9 Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y hiệu quả nhất
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y là lựa chọn của nhiều bệnh nhân. Phương pháp này giúp cải thiện các biểu hiện của bệnh, tác động sâu đến căn nguyên và mang lại hiệu quả bền vững. Bên cạnh đó, Đỗ Minh Tuấn tôi còn thấy bằng chữa bệnh bằng thuốc Đông y còn giảm tác dụng phụ do dùng tân dược.
Quan niệm của Đông y về bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp phổ biến, bệnh có tính chất mãn tính và thường xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi. Hiện tượng thoát vị ở đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy bên trong đĩa đệm cột sống lưng hoặc cổ lệch ra khỏi vị trí ban đầu và chèn ép lên dây thần kinh, tủy sống gây đau nhức, tê bì tay chân.
Theo quan niệm của Đông y, thoát vị đĩa đệm thuộc chứng yêu thống. Bệnh xảy ra do chức năng tạng phủ suy yếu, phong, nhiệt, thấp xâm nhập dẫn đến khí huyết tắc nghẽn. Lâu ngày khiến đau nhức lưng, cổ, tê mỏi các chi và đẩy nhanh quá trình thoái hóa xương khớp.
Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh mà các bài thuốc Đông sẽ tập trung vào công dụng hoạt huyết, cân bằng âm dương, bồi bổ can, thận, phế, loại bỏ hàn thấp, phong nhiệt,… Theo đó, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể sẽ dùng bài thuốc phù hợp.
Việc sử dụng thuốc Đông y đều đặn và đúng cách không chỉ làm giảm các biểu hiện lâm sàng mà còn tác động đến căn nguyên gây bệnh. Từ đó hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt và bền vững. Bên cạnh dùng thuốc thì Đông y còn kết hợp châm cứu và xoa bóp để tăng tác dụng chữa bệnh.
Tuy nhiên, tôi thấy rằng dùng thuốc Đông y chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, kiểm soát cơn đau cấp và không xuất hiện biến chứng. Bởi phương pháp điều trị này phát huy công dụng khá chậm và không đáp ứng với những trường hợp bệnh nặng.
9 Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y an toàn
Trong Đông y có nhiều bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm theo từng nguyên nhân và các biểu hiện đi kèm. Để đảm bảo an toàn cũng như đạt được kết quả điều trị như mong muốn, bà con nên gặp lương y để được bắt mạch, chẩn đoán và phối ngũ dược liệu, gia giảm liều lượng phù hợp.
Dưới đây là các bài thuốc Đông y chữa thoát vị đãi đệm an toàn và hiệu quả:
Chữa thoát vị đĩa đệm thể thận hư
Một trong những tình trạng thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất là do thận hư. Lâu ngày khiến xương khớp suy yếu, dễ bị ngoại tà xâm nhập và gây bệnh. Trường hợp này thường ảnh hưởng ở cột sống lưng gây ra cơn đau thắt lưng, cứng khớp vào sáng sớm. Lâu dài khả năng vận động của chi dưới giảm đi đáng kể và gây yếu chi.
Ngoài những biểu hiện điển hình, thoát vị đĩa đệm thể thận hư còn đi kèm với các biểu hiện như lưỡi đỏ, sốt về chiều và tối, khô họng, đổ mồ hôi trộm. Để khắc phục tình trạng này, lương y thường áp dụng bài thuốc Tả quy hoàn gia giảm. Các dược liệu có tác dụng trong việc giảm đau nhức, bổ thận, giải độc.
Chuẩn bị dược liệu:
- Thục địa 12g
- Đỗ trọng 12g
- Kỷ tử 9g
- Ngưu tất 9g
- Sơn thù 9g
- Tang ký sinh 9g
- Hoài sơn 9g
- Thỏ ty tử 9g
- Cao ban long 6g
- Cao quy bản 6g
Hướng dẫn sắc thuốc:
- Các dược liệu sau khi rửa sạch thì để ráo nước
- Sau đó cho tất cả vào ấm cùng với 1 lít nước và sắc trên lửa nhỏ
- Chia nước thuốc thành 3 lần và uống hết trong ngày
- Nên uống khi còn ấm để hấp thu dược tính tốt nhất
- Mỗi ngày sắc uống 1 thang trong vòng 1 tháng
Bài thuốc Đông y trị bệnh thể hàn thấp
Thoát vị đĩa đệm ở thể hàn thấp đặc trưng bởi tình trạng đau nhức lưng hoặc cổ. Cơn đau có thể lan rộng đến những khu vực lân cận, bị tê bì, ngứa ran tay chân, giảm khả năng đi đứng, vận động. Ngoài ra, bệnh còn gây ra các biểu hiện như lạnh tay chân, tiểu tiện nhiều lần,…
Các vị thuốc trong bài thuốc Phụ tử ma hoàng quế chi thang có tác dụng tán hàn, ôn kinh, trừ thấp, chỉ thống. Nếu dùng đều đặn với liều lượng phù hợp còn hỗ trợ cải thiện chức năng xương khớp, tăng tuần hoàn máu và cân bằng âm dương.
Chuẩn bị dược liệu:
- Ma hoàng 6g
- Cam thảo 6g
- Quế chi 6g
- Phụ tử 9g
- Cát căn 9g
- Can khương 9g
- Độc hoạt 9g
- Xuyên ô 9g
- Tế tân 3g
Cách sắc thuốc:
- Dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm và đổ 800ml nước
- Sắc trên lửa nhỏ sau 40 phút thì tắt bếp
- Chắt lấy phần nước và uống hết trong ngày
- Mỗi ngày uống 1 thang đến khi bệnh thuyên giảm
Gia giảm dược liệu:
- Trường hợp đau, nặng vùng lưng dưới có thể gia Thương truật 9g
- Nếu cơn đau lan sang đến đầu gối có thể gia Phòng phong và Khương hoạt mỗi vị thuốc 9g
Chữa thoát vị đĩa đệm thể phong thấp bằng Đông y
Những trường hợp bị phong thấp gây thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện cơn đau ở lưng và các chi dưới. Tình trạng này khiến khí huyết ứ trệ, giảm lưu thông máu đến các cơ quan gây tê bì tay chân. Người gặp phải chứng bệnh này có thể gặp phải biểu hiện lạnh tay chân, sưng đỏ khớp, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, giảm sự linh hoạt.
Để khắc phục, lương y thường áp dụng bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang giúp khu phong, hóa thấp, thông kinh hoạt lạc, cải thiện các biểu hiện đau nhức, tê bì chân. Bên cạnh đó, bài thuốc này còn giúp bồi bổ sức khỏe, kích thích cảm giác thèm ăn, từ đó phục hồi sức khỏe tổng thể.
Chuẩn bị:
- Đỗ trọng 12g
- Đẳng sâm 12g
- Tần giao 12g
- Phục linh 12g
- Đương quy 12g
- Thạch chi 15g
- Phòng phong 9g
- Độc hoạt 9g
- Xuyên khung 9g
- Bạch thược 9g
- Ngưu tất 9g
- Tang ký sinh 8g
- Cam thảo 3g
- Tế tân 3g
- Nhục quế 3g
Cách sắc thuốc:
- Cho tất cả dược liệu vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ sau khi đã rửa sạch
- Sắc thuốc trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 1/3 thì tắt bếp
- Rạn lấy phần nước và chia thành nhiều lần uống trong ngày
- Nên hâm nóng thuốc lại trước khi uống để tăng tác dụng chữa bệnh
- Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi khỏi bệnh.
Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm gây đau thắt lưng
Cơn đau thắt lưng xảy ra ở người bị thoát vị đĩa đệm L4 L5. Biểu hiện này có thể bùng phát đột ngột sau khi bê vác hoặc tác động cơ học lên cột sống lưng. Cơn đau cũng có thể xuất hiện vào buổi tối khiến người bệnh mất ngủ, ngủ không ngon và suy nhược.
Bài thuốc Đông y giúp cải thiện cơn đau thắt lưng ở người bị thoát vị đĩa đệm được nhiều bệnh nhân áp dụng. Việc kết hợp các dược liệu lành tính không chỉ làm giảm nhẹ bệnh lý mà còn bồi bổ khí huyết, giảm chèn ép dây thần kinh và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Chuẩn bị:
- Rễ ngưu tất 300g
- Tất bát 16g
- Đỗ trọng 20g
- Ý dĩ 20g
Hướng dẫn sắc thuốc:
- Những vị thuốc trên sau khi rửa sạch thì cho vào ấm
- Đổ lượng nước vừa phải rồi đun trên lửa nhỏ
- Đến khi nước trong ấm cạn còn 1/3 thì tắt bếp
- Chia nước thuốc thành 3 lần và uống hết trong ngày
- Sắc uống đều đặn mỗi ngày trong vòng 1 tháng để nhận thấy bệnh cải thiện
Thuốc Đông y chữa bệnh do âm hư, đau lưng về đêm
Chứng âm hư, khô họng, đau nhức lưng, nhất là về đêm khiến chất lượng chất ngủ và cuộc sống của bệnh nhân bị suy giảm nghiêm trọng. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể suy nhược, thường xuyên mệt mỏi và tạo điều kiện cho các bệnh cơ hội tấn công và khiến bệnh lý trở nên nặng nề hơn.
Đông y phối ngũ các dược liệu có tác dụng cải thiện cơn đau nhức, tê bì tay chân, hạn chế tình trạng cứng khớp vào buổi sáng. Ngoài ra, việc dùng thuốc đều đặn còn giúp giảm khô họng, ngủ ngon giấc vào ban đêm. Tùy thuộc vào từng trường hợp sẽ gia giảm liều lượng phù hợp.
Chuẩn bị:
- Nữ trinh tử
- Bạch truật
- Mộc qua
- Lạc thạch đằng
- Phục linh
Hướng dẫn sắc thuốc:
- Các vị thuốc đã rửa sạch cho vào ấm và đổ nước vào
- Đun trên lửa nhỏ từ 40 – 45 phút thì tắt bếp
- Chia nước thuốc thành nhiều lần và uống hết trong ngày
- Thực hiện đều đặn đến khi bệnh lý thuyên giảm hẳn
Bài thuốc Đông y giúp hoạt huyết hỗ trợ điều trị bệnh
Khí huyết bất thông, dây thần kinh bị chèn ép không chỉ gây tê bì các chi, đau nhức mà còn gây teo chi bởi các dưỡng chất không được vận chuyển đến. Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân.
Do đó, Đông y áp dụng bài thuốc có các dược liệu tác dụng tăng tuần hoàn máu, thông kinh mạch. Thông qua đó, các biểu hiện lâm sàng do thoát vị đĩa đệm gây ra thuyên giảm đáng kể. Đồng thời giúp tăng cường sức khỏe và phục hồi chức năng cột sống. Bài thuốc này có thể áp dụng cho những trường hợp bệnh mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần.
Chuẩn bị dược liệu:
- Ý dĩ nhân
- Địa hoàng
- Quế chi
- Phòng phong
- Rễ cỏ xước
- Hoàng bá
- Uy linh tiên
- Tần giao
Cách sắc thuốc:
- Các dược liệu dùng với liều lượng theo chỉ dẫn của lương y
- Sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và đun trên lửa nhỏ
- Đến khi nước sắc còn 1/3 thì tắt bếp và chia thành nhiều lần uống trong ngày
- Mỗi ngày dùng 1 thang đến khi các triệu chứng của bệnh thuyên giảm hẳn
Chữa thoát vị đĩa đệm thể thấp nhiệt bằng Đông y
Các biểu hiện thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có thể khởi phát ở người bị thấp nhiệt. Ngoài triệu chứng đau nhức thắt lưng, sưng nóng, râm ran khó chịu thì bệnh nhân còn gặp khó khăn trong cử động như xoay người, khom người và không thể nằm ngửa.
Ngoài ra, ở thể bệnh này còn gây ra các biểu hiện như mạch sắc, đổ nhiều mồ hôi, nước tiểu có màu vàng,… Trường hợp bị sốt, cơ thể bệnh mỏi, khó chịu,… lương y có thể gia thêm một số vị thuốc như thục địa, mộc qua, mộc thông, tục đoạn, phục linh.
Chuẩn bị dược liệu:
- Hoàng bá 9g
- Tần giao 9g
- Ý dĩ 30g
- Rễ cỏ xước 9g
- Xương truật 12g
Hướng dẫn thực hiện:
- Dược liệu rửa qua với nước rồi cho vào ấm với lượng nước vừa đủ
- Sắc trên lửa nhỏ đến khi sôi khoảng 30 phút thì tắt bếp
- Chắt lấy nước thuốc chia thành nhiều lần và uống hết trong ngày
- Mỗi ngày uống 1 thang đến khi khỏi bệnh hoàn toàn
Bài thuốc chữa bệnh ở thể thận dương hư
Thận dương hư cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây thoát vị đĩa đệm. Tình trạng này xảy ra khi trung khí hạ hãm gây đau nhức âm ỉ, khó chịu, thận suy yếu và bị hàn thấp. Đối với chứng bệnh này, Đông y tập trung tán hàn, bổ thận, tráng dương để hóa giải.
Chuẩn bị dược liệu:
- Kỷ tử 10g
- Hoài sơn 3g
- Đỗ trọng 8g
- Thỏ ty tử 9g
- Thục địa 12g
- Cao ban long 12g
- Tục đoạn 9g
- Đương quy 8g
Hướng dẫn sắc thuốc:
- Dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với 6 chén nước
- Đun trên lửa nhỏ đến khi nước cạn còn 1/3 thì tắt bếp
- Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi bệnh khỏi hoàn toàn
Chữa thoát vị đĩa đệm ở nữ giới gây đau lưng, kinh nguyệt không đều
Ở chị em bị thoát vị đĩa đệm không chỉ gây đau nhức, tê bì các chi, giảm chức năng vận động mà còn gặp phải hiện tượng chậm kinh, kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân được xác định là do ứ trệ khí huyết, tâm trạng khó chịu, cơ thể mệt mỏi.
Để khắc phục tình trạng này và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Đông y sử dụng các vị thuốc có tác dụng bổ huyết, lưu thông khí huyết, tăng cường sức khỏe tổng thể nói chung và xương khớp nói riêng. Nên áp dụng đều đặn để đạt được kết quả tốt.
Chuẩn bị dược liệu:
- Phục linh 12g
- Ô tiêu xà 6g
- Cẩu tích 9g
- Thổ miết trùng 9g
- Chi dưới tê 3g
- Tang ký sinh 12g
- Ngô công 8g
- Sài hồ 6g
Hướng dẫn sắc thuốc:
- Các vị thuốc mang đi rửa sạch rồi để ráo
- Sau đó cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ
- Sắc đến khi cạn còn 1/3 thì tắt bếp
- Chắt lấy nước thuốc chia thành nhiều lần và uống hết trong ngày
- Áp dụng đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y có hiệu quả không?
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y có hiệu quả không, có tốt không? là những vấn đề mà không ít bà con quan tâm. Tuấn tôi thấy rằng, bất kỳ phương pháp điều trị nào cũng đều hướng đến kết quả điều trị tốt nhất, giúp kiểm soát bệnh lý và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Theo đó, phương pháp điều trị bằng Đông y cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Các bài thuốc có thể mang lại hiệu quả với những trường hợp bệnh nhẹ, cơ địa phù hợp và dùng đúng thuốc. Ngược lại, phương pháp này có tác dụng kém hoặc không mang hiệu quả với người bị thoát vị đĩa đệm nặng, cấp tính và cơ địa không phù hợp.
Để đạt được kết quả tốt nhất khi áp dụng cách chữa này, bà con cần phải hiểu rõ về cơ chế điều trị, thời gian và đối tượng phù hợp. Như tôi đã đề cập, thuốc Đông y có tác dụng chậm và dược tính khá thấp nên chỉ phù hợp với người bệnh nhẹ. Nếu sau một thời gian áp dụng mà bệnh không cải thiện thì có thể bạn không hợp với thuốc và nên thay đổi phương pháp phù hợp.
Bên cạnh dùng thuốc thì Đông y còn có kết hợp phương pháp châm cứu và bấm huyệt để lưu thông khí huyết và giúp cơ thể hấp thu các dược tính trong bài thuốc chữa bệnh và phát huy tác dụng tốt nhất. Nếu có ý định chữa bệnh bằng Đông y, bệnh nhân nên lựa chọn các phòng khám uy tín, chất lượng, lương y có chuyên môn để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Lưu ý khi áp dụng bài thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y được đánh giá có độ an toàn cao, phù hợp với nhiều đối tượng và giảm thiểu tác dụng phụ so với tân dược. Tuy nhiên, nếu lựa chọn phương pháp điều trị này cần phải kiên trì mới nhận thấy được hiệu quả.
Bên cạnh đó, trong quá trình chữa bệnh bằng phương pháp Đông y, bà con cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không tự ý áp dụng các bài thuốc Đông y khi chưa được thăm khám, chẩn đoán. Bởi chứng bệnh này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nên cần phải dùng đúng bài thuốc mới mang lại hiệu quả tốt.
- Tuân thủ thời gian dùng thuốc, liều lượng theo chỉ dẫn của lương y để tránh phát sinh tác dụng phụ cũng như ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh.
- Kiên trì áp dụng để nhận thấy chuyển biến tích cực. Thông thường sau khoảng 1 tháng sắc thuốc uống, bệnh nhân sẽ ngưng dùng thuốc khoảng 1 tuần trước khi dùng thuốc tiếp tục
- Mặc dù được đánh giá là lành tính nhưng dùng thuốc Đông y có thể gây ra một số tác dụng phụ như phát ban, đau bụng, tiêu chảy, táo bón,… Nếu tiến triển nặng, cần thông báo với lương y để được điều chỉnh toa thuốc phù hợp.
- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người đang dùng thuốc Tây điều trị cần tham vấn y khoa trước khi dùng thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm.
- Bên cạnh dùng thuốc, bà con có thể kết hợp với phương pháp châm cứu, bấm huyệt để tăng tác dụng chữa trị.
- Song song với việc điều trị, người bệnh cần kết hợp với việc tập luyện, vận động đều đặn, thay đổi các thói quen tác động xấu đến bệnh và ăn uống khoa học.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y phù hợp với những trường hợp người lớn tuổi mắc nhiều bệnh nền, việc dùng thuốc Tây không được khuyến khích, người bị bệnh ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, cần thăm khám, bắt mạch xác định thể bệnh trước khi dùng thuốc để giảm thiểu tác dụng phụ và rủi ro.
Dinh dưỡng
Review
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!