Nóng Gan Nổi Mề Đay Nguy Hiểm Không? Cách Khắc Phục
Nóng gan nổi mề đay là một trong những vấn đề bà con đến gặp Tuấn tôi mắc phải. Sự suy giảm chức năng gan khiến độc tố tích tụ trong cơ thể không được đào thảo ra bên ngoài. Trong bài viết dưới đây, Tuấn tôi sẽ giúp bà con tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nóng gan nổi mề đay là gì? Dấu hiệu nhận biết
Chắc hẳn bà con đã không còn xa lạ với tình trạng mề đay, mẫn ngứa. Đây là hiện tượng da liễu nhiều người gặp phải, nguyên nhân hình do hệ miễn dịch phản ứng lại khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên từ bên trong hay bên ngoài.
Kể đến các yếu tố nguy cơ chính như thời tiết thay đổi thất thường, dị ứng thực phẩm, lông chó mèo, phấn hoa,… Ngoài ra, nhiều người còn bị mề đay do ảnh hưởng bởi tình trạng nóng trong do gan hoạt động kém, tính tụ độc tố hình thành các nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy.
Tuấn tôi đã chữa trị cho nhiều trường hợp gặp phải hiện tượng này. Nóng gan nổi mề đay đôi khi còn kèm theo những dấu hiệu bất thường khác, do gan hoạt động kém hơn bình thường. Trường hợp mề đay do gan để khắc phục cần điều chỉnh những nguyên nhân gây nóng trong, suy giảm chức năng gan.
Các dấu hiệu nhận biết hiện tượng nóng gan nổi mề đay sẽ phong phú hợp tình trạng mề đay thông thường. Làn da cũng sẽ nổi các mảng đỏ ngứa ngáy nhưng với kích thước lớn, dày và có màu đỏ. Bà con có thể quan sát và nhận diện dễ dàng bằng mắt thường.
Dưới đây là các triệu chứng thường gặp khi bị nóng dan nổi mề đay, bà con thận trọng:
- Mảng da đỏ xuất hiện đôi khi ngứa nhưng một số trường hợp không ngứa.
- Bệnh nhân bị ngứa da như kiến bò, đây là biểu hiện đặc trưng của người đang bị nóng gan. Cơn ngứa sẽ đến một cách đột ngột, đặc biệt nếu bà con tiếp xúc với gió lạnh hoặc nắng nóng, cơn ngứa có chiều hướng trở nên nặng nề hơn.
- Khi bị nóng gan, ngoài tình trạng nổi mề đay bà con còn thấy miệng có hơi thở hôi, mùi amoniac khá khó chịu.
- Suy giảm chức năng khiến gan không đào thải hết độc tố, da trở nên vàng vọt, móng cũng chuyển sang màu vàng. Đây là hiện tượng thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh gan, do bilirubun tích tụ trong máu cao.
- Ngoài những vấn đề kể trên, người bị nóng gan nổi mề đay còn kèm theo các dấu hiệu bất thường khác. Chẳng hạn như tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon giấc, đầy bụng, khó tiêu,…
Phát hiện các bất thường kể trên, bà con nên thăm khám sớm. Tùy từng tình trạng nóng gan, suy giảm chức năng gan mà bà con đang gặp phải để có hướng khắc phục, giúp kiểm soát triệu chứng mề đay và nhiều vấn đề liên quan khác.
Nguyên nhân gây nóng gan nổi mề đay
Nóng gan nổi mề đay hình thành do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Theo đó, gan lại là một cơ quan quan trọng, đảm nhận vai trò đào thải độc tố trong cơ thể. Khi gan bị suy giảm chức năng, độc tố không được loại bỏ, tích tụ dần sau đó bùng phát triệu chứng qua da hoặc nhiều vấn đề khác.
Trường hợp nóng gan nổi mề đay không chỉ gây những biểu hiện như mề đay thông thường mà còn phát sinh các triệu chứng đặc trưng khi gan suy yếu như đã đề cập bên trên. Điểm qua các nguyên nhân gây nóng gan Tuấn tôi thường gặp ở bệnh nhân như:
- Chế độ ăn uống kém khoa học: Hay ăn đêm, ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, cay nóng,… trong khi đó lại ăn ít rau củ, trái cây, uống ít nước khiến cho cơ thể bị nóng trong. Gan hoạt động áp lực lâu dần tích tụ độc tố, không loại bỏ hết bùng phát mề đay ngoài da, gây suy giảm chức năng gan.
- Nghiện bia rượu, thuốc lá: Uống nhiều đồ uống chứa cồn, rượu bia, thuốc lá là thói quen không có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt là chức năng gan, cơ quan này phải làm việc quá sức, về lâu dài suy giảm chức năng. Từ đó, khi độc tố còn tồn đọng trong cơ thể sẽ phát sinh nhiều vấn đề khác, không chỉ riêng trường hợp nóng gan nổi mề đay.
- Hiện tượng muối mật: Cơ thể tích tụ nhiều muối dưới da ở người mắc bệnh gan sẽ có nguy cơ bị nổi mề đày cao.
- Ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài: Thời tiết thay đổi thất thường, môi trường ô nhiễm khói bụi,… khiến bà con dễ mắc các bệnh vặt. Cơ thể suy yếu hệ miễn dịch, chức năng gan có khả năng bị suy giảm, nóng trong, bùng phát các cơn mề đay cấp khó chịu.
Ngoài những vấn đề kể trên, tình trạng nóng gan nổi mề đay còn liên quan đến nhiều yếu tố khác. Trong đó kể đến như bệnh lý, rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ, lão hóa cơ thể, gặp tác dụng phụ của thuốc đặc trị bệnh,…
Nhận biết vấn đề đang gặp phải, xác định mức độ tổn thương gan, nguyên nhân gây ảnh hưởng chức năng gan để có những điều chỉnh phù hợp. Mặc dù không diễn biến quá lâu, một số trường hợp chỉ xảy ra ngắn hạn tuy nhiên bà con không nên quá chủ quan để ngăn ngừa rủi ro biến chứng khác.
Nóng gan nổi mề đay có nguy hiểm không?
Nóng gan nổi mề đay là một trong những tình trạng nhiều người đang gặp phải hiện nay. Bà con nên lưu ý, bởi hiện tượng này có chiều hướng nặng hơn những trường hợp mề đay khác. Liên quan đến chức năng gan, nên ngoài biểu hiện ngoài da, bà con còn gặp phải các triệu chứng khác.
Tuy nhiên, trường hợp bà con bị nổi mề đay liên quan đến gan cũng không cần quá lo lắng. Nếu bà con ổn định chức năng gan, loại bỏ những thói quen không có lợi cho sức khỏe sẽ giúp tình trạng mề đay thuyên giảm mà không cần dùng thuốc điều trị.
Thông thường, một đợt bùng phát mề đay liên quan đến nóng gan sẽ diễn ra trong vòng 1 ngày hoặc hơn, tuy nhiên thời gian không kéo dài. Ngoài ra, sau khi những nốt mẩn ngứa biến mất cũng sẽ không gây sẹo hoặc để lại dấu vết gì. Nếu bà con chăm sóc cẩn thận sẽ giúp da phục hồi nhanh hơn.
Tuy nhiên, trường hợp nóng gan nổi mề đay kéo dài hơn 6 tuần chưa thấy khỏi, lúc này bà con cần đến gặp bác sĩ, kiểm tra và chữa trị càng sớm càng tốt. Bởi, nếu sự suy giảm chức năng gan trầm trọng, ngoài vấn đề về da, nhiều hệ lụy khác có thể xảy ra ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh.
Cách khắc phục nóng gan nổi mề đay
Nóng gan nổi mề đay có thể thuyên giảm khi bà con điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, ổn định chức năng gan. Tuy nhiên, đối với trường hợp suy giảm chức năng gan do bệnh lý cần can thiệp điều trị bằng các giải pháp chuyên môn theo hướng dẫn.
Dưới đây là những phương pháp giúp bà con giảm nóng trong, cải thiện tình trạng mề đay ngoài da. Tuấn tôi xin cung cấp đến bà con:
Cách thải độc, mát gan tại nhà
Dùng các loại trà thảo dược giúp thanh nhiệt, thải độc gan là sự lựa chọn của nhiều người. Áp dụng tại nhà, giúp cải thiện hiện tượng nóng gan, từ đó tình trạng mề đay cũng được kiểm soát mà không cần dùng thuốc. Bà con có thể tham khảo dùng những loại trà như:
Trà atiso:
Chắc hẳn bà con đã không còn xa lạ đối với loại trà này. Trà atiso có tính mát, chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt là faradiol, taraxasterol giúp chống viêm, cải thiện tình trạng nóng gan, giúp ổn định chức năng của cơ quan quan trọng này.
Không những thế, trong trà atiso còn chứa nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe, nhiều khoáng chất lành mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch, đề kháng. Pha uống trà atiso mỗi ngày giúp cơ thể nhanh chóng đào thải độc tố cải thiện sức khỏe,
Trà xanh:
Lá trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp cải thiện sức khỏe, nâng cao đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Dùng lá trà xanh pha nước uống chữa nóng gan nổi mề đay là một trong những phương pháp tại nhà được áp dụng rộng rãi hiện nay.
Trong lá trà xanh còn có nhiều dưỡng chất khác, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dùng lá trà xanh hãm lấy nước uống, dùng khi nước còn âm ấm giúp tăng cường lưu thông máu, thư giãn cơ thể, mát gan, thải độc.
Trà cây mã đề:
Cây mã đề được dùng trong điều trị nhiều bệnh lý, trong đó kể đến như bệnh về suy giảm chức năng gan. Dùng mã đề làm trà uống chữa nóng gan nổi mề đay là giải pháp được áp dụng rộng rãi. Trong trà chứa nhiều vitamin, khoáng chất có lợi giúp cải thiện chức năng gan, thải độc cho gan khá hữu hiệu.
Uống trà thảo dược giúp làm mát gan, nhờ đó tình trạng mề đay cũng được kiểm soát, thuyên giảm rõ rệt. Tuy nhiên bà con nên chọn loại thảo dược sạch, không nhiễm phân thuốc hoặc pha trộn chất độc hại không có lợi cho sức khỏe.
Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt
Ngoài sử dụng các loại trà thảo dược cải thiện sức khỏe, giảm nóng trong người nổi mề đay, bà con có thể hỗ trợ điều trị bằng cách thay đổi những thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ. Dưới đây là các lưu ý, bà con thận trọng:
Về chế độ ăn uống:
Bà con cần điều chỉnh chế độ ăn uống để giúp gan giảm áp lực, tăng đào thải độc tố cho cơ thể. Một vài vấn đề về dinh dưỡng giúp bà con đẩy nhanh tiến độ chữa nóng gan nổi mề đay như sau:
- Tăng cường bổ sung cho cơ thể các thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt là các loại rau củ quả, trái cây tươi. Chẳng hạn như rau bina, cam, quýt, ớt chuông đỏ, bông cải xanh, cà rốt,… Chúng chứa nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
- Kiêng ăn những món chứa nhiều dẫu mỡ, chế biến chiên rán, cay nóng không có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, bà con cũng nên hạn chế ăn các món quá ngọt, quá mặn, nên ưu tiên những món ăn tự chế biến tại nhà.
- Không nên lạm dụng đồ uống chứa cồn, đồ uống đóng chai chứa chất bảo quản. Dùng nước lọc sẽ tốt hơn cho sức khỏe, ngoài ra thỉnh thoảng bà con có thể bổ sung thêm ly nước ép trái cây, rau củ quả để tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể.
- Chia nhỏ bữa ăn, kiểm soát khẩu phần ăn mỗi ngày, không nên ăn khuya để cơ thể có thời gian đào thải độc tố, nghỉ ngơi, thư giãn.
Về chế độ sinh hoạt:
Bên cạnh thay đổi thói quen ăn uống, chế độ sinh hoạt hàng ngày cũng góp phần giúp bà con ổn định chức năng gan sớm hơn, cải thiện hiện tượng mề đay nhanh chóng. Đồng thời, thay đổi những thói quen không tốt cho sức khỏe cũng giúp bà con duy trì tốt sức khỏe, ngăn rủi ro tái phát bệnh và nhiều vấn đề khác:
- Tham gia các hoạt động thể chất, rèn luyện cơ thể giúp hoạt huyết, giảm nguy cơ tích tụ độc tố phát sinh các bệnh lý gây hại. Việc vận động giúp cơ thể đổ nhiều mồ hôi, đây cũng là cách giúp bà con đào thải độc tố tích tụ ra ngoài, tinh thần sảng khoái, giảm nóng gan và các vấn đề khác.
- Loại bỏ thói quen sử dụng chất kích thích gây nghiện, không nên uống nhiều bia rượu, không nên hút thuốc lá để bảo vệ lá gan khỏe mạnh.
- Điều chỉnh giấc ngủ, tránh thức quá khuya trong thời gian dài, cần dành thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, đào thải độc tố cho cơ thể khỏe mạnh hơn. Đặc biệt là khoảng thời gian từ khua đến 2 giờ sáng là thời điểm gan thải độc. Nếu ngủ quá muộn hoạt động này khó diễn ra và có thể phát sinh nhiều hệ lụy khác.
- Tìm cách giải tỏa áp lực, căng thẳng, để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý hơn.
- Không tự ý dùng thuốc nếu không được bác sĩ chỉ định. Việc dùng thuốc bừa bãi, kết hợp thuốc tùy tiện tăng nguy cơ gây tương tác thuốc ảnh hưởng sức khỏe.
Những điều chỉnh về chế độ ăn uống, sinh hoạt không chỉ là yếu tố góp phần điều trị nóng gan nổi mề đay hiệu quả hơn mà còn giúp bà con ngăn ngừa các triệu chứng bất thường xuất hiện. Do đó, bà con nên chủ động thay đổi, xây dựng một đời sống lành mạnh, tốt đẹp hơn.
Dùng thuốc Tây chữa nóng gan nổi mề đay
Sử dụng thuốc Tây chữa mề đay do nóng gan cũng là cách được nhiều người lựa chọn. Do thuốc thường có dược tính mạnh, giúp khắc phục tình trạng mề đay nhanh chóng, cải thiện chức năng gan. Tuy nhiên việc dùng thuốc Tây cần tuân thủ theo phác đồ, tránh lạm dụng hoặc dùng bừa bãi.
Ngoài ra, nếu bệnh liên quan đến vấn đề tại gan, bác sĩ sẽ tiền hành kiểm tra, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đưa ra chẩn đoán về tình trạng nóng gan nổi mề đay. Sau khi có kết quả cuối cùng, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ dùng thuốc phù hợp cho người bệnh.
Các dạng thuốc thường được dùng để điều trị suy giảm chức năng gan, chữa mề đay được dùng kể đến như:
- Nhóm thuốc bảo vệ mô gan, giúp gan sớm ổn định, hoạt động lại như bình thường. Chẳng hạn dạng flumeciol, methionine,…
- Nhóm thuốc giúp bồi bổ gan, cải thiện chức năng cho cơ quan này, tăng cường thảiđộc giúp gan ổn định hoạt động. Mỗi bệnh nhân sẽ được chỉ định loại thuốc riêng.
- Viên uống bổ sung năng lượng, dưỡng chất thiếu hụt cải thiện nóng gan nổi mề đay. Chẳng hạn như mega liver, hewel.
- Nhóm thuốc dạng bôi ngoài da khắc phục bệnh lý tại chỗ.
Ngoài ra, đối với trường hợp nóng gan nổi mề đay kèm theo các biểu hiện nặng, điều trị bằng biện pháp bình thường không khỏi. Lúc này, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc chứa corticoid, thuốc dạng tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da phòng tránh biến chứng.
Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp lạm dụng hay dùng thuốc không đúng cách không tốt cho sức khỏe. Trường hợp thuốc phản tác dụng, phát sinh triệu chứng bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ.
Phương pháp Đông y chữa bệnh
Sử dụng các bài thuốc Đông y chữa nóng gan nổi mề đay là một trong những lựa chọn được nhiều người áp dụng. So với thuốc tân dược, thuốc Đông y lành tính và an toàn, nguy cơ phát sinh phản ứng phụ thấp.
Theo Y học cổ truyền, bài thuốc sẽ đánh vào nguyên nhân sâu xa gây nóng gan, từ đó giúp loại bỏ mề đay một cách triệt để, ngăn chặn tái phát. Bà con có thể đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường để gặp các thầy thuốc thăm khám và chữa trị.
Tùy mỗi trường hợp, phương án can thiệp sẽ được chỉ định phù hợp. Dưới đây là những bài thuốc tương ứng với các thể sinh bệnh, bà con sử dụng theo đơn thuốc đã được kê. Tham khảo:
- Bài thuốc 1: Dùng 16 gram các vị thốc gồm thương bổ, thương nhĩ, 12 gram các loại gồm trần bị, thục địa, xuyên khung, cam thảo và đường quy, thêm 10 gram tế tân 10 gram bạch chỉ. Dùng thang thuốc sắc nấu nước uống ngày một lần.
- Bài thuốc 2: Dùng các vị như hạ khô thảo, thương nhĩ, kết hợp cùng với cát căn, hoàng bá, kinh giới, thổ linh, bồ công anh, thương nhĩ mỗi loại khoảng 16 gram. Còn lại là 12 gram kim ngân hoa, hoàng cầm, liên liều, chi tử, Tương tự như trên sắc nấu nước uống, dùng mỗi ngày 1 tháng với 3 lần dùng hết trong ngày.
- Bài thuốc 3: Dùng các vị như linh bì, xích thược, hoàng cầm, hoạt thạch, kết hợp với 6 gram trầ bì, 6 gram hậy phác, sinh cảm thảo, Nguyên liệu sắc nấu uống, trước khi dùng thêm 10g bộ lan và 6g hoặc hoắc hướng. Đun thêm 5 phút chắt nước thuốc chia thành 3 lần uống.
Tuấn tôi vừa chia sẻ đến bà con tình trạng nóng gan nổi mề đay, bà con tham khảo. Mặc dù đây không phải là vấn đề nguy hiểm và có khả năng thuyên giảm nhanh. Tuy nhiên, nếu bà con gặp phải các triệu chứng bất thường nặng nề, dai dẳng, tốt hơn hết bà con nên thăm khám để có cách chữa trị phù hợp.
Nhóm bệnh liên quan
Dinh dưỡng
Nổi Mề Đay Kiêng Gì Và Nên Ăn Gì?
Nổi Mề Đay Ở Trẻ Em Kiêng Gì, Nên Ăn Gì?
Bị Phong Ngứa Không Nên Ăn Gì? Nên Ăn Gì? Tuấn Tôi Giúp Bà Con Ăn Uống Khoa Học
Phương Pháp chữa khác
Câu hỏi liên quan
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!