Lưỡi bé bị trắng: Đâu là dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả?
Tình trạng lưỡi bé bị trắng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ dưới 2 tháng tuổi. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ mà còn khiến không ít phụ huynh phải đau đầu, phiền muộn. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh lưỡi trắng ở trẻ? Biểu hiện ra sao? Điều trị như thế nào mới hiệu quả? Mọi người có thể tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về căn bệnh này.
Đâu là nguyên nhân gây lưỡi bé bị trắng? Biểu hiện ra sao?
Qua quá trình thăm khám thực tế cho nhiều trường hợp, tôi thấy rằng có nhiều căn nguyên dẫn đến tình trạng lưỡi bé bị trắng, đặc biệt phải kể đến:
Lưỡi bé bị trắng do nhiễm nấm miệng
Nấm là “thủ phạm” hàng đầu khiến cho lưỡi bé bị đốm trắng. Đặc biệt, trường hợp này xảy ra khi nấm Candida albicans (cũng là nguyên nhân chính gây viêm nhiễm âm đạo và hăm tã) hoạt động mạnh mẽ, dẫn đến mất cân bằng trong khoang miệng. Nhiễm trùng sẽ hình thành chủ yếu trên các bộ phận ở miệng liên quan đến hành động hút, bao gồm môi, lưỡi và bên trong má.
Dấu hiệu nhận biết:
- Các mẹ có thể nhận biết thông qua biểu hiện lưỡi bé bị đóng trắng quá nhiều thành từng mảng
- Màu sắc giống như cặn sữa, bám chặt đến mức gạc rơ lưỡi cũng không thể làm sạch hoàn toàn.
- Bên cạnh đó, trẻ bị nấm miệng còn có một vài biểu hiện đi kèm như: khô, nứt khóe miệng, nóng rát trong khoang miệng…
Do mẹ vệ sinh lưỡi bé không sạch sẽ
Mẹ không thường xuyên vệ sinh sạch sẽ lưỡi cho bé cũng là nguyên nhân khiến cho lưỡi bé bị trắng quá nhiều. Trong quá trình cho con bú, các chị em thường không chú ý làm sạch lưỡi cho trẻ. Điều này sẽ dẫn tới những cặn sữa còn sót lại bám chặt vào lưỡi, thành từng đốm trắng rõ rệt.
Dấu hiệu nhận biết:
- Hiện tượng này có biểu hiện bên ngoài khá giống với bệnh nấm miệng. Các mẹ có thể phân biệt hai triệu chứng này bằng cách dùng một miếng băng gạc mềm, ẩm lau nhẹ mặt lưỡi của trẻ.
- Nếu mảng trắng giảm hoặc mất đi thì nó chỉ là cặn sữa đọng lại trong khoang miệng.
- Nếu mảng trắng còn nguyên vẹn thì có khả năng cao trẻ đã bị nhiễm nấm.
- Những bé sử dụng sữa ngoài sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bởi độ đậm đặc trong sữa công thức nhiều hơn trong sữa mẹ.
Do bé bị lây nấm từ mẹ
Trong thời gian mang bầu, nếu người mẹ bị viêm âm đạo do nấm Candida có khả năng cao sẽ lây cho con cái. Khi gặp các tác nhân có hại, vi nấm sẽ phát triển mạnh mẽ, phá vỡ hàng rào bảo vệ của khoang miệng.
Dấu hiệu nhận biết:
- Lưỡi bị đốm trắng ở trẻ, thậm chí đốm xuất hiện ở cả vòm miệng và hai bên hốc má của trẻ.
- Nếu bệnh ở mức nghiêm trọng hơn, bé sẽ có biểu hiện quấy khóc, bú ít đi, giảm cân do vi nấm hoạt động lấn át lợi khuẩn, giảm sức đề kháng của trẻ.
Do bé uống quá nhiều kháng sinh
Sức đề kháng của trẻ nhỏ còn yếu nên dễ mắc các bệnh vặt. Trong trường hợp này, bố mẹ thường sử dụng thuốc kháng sinh để giảm triệu chứng kịp thời. Thực tế, kháng sinh sẽ làm rối loạn tỉ lệ lợi hại khuẩn, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm lây lan nhanh chóng. Điều này sẽ gây ra bệnh lưỡi trắng ở trẻ em.
Dấu hiệu nhận biết:
- Lưỡi bé bị đóng trắng quá nhiều thành từng mảng dày cộm
- Màu sắc trắng đục, ngả như phô mai
Bé bị trắng lưỡi do bú sữa mẹ
Đây là nguyên nhân khá phổ biến gây trắng lưỡi ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Trong giai đoạn này, sữa mẹ rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, trong vài tháng đầu sau khi chào đời, nước bọt của trẻ không được sản xuất ra quá nhiều. Vì vậy, một lượng sữa nhất định vẫn sẽ đọng lại trên lưỡi của bé và khiến bộ phận này có màu trắng.
Dấu hiệu nhận biết:
- Cặn sữa tạo thành từng mảng trắng, mềm.
- Chị em có thể thử dùng một miếng băng gạc mềm, ẩm lau nhẹ mặt lưỡi của trẻ.
- Nếu mảng trắng dễ dàng mất đi thì nó chính là cặn sữa đọng lại trong khoang miệng.
Lưỡi bé bị trắng có nguy hiểm không?
Trong trường hợp lưỡi bé bị trắng do cặn sữa, khi quan sát các mẹ sẽ thấy một lớp phủ dày màu trắng trên mặt lưỡi. Đối với tình trạng này, chị em không cần quá lo lắng bởi các mảng trắng này có thể dễ dàng được làm sạch bằng nước ấm.
Tuy nhiên, như tôi đã đề cập ở trên, tình trạng trắng lưỡi ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nữa, thế nên, bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan.
- Nếu không vệ sinh sạch sẽ hay có những biện pháp kịp thời, trẻ có nguy cơ cao sẽ bị nhiễm nấm.
- Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết trẻ bị nấm miệng là lưỡi bắt đầu xuất hiện những mảng trắng có hình tròn, nhỏ giống như nổi cục bên trong lưỡi, vòm họng, má hoặc môi. Những đốm này khá “cứng đầu” nên mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn khi làm sạch.
- Sau khi loại bỏ được những đốm trắng này, mẹ sẽ thấy bên trong miệng bé có nhiều nốt đỏ. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ đã bị nhiễm nấm hoặc tưa lưỡi và cần được thăm khám trực tiếp bác sĩ để chẩn đoán cũng như đưa ra phương pháp điều trị an toàn.
- Nếu không, triệu chứng của bệnh sẽ khiến trẻ khó chịu, biếng ăn, bé sẽ bắt đầu quấy khóc khi bú sữa do đau miệng.
- Nếu bệnh phát triển ở mức nặng hơn, nấm sẽ mọc dày và có thể lây lan xuống cổ họng, thực quản, khí quản. Từ đó gây viêm phổi, tiêu chảy rất nguy hiểm, đe dọa tiêu cực tới sức khỏe của trẻ.
Lưỡi bé bị trắng phải làm sao?
Tình trạng trẻ bị trắng lưỡi không chỉ gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày cũng như sức khỏe của trẻ mà còn khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng, băn khoăn. Vì vậy, việc tìm ra phương pháp điều trị kịp thời, phù hợp là vô cùng cần thiết. Hiện nay, rơ lưỡi và sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ đang là những phương pháp được rất nhiều bố mẹ lựa chọn. Dưới đây, tôi sẽ chỉ ra một vài cách trị lưỡi trắng ở trẻ em hiệu quả.
Rơ lưỡi bằng thuốc Tây
Đây là phương pháp được đa số các mẹ bỉm tin dùng bởi sự tiện lợi cũng như đem lại tác dụng trong thời gian ngắn. Ngoài ra, sử dụng thuốc Tây còn tiết kiệm thời gian hiệu quả.
Một vài loại thuốc thường được các bác sĩ chỉ định trị lưỡi trắng ở trẻ:
- Nystatin: Nystatin là một loại thuốc chống nấm Candida hữu hiệu. Thuốc có tác dụng kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt vi nấm có hại trong thời gian ngắn. Ngoài ra, thuốc ít tan trong nước nên có thể dùng rơ lưỡi hiệu quả. Tuy nhiên, việc dùng thuốc có thể gây ra một vài tác dụng phụ như: dị ứng, nổi mề đay, phát ban đỏ, rối loạn tiêu hoá…Trong trường hợp này, cha mẹ nên dừng sử dụng thuốc cho trẻ và đưa trẻ đi khám kịp thời tránh để bệnh càng nặng hơn.
- Miconazol: Miconazol là thuốc kháng sinh chống nấm thuộc nhóm imidazol tổng hợp. Thuốc đặc biệt mang lại tác dụng tốt trên loài nấm Candida. Thuốc kháng nấm nhóm imidazole cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: đi ngoài, buồn nôn…, Một số trường hợp dùng bôi ngoài còn có thể xảy ra phỏng rát.
- Fluconazol: Fluconazole là thuốc kháng sinh thuộc nhóm triazole. Fluconazol được chỉ định điều trị nhiễm nấm miệng Candida hầu miệng, thực quản, âm đạo và ngoài da. Thuốc thường được dùng để điều trị nấm miệng bằng đường uống nếu rơ lưỡi bằng hai thuốc trên mà không hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể gây một vài tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy… Chị em cần đặc biệt lưu ý khi bé được chỉ định sử dụng loại thuốc này.
- Dung dịch Nacl 0,9%: Nước muối sinh lý có tác dụng sát khuẩn nhẹ nhàng, ngăn ngừa viêm hiệu quả. Đây là dung dịch được khuyến nghị dùng được cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các mẹ có thể sử dụng dung dịch này để vệ sinh khoang miệng, lưỡi cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh để ngăn ngừa tình trạng trắng lưỡi ở trẻ.
Rơ lưỡi cho trẻ thường xuyên bằng mẹo dân gian tại nhà
Trẻ bị trắng lưỡi nên được rơ lưỡi thường xuyên bằng gạc rơ lưỡi cùng với các loại dung dịch để làm sạch, thông thoáng khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn và vi nấm gây bệnh. Một số mẹo dân gian tại nhà khắc phục hiện tượng trắng lưỡi ở trẻ bố mẹ có thể tham khảo như:
Chữa lưỡi trắng cho trẻ sơ sinh bằng lá trà xanh
Trà xanh có tác dụng tốt trong việc sát trùng, kháng khuẩn trong thời gian ngắn. Vì thế, loại dược liệu này thường được dùng trong phòng ngừa các bệnh răng miệng, đặc biệt là trắng lưỡi do nấm.
Nguyên liệu: 50gr lá trà xanh, 100ml nước, muối trắng hạt
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá trà xanh, cho tất cả vào nồi đun sôi cùng với nước và 1 ít muối trắng.
- Bước 2: Đun khoảng 15 phút rồi tắt bếp. Sau đó để nguội, gạn lấy nước trà, bỏ phần lá.
- Bước 3: Đeo gạc rơ lưỡi, thấm vào nước trà rồi rơ lưỡi nhẹ nhàng cho trẻ.
Lưu ý: Trà xanh thường có vị hơi đắng nên trẻ có thể sẽ không hợp tác để mẹ rơ lưỡi. Vì thế, các mẹ nên chủ động pha loãng nước để giảm vị đắng của lá trà. Ngoài ra, phụ huynh nên ngâm trà xanh bằng nước muối và rửa lại nhiều lần để đảm bảo an toàn cho bé.
Nước lá rau ngót trị lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh
Rau ngót mang đến công hiệu trong việc làm sạch, giảm viêm và sát trùng khoang miệng nên thường được lựa chọn để điều trị nấm lưỡi. Bên cạnh đó, rau ngót có tính mát và vị ngọt nên trẻ sẽ dễ hợp tác với mẹ hơn trong quá trình rơ lưỡi.
Nguyên liệu: 100gr lá rau ngót, 200ml nước sạch, muối trắng.
Cách chuẩn bị:
- Bước 1: Rửa sạch lá rau ngót, mang tất cả đi ngâm nước muối pha loãng.
- Bước 2: Đun sôi lá rau ngót cùng với nước và một ít muối trắng trong vòng 10 phút. Sau đó, để nguội hỗn hợp, nghiền nát lá rau và vắt lấy dịch.
- Bước 3: Đeo gạc rơ lưỡi, thấm vào dịch lá rồi rơ nhẹ nhàng trên mặt lưỡi cho trẻ.
Lưu ý: Rau ngót hiện nay đa số bị phun thuốc trừ sâu khá nhiều. Vì vậy, chị em cần ngâm nước muối loãng 15 phút trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn khi rơ cho trẻ sơ sinh tránh bị mốc lưỡi.
Chữa lưỡi trắng ở trẻ em bằng lá hẹ
Lá hẹ là một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng tốt trong việc diệt khuẩn, chống nấm, các loại vi khuẩn gây bệnh mà ít gây tác dụng phụ như các loại kháng sinh thông thường. Vì thế, đây cũng là một loại dược liệu được ưu tiên hỗ trợ điều trị bệnh lưỡi bé bị trắng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 100gr lá hẹ mang đi rửa sạch, giã nát hoặc xay cùng 50ml nước.
- Bước 2: Đun sôi hỗn hợp trên trong vòng 10 phút, để nguội bớt rồi lọc lấy nước cất.
- Bước 3: Đeo gạc rơ lưỡi vào ngón tay trỏ, thấm vào dịch chiết lá hẹ và rơ lưỡi cho trẻ.
Lưu ý: Lá hẹ có mùi hăng nên trẻ có thể sẽ khó chịu, không chịu hợp tác với mẹ khi rơ lưỡi. Ngoài ra, loại lá này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đi ngoài …
Phải làm gì để ngăn ngừa tình trạng lưỡi bé bị trắng?
Lưỡi bé bị trắng tuy không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nhưng vẫn gây nhiều ảnh hưởng xấu tới cuộc sống hàng ngày của trẻ. Vì thế, chị em nên chủ động có các biện pháp phòng tránh để bảo vệ sức khỏe con cái. Chị em có thể tham khảo một số lưu ý được liệt kê dưới đây:
- Trẻ dưới 1 tuổi, các mẹ tuyệt đối không dùng mật ong rơ lưỡi trẻ và cạy các đốm hay mảng trắng trên lưỡi trẻ, dễ gây chảy máu, nhiễm trùng.
- Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ: Đánh tưa lưỡi, rơ lưỡi thường xuyên, cho trẻ uống nước sau khi bú sữa. Tuy nhiên, bố mẹ không nên rơ lưỡi ngay khi trẻ đang no hoặc mới ăn xong vì lúc này trẻ dễ bị nôn. Các mẹ nên thực hiện khi trẻ đang đói và vào buổi sáng là tốt nhất.Đặc biệt, phụ huynh chỉ nên dùng khăn mềm, mỏng khi vệ sinh lưỡi tránh gây trầy, xước miệng trẻ.
- Bổ sung vitamin và các chất thiết yếu để trẻ có sức đề kháng tốt và hệ miễn dịch khỏe mạnh.
- Ngâm rửa đồ chơi của trẻ thường xuyên để tiêu diệt vi khuẩn, mầm bệnh, tránh để trẻ bị lây nhiễm nấm, hại khuẩn khi ngậm vào.
- Vệ sinh đầu vú của người mẹ sạch sẽ, đặc biệt trước và sau khi cho con bú.
- Không hôn miệng bé, đặc biệt không để người khác thơm, hôn miệng bé.
Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản xoay quanh bệnh lưỡi bé bị trắng. Tôi hy vọng, thông qua bài viết này, phụ huynh sẽ có cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về lưỡi trắng ở trẻ. Từ đó, chủ động phòng ngừa hoặc đi khám trực tiếp bác sĩ nếu phát hiện có triệu chứng bất thường. Nếu có bất kì thắc mắc nào, mọi người có thể chủ động gửi tin nhắn đến hòm thư cá nhân của tôi. Trong trường hợp bố mẹ mong muốn được tư vấn ngay hoặc thăm khám trực tiếp cho bé, xin hãy để lại thông tin bên dưới hoặc liên hệ theo phương thức dưới đây:
- Facebook: Lương y Đỗ Minh Tuấn
- SĐT: 0984 650 816/ 0932 088 186
- Địa chỉ: Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội/ Số 100 đường Nguyễn Văn Thương, P.25, Q. Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!