Nguyễn Văn Minh
Người Bị Thoái Hóa Khớp Gối Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Cải Thiện Bệnh?
Xin chào thầy Đỗ Minh Tuấn, tôi là Minh, 58 tuổi. Hiện nay tôi đang bị mắc bệnh lý thoái hóa khớp khoảng 7 - 8 năm. Là người theo dõi Blog của thầy Tuấn đã lâu và có nghiên cứu về bài thoái hóa khớp gối thầy biên soạn gần đây, tôi nhận thấy việc điều trị bệnh muốn hiệu quả lâu dài cần kết hợp chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý. Vậy thoái hóa khớp gối nên ăn gì và đặc biệt cần tránh đồ ăn nào để bệnh nhanh khỏi? Xin thầy giải đáp vấn đề này giúp tôi và cho tất cả bà con đang quan tâm. Xin cảm ơn ạ!
Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì?
Trong mỗi lần chẩn bệnh, kê đơn và dặn dò bệnh nhân về những lưu ý trong quá trình điều trị, tôi đều không quên nhắc nhở bà con về những chú ý trong chế độ dinh dưỡng đặc biệt là thoái hóa khớp gối nên ăn gì. Điều này đủ cho thấy rằng thực đơn hàng ngày là vô cùng quan trọng đóng vai trò quyết định nhiều đến tiến trình điều trị bệnh của chúng ta.
Thực phẩm nói chung không chỉ cung cấp những năng lượng và dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể mà chúng còn có thể hỗ trợ đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh, giảm khó chịu và đau nhức do bệnh thoái hóa khớp gối gây nên.
Do đó, nếu chẳng may bạn đang mắc phải bệnh lý này người bệnh cần chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý để cải thiện sức khỏe, nâng cao đề kháng phòng bệnh tái phát. Một số nhóm thực phẩm người bệnh nên bổ sung như sau:
Nhóm rau xanh chứa nhiều vitamin
Rau xanh chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người bị bệnh xương khớp như thoát vị đĩa đệm cấp – mãn tính, viêm đau khớp, thoái hóa khớp gối. Trong rau xanh có chứa nhiều chất xơ, vitamin A, E,… cần thiết cho việc phục hồi của xương khớp. Một số loại rau chữa nhiều dưỡng chất tốt được ưu tiên sử dụng như sau:
- Rau lá có màu xanh đậm: Có chứa hàm lượng chất oxy hóa cao, canxi, magie giúp tăng độ dẻo dai cho xương khớp, ngăn chặn tiến trình lão hóa. Ví dụ như rau cải xoăn, diếp cá, tỏi tây, cần tây,…
- Bông cải xanh: Người bị thoái hóa khớp gối không thể bỏ qua bông cải xanh, chúng có chứa Sulforaphane làm chậm thoái hóa khớp, ức chế sản xuất chất gây viêm và giảm đau nhức.
- Rau bina: Loại rau này chứa một hàm lượng lớn chất flavonoid, có tác dụng chống viêm, tiêu sưng và tốt cho người bị viêm, thoái hóa khớp, loãng xương. Ngoài ra, rau bina cũng giúp nâng cao sức khỏe nhờ các chất vitamin K, canxi, folate,…
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì – bổ sung nấm
Tất cả các loại nấm đều là một loại thực phẩm vàng đối với sức khỏe chúng ta. Nấm có khả năng tăng cường đề kháng cơ thể, ngăn chặn lão hóa, ngăn ngừa bệnh về tim mạch hay ung thư. Trong nấm có chứa hoạt chất Polysaccharide với khả năng tăng cường miễn dịch và bảo vệ khớp.
Bà con bị thoái hóa khớp gối hãy bổ sung các loại nấm như:
- Nấm hương giàu dưỡng chất, có khả năng chống viêm, tăng cường bồi bổ cơ thể, cải thiện tê bại tay chân.
- Nấm mộc nhĩ gia tăng dưỡng chất sụn khớp, phòng ngừa xơ vữa động mạch, ổn định huyết áp.
- Để hiệu quả chữa thoái hóa khớp gối tốt nhất, người bệnh có thể kết hợp nấm trong các món ăn cùng với loại rau xanh như súp lơ, cà rốt, rau cải,…
Nhóm thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C là một hoạt chất cần thiết và đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của sụn khớp. Nếu thiếu hụt vitamin C, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng sụn suy yếu, thoái hóa xảy ra trầm trọng hơn. Do đó, để điều trị và phòng ngừa thoái hóa khớp gối một cách hiệu quả, bà con không nên bỏ qua nhóm thực phẩm giàu vitamin C.
Một số loại thực phẩm chứa vitamin C trong thành phần có thể dễ dàng kể đến như là ớt chuông, bông cải xanh, quả ổi, trái cây có múi họ cam bưởi, quả dứa,…
Nhóm thực phẩm giàu Beta Carotene
Beta caroten thực chất là tiền chất của vitamin A, chúng có công dụng tăng cường hệ miễn dịch hoạt động khỏe mạnh, cải thiện thị lực, chống oxy hóa và các gốc tự do, bảo vệ mô và tế bào ổn định.
Ngoài ra, hoạt chất này còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về viêm xương khớp, thoái hóa khớp, bệnh gan, tuyến tụy. Duy trì hoạt động ổn định của huyết áp và ngăn ngừa xơ nang, ung thư.
Các thực phẩm giàu beta caroten mà người bệnh thoái hóa khớp gối nên chú ý bổ sung như khoai lang, củ cải, quả đu đủ, đậu Hà Lan, quả mận chín, anh đào,…
Nhóm trái cây giúp cải thiện sức khỏe
Các loại quả mọng có chứa rất nhiều vitamin và các khoáng chất thiết yếu để duy trì sức khỏe xương khớp hay toàn bộ cơ thể. Ngoài ra nhóm chất xơ, vitamin E dồi dào, canxi, magie, kẽm, rutin cũng có lợi cho sức khỏe xương khớp.
Những loại quả mọng mà bạn nên ăn nhiều đó là dâu tây, việt quất , quả nho, quả kỷ tử, nam việt quất,…
Ngoài ra, bơ cũng là một loại quả nên cho vào danh sách những quả mà người bị thoái hóa khớp nên ăn. Chúng có chứa chất kích thích giúp sản sinh được collagen trong xương khớp, gân, sụn, cải thiện thoái hóa ở mô xương. Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, hãy bổ sung một quả bơ mỗi ngày, bạn sẽ thấy sự thay đổi đáng kể sau một thời gian áp dụng.
Bổ sung nhóm Omega – 3 tốt cho xương khớp
Omega – 3 có trong các loại cá rất tốt cho người bệnh đang bị đau nhức xương khớp. Bởi Omega – 3 có khả năng ức chế tiến trình sản xuất enzyme và cytokine, từ đó giúp giảm viêm nhiễm và cải thiện triệu chứng do thoái hóa gây ra.
Những loại cá sau có chứa hàm lượng Omega – 3 rất lớn đó là:
- Cá hồi
- Cá thu
- Cá trích
- Cá ngừ
- Cá cơm…
Thoái hóa khớp nên ăn gì? Nước hầm xương giàu canxi
Trong nước hầm xương có chứa nhiều Glucosamine và Chondroitin. Đây là các thành phần chính cấu thành nên sụn khớp của con người. Ngoài ra nước hầm xương cũng có chứa Collagen giúp duy trì sức khỏe xương khớp.
Mỗi tuần, bà con có thể bổ sung khoảng 2 – 3 bữa canh xương hầm, nên hầm thêm cùng các loại rau củ quả để dễ ăn và tăng cường dưỡng chất tốt. Các loại nước xương thường được sử dụng đó là sụn sườn bò. xương sườn lợn, xương ống,…
Ngoài ra, một số gợi ý khác dành cho bà con đang thắc mắc về thực đơn đa dạng dành cho người thoái hóa khớp như sau:
- Các loại ngũ cốc hoặc đậu chưa qua tinh chế
- Chất béo lành mạnh
- Các gia vị như tỏi, gừng, hạt tiêu, ớt, lá lốt
- Thảo mộc như trà xanh, nghệ, cây húng quế
- Sữa và các phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai
- Thực phẩm giàu vitamin D như trứng, cá tuyết, tôm, cua,…
Thoái hóa khớp gối không nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe?
Bên cạnh việc trang bị cho mình những kiến thức về thoái hóa khớp gối nên ăn gì, bà con cũng cần chú ý thêm về những nhóm thực phẩm mình cần kiêng để bảo vệ sức khỏe sụn khớp.
Những thực phẩm mà người bệnh cần tránh nếu không muốn thoái hóa khớp chuyển biến xấu đó là:
Nhóm thịt đỏ
Trong thịt đỏ có chứa quá nhiều hàm lượng protein, cholesterol,… trong khi người bị thoái hóa khớp chỉ cần dung nạp một lượng rất ít các chất này. Do đó, nếu bà con sử dụng quá nhiều nhóm thịt đỏ sẽ khiến cho đau nhức xương khớp trở nên trầm trọng hơn.
Chính vì thế, tốt nhất bà con nên hạn chế đến mức tối đa việc dùng thịt đỏ trong các bữa ăn hàng ngày. Đó là thịt bò, thịt bê, cừu,… và thay thế vào đó, hãy bổ sung nhiều thịt gia cầm hay các loại protein thực vật.
Những loại đồ ăn nhiều dầu mỡ
Các món ăn thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ và các chất béo bão hòa mặc dù mang đến sự ngon miệng và kích thích vị giác nhưng lại rất có hại cho xương khớp. Chẳng những vậy, các thực phẩm này có thể làm tăng Cholesterol trong máu, gây nên các phản ứng hóa học không tốt cho sức khỏe.
Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ động vật sẽ khiến tình trạng viêm sưng hay thoái hóa khớp gia tăng về mức độ nghiêm trọng. Bởi vậy, bạn cần tránh xa các loại thực phẩm như đồ chiên ngập dầu, bánh rán, chả giò, khoai tây rán,…
Thực phẩm quá mặn
Những món ăn quá mặn, có chứa nhiều muối rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp và làm gia tăng viêm nhiễm tại khớp. Bởi thế người bị thoái hóa khớp nên thận trọng trước khi lựa chọn thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày.
Cách tốt nhất người bệnh nên tránh những loại đồ ăn chế biến sẵn, chúng không chỉ chứa nhiều muối mà còn có nhiều chất bảo quản gây hại. Hãy tự nấu ăn tại nhà, chủ động tính toán lượng muối tiêu thụ trong ngày và ăn nhạt để đảm bảo sức khỏe xương khớp.
Đồ ăn nhiều đường và carbohydrate
Những món ăn nhiều đường và carbohydrate có thể giải phóng chất Cytokine. Từ đó chúng khiến cho tình trạng sưng viêm tại các khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
Nếu bạn ăn quá nhiều muối trong thực đơn hàng ngày, chúng sẽ khiến thận phải làm việc quá sức và tăng đào thải clorua, tăng bài tiết canxi và khoáng chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể ra ngoài. Bởi thế, nếu ăn mặn trong thời gian dài có thể khiến mật độ xương bị giảm nhanh chóng, xương dễ bị nứt gãy và khả năng phục hồi thấp.
Vì thế, người bệnh không nên sử dụng các loại đường tổng hợp có trong kẹo, bánh ngọt, chocolate,.. Những đồ uống có gas, nước ngọt, cà phê, soda,… cũng cần phải tránh xa.
Rượu bia và thuốc lá
Những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá không chỉ gây hại cho xương khớp nói chung mà chúng cũng khiến sức đề kháng cơ thể bị ảnh hưởng. Đặc biệt là người đang bị mắc thoái hóa khớp, gút, viêm đau khớp,…
Việc sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê trong thời gian dài sẽ khiến cho những triệu chứng bệnh trở nên nặng hơn. Không những thế, chúng còn làm sức đề kháng bị suy giảm, dễ gây mất cân bằng trong cơ thể và tạo điều kiện cho các tác nhân có hại xâm nhập.
Ngoài ra bia rượu có thể làm giảm axit uric trong máu, kích thích phản ứng viêm nhiễm và đau nhức ở khớp đang bị thoái hóa. Những mao mạch trong cơ thể do bị ảnh hưởng bởi bia rượu có thể hình thành tổn thương, máu lưu thông nuôi dưỡng sụn khớp bị giảm. Bởi lẽ đó, ngay cả khi người bệnh có bị thoái hóa khớp hay không thì tôi đều khuyên bà con không nên sử dụng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá hàng ngày để đảm bảo sức khỏe được tốt nhất.
Qua những thông tin tôi chia sẻ trên đây, chắc hẳn bà con đã có cái nhìn rõ nét hơn về chủ đề thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì tốt. Đồng thời chúng ta cũng cần nhìn nhận rằng, việc điều trị sẽ không đem lại kết quả tốt đẹp nếu chúng ta không lựa chọn được một phác đồ chữa bệnh đúng đắn, xây dựng thói quen khoa học, chú ý dinh dưỡng đầy đủ và tập luyện thường xuyên.
Tôi bị thoái hoá khớp gối và bệnh viêm khớp dạng thấp. Mong được tư vấn?