Hướng Dẫn Cách Chữa Ong Vò Vẽ Cắn Giúp Giảm Sưng Viêm Tại Nhà
Bị ong đốt không phải là điều quá xa lạ trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sơ cứu đúng cách. Vậy cách chữa ong vò vẽ cắn tại nhà thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây để có được cách xử lý kịp thời, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Ong vò vẽ đốt có gây nguy hiểm không?
Trước khi tìm hiểu về các cách chữa ong vò vẽ cắn, bạn cần hiểu rõ về tập tính của loài côn trùng này. Ong vò vẽ thường làm tổ ở nơi lộ thiên hoặc trên mái nhà. Chúng có phần bụng thon, khoang đen vàng xen kẽ nhau, phần đầu của ong vò vẽ thường to bằng vòng ngực với nhiều nốt rỗ chấm nhỏ, lông tơ ngắn, cứng và thưa thớt. Còn tổ của ong vò vẽ thường có nhiều lớp xếp chồng lên nhau, hơi giống cây bắp cải và có bề mặt nhăn nhúm.
Thức ăn chính của loài ong này là côn trùng hay ấu trùng nhện. Chúng thường bị thu hút bởi những màu sắc sặc sỡ, mùi nước hoa hoặc những người phá tổ của chúng. Vì vậy tốt nhất, nếu thấy loài ong này bạn nên tránh xa một chút và không nên gây tổn hại tới chúng.
Ong vò vẽ được xem là loài ong có đặc tính khá hung hãn. Trên thực tế, trường hợp tử vong do bị loài ong này đốt đã xảy ra. Phần nọc của ong vò vẽ rất nguy hiểm vì mang nhiều chất độc đối với cơ thể như gây tổn thương cho da, thận, máu, gây dị ứng, sốc phản vệ hoặc nặng nhất là tử vong. Nọc ong vò vẽ được lưu trữ ở các túi nọc nằm ở phần bụng và tiết ra tại vòi nằm ở phía sau. Vì vậy bị ong vò vẽ đốt sẽ rất nguy hiểm nếu như không được xử lý kịp thời.
Biểu hiện khi bị ong vò vẽ cắn
Ngay khi bị ong vò vẽ đốt, người bệnh chỉ cảm thấy nhói đau ở vị trí vòi ong đâm vào da. Nhưng chỉ vài phút sau đó, khi chất độc ngấm vào cơ thể, xung quanh vết đốt sẽ sưng đỏ, rất ngứa và đau rát bỏng. Vài giờ tiếp theo, người bệnh sẽ thấy có vết hoại tử trắng xuất hiện ở giữa vết ong cắn đồng thời gây phù nề xung quanh. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, nếu vết đốt ở thể nhẹ này, thì sau 2 đến 3 tuần sẽ tự lành lại hoàn toàn.
Điều cần lưu ý là vết ong đốt ở bộ phận nào sẽ gây ảnh hưởng ở bộ phận đó. Ví dụ nếu bạn bị ong đốt ở hầu họng thì đường hô hấp sẽ bị chèn ép do bị phù nề xung quanh gây khó thở, thở rít, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng. Nếu bị ong vò vẽ đốt ở quanh mắt, thì không chỉ gây phù nề bên ngoài, mà còn có thể gây ra viêm mống mắt, thủy tinh thể, tăng nhãn áp rất dễ làm mất thị lực. Còn trong trường hợp ngòi ong vò vẽ xuyên thẳng trực tiếp vào mạch máu sẽ gây nên các phản ứng dị ứng toàn thân rất nguy hiểm.
Cụ thể các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như:
- Phản ứng phản vệ chiếm khoảng 3 – 8%, đây là một tỷ lệ không cao nhưng khi xảy ra thì gây hậu quả rất nặng nề. Nạn nhân có thể gặp tình trạng sốc phản vệ xảy ra từ vài phút đến vài giờ ngay sau khi bị ong vò vẽ đốt và tỉ lệ tử vong trong những giờ đầu rất cao. Người bị sốc phản vệ có biểu hiện da đỏ, nổi mề đay, ngứa toàn thân, đau bụng, buồn nôn thậm chí nôn nhiều, co thắt phế quản gây tức ngực, khó thở, trường hợp nặng sẽ dẫn đến tình trạng suy hô hấp, thậm chí ngừng tuần hoàn.
- Độc tố trong nọc ong rất mạnh có thể gây ra tình trạng suy chức năng đa cơ quan bao gồm gan, thận, tim, máu,… Nọc ong gây suy thận, hoại tử tế bào thận, làm tan các hồng cầu gây tan máu, xuất huyết, rối loạn đông máu. Ngoài ra, khi nọc ong đi vào cơ thể có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, nặng hơn thì làm hoại tử các tế bào gan. Đồng thời gây yếu cơ, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, co giật, thậm chí hôn mê.
Xem thêm: 10 Cách Chữa Đau Đầu Ở Bà Bầu Hiệu Quả Không Dùng Thuốc
Cách chữa ong vò vẽ cắn hiệu quả tại nhà
Việc sơ cứu khi bị ong vò vẽ cắn là rất quan trọng, chúng sẽ giúp bạn giảm tối đa những tác hại của loài động vật này gây ra. Vì vậy ngay khi bị ong vò vẽ đốt bạn nên tuân thủ những điều như sau:
- Cần nhanh chóng di chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực có ong vò vẽ. Nếu vẫn tiếp tục bị chúng tấn công thì cần mặc quần áo kín hoặc dùng vải để che chắn cho nạn nhân một cách cẩn thận để không xuất hiện thêm bất cứ vết cắn nào.
- Rửa vết ong vò vẽ đốt bằng xà phòng cùng nước sạch, tốt nhất nên dùng thêm nước muối sinh lý.
- Dùng nhíp đã tiệt trùng để lấy nọc độc của ong vò vẽ, giúp hạn chế sự lây lan của chúng.
- Tiếp theo dùng đá lạnh bọc trong khăn rồi chườm cho bệnh nhân từ 15 – 30 phút mỗi ngày.
- Không nên băng vết ong đốt quá kín, điều này sẽ khiến vị trí bị thương bẩn và khả năng nhiễm trùng sẽ cao hơn.
- Mỗi ngày phải rửa và sát khuẩn vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc cồn y tế.
- Nâng cao vùng da bị ong vò vẽ đốt lên để giảm sưng nề.
- Uống nhiều nước để đào thải bớt độc tố ra ngoài.
- Dùng thêm các thuốc kháng histamin đường uống hoặc bôi tại chỗ nếu cảm thấy bị ngứa quá nhiều.
Nếu tình hình không cải thiện hoặc diễn biến phức tạp hơn, bệnh nhân phải đến cơ sở y tế gần nhất để có phương án thích hợp. Ngoài ra còn một số cách chữa ong vò vẽ cắn bằng mẹo dân gian, bạn có thể tham khảo như sau:
- Dùng vôi tôi bôi vào vết ong đốt.
- Muối pha loãng trong nước nóng, dùng khăn đã nhúng nước muối đắp lên vết thương, cảm giác đau nhức sẽ giảm đáng kể.
- Lấy một ít sữa mẹ bôi trực tiếp vào vết đốt vừa giúp giảm đau lại còn giảm sưng nề hiệu quả.
- Lá hẹ, hạ khô thảo tươi, lá bán hạ tươi, lá đậu ván trắng, lá bầu ta hoặc lá bạc hà tươi đều có thể chữa ong vò vẽ đốt hiệu quả. Bạn chỉ cần giã nát một trong những loại lá trên rồi đắp vào chỗ bị ong đốt sẽ thấy sự khác biệt.
- Dùng củ khoai sọ sống, cắt lát mỏng rồi đắp lên vết ong đốt giúp giảm đau.
- Giúp giảm sưng bằng cách lấy hoa tươi hoặc rau dền xát vào vết đốt mỗi ngày 5 – 7 lần.
- Bạn cũng có thể lấy mật ong, hành tươi hoặc vài lát khoai tây mỏng để xát vào vết đốt.
- Dùng 15g lá phù dung tươi cùng một ít muối ăn đem giã nát, rồi đắp vào vết đốt.
- Chặt vát cành hoặc nhánh tươi của cây sứ cùi một góc 45 độ, vẩy cho đến khi ráo mủ rồi chà xát nhiều lần theo một chiều lên trên vết ong đốt.
Những lưu ý quan trọng khi bị ong vò vẽ đốt
Ngoài việc thực hiện cách sơ cứu hoặc các mẹo dân gian trên, người bị ong đốt vẫn cần quan tâm tới một số vấn đề quan trọng như sau:
- Không được dùng tay để nặn hoặc ép chất độc từ vết ong đốt ra ngoài. Điều này sẽ khiến chất độc thấm sâu vào cơ thể hơn và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
- Không nên dùng chanh hoặc rượu để chà sát lên miệng vết cắn vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Không được gãi nhiều sẽ làm phần độc bị phát tán rộng hơn.
Trên đây là những thông tin cơ bản về các cách chữa ong vò vẽ cắn và một vài lưu ý quan trọng khi bị chúng đốt. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có thêm được kiến thức cần thiết để có thể tự điều trị cho mình và người thân trong những trường hợp cấp bách.
Nội dung hấp dẫn:
Dinh dưỡng
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!