Trĩ Vòng

Tham vấn chuyên môn bởi:

Lương y Đỗ Minh Tuấn

GĐ chuyên môn hệ thống Đỗ Minh Đường

Tuấn tôi nhận thấy nhiều bà con bị trĩ vòng thường âm thầm chịu đựng vì e ngại hoặc chưa hiểu rõ bản chất bệnh. Tình trạng này không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và tâm lý người bệnh. Trong bài viết này, Tuấn tôi sẽ chia sẻ đầy đủ về dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, cũng như cách điều trị hiệu quả theo cả y học hiện đại lẫn y học cổ truyền. Hy vọng bà con sẽ nắm rõ hơn để chủ động xử lý, tránh để bệnh chuyển nặng, gây biến chứng khó lường.

Trĩ vòng là gì? 

Không ít bà con vẫn nhầm lẫn giữa các dạng trĩ khiến điều trị không đạt hiệu quả mong muốn. Trĩ vòng là một thể đặc biệt, có đặc điểm nhận diện riêng biệt, nếu hiểu rõ sẽ dễ dàng chủ động kiểm soát.

Theo y học hiện đại, trĩ vòng là tình trạng búi trĩ phát triển liên kết thành một vòng tròn khép kín quanh ống hậu môn, thường gặp nhất là sự kết hợp của trĩ nội và trĩ ngoại giai đoạn nặng. Khác với các dạng trĩ đơn lẻ (trĩ nội độ 1–4 hoặc trĩ ngoại), trĩ vòng thường xảy ra khi người bệnh không điều trị sớm hoặc điều trị sai cách, khiến các búi trĩ sưng to, tụ lại thành một khối dạng vòng, bao quanh toàn bộ hậu môn.

Trĩ vòng là tình trạng búi trĩ phát triển liên kết thành một vòng tròn khép kín quanh ống hậu môn
Trĩ vòng là tình trạng búi trĩ phát triển liên kết thành một vòng tròn khép kín quanh ống hậu môn

Trong khi đó, theo y học cổ truyền, trĩ vòng là do khí huyết ứ trệ ở vùng đại tràng – hậu môn, tỳ vị hư yếu không thăng, dẫn đến huyết trệ sinh trĩ. Đông y gọi đây là “trĩ hoàn” – một dạng trĩ phức tạp, dễ tái phát và gây biến chứng nếu không được chữa trị bài bản. Tuấn tôi từng gặp nhiều ca bệnh để lâu, trĩ không còn phân biệt được nội – ngoại mà sưng viêm toàn bộ chu vi hậu môn, điều trị mất nhiều thời gian hơn hẳn so với giai đoạn đầu.

Nhận diện sớm trĩ vòng qua những dấu hiệu ban đầu và biểu hiện đặc trưng

Nắm rõ triệu chứng là bước đầu tiên giúp bà con phân biệt trĩ vòng với các loại trĩ khác hoặc bệnh lý vùng hậu môn. Tuấn tôi sẽ chia nhóm triệu chứng theo mức độ để bà con dễ hình dung.

Triệu chứng khởi phát 

  • Cảm giác vướng, nặng nề ở hậu môn: Ban đầu, bà con có thể thấy như có vật gì đó cộm phía trong khi ngồi hoặc di chuyển nhiều.
  • Đau rát nhẹ sau khi đi vệ sinh: Cảm giác đau thường thoáng qua nhưng sẽ lặp đi lặp lại, đặc biệt khi táo bón.
  • Chảy máu khi đại tiện: Lúc đầu chỉ là vệt máu nhỏ dính trên giấy vệ sinh, dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với bệnh táo bón thông thường.
Lúc đầu chỉ là vệt máu nhỏ dính trên giấy vệ sinh, dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với bệnh táo bón thông thường
Lúc đầu chỉ là vệt máu nhỏ dính trên giấy vệ sinh, dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với bệnh táo bón thông thường

Triệu chứng đặc trưng 

  • Xuất hiện khối sưng tròn quanh hậu môn: Đây là dấu hiệu đặc trưng của trĩ vòng. Búi trĩ có thể mềm, ẩm, dễ viêm loét và lan rộng dần theo chu vi hậu môn.
  • Đau rát dữ dội, đặc biệt sau đại tiện hoặc vận động mạnh: Cơn đau khiến nhiều bà con không dám đi vệ sinh, dẫn đến táo bón nặng hơn.
  • Búi trĩ không thể tự co vào: Đây là khác biệt quan trọng với trĩ nội độ nhẹ. Trĩ vòng khi đã sa ra ngoài thường cần can thiệp mới co được.
  • Hậu môn luôn trong trạng thái ẩm ướt, ngứa ngáy: Do viêm nhiễm tại chỗ, kèm dịch tiết gây cảm giác rất khó chịu.
  • Mất kiểm soát khi xì hơi, đại tiện: Trường hợp nặng, cơ vòng hậu môn yếu đi do áp lực từ búi trĩ, bà con sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát hoạt động bài tiết.

Vì sao bà con lại bị trĩ vòng? 

Không phải ngẫu nhiên mà bệnh trĩ vòng lại có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Tuấn tôi chia sẻ cụ thể các nguyên nhân theo cả y học hiện đại và y học cổ truyền để bà con hiểu rõ hơn, từ đó có hướng phòng tránh hợp lý.

  • Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh: Y học hiện đại chỉ rõ, việc ngồi lâu, ít vận động, đặc biệt là những người làm công việc văn phòng, tài xế, thợ may,… thường xuyên duy trì tư thế ngồi lâu khiến tuần hoàn máu ở vùng hậu môn bị ứ trệ, tạo điều kiện cho búi trĩ hình thành và phát triển thành trĩ vòng.
  • Chế độ ăn uống nghèo chất xơ: Tuấn tôi nhận thấy nhiều bà con có thói quen ăn ít rau, uống ít nước, dùng nhiều đồ cay nóng, thực phẩm nhanh – đây chính là nguyên nhân khiến đường ruột hoạt động kém, dễ táo bón kéo dài, tạo áp lực liên tục lên trực tràng, gây giãn tĩnh mạch trĩ.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính: Việc rặn nhiều khi đi vệ sinh hoặc tiêu chảy lặp đi lặp lại đều gây tổn thương vùng hậu môn trực tràng, khiến thành tĩnh mạch yếu dần và dễ bị sa ra ngoài, lâu ngày chuyển thành trĩ vòng.
  • Mang thai và sinh nở nhiều lần: Phụ nữ mang thai dễ bị trĩ do áp lực từ tử cung chèn lên hệ tĩnh mạch hậu môn. Sau sinh, việc rặn đẻ mạnh hoặc chăm sóc chưa đúng cách cũng góp phần gây ra trĩ vòng. Nhiều chị em đến khám với Tuấn tôi than phiền việc trĩ phát triển sau sinh con thứ hai hoặc thứ ba là rất phổ biến.

Theo y học cổ truyền, Tuấn tôi lý giải như sau:

  • Tỳ vị hư yếu: Sau nhiều năm nghiên cứu và điều trị, Tuấn tôi nhận thấy phần lớn bà con mắc trĩ vòng đều có cơ địa tỳ hư, ăn uống kém, hấp thu không tốt khiến khí huyết không đủ để nâng đỡ các tạng phủ, gây sa giáng hậu môn.
  • Khí trệ huyết ứ: Khí huyết trong cơ thể lưu thông không thuận lợi, đặc biệt ở vùng đại tràng – hậu môn, sẽ dẫn đến hiện tượng ứ trệ, tạo điều kiện cho búi trĩ hình thành và liên kết thành vòng.
  • Nội nhiệt tích tụ lâu ngày: Nhiệt độc trong cơ thể do ăn uống không điều độ, nóng gan, kết hợp với stress tinh thần, làm tăng áp lực tĩnh mạch, khiến trĩ phát triển nhanh và lan rộng quanh ống hậu môn.
  • Sinh hoạt không điều độ, thất tình – khí uất: Tuấn tôi từng điều trị cho nhiều bệnh nhân, đặc biệt là người làm việc trí óc, thường xuyên căng thẳng, lo âu kéo dài khiến khí huyết rối loạn, tổn thương can tỳ, đây cũng là gốc rễ gây trĩ theo Đông y.

Những ai dễ bị trĩ vòng? 

Tuấn tôi thường gặp nhiều trường hợp mắc trĩ vòng đến từ những nhóm đối tượng khá quen thuộc. Việc xác định đúng đối tượng nguy cơ sẽ giúp bà con chủ động phòng ngừa hiệu quả hơn.

  • Người ngồi nhiều, ít vận động: Đặc biệt là nhân viên văn phòng, tài xế, học sinh – sinh viên học nhiều.
  • Người ăn uống thiếu khoa học: Dùng nhiều thức ăn cay nóng, chất béo, ít rau xanh và chất xơ.
  • Phụ nữ sau sinh: Áp lực từ việc mang thai và sinh đẻ khiến hậu môn chịu tổn thương, dễ phát triển trĩ vòng nếu không chăm sóc kịp thời.
  • Người bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài: Những rối loạn tiêu hóa mạn tính gây áp lực kéo dài lên hậu môn.
  • Người cao tuổi: Theo tuổi tác, chức năng tạng phủ suy giảm, tuần hoàn kém, thành mạch yếu nên nguy cơ mắc trĩ cao hơn.
  • Người lao động nặng, bê vác thường xuyên: Thường xuyên tạo áp lực lớn lên ổ bụng và hậu môn làm giãn tĩnh mạch trĩ.
  • Người hút thuốc lá, uống rượu bia thường xuyên: Những chất kích thích này làm tổn thương hệ tuần hoàn và gan, từ đó ảnh hưởng đến khả năng lưu thông khí huyết.
  • Người căng thẳng kéo dài, ngủ không đủ giấc: Tuấn tôi nhận thấy yếu tố tinh thần ảnh hưởng rất rõ đến bệnh trĩ, vì khi cơ thể suy nhược, khí huyết mất điều hòa thì bệnh cũng dễ tái phát hoặc trở nặng.

Mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân, Tuấn tôi đều cẩn thận tìm hiểu kỹ lối sống của họ. Chính từ những thói quen tưởng như nhỏ nhặt ấy lại là “ngòi nổ âm thầm” khiến bệnh trĩ vòng phát triển nhanh chóng. Nếu bà con thấy mình có mặt trong những nhóm kể trên thì nên lưu tâm kiểm tra sớm để có hướng xử lý phù hợp.

Biến chứng trĩ vòng 

Trĩ vòng nếu để kéo dài không điều trị hoặc xử lý sai cách sẽ dẫn tới hàng loạt biến chứng khó lường. Tuấn tôi từng gặp không ít bà con vì chủ quan mà phải gánh chịu hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt.

  • Thiếu máu mạn tính: Búi trĩ chảy máu kéo dài khiến nhiều bà con rơi vào tình trạng thiếu máu nhẹ, lâu dần gây hoa mắt, chóng mặt, giảm tập trung và suy nhược cơ thể.
  • Nhiễm trùng búi trĩ: Búi trĩ bị sa ra ngoài lâu ngày rất dễ viêm loét, nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập, tạo cảm giác đau rát, tiết dịch, thậm chí gây áp xe hậu môn.
  • Tắc nghẽn và hoại tử búi trĩ: Khi búi trĩ sa quá mức, bị nghẹt và không được xử lý kịp thời, máu không lưu thông được sẽ dẫn tới tình trạng hoại tử. Tuấn tôi đã điều trị cho một bệnh nhân bị biến chứng này, hậu quả là phải chịu đau đớn nhiều ngày và phục hồi rất lâu.
  • Rối loạn cơ vòng hậu môn: Trĩ vòng làm tổn thương vùng hậu môn, khiến nhiều bà con không thể kiểm soát việc đại tiện, dẫn đến tình trạng són phân, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống hằng ngày.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh lý hậu môn – trực tràng khác: Tuấn tôi từng gặp bà con bị trĩ vòng kéo dài sau đó phát triển thêm bệnh nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn hoặc polyp trực tràng. Đây là hậu quả của việc để búi trĩ viêm nhiễm kéo dài mà không xử lý dứt điểm.
  • Ảnh hưởng tới tâm lý và sinh hoạt: Không chỉ thể chất, trĩ vòng còn khiến bà con mất tự tin, ngại giao tiếp, ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc và chất lượng sống. Đặc biệt ở phụ nữ sau sinh hoặc người trẻ tuổi, yếu tố tâm lý rất quan trọng trong quá trình điều trị.

Chẩn đoán trĩ vòng 

Các phương pháp chẩn đoán trĩ vòng phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Nội soi hậu môn – trực tràng
  • Thăm khám trực tràng bằng tay
  • Chụp MRI vùng chậu trong trường hợp nghi ngờ biến chứng phức tạp
  • Xét nghiệm máu đánh giá thiếu máu nếu có chảy máu kéo dài
  • Soi hậu môn bằng ống soi chuyên dụng

Bên cạnh đó, với y học cổ truyền – lĩnh vực chuyên môn mà Tuấn tôi theo đuổi hơn hai mươi năm – việc chẩn đoán bệnh lại càng tinh tế và toàn diện.

Tuấn tôi cùng các lương y, bác sĩ tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường và phòng khám Y học cổ truyền Lương y Đỗ Minh Tuấn thường áp dụng phương pháp tứ chẩn trong Đông y, bao gồm:

  • Vọng chẩn (quan sát): Quan sát sắc mặt, dáng đi, vùng hậu môn – đặc biệt là dấu hiệu sa búi trĩ, màu sắc búi trĩ, dịch tiết…
  • Văn chẩn (nghe, ngửi): Nghe tiếng nói, hơi thở, mùi cơ thể để đánh giá hư thực, hàn nhiệt trong cơ thể người bệnh.
  • Vấn chẩn (hỏi bệnh): Hỏi kỹ về thời gian xuất hiện triệu chứng, tính chất đại tiện, chế độ ăn uống, tâm lý, sinh hoạt hằng ngày của bà con.
  • Thiết chẩn (bắt mạch, sờ nắn): Chỉ bằng việc bắt mạch, Tuấn tôi có thể đánh giá được tỳ vị, khí huyết và mức độ sa giáng, từ đó xác định rõ thể bệnh và mức độ nặng nhẹ của trĩ vòng.

Nhiều bà con ban đầu rất bất ngờ vì chỉ cần vài phút bắt mạch, Tuấn tôi đã nắm được tình trạng sức khỏe tổng quát và diễn tiến bệnh lý. Với kinh nghiệm thực tế và nền tảng y học cổ truyền vững chắc, Tuấn tôi luôn cố gắng đảm bảo mọi người khi tới thăm khám đều được chẩn đoán chính xác, hiểu rõ mức độ bệnh và có hướng điều trị cụ thể, rõ ràng, phù hợp thể trạng từng người.

Bà con có thể yên tâm rằng, mọi trường hợp đến với Tuấn tôi đều được lắng nghe, khám kỹ lưỡng từ những biểu hiện nhỏ nhất, không bỏ sót dấu hiệu nào dù là nhỏ nhất. Đây chính là cái “tâm” và cái “tầm” mà Tuấn tôi luôn giữ vững trong nghề thầy thuốc.

Phương pháp điều trị trĩ vòng 

Để cải thiện tình trạng trĩ vòng một cách bền vững, điều quan trọng nhất là bà con cần lựa chọn phương pháp điều trị đúng, phù hợp với cơ địa và tình trạng cụ thể của mình. Tuấn tôi sẽ chia sẻ rõ từng hướng điều trị để bà con dễ hình dung và so sánh.

Điều trị trĩ vòng bằng thuốc Tây 

Phương pháp này được nhiều bà con lựa chọn vì hiệu quả giảm đau, cầm máu nhanh. Tuy nhiên, Tuấn tôi vẫn muốn bà con hiểu rõ hơn trước khi áp dụng.

  • Một số loại thuốc thường dùng:
    • Thuốc đặt hậu môn (Proctolog, Titanoreine…)
    • Thuốc uống chống viêm, giảm đau (Paracetamol, Ibuprofen)
    • Thuốc làm bền thành mạch (Daflon, Ginkor Fort)
    • Thuốc nhuận tràng (Duphalac, Sorbitol…)
  • Ưu điểm: Hiệu quả nhanh, giảm đau, giảm viêm cấp tốc, thuận tiện sử dụng.
  • Nhược điểm: Chỉ xử lý triệu chứng, không tác động vào nguyên nhân. Dùng lâu có thể gây tác dụng phụ như đau dạ dày, nhờn thuốc, rối loạn tiêu hóa…

Bà con biết không, Tuấn tôi từng gặp một bệnh nhân áp dụng thuốc Tây suốt gần năm trời, ban đầu thấy đỡ, nhưng sau đó bệnh nặng thêm, búi trĩ sa cả ngày, đau rát không đi lại nổi. Cuối cùng, bệnh nhân mới quyết định tìm đến Đông y để điều trị tận gốc.

Tuấn tôi khẳng định: muốn điều trị dứt điểm trĩ vòng, nhất định phải điều trị từ gốc, tức là phải tìm đúng nguyên nhân – điều hòa khí huyết, phục hồi tỳ vị, tiêu viêm, giảm áp lực vùng hậu môn thì mới khỏi được.

Mẹo dân gian chữa trĩ vòng 

Nhiều bà con ở quê thường mách nhau các mẹo dân gian để đắp, xông hoặc uống nước lá. Tuấn tôi cũng hiểu, với bệnh ở mức độ nhẹ, cách này có thể giúp giảm phần nào cảm giác đau rát, nhưng để khỏi hoàn toàn thì không hề dễ.

  • Một số mẹo dân gian thường dùng:
    • Xông hậu môn bằng lá trầu không, lá lốt, ngải cứu
    • Uống nước rau diếp cá tươi
    • Đắp lá thiên lý hoặc củ nghệ giã nát vào búi trĩ
  • Cách làm phổ biến:
    • Đun các loại lá (trầu không, ngải cứu) với nước, xông hậu môn khi nước còn ấm, mỗi ngày làm một lần.
    • Diếp cá rửa sạch, giã lấy nước uống hoặc ăn sống trong bữa ăn hàng ngày.
    • Nghệ hoặc thiên lý giã nhuyễn, đắp trực tiếp vào vùng hậu môn khoảng mười lăm phút, sau đó rửa sạch.
  • Ưu điểm: Nguyên liệu dễ kiếm, tiết kiệm chi phí, không tác dụng phụ.
  • Nhược điểm: Hiệu quả chậm, chỉ giúp giảm triệu chứng tạm thời. Không phù hợp với bệnh nhân trĩ vòng giai đoạn nặng hoặc có biến chứng.

Kể cho bà con nghe, tuần trước Tuấn tôi gặp một bệnh nhân nam hơn bốn mươi tuổi, nói đã dùng nước diếp cá suốt gần ba tháng, vừa uống vừa đắp mà búi trĩ vẫn không teo. Ngược lại, còn bị viêm loét vì đắp sai cách, phải ngưng ngay để chuyển hướng điều trị.

Điều trị trĩ vòng bằng Đông y 

Tuấn tôi luôn tin rằng, y học cổ truyền chính là con đường phù hợp nhất để điều trị tận gốc bệnh trĩ vòng, vì Đông y không chỉ làm giảm triệu chứng mà còn điều chỉnh toàn diện thể trạng, tăng sức đề kháng, ngăn bệnh tái phát.

  • Cơ chế điều trị theo y học cổ truyền:
    • Tăng cường tỳ vị: Giúp cơ thể hấp thu tốt, nuôi dưỡng huyết mạch.
    • Hành khí hoạt huyết: Đưa khí huyết lưu thông đều khắp cơ thể, giảm ứ trệ tại vùng hậu môn.
    • Thanh nhiệt giải độc: Làm mát gan, loại bỏ độc tố tích tụ lâu ngày gây nóng trong – nguyên nhân sâu xa của trĩ.
    • Co búi trĩ tự nhiên: Nhờ phục hồi sức co bóp của cơ vòng hậu môn và làm bền mạch máu.

Hai mươi năm nghiên cứu chuyên sâu về y học cổ truyền, tôi khẳng định với bà con đây là phương pháp tác động sâu từ bên trong, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, đồng thời giúp nâng cao thể trạng tổng thể.

Lời khuyên của Tuấn tôi dành cho bà con bị trĩ vòng

Trĩ vòng là bệnh lý không chỉ gây khó chịu về thể chất mà còn ảnh hưởng lớn tới tâm lý và sinh hoạt hàng ngày. Bà con muốn khỏi hẳn, thì ngoài việc điều trị đúng cách, cần có ý thức phòng ngừa và chăm sóc cơ thể kỹ lưỡng. Tuấn tôi chia sẻ một vài lời khuyên chân thành, mong giúp bà con hiểu rõ hơn và chủ động bảo vệ sức khỏe của mình.

  • Khi nào cần gặp bác sĩ: Nếu bà con thấy hậu môn sưng đau kéo dài, chảy máu mỗi lần đi vệ sinh, búi trĩ sa ra không tự co lại được thì đừng chần chừ. Lúc này, bệnh đã có dấu hiệu chuyển nặng, cần đi khám sớm để có hướng xử lý kịp thời. Trong quá trình tư vấn, tôi luôn nhắc bà con là đừng để đến lúc trĩ sưng to, nhiễm trùng rồi mới cuống cuồng đi tìm thuốc, khi đó vừa khổ thân, vừa tốn kém.
  • Phòng ngừa trĩ vòng: Để phòng ngừa bệnh, bà con nhớ giúp tôi là đừng ngồi lì một chỗ quá lâu, đặc biệt ai làm văn phòng hay lái xe. Nên đứng dậy vận động nhẹ mỗi giờ. Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, đi vệ sinh đúng giờ, tránh rặn mạnh. Tinh thần cũng quan trọng lắm, cứ lo âu, mất ngủ là bệnh lại dễ tái phát đấy.
  • Lưu ý khi điều trị: Thuốc có tốt đến đâu mà bà con dùng không đúng liều, không chú ý kiêng khem thì hiệu quả sẽ chẳng có, rồi bệnh lại hoàn bệnh mà thôi. Nhiều người chủ quan, thấy đỡ là bỏ thuốc giữa chừng. Tuấn tôi bảo rồi, điều trị Đông y cần kiên trì, đều đặn, phối hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học thì mới nhanh hồi phục.

Nếu bà con còn băn khoăn hay muốn được Tuấn tôi tư vấn kỹ hơn, đừng ngại gọi vào số 0963 302 349, hoặc nhắn tin qua fanpage Lương y Đỗ Minh Tuấn. của tôi. Có bệnh thì phải chữa, mà chữa thì phải đúng người, đúng thuốc mới mong khỏi hẳn bà con nhé!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi