Phương Pháp Kéo Giãn Cột Sống Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm
Kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị bảo tồn giúp hạn chế tác dụng phụ của thuốc điều trị gây ra. Tùy thuộc vào vị trí tổn thương, mức độ đau nhức và giai đoạn tiến triển bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định kỹ thuật kéo giãn phù hợp để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
Kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm thường ảnh hưởng ở cột sống cổ và thắt lưng. Tổn thương xảy ra khi bao xơ bị phình lồi, lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Khi bao xơ bị rách, nhân nhầy trong đĩa đệm sẽ thoát ra ngoài và chèn ép lên tủy sống, rễ thần kinh và gây ra tình trạng đau nhức cột sống, cơn đau lan rộng xuống vai, lưng, mông, chân và các chi.
Bên cạnh đó, trường hợp thoát vị đĩa đệm kéo dài khiến bệnh nhân bị tê bì tay chân, ngứa râm ran, yếu cơ bắp, tê chân, teo chi, giảm khả năng vận động. Nếu không được điều trị kịp thời có thể tác động xấu đến sức khỏe tổng thể và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
Bệnh lý có tính chất mãn tính, thường không thể điều trị dứt điểm. Đối với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, các phương pháp điều trị chủ yếu là bảo tồn giúp kiểm soát các biểu hiện lâm sàng, giảm mức độ phình lồi và điều chỉnh đĩa đệm bị lệch, từ đó làm chậm quá trình tiến triển của bệnh lý.
Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nặng dẫn đến thoát vị đĩa đệm gây teo chân và xuất hiện các biến chứng thì lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc can thiệp phẫu thuật để khắc phục tổn thương. Duy trì chức năng vận động và ngăn chặn những ảnh hưởng đến xương khớp.
Một trong những phương pháp điều trị bảo tồn thường được áp dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm là kéo giãn cột sống. Phương pháp này nằm trong danh mục vật lý trị liệu bệnh lý và được đánh giá mang lại hiệu quả cao, an toàn, hạn chế tác dụng phụ của tân dược.
Kéo giãn cột sống được hiểu là tự sử dụng cử động của bệnh nhân hoặc sự hỗ trợ của nhân viên y tế nhằm gia tăng tầm vận động của khớp ở người bị thoát vị đĩa đệm. Với hiện phát triển của y học như hiện nay, việc kéo giãn đã được hỗ trợ bởi máy kéo giãn mang lại hiệu quả cao và hạn chế rủi ro trong quá trình điều trị.
Tác dụng của phương pháp
Kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm phát huy tác dụng thông qua cơ chế làm giãn cơ. Việc kéo giãn này giúp tăng khả năng đàn hồi, giảm tình trạng co cứng, đau nhức do một số bệnh lý xương khớp gây ra. Bên cạnh đó, việc làm giảm áp lực nội đĩa đệm giúp điều chỉnh địa đệm bị lệch, giảm phình lồi và chén ép lên ống sống, dây thần kinh bị tổn thương.
Từ đó, các dây thần kinh bị chèn ép được giải phóng, tăng tuần hoàn máu và dưỡng chất nuôi dưỡng các chi, ngăn ngừa biến chứng teo chi và đau nhức, tê bì tay chân. Phương pháp kéo giãn này còn giúp khắc phục tình trạng lệch đốt sống, vẹo cột sống. Nhờ đó giúp phòng ngừa thoái hóa sớm và các bệnh xương khớp khác.
Trong điều trị thoát vị đĩa đệm, phương pháp kéo giãn cột sống mang lại những tác dụng sau:
- Giảm đau nhức ở cột sống lan rộng đến các vùng lân cận
- Hạn chế tê bì tay chân, ngứa râm ran, cứng khớp vào buổi sáng
- Tăng tuần hoàn khí huyết và dưỡng chất đến các cơ quan trong cơ thể, ngăn chặn teo chi
- Cải thiện khả năng vận động của cột sống, giảm phình lồi và tạo điều kiện thuận lợi cho đĩa đệm phục hồi, trở về vị trí ban đầu
- Rút ngắn thời gian điều trị và có tỉ lệ phục hồi cao
Chỉ định – Chống chỉ định
Kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị không can thiệp xâm lấn, không dùng thuốc nên được giới chuyên môn đánh giá cao về độ an toàn, hạn chế biến chứng nguy hiểm và mang lại hiệu quả cao với những trường hợp bệnh nhẹ.
Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp với tất cả trường hợp bị thoát vị đĩa đệm. Tùy thuộc vào từng mức độ bệnh, đối tượng, khả năng đáp ứng mà bác sĩ có thể chỉ định hoặc thay thế phương pháp khác phù hợp hơn.
Chỉ định
- Thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ
- Thoát vị đĩa đệm do sai tư thế dẫn đến vẹo cột sống
- Bệnh lý gây chèn ép dây thần kinh dẫn đến đau nhức lưng, cổ, đau dây thần kinh tọa
Chống chỉ định
- Trẻ em
- Phụ nữ mang thai hoặc trong kỳ kinh nguyệt
- Xuất hiện hội chứng đuôi ngựa
- Cơn đau cấp do thoát vị đĩa đệm gây ra
- Bệnh lý tiến triển ở mức độ nặng
- Chấn thương gây biến dạng cột sống
- Tăng huyết áp
- Loãng xương
- Lao cột sống, hình thành áp xe gây đau, sưng viêm
Các kỹ thuật kéo giãn cột sống
Hiện nay có nhiều kỹ thuật kéo giãn cột sống điều trị thoát vị đĩa đệm. Tùy vào vị trí bị thoát vị như thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6, C3 C4, thoát vị đĩa đệm thắt lưng,… Bác sĩ sẽ tư vấn kỹ thuật phù hợp để đạt được kết quả tốt nhất cũng như hạn chế những rủi ro, biến chứng.
Dưới đây là một số kỹ thuật kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm:
Kéo giãn cột sống ngắt quãng
Kéo giãn cột sống ngắt ngãng được chỉ định với những trường hợp thoát vị đĩa đệm gây ra cơn đau mãn tính, các biểu hiện cứng cơ ít xuất hiện và không đáng kể. Kỹ thuật này giúp làm giảm căng thẳng cho cột sống và mỏi cơ.
Đối với chế độ kéo giãn ngắt quãng sẽ có chế ngắt quãng có lực nền và không có lực nền. Mỗi kỹ thuật có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Theo đó, kéo giãn không có lực nền thì khi kéo sẽ có sự thay đổi về lực nên đôi khi cột sống không thể thích nghi nhanh chóng.
Trong khi đó, kéo giãn ngắt quãng có lực nền sẽ tạo điều kiện cho cột sống có thời gian thích ứng, không có sự thay đổi về lực quá nhiều. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng sẽ có nhiều thời gian nghỉ ngơi, hỗ trợ quá trình phục hồi tốt hơn.
Kéo giãn liên tục
Ngược lại với kéo giãn ngắt quãng, kỹ thuật kéo giãn liên tục áp dụng cho những trường hợp đau cấp tính, co cứng cơ tần suất cao. Để thực hiện, bác sĩ sẽ dùng một lực kéo nhất định và tác động liên tục vào cột sống mà không có sự thay đổi.
Trường hợp này, có thể lựa chọn một trong 3 kỹ thuật kéo giãn cột sống liên tục như sau:
- Kéo giãn bằng lực đối trọng
- Kéo giãn bằng tự trọng trên bàn dốc
- Kéo giãn cột sống liên tục bằng máy
Kéo giãn dưới nước
Kéo giãn cột sống dưới nước trị thoát vị đĩa đệm là sự kết hợp của 2 phương pháp vật lý trị liệu là kéo giãn và thủy trị liệu. Ngoài tác dụng kéo giãn thì tác động nhiệt ấm sẽ giúp tăng khả năng giãn cơ, giảm tê bì, đau nhức và thúc đẩy tuần hoàn máu đến các chi.
Dưới sự tác động sức đẩy của nước nên đòi hỏi lực kéo giãn phải lớn hơn. Do đó, bệnh nhân sẽ được cố định bằng phao ở nách hoặc cổ và kéo theo trục thẳng. Kết hợp lực kéo từ tạ được gắn ở đai đeo lưng để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
Ưu – Nhược điểm kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp kéo giãn được đánh giá cao và phù hợp với những trường hợp bệnh chưa tiến triển nặng. Cũng tương tự như những phương pháp điều trị khác, kéo giãn cột sống chữa bệnh sẽ có những ưu điểm vượt trội nhưng song song đó là một số nhược điểm.
Việc hiểu rõ những ưu điểm và hạn chế của phương pháp giúp bà con chủ động hơn trong lựa chọn hướng điều trị phù hợp, rút ngắn thời gian chữa bệnh mà không phải can thiệp phẫu thuật.
Ưu điểm:
- Không can thiệp xâm lấn nên không mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng
- Không phát sinh tác dụng phụ như thuốc tân dược
- Hạn chế những tác động tiêu cực đến sức khỏe xương khớp về sau
- Có thể kết hợp song song với các phương pháp điều trị khác để tăng tác dụng chữa bệnh
Nhược điểm:
- Liệu trình kéo dài nên người bệnh cần kiên trì để đạt được kết quả điều trị như mong muốn
- Không áp dụng cho trường hợp bệnh nặng
- Liệu pháp cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao, thiết bị hiện đại
- Trong quá trình điều trị có thể gây ra một số vấn đề như đau nhức đột ngột, choáng váng, tê bì các chi,…
Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng kéo giãn cột sống
Phương pháp kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm giúp điều chỉnh cột sống bị vẹo lệch, tăng tầm vận động do thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh gây ra, tạo điều kiện cho đĩa đệm phình lồi phục hồi,… Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể gây ra nhiều vấn đề nên bà con cần cân nhắc trước khi quyết định thực hiện.
Dưới đây là một số lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp kéo giãn:
- Cần lựa chọn cơ sở y tế chất lượng, đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và kế hoạch điều trị rõ ràng nếu có ý định thực hiện phương pháp kéo giãn.
- Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn, tham gia đầy đủ các buổi trị liệu để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
- Người bị thoát vị đĩa đệm tuyệt đối không vận động mạnh, mang vác làm tăng áp lực lên cột sống, khiến các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề hơn.
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, làm việc quá sức, ngồi hoặc nằm quá nhiều.
- Nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường trong quá trình điều trị, bạn cần thông báo với bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.
- Kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học và sinh điều độ để tạo điều kiện cho đĩa đệm phục hồi và rút ngắn thời gian điều trị.
Trên đây là những thông tin về phương pháp kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm. Mức độ hiệu quả của phương pháp còn tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển, đối tượng, khả năng đáp ứng. Việc chủ động thăm khám và can thiệp điều trị sớm sẽ có tỷ lệ phục hồi cao hơn.
Dinh dưỡng
Review
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!