Thoái Hóa Khớp Vai
Thoái hóa khớp vai là bệnh lý dễ bị nhầm lẫn với các chứng đau mỏi cơ khớp bình thường. Lý do là bởi các triệu chứng ban đầu của bệnh không quá rõ ràng, rất khó phân biệt. Điều đáng nói là bệnh có tính chất nghiêm trọng hơn so với các bệnh đau nhức bả vai khác. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm có nghĩa quan trọng với người bệnh. Bài viết này, tôi sẽ giúp bà con có thêm những thông tin hữu ích về bệnh lý này.
Thoái hóa khớp vai là gì?
Khớp vai được cấu tạo từ sụn khớp, bao hoạt dịch, khoang khớp, bao khớp cùng hệ thống các dây chằng, cơ, gân. Là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong sự vận động phần trên của cơ thể, khớp vai rất dễ bị tác động dẫn đến thoái hóa.
Và để mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề thoái hóa khớp vai, tôi xin giải thích theo 2 khía cạnh như sau. Xét theo y học hiện đại, khi sụn và xương dưới sụn của khớp vai bị hủy hoại, bào mòn do chịu tác động của yếu tố nào đó sẽ dẫn đến những biến đổi ở bề mặt khớp, tăng sự xuất hiện các gai xương và hốc xương. Từ đó làm biến dạng và hư khớp, gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của người bệnh. Quá trình này được gọi là thoái hóa khớp vai.
Còn theo Đông y, tình trạng khớp vai bị thoái hóa là biểu hiện của chứng Tý. Cụ thể, khi cơ thể suy yếu, các tà khí (Phong, Hàn, Thấp, Nhiệt) thừa cơ xâm nhập vào cơ biểu, kinh lạc sẽ khiến khí huyết trong kinh mạch bị cản bế, tắc nghẽn không thông. Từ đó dẫn đến chứng đau nhức cơ bắp, xương khớp và co rút gân cơ gây khó khăn trong cử động.
Nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp vai
Cũng như các bệnh thoái hóa xương khớp khác, nguyên nhân chính khiến khớp vai bị thoái hóa chính là tuổi tác. Cứ 10 người đến khám chỗ tôi thì có tới 5 – 6 người từ 40 tuổi trở lên đã bắt đầu bị thoái hóa. Lý do bởi ở độ tuổi này, các cơ quan trong cơ thể bắt đầu lão hóa mạnh. Trong đó chức năng tạo dịch bôi trơn của bao hoạt dịch cũng như khả năng tổng hợp canxi của cơ thể bị yếu đi. Dẫn đến xương khớp bị bào mòn, hư tổn, mọc nhiều gai xương.
Tuy nhiên, ngoài vấn đề tuổi tác, một số người trẻ có thể bị thoái hóa khớp vai sớm hơn do những nguyên nhân sau đây:
- Chấn thương: Các hiện tượng như trật khớp, va chấn vùng vai, gãy xương,… trong quá trình sinh hoạt, lao động có thể khiến xương khớp bị di chứng, biến dạng và tổn thương,… dẫn đến sụn khớp nhanh bị bào mòn và thoái hóa nặng.
- Do bẩm sinh: Ở một số người, cấu trúc xương kém bẩm sinh có thể gây mất cân bằng và tạo áp lực lớn lên khớp vai. Từ đó dễ gây ra bệnh.
- Thói quen sinh hoạt: Những thói quen xấu như thức khuya, hút thuốc, uống bia rượu,… chính là lý do khiến số lượng người trẻ tuổi bị thoái hóa khớp vai ngày càng gia tăng. Đặc biệt hút thuốc lá nhiều có thể khiến xương khớp bị phá hủy nhanh chóng, đồng thời mất đi khả năng tái tạo và tự làm lành tổn thương.
- Do tính chất công việc: Nhân viên văn phòng, công nhân, người mang vác nặng… là những đối tượng rất dễ bị bệnh. Khi các sụn khớp phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài, chúng có thể bị lệch cấu trúc, tăng ma sát ở đầu xương, dẫn đến tình trạng bào mòn và thoái hóa nhanh chóng.
- Các nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân kể trên còn có một số yếu tố khác khiến khớp vai bị thoái hóa là thời tiết, giới tính, bệnh lý trong cơ thể, cân nặng, sinh hoạt sai tư thế…
Triệu chứng của thoái hóa khớp xương vai
Thông thường, người bị thoái hóa khớp vai thường gặp phải các triệu chứng điển hình như:
- Đau cứng khớp vai: Triệu chứng đầu tiên mà bạn có thể cảm nhận được chính là đau cứng vùng khớp vai. Cơn đau lúc đầu chỉ ở mức độ nhẹ, thường chỉ xuất hiện khi người bệnh di chuyển hoặc cử động cánh tay, bả vai. Về sau, cơn đau trở nên âm ỉ, dữ dội, đặc biệt là về đêm hoặc sáng sớm và ngay cả lúc không vận động. Bên cạnh đó, xương khớp bị ăn mòn trở nên khô cứng khiến biên độ vận động của khớp bị giảm và thiếu sự linh hoạt rõ rệt.
- Sưng đỏ khớp và khó vận động: Khi khớp vai bị thoái hóa, các mô mềm xung quanh khớp cũng có thể bị viêm nhiễm, tổn thương theo. Dẫn đến vùng bả vai của người bệnh trở nên sưng đỏ. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động buộc tóc, chải tóc, gãi lưng, … hay các động tác vận động như vòng tay ra sau, đưa tay ra trước, quay lật tay vào trong,…
- Tê bì cánh tay: Người bệnh đôi khi có thể gặp tình trạng tê bì cánh tay khi bị thoái hóa khớp. Ban đầu, cảm giác tê mỏi chỉ xuất hiện thoáng qua. Lâu dần, cánh tay sẽ thường xuyên bị tê bì và mất sức, nhất là khi bạn nằm ngủ sai tư thế.
- Vai yếu và teo cơ: Vùng khớp vai khi bị thoái hóa sẽ trở nên xơ cứng, người bệnh bị đau cũng sẽ ít vận động hơn. Điều này khiến các cơ bị yếu và teo lại. Nếu để lâu, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như liệt, tàn phế,…
- Xuất hiện tiếng lạo xạo khi cử động: Theo thời gian, sụn xương ở những khớp vai bị bào mòn cùng với lượng dịch nhầy ở bao hoạt dịch tiết ra ngày càng ít sẽ khiến các đầu xương bị ma sát mạnh. Dẫn đến có tiếng kêu lục khục mỗi khi người bệnh thực hiện các động tác như giơ cánh tay, xoay vai, xoay cánh tay,…
Các triệu chứng của thoái hóa khớp vai rất dễ nhận biết. Tuy nhiên, để không” tự bắt bệnh” sai và nhầm lẫn với các bệnh lý xương khớp khác, tôi khuyên mọi người nên đến các cơ sở y tế để thăm khám cụ thể để có biện pháp chữa trị phù hợp.
Tham Khảo Thêm: Thoái Hóa Cột Sống: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Qủa
Biến chứng nguy hiểm của bệnh
Việc đi khám sớm như tôi đã nói ở trên, không những là tránh tự chẩn, tự chữa sai cách mà còn giúp bà con hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra các biến chứng tại khớp. Tôi sẽ điểm diện một số biến chứng nguy hiểm mà bà con có thể gặp phải khi để tình trạng thoái hóa khớp ở vai phát triển mà không kịp thời có biện pháp kiểm soát:
- Biến dạng khớp vai: Tình trạng thoái hóa kéo dài khiến sụn khớp bị bào mòn quá mức, các đầu xương trở nên ma sát mạnh. Lâu dần sẽ gây ra sự biến dạng khớp vai, tất nhiên rồi. Một số biến dạng thường gặp có thể kể đến là cong vẹo, lệch trục, 2 bên mỏm vai nhô hẳn lên…
- Nhiễm khuẩn xương khớp: Thoái hóa khớp không chỉ gây viêm nhiễm ở vùng sụn khớp mà còn có thể làm tổn thương cả vùng xương khớp xung quanh, gây ra tình trạng nhiễm khuẩn nặng. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy từng cơn đau buốt âm ỉ từ sâu trong xương, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
- Bại liệt cánh tay: Thoái hóa khớp vai có thể làm ảnh hưởng đến rễ thần kinh, tủy sống khiến người bệnh gặp khó khăn trong vận động. Cùng với đó, cơn đau do thoái hóa mang lại làm người bệnh “ngại” cử động, lâu dần khiến các cơ bị yếu và teo lại. Nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng này có thể khiến người bệnh bị liệt vĩnh viễn.
- Ung thư xương: Tình trạng thoái hóa trở nên nghiêm trọng và không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến biến chứng rất nguy hiểm là ung thư xương. Việc điều trị lúc này sẽ vô cùng phức tạp và khó khăn.
Để ngăn ngừa biến chứng xảy ra thì việc phát hiện và điều trị sớm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Làm thế nào để phát hiện sớm thì bà con biết rồi. Đó là thăm khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe khi có những dấu hiệu tiền khởi phát như đau, nhức mỏi… Còn điều trị như thế nào thì mời bà con đọc tiếp phần dưới.
Cách điều trị thoái hóa khớp xương vai hiệu quả
Tôi biết có nhiều người rất quan tâm đến sức khỏe của mình, nhưng lại quan tâm sai cách. Bất kể có triệu chứng của bệnh, họ đều sốt sắng tìm hiểu, và sau đó tự mua thuốc Tây y về uống. Tôi nói sai cách bởi vì việc tự ý mua thuốc uống, mà đặc biệt là thuốc tân dược rất nguy hiểm. Nó có thể khiến người bệnh gặp phải nhiều tác dụng phụ, gây hại cho gan, thận, dạ dày, tim mạch… Hơn cả là lạm dụng sẽ dẫn tới lờn thuốc, về sau rất khó đáp ứng với các thuốc điều trị khác.
Và trên thực tế, dùng thuốc tân dược không phải là phương pháp duy nhất trong điều trị thoái hóa khớp. Như tôi đã nói rất nhiều trong các bài viết khác về thoái hóa khớp, thoái hóa gối, thoái hóa khớp háng… Việc đưa ra phác đồ điều trị sẽ cần phải được dựa trên những đánh giá kỹ lưỡng của bác sĩ với tình trạng, mức độ thoái hóa của từng bệnh nhân cụ thể. Và thông thường sẽ theo tiến trình, điều trị không dùng thuốc, điều trị dùng thuốc kết hợp không dùng thuốc, cuối cùng là can thiệp bằng phẫu thuật.
Điều trị thoái hóa khớp xương vai không dùng thuốc
Điều trị không dùng thuốc thường được khuyến khích áp dụng khi bệnh nhân bắt đầu có các triệu chứng của thoái hóa khớp vai hoặc được kết hợp bổ trợ với các phương pháp trị liệu chuyên sâu khác. Phương pháp này có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa và tạo sự linh hoạt cho các khớp xương. Một số biện pháp điều trị không dùng thuốc gồm:
- Loại bỏ các nguyên nhân: Hiểu được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp quá trình chữa bệnh được thuận lợi hơn. Do đó, để kiểm soát tốt tình trạng thoái hóa khớp, người bệnh nên loại bỏ hết các yếu tố gây hại cho sụn xương như hút thuốc lá, uống rượu bia, vận động sai tư thế,…
- Thoái hóa khớp nên ăn gì kiêng gì: Bạn có thể cải thiện hệ xương khớp của mình bằng cách tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, omega 3, protein, vitamin D, K2,… Các chất này giúp tăng cường tái tạo xương khớp, làm sụn khớp chắc khỏe hơn, ít bị bào mòn.
- Tập các bài tập cho người thoái hóa khớp vai: Các bài tập hỗ trợ có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp, đau tê vai. Đồng thời nâng cao sức mạnh của các khối cơ, giúp xương khớp chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, tôi khuyên bạn nên thực hiện các bài tập theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh tập sai làm ảnh hưởng sâu đến các sụn khớp.
- Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu bao gồm các biện pháp như chườm nóng hoặc lạnh, xoa bóp, bấm huyệt, laser,… Mục đích của vật lý trị liệu là giúp cải thiện các triệu chứng bệnh nhờ khả năng hỗ trợ tăng cường chuyển hóa, lưu thông khí huyết. Đồng thời giúp cải thiện chức năng vận động của người bệnh.
Thuốc điều trị thoái hóa khớp vai
Thuốc điều trị thoái hóa khớp vai sẽ được kê đơn dựa trên mức độ thoái hóa, viêm đau của từng người. Mặc dù khi dùng thuốc, tình trạng đau nhức, sưng viêm của bệnh sẽ được cải thiện rõ nhưng bà con cũng không được quên kết hợp với các biện pháp không dùng thuốc tôi đã nói ở trên. Chỉ có như vậy mới giúp việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.
Điều trị thoái hóa khớp vai bằng thuốc Tây y
Phương pháp dùng thuốc Tây y thường được dùng khi tình trạng sưng cứng khớp và các cơn đau bắt đầu trở nên rõ rệt hơn. Nhờ dược tính mạnh, thuốc giúp loại bỏ nhanh các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng khi có sự hướng dẫn hoặc chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh gặp phải các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Thông thường, thoái hóa khớp vai thường đi kèm với tình trạng sưng viêm, vì vậy người bệnh thường được chỉ định sử dụng một số loại thuốc như:
- Thuốc giảm đau chống viêm như Ibuprofen, Aspirin, Indomethacin,…
- Thuốc giãn cơ Myonal, Mydocalm…
- Thuốc làm chậm thoái hóa DMARs, glucosamine,…
Nếu bệnh tiến triển nặng hoặc các loại thuốc kể trên không có hiệu quả tốt, bác sĩ có thể yêu cầu tiêm ngoài màng cứng các loại thuốc như steroid, Axit Hyaluronic,… để cắt đứt triệu chứng, ngăn ngừa thoái hóa. Các loại thuốc này có tác dụng rất mạnh, nhưng phản ứng phụ cũng nhiều. Vì vậy rất hạn chế sử dụng trong điều trị bệnh.
Bài thuốc Đông y chữa thoái hóa khớp vai
Để điều trị bệnh thoái hóa khớp vai, Đông y tập trung vào khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn thông kinh lạc, dưỡng khí huyết… Từ đó đem lại tác dụng giảm đau, kháng sưng viêm và tăng cường tái tạo sụn khớp tự nhiên. Đồng thời giúp bồi bổ ngũ tạng, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể người bệnh. Thuốc Đông y có nguồn gốc là các dược liệu tự thiên nhiên nên có độ an toàn cao khá cao, phù hợp với cơ địa của nhiều đối tượng.
Điều trị bằng phẫu thuật
Phẫu thuật thường được áp dụng khi bệnh thoái hóa khớp vai trở nên nghiêm trọng, cấu trúc khớp vai bị biến dạng và có khả năng dẫn đến các biến chứng xấu. Một số kỹ thuật phẫu thuật gồm:
- Thay khớp vai
- Cắt bỏ xương vai
- Tái tạo sụn
Tuy có khả năng cải thiện đáng kể chức năng vận động của người bệnh nhưng phương pháp phẫu thuật vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm như trật khớp nhân tạo, nứt xương vai, lỏng khớp, nhiễm trùng,… Vì vậy bạn nên trao đổi kỹ với bác sĩ trị liệu trước khi quyết định thực hiện phẫu thuật.
Cách phòng tránh thoái hóa xương khớp sớm
Thoái hóa xương khớp nói chung và thoái hóa khớp vai nói riêng là tiến trình có tính quy luật bởi đến một thời điểm nào đó, hầu như ai cũng sẽ gặp phải vấn đề này. Vì vậy, nói phòng ngừa thực chất là việc chúng ta áp dụng các biện pháp, thói quen cần thiết nhằm làm chậm quá trình thoái hóa tự nhiên của xương khớp. Cụ thể:
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý để làm giảm áp lực cho xương khớp. Đồng thời chú ý điều chỉnh tư thế trong sinh hoạt và làm việc, tránh các vận động tạo áp lực lên khớp vai
- Thăm khám định kỳ để xử lý sớm các bệnh lý trong cơ thể, đặc biệt là 1 số bệnh có thể gây ảnh hưởng xương khớp
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường bổ sung rau quả có chứa men kháng viêm và sinh tố C như đu đủ, dứa, chanh, bưởi,… và thực phẩm giàu omega 3, vitamin D,…
- Hạn chế dung nạp đồ uống có cồn, những thực phẩm có hàm lượng purin và fructozo cao như gan, thịt gia súc, cá trích….Đồng thời tránh các thực phẩm làm tăng mỡ trong máu như thịt mỡ, bơ, xúc xích,…
- Tập các bài tập có tính linh hoạt nhằm tăng sức dẻo cho cơ thể và xương khớp như yoga, đi bộ, bơi lội,… Đồng thời dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để xương khớp có thời gian tự tái tạo, phục hồi tổn thương.
Trên đây là các thông tin cơ bản liên quan đến bệnh lý thoái hóa khớp vai. Hy vọng qua những giải thích của tôi, bà con có thể hiểu rõ hơn về bệnh lý này để chủ động phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Dinh dưỡng
Thoái Hóa Cột Sống Thắt Lưng Nên Ăn Gì?
Người bị thoái hóa khớp nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện bệnh?
Phương Pháp
[TOP 6] Cách Dùng Gạo Lứt Chữa Thoái Hóa Khớp Hiệu Quả
[Tổng Hợp] Bài Tập Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Lưng Hiệu Quả Nhất
Tôi lên facebook thấy có một số thầy chữa bệnh khớp vai bằng bó thuốc nam nói là rất hiệu quả. Không biết bác sĩ Tuấn có điều trị bằng phương pháp này không ạ?
Tôi bị thoái hoá khớp vai, bạn tôi đang giới thiệu đi tiêm thẳng vào khớp. Nó bảo rất hiệu quả, tiêm xong là đỡ ngay. Không biết có nên tiêm không?
Tôi bị thoái hoá viêm quanh khớp vai mấy tháng nay. Đã điều trị nhiều kiểu từ bệnh viện cho tới đông y mà không khỏi. Giờ tay vẫn nhức với đau nhiều. Không biết bác sĩ Tuấn có thuốc gì chữa không ạ?