Sốt Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân Và Phương Pháp Chữa Trị
Sốt nổi mề đay có thể xảy ra với bất kỳ ai, trong đó đối tượng trẻ em là phổ biến nhất. Bà con nên thận trọng nếu nhận thấy tình trạng sốt cao không thuyên giảm và kèm thêm nhiều dấu hiệu bất thường. Khi đó, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị sớm.
Sốt nổi mề đay là gì? Có nguy hiểm không?
Nổi mề đay là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Trong đó, phổ biến nhất là ở trẻ em, nhóm nguy cơ cao. Vậy sốt nổi mề đay là gì? Như bà con cũng biết, sốt là tình trạng thân nhiệt tăng dẫn đến tuần hoàn máu tăng, nhằm mục đích phản ứng lại vi khuẩn, tình trạng này có thể kèm theo các hiện tượng mề đay.
Sốt nổi mề đay ở người lớn thường liên quan đến loại virus rubella, virus sởi hoặc các loại virus siêu vi khác. Thông thường khi virus xâm nhập vào cơ thể người lớn sau 7 – 14 ngày bắt đầu bùng phát các triệu chứng. Trên cơ thể bệnh nhân xuất hiện các mảng sần, nốt sần không ngứa, nhưng có thể lan rộng.
Trường hợp sốt mề đay ở trẻ em cũng tương tự, virus tấn công và ủ bệnh trong 7 – 14 ngày mới bùng phát triệu chứng. Tuy nhiên các loại gây hại cho trẻ thường là virus siêu vi huma herps 6 và 7. Triệu chứng bất thường xảy ra 3 – 7 ngày, trên da bé có nhiều nốt ban đỏ, một số trường hợp không có.
Đối với người lớn, hiện tượng sốt nổi mề đay có thể thuyên giảm nhanh chóng hơn với trẻ em. Dù vậy, trường hợp bà con có cơ địa yếu, triệu chứng sẽ kéo dài hơn, thậm chí phát sinh các biến chứng nguy hại sức khỏe người bệnh.
Bà con không phải quá lo lắng nếu phát hiện sốt nổi mề đay. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang hoạt động chống lại hại khuẩn, kể cả trường hợp người lớn và trẻ nhỏ. Hiện tượng này sau vài giờ, vài ngày thuyên giảm mà không để lại dấu vết trên da.
Tuy nhiên, do tính chất dai dẳng, dễ tái phát nên bà con cần thận trọng. Đặc biệt, trường hợp nhận thấy trẻ nhỏ bị sốt cao kéo dài, ngoài mề đay còn bùng phát nhiều triệu chứng khác, bà con nên đưa trẻ đến bệnh viện, gặp bác sĩ thăm khám để điều trị sớm.
Sốt nổi mề đay có thể là bệnh gì?
Sốt nổi mề đay là tình trạng thường gặp, có thể xảy ra với bất kỳ ai. Trong đó, như Tuấn tôi cũng đã chia sẻ, trẻ em là nhóm đối tượng nguy cơ cao, dễ mắc phải vấn đề này. Cơ thể trẻ tiết ra nhiều kháng thể chống lại sự xâm nhập của hại khuẩn khiến da phát ban đỏ, mề đay, ngứa hoặc không ngứa.
Trên thực thế, tình trạng này không quá nguy hiểm và có thể thuyên giảm sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu sốt nổi mề đay liên quan đến các bệnh lý như bệnh tay chân miệng, nhiễm khuẩn, viêm đường hô hấp,… không thể chủ quan.
Do đó, tốt hơn hết bà con nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp khắc phục tương ứng. Dưới đây là một vài bệnh lý có liên quan:
Sốt xuất huyết
Đây là một trong những bệnh lý có liên quan đến hiện tượng sốt nổi mề đay. Virus dengue xâm nhập vào cơ thể thông qua vết mũi đốt. Virus xâm nhập vào máu người bệnh, sau đó làm bùng phát các triệu chứng khó chịu.
Người bệnh sốt xuất huyết sẽ gặp phải các biểu hiện như sốt cao, thân nhiệt vượt mức 40 độ C, đau đầu, đau mắt, khớp và cơ, kèm theo phát ban đỏ trên da, buồn nôn và nôn. Phân biệt mề đay thường với hiện tượng phát ban sốt xuất huyết. Bên cạnh các biểu hiện ngoài da, người bệnh còn có nhiều triệu chứng khác.
Sốt phát ban
Nốt mẩn đỏ xuất hiện trên da kèm theo sốt cao có thể liên quan đến tình trạng sốt phát ban. Bệnh lý xảy ra do cơ thể bị virus human herpes 6, 7 tấn công. Hệ miễn dịch chống lại sự xâm nhập của virus hình thành các nốt mẩn đỏ trên da.
Lúc này, bệnh nhân còn gặp phải các biểu hiện bất thường khác. Chẳng hạn như sưng hạch, nổi hạch, sưng quai hàm, viêm họng, chán ăn, cơ thể mệt mỏi,… Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng bất lợi, ảnh hưởng sức khỏe.
Sốt rubella
Sốt rubella cũng có khả năng gây đỏ da, mẩn ngứa ngoài da kèm sốt cao và các biểu hiện khác. Do đó, bà con cần lưu ý, sớm khám chữa nhất là đối với trẻ em. Tuy nhiên đối với bệnh lý này, người bệnh thường sẽ phát ban sau khi cơn sốt thuyên giảm.
Người bệnh còn sẽ có những biểu hiện bất thường đi kèm, chẳng hạn như đau nhức xương khớp, nổi hạch cổ, bẹn, vùng xương chẩm, khuỷu tay. Nếu tình trạng sốt rubella kéo dài có thể phát sinh các biến chứng, chẳng hạn như ảnh hưởng thần kinh, tim mạch, thính giác, thị giác,… và nhiều vấn đề khác.
Bệnh sởi
Bệnh sởi là dạng bệnh truyền nhiễm, có tốc độ lây lan cao hơn cả các bệnh lao phổi, dịch cúm hay ebola,… Bệnh nhân mắc phải chứng bệnh này thường có các biểu hiện như sốt cao, kèm theo ho khan, sổ mũi, ăn không ngon, viêm kết mạc,…
Đặc biệt, trên da xuất hiện các nốt mẩn đỏ, phát ban, vùng da tổn thương hơi sưng. Sau vài ngày, các vết mẩn lan rộng, kèm theo ngứa ngáy. Trường hợp phát ban thường bùng phát trong 3-5 ngày, sau đó tổn thương da bắt đầu biến mất, không để lại sẹo hoặc dấu hiệu nào.
Đối với trường hợp sốt nổi mề đay liên quan đến sởi cần chữa trị sớm. Bởi nếu bệnh kéo dài có thể sinh ra các biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như viêm tai giữa, viêm não, phổi, mờ hoặc bị loét giác mạc, ảnh hưởng phụ nữ mang thai,…
Bệnh thủy đậu
Sốt nổi mề đay có thể là triệu chứng cảnh báo thủy đậu. Trên da xuất hiện các nốt mẩn đỏ, điều này cho thấy virus đã đi vào cơ thể, ủ bệnh trong 10-20 rồi bùng phát bệnh. Nếu kéo dài hơn, nốt đỏ tích tụ dịch nước bên trong gây ngứa rát, khó chịu.
Trường hợp nốt mụn nước vỡ có thể làm lan rộng viêm nhiễm, virus tiếp tục tấn công các vùng da xung quanh. Ngoài biểu hiện này, bệnh nhân mắc thủy đậu còn có các dấu hiệu khác, chẳng hạn như đau đầu, mệt mỏi, đau mỏi cơ, chán ăn, buồn nôn,…
Bệnh tay chân miệng
Nổi mẩn đỏ kèm sốt có thể là dấu hiệu bệnh tay chân miệng, đặc biệt đối với trẻ em. Ngoài hai biểu hiện này, bệnh nhi còn kèm theo nhiều triệu chứng khác. Chẳng hạn biếng ăn, đau họng, cơ thể mệt mỏi, loét miệng, phát ban trên da,…
Không thể chủ quan đối với bệnh tay chân miệng. Bởi, trường hợp kéo dài có thể biến chứng gây hại sức khỏe của trẻ nhỏ. Các trường hợp biến chứng tim, não bộ nặng còn đe dọa đến tính mạng, do đó bà con nên thận trọng.
Các vấn đề hô hấp
Nhiễm trùng đường hô hấp cũng là một trong những bệnh lý có biểu hiện sốt nổi mề đay. Đây là các vấn đề xảy ra khi hệ hô hấp bị vi khuẩn, virus tấn công gây viêm nhiễm. Hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây hại bằng cách tiết ra nhiều kháng thể hơn.
Bên cạnh hiện tượng sốt nổi mề đay, bệnh nhân đặc biệt là ở trẻ nhỏ còn có nhiều biểu hiện bất thường tại hô hấp. Nếu kéo dài, nguy cơ suy hô hấp cao, đồng thời còn phát sinh các biến chứng khó lượng khác.
Triệu chứng nhận biết sốt nổi mề đay
Sốt nổi mề đay có liên quan đến nhiều bệnh lý kể trên. Triệu chứng bùng phát ở mỗi vấn đề sẽ không hoàn toàn giống nhau. Bởi, ngoài hiện tượng đỏ da, nổi mẩn ngứa, sốt cao thì mỗi dạng bệnh sẽ đi kèm các biểu hiện khác. Dưới đây là những bất thường thường gặp:
- Sốt cao, thân nhiệt tăng lên trên 38-39 độ, có trường hợp sốt cao hơn 40 độ.
- Những nốt đỏ, mẩn ngứa hoặc không ngứa xuất hiện khi bệnh nhân bị sốt hoặc khi cơn sốt đã qua đi. Vùng da bị tổn thương rộng, tại một vị trí sau thời gian ngắn có thể lan rộng khắp cơ thể.
- Bệnh nhân bị ho, đau họng kèm theo các biểu hiện bất thường khác như chán ăn, sổ mũi,…
- Nếu tình trạng nặng, thậm chí bệnh nhi còn bị co giật, thở khó. Cần nhanh chóng đưa người bệnh đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách chữa trị sao cho phù hợp, an toàn nhất.
Đặt biệt là khi bệnh nhân bị sốt quá cao, mề đay lan rộng và không có dấu hiệu thuyên giảm sau nhiều ngày liền. Mất nước khiến cơ thể mệt mỏi, mắt lờ đờ, ăn uống không được,… Đây là những đối tượng cần được chăm sóc, đến bệnh viện khám chữa trị sớm.
Phương pháp điều trị sốt nổi mề đay
Đưa người bệnh đến bệnh viện thăm khám, bà con sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh phù hợp. Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách điều trị tương ứng. Thông thường, bà con sẽ được chỉ định dùng thuốc tây, ngoài ra cũng có trường hợp không cần dùng.
Dưới đây, Tuấn tôi sẽ cung cấp đến bà con những giải pháp khắc phục sốt nổi mề đay được áp dụng phổ biến, bà con tham khảo:
Sử dụng thuốc Tây điều trị
Sử dụng thuốc Tây chữa sốt nổi mề đay là cách được lựa chọn, bởi thuốc có tác dụng nhanh, mau chống hạ sốt cho người bệnh. Tùy mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc sao cho hiệu quả, an toàn nhất. Đặc biệt là khi chữa bệnh cho trẻ nhỏ.
Đa số các nhóm thuốc được sử dụng có tác dụng hạ sốt, giúp kiểm soát triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Đồng thời, thuốc cũng giúp khắc phục nhiều biểu hiện bất thường khác giúp bệnh nhân dễ chịu hơn, phòng tránh biến chứng.
Các loại thuốc thường dùng như:
- Thuốc hạ sốt: Trong thời gian đầu khi cơn sốt bùng phát, bà con sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc hạ sốt. Chẳng hạn như các loại paracetamol, panadol, efferalgan,… Thuốc sẽ được chỉ định liều lượng sử dụng tương ứng với từng người bệnh, độ tuổi, tình trạng sức khỏe. Trường hợp dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ dựa trên cân nặng để điều chỉnh liều dùng cho phụ hợp.
- Thuốc trị ho, viêm họng: Đối với trường hợp sốt nổi mề đay liên quan đến bệnh hô hấp, bà con sẽ được bác sĩ chỉ định thuốc ho, viêm họng hoặc các dạng thuốc khác giúp kiểm soát triệu chứng. Nhờ đó, cơn ho hen, sốt kèm nổi mề đay và nhiều vấn đề khác thuyên giảm đáng kể.
- Thuốc kháng histamin, kháng H2: Các dạng thuốc thường được dùng điều trị tình trạng mề đay, mẩn ngứa, phù nề và sưng viêm ngoài da. Các loại thường được dùng như loratadine, cetitrizine, zantac, pepcid,…
- Thuốc chứa corticosteroid: Thuốc được dùng cho trường hợp bệnh nặng, giúp kiểm soát hệ miễn dịch nhờ đó giảm các phản ứng kích ứng, từ đó tình trạng mề đay cũng thuyên giảm. Các dạng thường dùng kể đến như methylprednisolone, prednisolone,…
Ngoài ra, tùy mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định dạng thuốc phù hợp. Bà con nên dùng thuốc theo chỉ dẫn, tránh tình trạng lạm dụng, sử dụng thuốc bừa bãi. Nếu trong thời gian điều trị, phát hiện cơ thể có biểu hiện bất thường, bà con nên thông báo để được bác sĩ hỗ trợ.
Áp dụng mẹo dân gian
Có nhiều mẹo chữa dân gian dùng trong điều trị sốt nổi mề đay. Phương pháp phù hợp với tình trạng nhẹ, nguyên nhân gây bệnh không nguy hiểm. Ngược lại đối với bệnh nhân sốt cao, nguyên nhân liên quan đến bệnh lý nghiêm trọng cần được khám chữa y tế.
Mẹo dân gian dùng các thảo dược thiên nhiên, giúp xoa dịu cảm giác khó chịu bên ngoài, đồng thời dùng thư giãn, kích thích máu huyết lưu thông tốt bên trong,…. Bà con có thể tham khảo các gợi ý của Tuấn tôi như:
- Dùng lá tía tô: Lá tía tô được sử dụng làm nguyên liệu chế biến món ăn, làm thuốc chữa trị nhiều vấn đề sức khỏe khác. Đặc biệt là trường hợp sốt nổi mề đay nhẹ. Dùng lá tía tô đẩy lùi các triệu chứng ngoài da. Bà con có thể tham khảo cách đắp lá tía tô hoặc xay lá tía tô vắt lấy nước uống để hạ sốt, từ đó khắc phục các dấu hiệu bên ngoài khác.
- Dùng rau diếp cá: Loại rau có tính mát, được dùng trong nhiều bài thuốc thanh nhiệt, thải độc cho cơ thể. Loại lá này được nhiều người sử dụng làm thực phẩm ăn kèm bữa ăn, ngoài ra lá diếp cá còn là vị thuốc dân gian lành tính. Hái nắm lá diếp cá, giãn nát rồi cho vào khăn sạch, mỏng chườm lên trán để hạ sốt giảm mề đay.
- Dùng cây nhọ nồi: Cây nhọ nồi có tính mát, được dùng làm bài thuốc hạ sốt, giảm ngứa ngáy mề đay. Khi bà con gặp phải tình trạng này có thể sử dụng cây nhọ nồi giảm triệu chứng nhẹ tại nhà. Bằng cách sắc nấu nước uống để thanh nhiệt, hạ sốt bên trong. Các triệu chứng bên ngoài cũng được kiểm soát, khắc phục nhanh.
Biện pháp tại nhà với nguyên liệu thiên nhiên gần gũi, dễ tìm. Áp dụng thích hợp khi sốt không quá cao, nguyên nhân gây bệnh không liên quan đến các vấn đề nguy hại. Tuy nhiên, nếu sau một thời gian thực hiện các biểu hiện bất thường vẫn không cải thiện, tốt nhất bà con nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
Điều trị bằng bài thuốc Đông y
Sử dụng thuốc Đông y chữa sốt nổi mề đay được áp dụng phổ biến. Bài thuốc gồm các dược liệu quý, tác động sâu nguyên nhân gây bệnh, loại bỏ các rủi ro, giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe tổng thể hiệu quả.
Bà con có thể liên hệ với Tuấn tôi hoặc đến trực tiếp nhà thuốc Đỗ Minh Đường để được khám và chữa trị bằng giải pháp phù hợp. Tùy từng tình trạng, thầy thuốc sẽ chỉ định cách chữa với thang thuốc tương ứng.
Dùng thuốc Đông y đòi hỏi bà con phải kiên trì. Bởi khác so với thuốc tân dược, thuốc Đông y lành tính tuy nhiên hiệu quả lại chậm hơn. Đo đó, nếu lựa chọn cách chữa trị này, bà con cần kiên trì, dùng thuốc đúng cách và đều đặn để cơ thể sớm cải thiện.
Phòng ngừa sốt nổi mề đay
Sốt nổi mề đay có thể bùng phát bất kỳ lúc nào và với bất kỳ ai, trong đó thường gặp nhất là đối với trẻ em. Cơn sốt có thể thuyên giảm sau một thời gian ngắn, đồng thời các mảng mề đay cũng nhanh chóng biến mất không để lại dấu vết.
Tuy nhiên, trường hợp sốt cao kèm theo các biểu hiện bất thường, mề đay mẫn ngứa kéo dài không thuyên giảm có thể phát sinh nhiều biến chứng. Do đó, bà con nên thăm khám, kiểm tra sức khỏe để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Ngoài ra, việc phòng ngừa cũng rất quan trọng để ngăn rủi ro sốt cao kèm mề đay tái phát. Dưới đây là các vấn đề Tuấn tôi tổng hợp, bà con cần hết sức lưu ý:
- Cần giữ vệ sinh không gian sống sạch sẽ, thường xuyên giặt chăn màn, thay ga giường, giặt phơi quần áo ở nơi khô thoáng có ánh sáng mặt trời.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày để tránh hại khuẩn lưu trú ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Đối với trẻ nhỏ, hãy đưa bé đi tiêm phòng đầy đủ để tránh các bệnh lý nguy hại cho sự phát triển, sức khỏe của trẻ nhỏ.
- Hạn chế căng thẳng đầu óc, không làm việc quá sức, nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Tập thể dục, chơi thể thao phù hợp giúp bà con nâng cao sức khỏe.
- Người mắc bệnh suy giảm hệ miễn dịch, cơ thể nhạy cảm, suy nhược nên tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh để giảm nguy cơ lây nhiễm.
- Ăn uống, sinh hoạt khoa học nâng cao sức khỏe tổng thể, từ đó kiểm soát và phòng tránh được nhiều bệnh lý nguy hại.
Tuấn tôi vừa chia sẻ với bà con tình trạng sốt nổi mề đay. Có rất nhiều nguyên nhân, bệnh lý liên quan đến vấn đề này. Nếu bà con phát hiện triệu chứng ngày càng nặng nề, kèm theo nhiều biểu hiện bất thường khác thì không nên chần chừ, hãy đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra, điều trị sớm.
Nhóm bệnh liên quan
Dinh dưỡng
Phương Pháp chữa khác
Câu hỏi liên quan
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!