Thoái Hóa Khớp Gối

Tham vấn chuyên môn bởi:

Lương y Đỗ Minh Tuấn

GĐ chuyên môn hệ thống Đỗ Minh Đường

Thoái hóa khớp gối là một trong 3 loại thoái hóa phổ biến nhất. Không những gây đau đớn, thoái hóa khớp còn khiến cho nhiều người, đặc biệt là các bác lớn tuổi bị hạn chế vận động. Thậm chí, có bệnh nhân không thể tự mình đi lại, phải phụ thuộc người thân dìu đỡ. Để góp phần giảm thiểu những tình huống như vậy, hôm nay tôi sẽ cung cấp cho bà con một số thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng và các hướng điều trị cũng như phòng ngừa, kiểm soát bệnh lý này.

Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?

Bà con có thể hiểu đơn giản thoái hóa khớp gối là tình trạng mô sụn bị bào mòn, hư hại, xơ hóa, dẫn tới giảm khả năng đàn hồi của khớp. Ổ khớp từ đó mà sẽ bị gia tăng áp lực khi vận động và gây ra cảm giác đau nhức, tê bì, ê mỏi và hạn chế chức năng của khớp. Y học cổ truyền xếp những tình trạng này vào chứng Tý, có nghĩa là tắc nghẽn, không thông, khô viêm dẫn đến suy yếu chức năng khớp xương.

Thoái hóa khớp gối là tình trạng mô sụn bị bào mòn, hư hại, xơ hóa và giảm khả năng đàn hồi
Thoái hóa khớp gối là tình trạng mô sụn bị bào mòn, hư hại, xơ hóa và giảm khả năng đàn hồi

Sở dĩ gọi là thoái hóa vì hiện tượng này tiến triển dần theo thời gian, tuổi càng cao thì xương khớp càng yếu, thoái hóa càng nặng. Tuổi càng cao thì tỉ lệ thoái hóa khớp càng cao, nhất là từ 46 – 60 tuổi thì tỉ lệ người bị bệnh này lên tới 50%.

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối

Tương tự như những loại thoái hóa xảy ra ở các khớp xương khác, thoái hóa khớp gối cũng xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Trong YHHĐ thì những nguyên nhân đó được chia thành 2 nhóm, gồm:

Nguyên nhân nguyên phát:

  • Tuổi cao: Càng lớn tuổi, khớp xương càng thoái hóa nhanh. Lúc này, khả năng hấp thụ canxi và glucosamine của cơ thể kém đi nhiều, sụn khớp bị bào mòn không có đủ canxi nuôi dưỡng nên ngày mòn hơn. Hiện tượng này rõ rệt nhất kể từ sau 60 tuổi.
  • Giới tính: Nữ giới từ 45 tuổi trở lên dễ bị thoái hóa khớp hơn so với nam giới. Cụ thể, cơ thể nữ giới giai đoạn này bị suy giảm nội tiết nghiêm trọng, cơ thể không sản sinh ra đủ dịch nhầy để nuôi dưỡng sụn khớp như khi còn trẻ.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài ra các yếu tố như di truyền, yếu tố chuyển hóa (mãn kinh, đái tháo đường…) đều có thể làm gia tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối sớm.

Nguyên nhân thứ phát:

  • Chấn thương khớp gối: Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây thoái hóa khớp gối. Những va chạm trong sinh hoạt hàng ngày, tai nạn giao thông, rủi ro khi chơi thể thao gây tổn thương xương khớp như: đứt dây chằng khớp gối, gãy xương bánh chè, gãy phần đầu dưới của xương đùi, lệch trục khớp gối… Ngay cả khi bệnh nhân được điều trị khỏi chấn thương thì di chứng để lại vẫn khá nặng nề, bệnh nhân sẽ sớm bị thoái hóa khớp gối hơn so với người bình thường.
  • Cân nặng: Khớp gối phải gánh sức nặng của gần như toàn bộ cơ thể, lại là vị trí vận động nhiều nên nếu bạn bị thừa cân béo phì thì đây cũng là nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối. Ước tính khi cân nặng của bạn tăng thêm 0,45kg thì trọng lượng mà khớp gối phải gánh chịu sẽ lên tới 1,5kg (khi đi bộ) và tới 4,5kg (khi chạy).
  • Tính chất công việc: Với những người ít vận động thì nguy cơ bị thoái hóa khớp gối càng cao. Đó là lý do vì sao rất nhiều người làm việc văn phòng hoặc nhân viên bán hàng thường bị thoái hóa khớp gối.
  • Chế độ dinh dưỡng: Cơ thể không được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết sẽ dẫn đến sụn khớp bị thiếu dinh dưỡng, yếu đi, túi hoạt dịch cũng sẽ tiết ra ít chất nhờn hơn. Từ đó, bạn sẽ bị thoái hóa khớp nhanh hơn.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do lão hóa tự nhiên
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do lão hóa tự nhiên

YHCT cũng chia nguyên nhân hình thành chứng Tý ra làm 2 nhóm. Tuy nhiên quan điểm của YHCT dựa trên nền tảng m Dương, Ngũ Hành, nguyên nhân gây ra tình trạng sưng viêm, đau nhức, tấy đỏ, sưng gối là do 2 yếu tố nội nhân và ngoại nhân:

  • Nội nhân: Thường xảy ra với những người lớn tuổi hoặc người mắc bệnh mãn tính. Những người này thường đang trong tình trạng tạng thận, tạng can bị suy hư, khí huyết giảm. Đấy là biểu hiện cho thấy thận đang bị hư, không chủ được cốt tủy. Từ đó mà gây ra tình trạng ê mỏi, đau nhức và giảm khả năng vận động.
  • Ngoại nhân: Thường xuất hiện những người có hệ miễn dịch kém (vệ khí suy giảm). Lúc này, thấp tà, hàn và phong (ẩm thấp, lạnh và gió) sẽ xâm nhập khiến khí huyết bất thông, tắc nghẽn gây sưng đau và tê nặng các khớp. Cơn đau thường khởi phát và tăng nặng vào những thời điểm như chuyển mùa, nhiễm mưa và nhiễm lạnh.

Chính vì quan điểm về nguyên nhân gây bệnh không hoàn toàn giống nhau như vậy mà việc điều trị bệnh của Đông và Tây y cũng sẽ khác nhau.

Tìm Hiểu Thêm: Thoái Hóa Khớp Tay – Biến Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Qủa

Triệu chứng thoái hóa khớp gối

Các triệu chứng của thoái hóa khớp gối sẽ thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể. Bà con có thể nhận biết bệnh thông qua một số dấu hiệu lâm sàng sau đây. Tuy nhiên, bà con cần lưu ý, để có thể nắm rõ được tình trạng thoái hóa thì sẽ cần phải thăm khám chuyên sâu bằng các kỹ thuật tiên tiến nhé.

  • Giai đoạn khởi phát: Khi bệnh mới khởi phát, người bệnh thường cảm thấy đau nhức ở trong khớp. Cơn đau thường xuất hiện thoáng qua, mơ hồ, không rõ ràng. Ngoài đau còn kèm theo tiếng kêu lạo xạo, lục cục ở đầu gối mỗi khi duỗi, gấp hoặc di chuyển.
  • Giai đoạn thứ 2: Bước sang giai đoạn này, bệnh nhân sẽ có hiện tượng cứng khớp, đau nhiều lên khi vận động, đi lại. Dấu hiệu cứng khớp rõ ràng nhất vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, nhiều bệnh nhân phải chờ 15 – 20 phút để khớp gối giãn ra mới đi lại bình thường được.
  • Giai đoạn nặng: Đau, cứng khớp kèm theo hiện tượng khó vận động chi dưới là dấu hiệu bệnh nhân đã ở giai đoạn thoái hóa khớp gối nặng. Cảm giác đau nhiều hơn ngay cả khi người bệnh không đi lại, vận động, gặp khó khăn khi co duỗi chân, nhấc chân lên. Quan sát đầu gối của người bệnh sẽ thấy có hiện tượng sưng tấy.
triệu chứng thoái hóa khớp gối
Triệu chứng giai đoạn đầu thường không rõ ràng, cơn đau lúc có lúc không

Đa số mọi người dễ dàng bỏ qua triệu chứng khởi phát bệnh, để bệnh tiến triển lâu ngày, “chung sống” với cảm giác đau ngày càng tăng lên cho tới khi vượt quá ngưỡng chịu đau của cơ thể mới tiến hành điều trị. Càng để nặng, việc điều trị càng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, bà con cần theo dõi kỹ các dấu hiệu đầu tiên của bệnh để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?

Như bà con đã biết, khớp gối được xác định ở vị trí 3 mặt xương tiếp giáp: đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày và mặt phía sau xương bánh chè. Khớp gối là một trong những vị trí vận động nhiều nhất nên cũng dễ bị thoái hóa nhất. Vì thế, tôi khuyên bà con, ngay từ khi phát hiện triệu chứng nhẹ nhất như khớp gối kêu lục cục khi đứng lên ngồi xuống thì hãy đi khám và điều trị ngay. Càng để lâu, bệnh càng nặng và bà con càng dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Ví dụ như:

  • Đau nhức xương khớp: Bà con đừng nghĩ rằng cảm giác đau chỉ xảy ra ở khu vực khớp gối. Nếu để lâu ngày cơn đau sẽ lan tỏa toàn thân, từ gối xuống cẳng chân, cổ chân, bàn chân… khiến cho việc vận động, sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn. Lúc này thì mỗi bước đi đều sẽ gây cảm giác đau nhức, nhất là khi co – duỗi chân.
  • Biến dạng khớp gối: Phần sụn khớp bị bào mòn, khớp gối xơ vữa kèm theo hiện tượng tràn dịch khớp, viêm, sưng to đầu gối. Người bệnh sẽ thấy đầu gối của mình bị biến dạng, nổi cục, to hẳn lên kèm theo cảm giác đau nhức.
  • Teo cơ, liệt vận động: Về lâu dài, bệnh nhân thoái hóa khớp sẽ cảm nhận rõ rệt là cơ chân của mình yếu hẳn đi. Mỗi khi di chuyển, đứng lên ngồi xuống cơ chân yếu nên sẽ có hiện tượng run rẩy. Biến chứng nặng nhất của bệnh này là liệt vận động, không thể đi lại được nữa.
Thoái hóa khớp gối nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bại liệt, tàn phế
Thoái hóa khớp gối nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bại liệt, tàn phế

Những biến chứng của bệnh thoái hóa khớp kể trên không hề hiếm gặp mà đã có rất nhiều người bị như vậy rồi. Vì vậy, khi có triệu chứng, đừng gắng chịu đựng mà hãy điều trị ngay. Thực hiện càng sớm càng giúp chúng ta kiểm soát bệnh dễ dàng hơn nhé bà con.

Chi Tiết: Phương Pháp Điều Trị Thoái Hóa Cột Sống Hiệu Qủa Nhất 

Chẩn đoán bệnh bằng cách nào?

Có tới 80% bệnh nhân thoái hóa khớp gối là nữ giới. Hiện nay, biện pháp chẩn đoán thoái hóa khớp gối được quy chiếu theo Tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội thấp khớp học Mỹ – American College of Rheumatology (ACR), các tiêu chuẩn cụ thể như sau:

  • Nhìn thấy gai xương rìa khớp trên phim chụp Xquang
  • Có hiện tượng cứng khớp dưới 30 phút
  • Có tiếng kêu lục cục khi cử động khớp gối
  • Có hiện tượng tràn dịch khớp gối
  • Khớp gối biến dạng như: gai xương, lệch trục khớp gối, thoát vị màng dịch

Nếu không có chuyên môn về y khoa bạn sẽ không thể tự nhận biết được mình có đang bị thoái hóa khớp gối hay không. Để xác định chính xác tình trạng sức khỏe của mình, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín và sẽ được chẩn đoán bằng 5 kỹ thuật sau đây:

  • Chụp X-quang khớp gối: Kỹ thuật này sẽ xác định được tình trạng đặc – loãng của xương, có gai xương khớp gối không và có bị hẹp khớp gối không
  • Siêu âm khớp gối: Kỹ thuật siêu âm khớp gối sẽ chỉ ra được độ dày – mỏng của sụn khớp, phát hiện được bạn có bị tràn dịch khớp hay không, có bị hẹp khe khớp hay gai xương khớp gối không
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Phương pháp chẩn đoán này sẽ cho hình ảnh khớp gối toàn diện và đầy đủ nhất vì nó là hình ảnh 3 chiều, những tổn thương ở sụn, dây chằng, màng hoạt dịch sẽ được thể hiện rõ ràng.
  • Nội soi khớp gối: Phương pháp này giúp chẩn đoán chính xác nhất mức độ tổn thương của sụn khớp.
  • Xét nghiệm: Bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm sinh hóa và xét nghiệm dịch khớp
Hình ảnh của khớp bị thoái hóa và khớp bình thường
Hình ảnh của khớp bị thoái hóa và khớp bình thường

Tùy từng trường hợp cụ thể mà yêu cầu về biện pháp chẩn đoán sẽ khác nhau. Nhưng thông thường thì chỉ cần chụp X-quang và siêu âm khớp gối là đã có thể đánh giá được cơ bản tình trạng bệnh. Đây là 2 biện pháp cần thiết và cũng phù hợp nhất với mọi đối tượng bệnh nhân. Do đó, việc nhiều người bệnh lo lắng và yêu cầu được chụp cộng hưởng từ dù bác sĩ không chỉ định là không cần thiết, gây tốn kém.

Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiện nay

Không giống như những bệnh nội khoa thông thường chỉ cần dùng thuốc là cải thiện được, với thoái hóa khớp gối, tùy thuộc vào mức độ và thể trạng từng bệnh nhân mà sẽ có biện pháp điều trị phù hợp. Thông thường thì sẽ dùng phương pháp điều trị bảo tồn, dùng thuốc hoặc dùng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu. Còn nếu tình trạng thoái hóa nghiêm trọng, người bệnh mất khả năng vận động, có dấu hiệu biến dạng khớp thì sẽ phải can thiệp bằng các biện pháp điều trị xâm lấn, kết hợp trị liệu và dùng thuốc.

Phương pháp điều trị dùng thuốc uống

Trong điều trị thoái hóa khớp gối, các biện pháp điều trị bảo tồn, sử dụng thuốc uống là ưu tiên số 1. Khi không có tác dụng thì mới xem xét tới các phương pháp khác. Nói về thuốc điều trị thì bà con có thể lựa chọn dùng thuốc Tây y hoặc thuốc Đông y. Mỗi loại sẽ có những mặt lời thế và hạn chế riêng. Về phần này, tôi sẽ nói kỹ hơn với bà con trong bài: Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến và hiệu quả hiện nay.

Còn trong bài viết này, tôi chỉ đưa ra một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp gối, bao gồm cả Tây và Đông y.

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc Tây y

Ở giai đoạn khởi phát, mức độ nhẹ của bệnh thoái hóa khớp gối, người bệnh được điều trị bằng các loại thuốc giảm triệu chứng đau, kiểm soát tốc độ thoái hóa khớp. Các loại thuốc sau đây thường xuất hiện trong đơn điều trị:

  • Thuốc giảm đau paracetamol
  • Thuốc giảm đau không chứa steroid
  • Thuốc giãn cơ varafil, myonal 50mg
  • Thuốc kháng viêm corticoid dạng tiêm trực tiếp vào khớp gối
  • Các loại thuốc bổ sung chất nhờn cho sụn khớp
  • Vitamin tổng hợp nhóm B: B6, B1, B12
Với những người bị thoái hóa nặng, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc tiêm trực tiếp vào khớp gối
Với những người bị thoái hóa nặng, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc tiêm trực tiếp vào khớp gối

Các loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối kể trên thường được kê trong thời gian nhất định. Thuốc Tây y có ưu điểm nổi bật là giảm đau nhanh chóng, thấy rõ hiệu quả trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc Tây y hoặc tự ý dùng thuốc khi chưa thăm khám khiến nhiều bệnh nhân thoái hóa khớp gối bị “nhờn thuốc”, tác dụng phụ của thuốc.

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y

Các bài thuốc Đông y được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp gối thường giúp người bệnh cùng lúc đạt được 2 tác dụng. Thứ nhất là đưa tà khí ra ngoài, cải thiện các triệu chứng sưng viêm, đau nhức khớp, giúp vận động dễ dàng hơn. Thứ hai là giúp tăng cường lưu thông khí huyết, bồi bổ can thận, làm mạnh gân xương, sụn khớp, phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả. So với thuốc Tây y, thuốc Đông y phát huy tác dụng chậm hơn, nhưng với các bệnh mãn tính như thoái hóa khớp thì dùng Đông y ưu thế, an toàn hơn vì không gây tác dụng phụ.

Dưới đây là một số bài thuốc chữa thoái hóa khớp gối được ghi chép trong sách Y học cổ, bà con có thể đọc tham khảo:

  • Bài thuốc 1: Gồm các dược liệu Sinh địa, ngưu tất bắc, đảng sâm, đương quy, độc hoạt, đỗ trọng bắc (mỗi thứ 12 lạng), tần giao, xuyên khung (mỗi thứ 8 lạng), quế chi, tế tân, cam thảo bắc (mỗi thứ 4 lạng), phòng phong, bạch thược, phục linh (mỗi thứ 10 lạng), tang ký sinh (16 lạng).
  • Bài thuốc 2: Gồm các dược liệu Quế chi (8 lạng), sinh địa, cây trinh nữ, hà thủ ô (mỗi thứ 12 lạng), thổ phục linh, cỏ xước (mỗi thứ 16 lạng), thiên niên kiện, lá lốt (mỗi thứ 10 lạng).
  • Bài thuốc 3: Dùng Kê huyết đằng, ngân hoa, tang ký sinh, ngưu tất, đương quy, dạ giao đằng, liên kiều, tang chi, tần giao và hoàng kỳ (mỗi thứ 20 lạng), cam thảo và một dược (mỗi thứ 10 lạng).
Thuốc Đông y điều trị triệt để các nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối
Thuốc Đông y điều trị triệt để các nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

Vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối

Phương pháp vật lý trị liệu có tác dụng giảm bớt cảm giác đau nhức khớp gối, giảm co thắt cơ, phục hồi chức năng vận động ở khớp gối và phòng ngừa được tình trạng biến dạng khớp gối. Để chọn ra bài tập hay phương pháp vật lý trị liệu nào hiệu quả nhất thì quả là rất khó, vì vậy trong giới hạn bài viết này, tôi chỉ giới thiệu tới bà con một số phương pháp trị liệu phổ biến. Bao gồm:

  • Chiếu sóng ngắn: Tia bức xạ sóng ngắn sẽ làm cho sợi dẫn truyền bị ức chế hoạt động, giảm bớt tình trạng sưng, phù nề, giảm đau khớp gối.
  • Điện xung và điện phân: Chiếu laser, xung điện hoặc dùng dòng điện galvanic, faradic để truyền thuốc giảm đau vào khớp gối. Nói chung, các biện pháp này đều giúp bệnh nhân giảm đau khớp gối tức thì.
  • Chiếu đèn hồng ngoại: Tia sáng hồng ngoại từ đèn chuyên dụng sẽ xuyên qua bề mặt da làm cho khu vực khớp gối bị thoái hóa nóng lên, giảm bớt cảm giác đau nhức, sưng khớp gối, tăng cường lưu thông máu.
  • Châm cứu, bấm huyệt: Phương pháp này sử dụng kim châm và sức lực của tay tác động vào các vị trí huyệt đạo nhằm làm cho khối cơ bị bó vào nhau giãn ra, giảm bớt áp lực mà đầu khớp gối đang phải gánh chịu, từ đó giảm cảm giác đau nhức, nặng nề ở khớp gối.
Vật lý trị liệu giúp người lưu thông mạch máu, giảm đau và duy trì chức năng vận động cho người bệnh
Vật lý trị liệu giúp người lưu thông mạch máu, giảm đau và duy trì chức năng vận động cho người bệnh

Điều trị bằng phương pháp can thiệp ngoại khoa

Đây là phương pháp điều trị cần thiết với những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối nặng, có các dấu hiệu như: biến dạng khớp gối, xơ cứng khớp, viêm sưng đỏ khớp gối, tụ dịch khớp gối. Căn cứ vào tình hình thoái hóa của từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ điều trị sẽ chỉ định thực hiện biện pháp phẫu thuật phù hợp, gồm:

  • Điều trị dưới nội soi khớp: Sử dụng 1 trong 3 phương pháp: Cắt lọc, bào, rửa khớp; Khoan kích thích tạo xương; Cấy ghép tế bào sụn.
  • Phẫu thuật thay khớp nhân tạo: Được chỉ định cho các thể bệnh nặng, đang trong giai đoạn tiến triển nhanh, các chức năng vận động đang bị suy giảm nghiêm trọng cần phải phẫu thuật thay thế bằng một khớp nhân tạo mới có thể khôi phục lại được khả năng vận động. Các bác trên 60 tuổi là những trường hợp phổ  biến phải áp dụng phương pháp này.
Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng, chỉ định cho những trường hợp nghiêm trọng, có dấu hiệu biến dạng khớp
Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng, chỉ định cho những trường hợp nghiêm trọng, có dấu hiệu biến dạng khớp

Bệnh nhân nên cân nhắc khi điều trị bằng phương pháp này, chỉ thực hiện khi không thể cải thiện, phục hồi khớp gối. Bất cứ cuộc phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là khi người bệnh tuổi cao, có kèm bệnh lý nền. Hơn nữa, sau khi làm phẫu thuật, người bệnh cần tập vật lý trị liệu thời gian dài mới có thể trở lại vận động được như bình thường.

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cho người thoái hóa khớp gối

Hiện nay có tới gần 80% bệnh nhân thoái hóa khớp gối bị thừa cân, béo phì. Và điều đầu tiên mà bác sĩ khuyên người bệnh chính là điều chỉnh cân nặng về mức trung bình, phù hợp với cơ thể. Để làm được điều đó, thay đổi chế độ dinh dưỡng là việc cần làm đầu tiên. Song song với đó, người bệnh cũng cần thay đổi chế độ sinh hoạt của mình. Sau đây tôi xin đưa ra một số lời khuyên cho các bác, các anh chị bị thoái hóa khớp gối để cải thiện sức khỏe của mình:

  • Tăng cường thực phẩm giàu canxi, vitamin D và glucosamin trong thực đơn ăn uống hàng ngày, chẳng hạn như: xương sườn, xương ống, sụn bò, ngũ cốc, đậu nành, cá hồi, cá thu…
  • Ăn nhiều rau xanh, củ quả giàu vitamin, giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa tình trạng thoái hóa khớp diễn ra mạnh mẽ hơn.
  • Hạn chế ăn nhiều tinh bột, đường, muối, chất béo bão hòa vì có thể làm tăng cân khó kiểm soát, gây áp lực lớn lên khớp gối.
  • Kiêng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích, nước giải khát không lành mạnh vì sẽ làm kích thích tình trạng viêm đau tại các khớp.
  • Uống đủ 1,5 – 2l nước mỗi ngày, ngủ đủ 8 tiếng/ngày, phân bổ thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, không để khớp gối chịu áp lực quá lớn trong thời gian dài.
  • Kiểm soát tốt lượng đường trong máu cũng là biện pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối. Vì theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy đường huyết cao sẽ khiến cho sụn khớp cứng hơn, đàn hồi kém hơn, dễ bị thoái hóa khớp hơn.
  • Vận động thường xuyên, tập luyện các bài tập phù hợp với thể trạng và mức độ thoái hóa khớp gối mà bạn đang mắc phải. Thực hiện đều đặn hàng ngày để giúp tăng cường sự chắc khỏe cho khớp xương, giúp cơ bắp dẻo dai hơn.
  • Tránh va đập mạnh, chấn thương nặng ảnh hưởng đến xương khớp. Hạn chế khuân vác vật nặng hoặc tham gia các hoạt động cần vận động mạnh, ảnh hưởng tới hệ cơ xương khớp.
  • Giữ tinh thần lạc quan, tâm lý thoải mái sẽ giúp sức khỏe tốt hơn, điều trị thoái hóa khớp gối đạt hiệu quả cao hơn.

Trên đây là những chia sẻ của tôi về thoái hóa khớp gối. Hi vọng những thông tin này có thể giúp cho các bác, các anh, các chị hiểu hơn về bệnh, đồng thời biết cách ngăn ngừa hiệu quả tiến trình của thoái hóa. Tôi kính mong bà con luôn có một sức khỏe tốt, vui vẻ và an lạc.

Tìm Hiểu :

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi