Điều trị thoái hóa khớp bằng Top 3 phương pháp hiệu quả

Thoái hóa khớp là bệnh lý mà hầu như ai ngoài 50 tuổi cũng sẽ gặp phải. Đó như là quy luật của tự nhiên, không thể tránh được. Nhiều bác hỏi tôi là làm thế nào để chữa khỏi. Xin thưa, là bệnh này không chữa khỏi được. Các biện pháp điều trị đều chỉ hướng tới mục đích giảm đau, chống viêm và làm chậm quá trình thoái hóa. Nói như vậy không có nghĩa là phương pháp điều trị thoái hóa khớp nào cũng giống nhau và muốn áp dụng như thế nào cũng được. Với từng mức độ bệnh, chỉ khi biết lựa chọn cách chữa phù hợp thì mới có hiệu quả tốt.

phương pháp điều trị thoái hóa khớp
Tùy thuộc vào mức độ, giai đoạn thoái hóa khớp mà lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp

Chữa thoái hóa khớp bằng phương pháp không dùng thuốc

Thông thường, ở giai đoạn đầu, thoái hóa khớp sẽ không có những dấu hiệu rõ ràng. Người bệnh sẽ hoàn toàn không có các biểu hiện sưng đỏ, nóng rát hay biến dạng gì lạ. Ngược lại vẫn có thể vận động, sinh hoạt được như bình thường. Chỉ một số bác phải thường xuyên lao động nặng nhọc hoặc hoạt động quá sức thì mới có thể lờ mờ nhận ra có cơn đau. Mặc dù các triệu chứng lâm sàng không rõ ràng, các cơn đau lúc có, lúc không nhưng X-quang khớp sẽ cho thấy khớp đang có nguy cơ thoái hóa.

Hướng điều trị cho những trường hợp này chủ yếu là các phương pháp không dùng thuốc, bao gồm chế độ ăn uống sinh hoạt, kết hợp với vật lý trị liệu. Ngoài ra có thể áp dụng một số mẹo chữa dân gian để cải thiện triệu chứng (nếu có).

Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bị thoái hóa khớp

Như bà còn đã biết, trọng lượng cơ thể quá nặng hay quá gầy, khớp xương ít được vận động hoặc vận động quá đà… đều là những yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp diễn ra mạnh mẽ. Chính vì vậy, bà con muốn có một hệ xương khớp chắc khỏe, ngăn ngừa thoái hóa thì việc đầu tiên là phải xây dựng cho mình một chế độ ăn uống cân bằng và một lối sống, sinh hoạt khoa học. Cụ thể:

Với chế độ dinh dưỡng thì người thoái hóa khớp nên ăn gì, kiêng gì?

  • Cần chú ý cân bằng các dưỡng chất và kiểm soát cân nặng ở mức độ vừa phải.
  • Cân đối lượng chất đạm, chất béo, khoáng chất và vitamin.
  • Nên ăn những thức ăn giàu canxi, vitamin (A, D, K2) chất xơ như trứng, sữa, nước hầm xương, rau củ, trái cây…
  • Thường xuyên ăn các loại cá có chứa nhiều omega 3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích…
  • Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ như đồ chiên xào, nướng,…
  • Giảm tinh bột, giảm đường, nhất là các loại đường hấp thụ trực tiếp như mía, bánh kẹo, nước ngọt…
  • Sử dụng các loại đạm thực vật để thay thế đạm động vật. Ví dụ như đậu nành, đậu đũa, đậu cove, nấm…
Thoái hóa khớp nên ăn gì, kiêng ăn gì
Chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp người bệnh kiểm soát quá trình thoái hóa khớp

Chế độ sinh hoạt, vận động

  • Thay đổi các tư thế xấu trong lao động và sinh hoạt, gây lệch trục khớp.
  • Chế độ vận động thể dục thể thao hợp lý như đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập các bài tập nhẹ nhàng,…
  • Tránh thực hiện các hoạt động gây hại cho khớp như đi bộ trên đoạn đường gồ ghề, có độ dốc cao, leo cầu thang, đi giày cao gót, đế cứng, mang vác nặng, ngồi xổm, xếp bằng, ngồi ghế quá thấp.
  • Tránh các môn thể thao tạo áp lực lớn lên khớp như bơi ếch tốc độ nhanh, các môn chơi với bóng, điền kinh…
  • Tránh thực hiện các động tác quá nhanh, quá mạnh và gây đột ngột. Mọi hoạt động phải tuân theo nguyên tắc tránh cho khớp tổn thương không bị quá tải.

Tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng

Vật lý trị liệu là một biện pháp chữa thoái hóa khớp không dùng thuốc. Thay vào đó là sử dụng những tác động vật lý nhằm kích thích tuần hoàn lưu thông máu. Vừa giúp người bệnh giảm đau, vừa thúc đẩy quá trình nuôi dưỡng sụn khớp, tăng sức mạnh cho gân, cơ, chống rút cơ quanh khớp và ngăn ngừa tình trạng thoái hóa khớp.

Dưới đây tôi xin đưa ra một số phương pháp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng thường được sử dụng trong điều trị thoái hóa khớp. Còn trên thực tế thì có rất nhiều phương pháp khác nữa.

  • Siêu âm: Dùng để làm mềm các tổ chức tổn thương xơ sẹo ở sâu bên trong, giúp chống viêm, giảm đau, tăng cường chuyển hóa và tăng tái tạo tổ chức các mô xương.
  • Sóng ngắn: Phương pháp này được sử dụng nhằm tạo nhiệt nóng ở sâu bên trong các khớp xương. Từ đó thúc đẩy quá trình chuyển hóa, chống phù nề và giảm viêm đau.
  • Dòng xung điện: Sử dụng dòng xung điện tác động vào thần kinh cơ, giúp giảm đau, tăng cường chuyển hóa và tăng cường dẫn truyền thần kinh.
  • Chiếu đèn hồng ngoại: Thường áp dụng cho những người giai đoạn nặng, có các biểu hiện căng cứng, co thắt khớp. Các tia hồng ngoại có tác dụng làm nóng khớp, giảm các triệu chứng đau nhức, ngăn ngừa các cơ bị co cứng, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng và lưu thông tuần hoàn máu.
  • Dùng nhiệt trị liệu: Có tác dụng làm giảm các cơn đau, giúp lưu thông khí huyết, tăng cường khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Một số phương pháp thường được sử dụng trong điều trị nhiệt là chườm ngải cứu, đắp Paraphin, chườm muối nóng,…
  • Châm cứu chữa thoái hóa khớp: Có tác dụng làm giãn các khối cơ đang bị co cứng và bó sát vào nhau. Khi cơ được mềm hóa thì áp lực ở các đầu khớp đang đè lên nhau sẽ được giải phóng. Người bệnh sẽ cảm thấy bớt đau.
Châm cứu bấm huyệt
Châm cứu, bấm huyệt giúp giãn nở các cơ, đả thông kinh mạch, giảm đau hiệu quả

Vì không dùng thuốc nên phương pháp này khá an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên với từng mức độ thoái hóa thì sẽ một chế độ, phương pháp phù hợp. Do đó, để có hiệu quả tốt thì bà con cần thăm khám và tuân theo hướng dẫn của các bác sĩ trị liệu.

Chữa thoái hóa khớp bằng mẹo dân gian tại nhà

Ngoài 2 giải pháp trên, tôi sẽ mách cho bà con thêm một số mẹo dân gian có thể giúp ngừa thoái hóa khá hiệu quả. Chỉ với một số cây lá quanh nhà và vài bước thực hiện đơn giản là bà con đã tạo ra được những bài thuốc có lợi cho cơ khớp của mình rồi. Tôi thì tôi vẫn khuyên thật, bà con cứ ưu tiên thử dùng mẹo trước, thấy không hiệu quả thì lúc ấy hãy dùng đến thuốc điều trị.

Các mẹo giảm đau nhức xương khớp trên mạng có đầy, tha hồ cho bà con tham khảo. Tuy nhiên thì tôi vẫn xin chia sẻ cho bà con 3 mẹo, sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, cách làm đơn giản như sau:

  • Chữa thoái hóa bằng ngải cứu: Thảo dược này có vị đắng, tính ấm, mùi hăng, có công dụng giảm viêm đau, loại trừ phong thấp, đả thông kinh mạch, giữ ấm các khớp. Vì vậy dân gian thường dùng để chữa đau nhức xương khớp. Cách thực hiện rất đơn giản, bà con chỉ cần rang nóng ngải cứu với muối hạt. Sau đó bọc vào khăn và chườm lên vùng khớp bị đau sẽ cải thiện đáng kể các triệu chứng.
  • Chữa thoái hóa khớp bằng lá lốt: Lá lốt có mùi thơm nồng, vị cay, tính ấm, có tác dụng giúp kháng viêm, giảm đau, tiêu trừ khí lạnh rất tốt. Để giảm đau khớp do thoái hóa, bà con dùng lá lốt đun sắc thành nước uống. Với những người có cơ địa phù hợp thì chỉ sau khoảng 7 ngày uống thuốc là sẽ thấy tình trạng sưng đau giảm đi.
  • Chữa thoái hóa khớp bằng rễ đinh lăng: Trong rễ cây đinh lăng có chứa một lượng lớn vitamin, axit amin có khả năng chữa bệnh đau đầu, chóng mặt, phong hàn hoặc hỗ trợ giảm đau, kháng viêm rất tốt. Vì vậy, người xưa thường dùng đinh lăng sao vàng rồi sắc thành thuốc uống, nhằm đẩy lùi tình trạng đau nhức xương khớp.
Một số mẹo dân gian có thể giúp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp
Một số mẹo dân gian có thể giúp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp

Điều trị thoái hóa khớp bằng thuốc

Thoái hóa khớp ở giai đoạn tiến triển, tức đã có sự xuất hiện của các gai xương và hình thành nên các ổ viêm thì bắt buộc bệnh nhân phải điều trị bằng thuốc, kết hợp với các biện pháp không dùng thuốc nói trên. Mục tiêu điều trị là giảm đau, duy trì khả năng vận động và ngăn ngừa biến dạng khớp.

Nói về thuốc điều trị thì người bệnh có thể lựa chọn tân dược hoặc đông dược, mỗi loại có những ưu điểm, nhược điểm riêng.

  • Tân dược vượt trội với khả năng giảm đau nhanh chóng, tức thời. Nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ cho hệ tiêu hóa, tim mạch và thận. Đồng thời sau một thời gian ngừng uống thuốc, nếu không thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh, bệnh sẽ rất dễ tái phát.
  • Ngược lại đông dược có cái lợi là có thể tác động vào gốc bệnh, làm mạnh chính khí, khiến tà khí tự động bị loại trừ. Chính vì vậy mà các triệu chứng sưng đau cũng sẽ được cải thiện từ từ, chứ không nhanh chóng và rõ rệt như khi dùng thuốc tân dược. Xét về lâu dài, đông dược có vẻ ưu thế hơn trong các bệnh lý mạn tính vì hiệu quả bền và ít tác dụng phụ.

Tuy nhiên, dù là tân dược hay đông dược, cả 2 nhóm đều là thuốc điều trị, việc sử dụng sẽ cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Mà nếu sử dụng sai sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường. Vì vậy, trong phạm vi hiểu biết của mình, tôi sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về nguyên tắc điều trị của cả Tây y và Đông y để bà con tham khảo, nhằm hiểu rõ hơn về bản chất của từng loại thuốc.

Thuốc Tây y điều trị thoái hóa khớp

Điều trị thoái hóa khớp bằng thuốc Tây y rất đa dạng. Phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của người bệnh mà các bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Đơn thuốc được kê ngoài dựa trên tình trạng của bệnh nhân còn phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định của Bộ Y tế. Ví dụ như bậc thang thuốc, liều khởi đầu, liều duy trì, thời gian sử dụng, chống chỉ định kết hợp, dự phòng các phản ứng phụ xảy ra…

Một số loại thuốc có trong phác đồ điều trị thoái hóa khớp mà chúng ta thường gặp là:

  • Thuốc giảm đau: Chọn một trong các thuốc theo bậc thang giảm đau của tổ chức y tế thế giới acetaminophen (paracetamol, efferalgan), efferalgan codein, morphin. Tùy từng tình trạng cụ thể mà điều chỉnh liều lượng sử dụng thuốc cho phù hợp.
  • Chống viêm không steroids: Dùng khi bệnh nhân đau nhiều. Chọn một trong số thuốc như Diclofenac, Meloxicam, Piroxicam, Celecoxib. Lưu ý tuyệt đối không phối hợp các loại thuốc trong nhóm vì không tăng tác dụng điều trị mà còn gây nhiều tác dụng phụ.
  • Thuốc bôi ngoài da: Dùng để giảm nhanh các cơn đau, nhưng không gây ra tác dụng phụ như các loại thuốc uống. Thường sử dụng là các loại gel như Profenid gel, Voltaren Emulgel…
  • Thuốc chống viêm chứa Corticosteroid: Bao gồm Diclofenac, nhóm coxib, nhóm meloxicam,… có tác dụng chống viêm, giảm sưng đau.
Thuốc giảm đau được chỉ định theo bậc thang, từ thấp đến cao
Thuốc giảm đau chữa thoái hóa khớp được chỉ định theo bậc thang, từ thấp đến cao
  • Thuốc giãn cơ: Thường dùng để làm giảm sự co cứng cơ, xương khớp, giúp người bệnh vận động dễ dàng hơn. Một số thuốc giãn cơ phổ biến là Myonal, Mydocalm,…
  • Thuốc làm chậm thoái hóa: Hay còn gọi là DMARs, được dùng để làm chậm sự quá trình thoái hóa và bảo vệ khớp. Thường xuất hiện trong đơn có glucosamine, chondroitin, piascledine,…
  • Thuốc hỗ trợ thần kinh: Pregabalin, Gabapentin, vitamin B… được chỉ định cho những trường hợp thoái hóa khớp gây chèn ép rễ thần kinh.
  • Thuốc tiêm: Trường hợp nặng có thể sử dụng đến phương pháp tiêm dịch khớp hoặc cấy ghép tế bào sụn khớp. Tiêm corticoid, tiểu cầu, tế bào gốc. gây nhiễm trùng

Thuốc Đông y trị thoái hóa khớp

Theo YHCT, thoái hóa khớp là một trong những bệnh lý thuộc phạm trù chứng tý. “Tý” có nghĩa là “Tắc”. Hiện tượng sưng viêm, đau nhức chính là hệ quả của việc khí huyết không lưu thông, hệ thống kinh mạch bị ứ trễ, tắc nghẽn tại các khớp xương. Mà nguyên nhân gây ra hiện tượng này lại đến từ 2 yếu tố, ngoại nhân và nội nhân.

  • Ngoại nhân: Là do cơ thể bị các tà khí, gồm phong – hàn – thấp – nhiệt (tức là gió, lạnh, ẩm thấp) từ bên ngoài xâm phạm, gây ảnh hưởng đến sự vận hành của khí huyết, khiến cho kinh mạch không thông và sinh ra sưng viêm, đau nhức, tê nặng ở các khớp. Đây chính là lý do mà mỗi khi trái gió trở trời, đặc biệt là nồm ẩm, gió lạnh, các bác có tuổi thường cảm thấy bị nhức mỏi xương khớp hơn.
  • Nội nhân: Thông thường bà con chỉ biết đến các yếu tố ngoại nhân nói trên mà không hay rằng tình trạng đau nhức, thoái hóa còn do tạng thận bị hư suy. Nếu bỏ qua nguyên nhân này thì việc điều trị bệnh sẽ không đạt được kết quả tốt. Tại sao tôi nói thận hư là nội nhân gây thoái hóa khớp? Vì thận chủ cốt sinh tủy, tủy vào trong xương, nuôi dưỡng xương. Nếu thận hư thì cốt tủy sẽ không được sản sinh đầy đủ, gân xương sẽ không được nuôi dưỡng. Từ đó mà sinh yếu bại, dần dần gây đau nhức, co cứng và teo cơ, bại liệt.

Như vậy, với từng nguyên nhân mà chúng ta sẽ có những pháp trị khác nhau, sử dụng những thảo dược có tính vị tương ứng. Ví dụ, để thanh nhiệt thì cần dùng tới các vị thuốc có tính mát lạnh. Ngược lại, nếu cần tán hàn, thì sẽ sử dụng tới các thảo dược có tính ôn ấm, thiên về nhiệt… Nhưng tựu chung, nguyên tắc chính trong trị bệnh đều sẽ tập trung vào bồi bổ các tạng can, thận, tái lập sự cân bằng âm dương trong cơ thể, giúp kinh lạc, khí huyết lưu thông. Từ đó mà giảm tình trạng viêm đau, đồng thời tái tạo sụn khớp, tăng tiết hoạt dịch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể,…

thuốc Đông y
Chữa thoái hóa khớp bằng thuốc Đông y không có tác dụng nhanh nhưng hiệu quả bền lâu

Trong giới hạn bài viết này, tôi xin đưa ra một số thể bệnh phổ biến gây thoái hóa khớp và pháp trị để bà con dễ hiểu và hình dung ra cách chữa bệnh của Đông y. Còn trên thực tế, sử dụng loại thảo dược nào, liều lượng bao nhiêu là phụ thuộc vào từng thầy thuốc, từng bệnh nhân cụ thể.

  • Thể hành tý: Xảy ra do phong thấp xâm nhập gây bế tắc kinh lạc, sinh hiện tượng đau nhức, sưng nề tại khớp, khó co duỗi. Người bệnh có biểu hiện sợ gió sợ lạnh, lưỡi hồng, rêu lưỡi trắng dày, mạch phù. Thể bệnh này sẽ cần tới bài thuốc có thể giúp khử phong, trừ thấp, thông lạc. Ví dụ như bài thuốc Phòng phong thang gồm: Cam thảo, Hoàng cầm, Ma hoàng, Nhục quế, Phòng phong, Tần cựu, Hạnh nhân, Bạch linh, Đương quy, Cát căn.
  • Thể thống tý: Chứng bệnh do phong hàn thấp xâm nhập, hàn có tính ngưng trệ tại kinh mạch, khiến khí huyết bế tắc, cơ co rút, khớp đau dữ dội, gặp lạnh sẽ tăng đau. Lưỡi bệnh nhân có màu hồng nhợt, mạch huyền khẩn hoặc trầm trì. Để chữa được cần dùng phương thuốc có tác dụng ôn kinh tán hàn, khử phong, trừ thấp. Ví dụ như phương thuốc Ô đầu thang, sử dụng Ô đầu, Hoàng kỳ, Ma hoàng, Xích thược, Cam thảo.
  • Thể thấp tý: Nguyên nhân là do cơ thể bị cảm thụ phong hàn thấp, khiến chân tay nặng nề tê buốt, kèm theo sưng nề, hạn chế vận động các khớp. Lưỡi bệnh nhân có màu hồng, rêu trắng nhớp, mạch nhu hoãn. Pháp trị sẽ tập trung trừ thấp, khử phong, thông kinh lạc. Có thể dùng đến phương thuốc ý dĩ nhân thang, gồm các thảo dược Sinh khương, Cam thảo, Quế chi, Ô đầu, Khương hoạt, Độc hoạt, Phòng phong, Ý dĩ, Ma hoàng, Thương truật, Đương quy, Xuyên khung.
  • Thể nhiệt tý: Do phong thấp nhiệt hoặc phong hàn thấp xâm nhập và uất trệ hóa hỏa, thấp nhiệt ủng trệ kinh lạc, khiến cho các khớp sưng đau, nóng đỏ. Người bệnh có dấu hiệu sốt, sợ gió, khát nước, nước tiểu vàng, lưỡi rêu vàng nhớp, mạch hoạt sác. Pháp trị sẽ chú trọng vào thanh nhiệt, khu phong trừ thấp, thông kinh lạc. Các thầy thuốc có thể dùng đến phương Bạch hổ gia quế chi thang, gồm Quế chi, Cam thảo, Tri mẫu, Ngạnh mễ, Thạch cao.

Điều trị thoái hóa khớp bằng cách can thiệp ngoại khoa

Nếu bệnh nhân điều trị bằng phương pháp bảo tồn mà không có kết quả tích cực hoặc tình trạng thoái hóa gây ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng vận đồng thì sẽ phải can thiệp bằng phẫu thuật.

Điều trị thoái hóa khớp bằng phẫu thuật tiềm ẩn nhiều rủi ro
Điều trị thoái hóa khớp bằng phẫu thuật tiềm ẩn nhiều rủi ro

Các phương pháp phẫu thuật dùng để điều trị thoái hóa khớp gồm có:

  • Điều trị dưới nội soi khớp: Được áp dụng cho các trường hợp như bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân đang trong giai đoạn thoái hóa khớp tiến triển, bệnh nhân không có điều kiện thay khớp. Biện pháp nội soi khớp sẽ có: Cắt lọc, bào, rửa khớp; Khoan kích thích tạo xương (microfracture); Cấy ghép tế bào sụn.
  • Phương pháp đục xương chỉnh trục: Phương pháp này vừa là dự phòng, vừa để điều trị thoái hóa khớp gối. Được thực hiện nhằm sửa chữa sự biến dạng trục khớp và cải biến điểm tỳ của khớp, di chuyển trục chịu tải để khớp ít bị phá huỷ nhất. Thường áp dụng cho những trường hợp bị lệch trục khớp.
  • Phẫu thuật thay khớp nhân tạo: Chỉ định ở các thể bệnh nặng tiến triển, giảm nhiều chức năng vận động và sử dụng các phương pháp điều trị trên không cải thiện phục hồi chức năng khớp. Thường được áp dụng ở những người bệnh trên 60 tuổi.

Các biện pháp điều trị xâm lấn này thường có tỷ lệ xảy ra biến chứng hậu phẫu nhất định. Thường gặp nhất là tắc mạch. Biến chứng xa là gây lỏng khớp, do lớp xi măng gắn với xương. Ngoài ra, có khoảng 5% bị nhiễm khuẩn, 1% tử vong. Bên cạnh đó, chi phí thực hiện phẫu thuật cũng khá tốn kém. Vì vậy có thể nói rằng phẫu thuật là phương án cuối cùng, “bất đắc dĩ” trong điều trị thoái hóa khớp.

Đó, tất cả những thông tin cơ bản nhất về các phương pháp điều trị thoái hóa khớp, tôi đã trình bày hết phía trên. Nếu còn thắc mắc điều gì bà con có thể để lại bình luận phía dưới, trong khả năng của mình, tôi sẽ cố gắng giải đáp hết cho bà con. Chúc bà con sống vui, sống khỏe!

Đánh giá bài viết

4.9/5 - (14 bình chọn)
Array

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Châm cứu là một phương pháp điều trị của YHCT, được ứng dụng nhiều trong chữa bệnh thoái hóa khớp gối

Châm cứu thoái hóa khớp gối sao cho hiệu quả?

Châm cứu thoái hóa khớp gối sao cho hiệu quả?

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gội được chỉ định sử dụng dựa trên tình trạng bệnh của từng người

3 Phương Pháp Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối Hiệu Quả

3 Phương Pháp Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối Hiệu Quả

Bài tập yoga rắn hổ mang chữa thoái hoá

[Tổng Hợp] Bài Tập Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Lưng Hiệu Quả Nhất

[Tổng Hợp] Bài Tập Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Lưng Hiệu Quả Nhất

Chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc nam là một phương pháp có độ an toàn cao

Top 9 cách chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc nam cho hiệu quả tốt

Top 9 cách chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc nam cho hiệu quả tốt

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua