Top 14 Mẹo Chữa Ngủ Mơ Đơn Giản Mà Vô Cùng Hiệu Quả
Ngủ mơ là tình trạng chung mà rất nhiều người gặp phải, nó không gây nguy hiểm nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, sức khỏe, công việc,… của bản thân người bị cũng như những người xung quanh. Dưới đây là 14 mẹo chữa ngủ mơ đơn giản nhưng hiệu quả mà bạn đọc có thể tham khảo để áp dụng ngay hôm nay.
Vì sao lại xuất hiện tình trạng ngủ mơ?
Trung bình giấc ngủ đêm của con người kéo dài từ 7 – 8 tiếng, mặc dù đang trong trạng thái ngủ nhưng thực tế, giấc ngủ của bạn sẽ được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Ở mỗi thời điểm chuyển giao giữa các giai đoạn, trạng thái ngủ của bạn có thể chập chờn gây ra một số rối loạn giấc ngủ, điển hình là tình trạng nói mơ.
Triệu chứng này có tên khoa học là chu kỳ ngủ REM. Tùy vào tình trạng của mỗi người mà nói mơ khi ngủ cũng được biểu hiện khác nhau. Có người nói rõ ràng, rành mạch từng tiếng như khi đang tỉnh táo, lại có những người không nói ra thành tiếng, chỉ lẩm bẩm những câu lộn xộn. Người nói mơ khi ngủ sẽ không ý thức được hành động này của mình, vì vậy sẽ không nhớ mình nói gì hay mơ gì khi nói. Thời gian nói mơ khi ngủ sẽ không kéo dài, chỉ trong vòng vài giây đến vài phút.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác khiến con người ngủ mơ, tuy nhiên có hai yếu tố liên quan chính đó là di truyền hoặc rối loạn sức khỏe tinh thần. Cụ thể như:
- Do vấn đề về tâm lý: Người hay ngủ mơ thường trải qua cảm giác căng thẳng, lo âu, sợ hãi… vào ban ngày và không được giải tỏa dẫn tới khi ngủ hay nói mơ, hoặc thậm chí gặp ác mộng.
- Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: Ăn nhiều đồ ăn chứa dầu mỡ, ăn quá no trước khi ngủ hay sử dụng các chất kích thích… cũng sẽ khiến bạn gặp phải tình trạng ngủ mơ.
- Cơ thể đang mắc bệnh lý: Đau đầu, viêm xoang, tê bì chân tay, viêm khớp, loét dạ dày… đều có thể khiến bạn ngủ mơ.
- Không gian phòng ngủ không phù hợp: Phòng ngủ quá chật sẽ dẫn tới cảm giác ngột ngạt, còn quá rộng dẫn tới trống trải. Ngoài ra phòng bừa bộn,ẩm thấp hoặc có nhiều đồ sắc nhọn cũng sẽ gây nên tình trạng ngủ mơ.
Mặc dù ngủ mơ không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng bản chất của nó lại là biểu hiện của nhiều căn bệnh về tim mạch hay thần kinh nghiêm trọng (rối loạn thần kinh, suy nhược thần kinh…). Dưới đây là các mẹo chữa ngủ mơ bạn có thể tham khảo.
14 mẹo chữa ngủ mơ đơn giản nhưng hiệu quả
Tình trạng ngủ mơ khiến giấc ngủ của bạn chập chờn, không sâu giấc, xét về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất cũng như tình thần làm bạn không thể tập trung trong công việc, luôn mệt mỏi và uể oải… Không những vậy thường xuyên ngủ mơ, nói mơ cũng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của những người thân yêu xung quanh. Vậy làm thế nào để cải thiện tối đa tình trạng này ?
Tắm nước ấm vào buổi tối
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, tắm nước ấm vào buổi tối đặc biệt là trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ của bạn. Việc làm này sẽ giúp hệ thần kinh được thư giãn để bạn có được một tâm trí thoải mái đồng thời giúp kích thích khí huyết lưu thông.
Tắm nước ấm vào buổi tối được ví như một liều thuốc bổ, giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn, sâu hơn và hạn chế tối đa tình trạng ngủ mơ xảy ra. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý tắm nước ấm với nhiệt độ vừa phải, bởi tắm nước quá nóng sẽ khiến da bạn bị khô, còn quá lạnh khiến bạn dễ bị cảm.
Mẹo chữa ngủ mơ bằng cách ngủ đúng tư thế
Ngủ sai tư thế cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, khiến bạn thường xuyên gặp ác mộng. Nằm nghiêng, nằm co chân hoặc nằm sấp úp mặt sẽ làm cho máu lưu thông lên não kém, ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh. Vì vậy, để hạn chế tình trạng ngủ mơ, bạn hãy tạo cho mình một thói quen ngủ đúng tư thế. Khi ngủ cần nằm thẳng lưng, không gối đầu quá cao hoặc quá thấp. Hơn nữa bạn nên đặt một chiếc gối mềm giữa hai đầu gối để phần hông được cân bằng.
Xem thêm: Top 6 Mẹo Chữa Mắt Bị Cộm Tại Nhà Hiệu Quả Bạn Nên Áp Dụng
Hạn chế căng thẳng, lo âu cũng là mẹo chữa ngủ mơ
Trong cuộc sống của mỗi người đều sẽ bắt gặp những vấn đề mà bạn chưa thể giải quyết được như công việc áp lực, gia đình có biến động, ảnh hưởng từ các mối quan hệ xã hội,… Điều này sẽ dẫn tới hệ thần kinh luôn trong tình trạng căng thẳng, lo âu, mệt mỏi quá độ.
Mặc dù nhiều người có thể tự xử lý được nhưng trong một vài trường hợp nó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ khiến bạn ngủ không sâu, ngủ mơ, nói mơ, gặp ác mộng, mộng du,… Vì vậy, hãy cố gắng giữ tinh thần luôn thoải mái, thư giãn đồng thời tập suy nghĩ theo hướng tích cực là điều rất cần thiết để có được một giấc ngủ ngon.
Hạn chế rượu bia
Thường xuyên sử dụng rượu bia sẽ khiến bạn hay mơ ngủ, ngủ không sâu giấc, thức giấc vào ban đêm thậm chí trầm trọng hơn là mất ngủ. Caffeine, Nicotin cũng là những chất kích thích hệ thần kinh của bạn gây ra tình trạng khó ngủ. Ngoài ra có một số loại thuốc như amphetamine, thuốc an thần, thuốc chẹn beta,… bạn nên hạn chế sử dụng để không gặp ác mộng khi ngủ.
Sắp xếp lại không gian cho phòng ngủ
Không gian trong phòng ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chất lượng mỗi giấc ngủ của chúng ta. Chính vì vậy, việc sắp xếp lại phòng ngủ là điều rất quan trọng đối với những người hay ngủ mơ. Mặc dù mỗi người sẽ có những lựa chọn riêng cho không gian phòng ngủ của mình, nhưng để hạn chế tối đa tình trạng ngủ mơ, bạn vẫn nên lưu ý một số vấn đề như sau:
- Khi ngủ, hạn chế tối đa ánh sáng và tiếng ồn từ bên ngoài vào phòng ngủ.
- Sắp xếp đồ đạc gọn gàng và ngăn nắp, thường xuyên lau dọn để đảm bảo phòng sạch sẽ, thoáng mát.
- Nên sơn màu có gam tối cho phòng ngủ.
- Nhiệt độ phòng nằm trong khoảng từ 25 – 28 độ C sẽ là nhiệt độ phù hợp nhất đối với giấc ngủ, đồng thời đảm bảo không khí được lưu thông.
- Nên để các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad, máy tính xa vị trí đầu và tim.
- Không nên dùng gối quá cao, quá thấp và quá cứng.
- Nên chuẩn bị thêm một chiếc gối ôm dài để tạo tư thế thoải mái khi ngủ.
Mẹo chữa ngủ mơ bằng việc nghe nhạc
Âm nhạc cũng là một trong những yếu tố giúp bạn dễ dàng đi sâu vào trong giấc ngủ. Những bản nhạc nhẹ nhàng, êm ái sẽ giúp tinh thần bạn thoải mái, hạn chế căng thẳng từ đó cả cơ thể và tinh thần đều được tái tạo một cách nhanh chóng.
Vì vậy hãy cố gắng tạo cho mình một thói quen nghe nhạc trước khi đi ngủ. Điều này không chỉ giúp bạn ngủ sâu và ngon hơn mà còn hạn chế tối đa được tình trạng ngủ mơ.
Vận động tích cực trong ngày
Nếu bạn làm việc trong môi trường công sở, hàng ngày ngồi 8 tiếng trước máy tính sẽ không thể tránh khỏi tình trạng ì ạch, đau lưng, đau mỏi vai gáy,…. Điều này sẽ khiến bạn ngủ không ngon và ngủ mơ. Vì vậy, trong cả ngày dìa làm việc bạn nên cố gắng thay đổi tư thế khi có thể đồng thời hãy dành thời gian để tập những bài thể dục đơn giản. Tốt hơn hết bạn hãy đăng ký thêm các lớp tập yoga, aerobic, gym, bơi lội,… hoặc thường xuyên đi bộ, đạp xe,… Chúng sẽ giúp bạn được thư giãn, sớm trở về trạng thái cân bằng từ đó có được giấc ngủ sâu hơn.
Thanh lọc tiếng ồn
Nếu phòng ngủ của bạn có quá nhiều tiếng ồn từ bên ngoài điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ của bạn khiến bạn khó ngủ, ngủ không sâu giấc và dễ ngủ mơ. Để khắc phục tình trạng mẹo chữa ngủ mơ này, nếu bạn đi ở trọ hãy chọn một nơi yên tĩnh, còn nếu đó là nhà bạn hãy lựa chọn chất liệu cửa hay tường để đảm bảo cách âm tốt nhất.
Theo dõi nhật ký giấc ngủ
Đây là một thói quen tốt nhưng không phải ai cũng làm được. Nếu thường xuyên ghi lại những gì bạn vừa trải qua trong giấc ngủ hay các triệu chứng bạn gặp phải sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được các nguyên nhân của tình trạng bệnh. Bạn có thể cài đặt thiết bị ghi âm hoặc nhờ người thân trực tiếp quan sát để ghi lại toàn bộ những gì xảy ra trong suốt quá trình bạn ngủ.
Ngoài ra, khi bạn ghi chi tiết về nhật ký ngủ như thời gian đi ngủ, thời gian thức giấc, mất bao lâu để đi vào giấc ngủ, hôm nay bạn ăn gì,… chúng sẽ giúp bạn chủ động hơn mỗi ngày và có những điều chỉnh phù hợp nhất.
Ngủ đúng giờ và đủ giấc
Giấc ngủ tốt nhất để có thể cung cấp đủ năng lượng cho ngày mới được các chuyên gia khuyến cáo là từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Ngủ đủ giấc sẽ khiến cơ thể bạn được tái tạo, chuẩn bị cho ngày tiếp theo luôn tràn đầy năng lượng cũng như hạn chế được tình trạng ngủ mơ.
Thời điểm ngủ lý tưởng là trước 23 giờ và đặc biệt cơ thể con người cần được nghỉ ngơi trong khung thời gian tối đa từ 23 giờ đến 2h sáng. Đây là khoảng thời gian quan trọng giúp tái tạo lại toàn bộ các hệ cơ quan. Nếu bạn không ngủ đủ giấc hoặc đúng giờ sẽ khiến bạn hay ngủ mơ đồng thời không đủ năng lượng cho ngày làm việc hôm sau.
Ăn đủ no vào bữa tối và hạn chế ăn khuya
Bữa tối bạn không nên ăn quá no hoặc quá đói, cũng không nên uống quá nhiều nước, hãy ăn vừa đủ nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Tốt hơn hết hãy ăn một chút cơm, điều này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng đầy bụng, đói bụng, từ đó có được giấc ngủ ngon hơn và hạn chế tình trạng ngủ mơ xảy ra. Ngoài ra bạn nên duy trì thói quen ăn uống uống đúng giờ, để cơ quan tiêu hóa làm việc kịp thời, không bị quá tải ảnh hưởng tới sức khỏe.
Chọn đệm và gối êm hơn
Nếu bạn nằm đệm hoặc gối quá cứng cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ của bạn, khiến bạn ngủ mơ. Bởi khi nằm đệm, gối êm, có độ đàn hồi tốt, các vùng tiếp xúc của cơ thể như cổ, vai, lưng, hông,… sẽ được giảm bớt áp lực, từ đó giúp cơ thể được thoải mái và dễ chịu hơn đồng thời tránh được tính trạng ngủ mơ hiệu quả.
Mẹo chữa ngủ mơ bằng các bài tập thể dục trước khi ngủ
Trước giờ đi ngủ, bạn hãy dành ra khoảng 10 -15 phút mỗi ngày để tập thể dục hoặc ngồi thiền. Phương pháp này sẽ giúp cơ thể được thư giãn hiệu quả, loại bỏ được những căng thẳng, mệt mỏi trong ngày. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo ngồi thiền đúng cách với các động tác như sau:
- Bạn có thể ngồi trên giường hoặc sàn nhà, 2 chân xếp chéo nhau, 2 tay đặt lên đầu gối chân.
- Nhắm mắt lại, giữ cho tinh thần thoải mái, ổn định.
- Hít sâu bằng bụng rồi từ từ thở ra.
- Hãy lặp đi lặp lại trong khoảng 10 – 15 phút.
Bổ sung thêm món ăn giàu dưỡng chất
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của bạn. Vì thế bạn nên thường xuyên bổ sung những thực phẩm có lợi như: sữa chua, chuối, cải bó xôi, đậu nành, hạt sen, các loại cá… vào thực đơn hàng ngày. Chúng không chỉ giúp bạn bồi bổ cơ thể mà còn cải thiện tình trạng ngủ không sâu giấc, ngủ mơ rất hiệu quả.
Những lưu ý khi thực hiện các mẹo chữa ngủ mơ
Những mẹo chữa chứng ngủ mơ được liệt kê trên rất đơn giản nên bất kì ai cũng có thể thực hiện tại nhà mà vẫn mang đến hiệu quả điều trị khá cao. Tuy nhiên, để có thể mang đến kết quả tốt và nhanh chóng nhất, trong quá trình thực hiện chữa ngủ mơ bạn cần lưu ý những điều như sau:
- Các mẹo trên chỉ mang lại hiệu quả cao trong các trường hợp ngủ mơ xảy ra với tần suất nhỏ, tình trạng còn nhẹ và chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý. Còn trong trường hợp nặng hơn, thường xuyên hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
- Đây là các mẹo vặt nên tác dụng và ảnh hưởng của chúng chắc chắn sẽ chậm hơn so với việc bạn sử dụng các loại thuốc uống ổn định thần kinh, vì vậy đòi hỏi bạn cần phải kiên trì trong suốt quá trình chữa ngủ mớ mới có thể đạt được hiệu quả tốt.
- Tùy thuộc vào cơ địa nên hiệu quả điều trị của mỗi người sẽ khác nhau.
Trên đây là thông tin về tình trạng ngủ mơ cùng với đó là 14 mẹo chữa ngủ mơ đơn giản bạn có thể thực hiện tại nhà. Hy vọng thông qua bài viết trên bạn đã lựa chọn được cho mình và người thân phương pháp phù hợp để sớm cải thiện được tình trạng của mình.
Nội dung hấp dẫn:
Dinh dưỡng
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!