòng tránh được rủi ro gặp biến chứng nguy hại. Do đó, nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện lạ, bà con nên đến gặp bác sĩ để sớm được điều trị kip thời.
Phòng tránh thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống
Thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống là hai bệnh lý xương khớp nhiều người đang mắc phải. Một số bà con chủ quan, không khám chữa sớm gặp phải các biến chứng nặng nề, thậm chí là bại liệt vĩnh viễn, mất khả năng lao động phải sống phụ thuộc vào người thân.
Bệnh diễn biến càng nặng càng gây khó khăn cho công tác điều trị. Khi đó, không chỉ bà con gặp nhiều rủi ro cho sức khỏe mà còn tốn nhiều chi phí để điều trị bệnh. Chính vì thế, khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, tốt hơn hết bà con nên thăm khám sớm.
Ngoài ra, bà con nên chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống cũng như các vấn đề xương khớp nói chung khác. Một vài lưu ý như sau:
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Lựa chọn thực phẩm có lợi, không nên ăn nhiều đồ dầu mỡ, đồ ăn ngọt hoặc quá mặn. Ưu tiên ăn hoa quả, rau củ tươi, uống đủ nước cần thiết mỗi ngày.
- Xây dựng thói quen sống lành mạnh, tập luyện thể dục cải thiện sức khỏe, giúp xương khớp dẻo dai, linh hoạt hơn. Tránh việc ngồi một chỗ quá lâu, nên điều chỉnh lại tư thế ngồi làm việc, tư thế nằm ngủ phù hợp tránh ảnh hưởng đến cột sống lưng.
- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya trong thời gian dài. Dành thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi, đầu óc được thư giãn tránh áp lực, stress quá mức làm ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp.
- Điều trị bệnh gặp phải theo hướng dẫn, tránh việc tự ý dùng thuốc để không gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Chăm sóc sức khỏe chu đáo, thường xuyên thăm khám định kỳ để sớm phát hiện bất thường và điều trị kịp thời, phòng ngừa rủi ro.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bà con phân biệt thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống. Tuy hai bệnh lý có nhiều điểm tương đồng về triệu chứng và nguyên nhân hình thành, thế nhưng thực tế chúng là hai dạng bệnh xương khớp khác nhau. Bà con nên chủ động đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường. Khám chữa sớm ngăn chặn bệnh xương khớp biến chứng nguy hiểm.
Dinh dưỡng
Review
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!