Mách Bà Con 7 Cách Trị Phong Ngứa Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả, An Toàn Nhất

Cách trị phong ngứa tại nhà bằng các thảo dược tự nhiên cho hiệu quả khá tốt trong trường hợp bệnh mới khởi phát. Bên cạnh đó, nhờ ưu điểm mức độ an toàn cao, phù hợp với nhiều đối tượng và chi phí thấp, phương pháp này được rất nhiều bà con quan tâm và áp dụng. Hiện nay, có rất nhiều mẹo chữa khác nhau, theo đó, bà con có thể tham khảo 7 cách trị đơn giản, hiệu quả nhất dưới đây.

7 Cách trị phong ngứa tại nhà bằng lá thuốc nam

Trong đa số trường hợp, phong ngứa (mề đay) chỉ gây tổn thương ngoài da như sưng tấy, nổi mẩn đỏ, tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Bệnh thường tự khỏi sau vài giờ hoặc vài ngày cách ly khỏi nguồn gây kích ứng. Bởi vậy, bà con thường ưu tiên áp dụng các mẹo trị phong ngứa tại nhà tận dụng nguồn dược tính có trong cây thuốc nam gần gũi:

  • Kháng sinh tự nhiên giúp kiểm soát tình trạng viêm da, giảm cảm giác ngứa
  • Các hoạt chất chống oxy hóa, vitamin giúp thúc đẩy phục hồi vùng da bị tổn thương

Nhờ vậy tình trạng phong ngứa cũng nhanh thuyên giảm, da cảm thấy dễ chịu hơn. Dưới đây là các bài thuốc trị phong ngứa bà con có thể tham khảo áp dụng:

Cách trị phong ngứa tại nhà bằng lá khế

Trong đông y, lá khế có vị chát, tác dụng thanh nhiệt, giảm viêm, tiêu sưng và giải phóng độc tố cho cơ thể. Lá khế chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, chất oxy hóa có khả năng sát trùng và ngăn chặn vi khuẩn phát triển trên da, giúp giảm nhanh các triệu chứng mẩn ngứa, khó chịu.

Cách trị bệnh phong ngứa bằng lá khế phố biến được thực hiện như sau:

  • Lấy lá khế tươi rửa sạch
  • Sao trên chảo nóng đến khi lá héo lại
  • Bọc lá khế mới sao vào tấm vải sạch và chườm lên những chỗ phát ban

Lưu ý: Nên chườm ở nhiệt độ vừa phải, không nên chườm khi còn nóng vì sẽ gây thêm tổn thương cho da.

Ngoài ra, bà con có thể đun một nắm lá khế với 2 lít nước dùng để vệ sinh vùng da bị mẩn ngứa.

Lá chè xanh chữa phong ngứa tại nhà

Lá chè xanh được sử dụng nhiều trong các bài thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc, trị viêm nhiễm ngứa ngáy. Theo Y học hiện đại, lá chè xanh có chứa rất nhiều hoạt chất có khả năng chống viêm, diệt khuẩn rất tốt như: EGCG, Flavonoid, tanin, catechin, quercetin, tinh dầu và nhiều acid amin khác… thích hợp để điều trị các bệnh da liễu như mề đay, dị ứng, viêm da, viêm nang lông,…

Ngoài ra các thành phần này còn giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da, ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố gây hại từ môi trường bên ngoài. Bà con có thể sử dụng cách dưới đây:

  • Rửa sạch 2-3 nắm lá trà xanh và để ráo nước.
  • Đun sôi lá chè cùng với 2 lít nước
  • Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, tiếp tục đun thêm 5-10 phút rồi tắt bếp.
  • Sử dụng nước này pha thêm với nước mát để tắm.
  • Mỗi ngày thực hiện 1 lần, sau khoảng 5 ngày bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Cách trị phong ngứa tại nhà bằng lá đơn đỏ

Y học hiện đại và y học cổ truyền đã nghiên cứu và công nhận loại dược liệu này có khả năng tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa ngáy ngoài da cực kỳ hiệu quả. Cụ thể trong thành phần của lá đơn đỏ có chứa hàm lượng lớn chất flavonoid, saponin, anthranoid, coumarin, tanin, chất chống oxy hóa,… có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, chống dị ứng rất tốt. Do đó bà con hoàn toàn có thể sử dụng loại dược liệu này để điều trị bệnh nổi mề đay mẩn ngứa trên diện rộng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá đơn đỏ tươi, rửa sạch và để ráo nước.
  • Cho lá đơn đỏ vào đun cùng với 2 lít nước và một ít muối hạt.
  • Pha nước này với nước lạnh để tắm hàng ngày.
  • Mỗi ngày tắm 1 lần sẽ giúp chữa bệnh phong ngứa cực kỳ hiệu quả.

Trị phong ngứa tại nhà bằng lá trầu không

Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay, tính ấm, có tác dụng chống viêm loét, khử khuẩn hiệu quả. Cách trị phong ngứa dân gian với lá trầu không có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng khó chịu trên da và đẩy nhanh quá trình phục hồi các tế bào bị tổn thương.

Cách dùng lá trầu phổ biến nhất để điều trị phong ngứa là:

  • Lấy một nắm lá trầu không tươi, rửa sạch bằng nước muối loãng (chỉ nên lấy 5 – 7 lá)
  • Giã hoặc vò nát lá trầu, sau đó đun sôi cùng 1,5 lít nước trong vòng vài phút
  • Nước đun xong để nguội dùng tắm và khử trùng trên khu vực da bị phong ngứa.

Lưu ý: Nên thường xuyên tắm bằng nước lá trầu không để đạt hiệu quả giảm mẩn ngứa tốt nhất.

Cách trị phong ngứa bằng lá hẹ

Trong YHCT, lá hẹ có vị chua, cay, tính ấm, không chứa độc tố. Dược liệu này có tác dụng kháng viêm, giải độc, bổ dương, ôn trung, cầm máu, tiêu đờm, tán huyết. Theo y học hiện đại, lá hẹ có chứa hàm lượng lớn các hoạt chất bao gồm: Protein, chất xơ, đường, vitamin A, B, C, P, canxi và nhiều khoáng chất khác. Nhờ có chứa nhiều thành phần tự nhiên, lá hẹ được dùng nhiều trong các bài thuốc để chữa các bệnh viêm nhiễm và ngứa ngáy ngoài da.

Bà con có thể áp dụng cách dưới đây để điều trị phong ngứa bằng lá hẹ:

  • Chuẩn bị một bó lá hẹ tươi, đem rửa sạch.
  • Dùng để tắm: Lá hẹ tươi rửa sạch,cắt khúc và đun sôi cùng nước. Đợi nước nguội hoặc pha thêm nước lạnh dùng để tắm. Phần bã có thể dùng để đắp và massage trực tiếp lên vùng da bị bệnh để giúp giảm ngứa hiệu quả.
  • Chườm lên chỗ bị phù nề, nổi mẩn đỏ: Giã lá hẹ với một ít muối sau đó chườm trực tiếp lên phần da bị tổn thương.

Mẹo chữa bệnh phong ngứa với lá kinh giới

Kinh giới hay Giả tô, Khương giới có vị cay, tính ấm, có công dụng giải cảm, tán hàn, cầm máu và chống dị ứng. Khi bị phong ngứa, bạn có thể áp dụng cách trị phong ngứa tại nhà với lá kinh giới và một số thảo dược, thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị Kinh giới, bèo cái (bỏ rễ),  của ráy dại (gọt vỏ, thái mỏng), thổ phục linh,lá ba chục.
  • Cho các vị thuốc vào ấm và đun sôi cùng nước
  • Nước thuốc dùng xông hơi và sau khi nước nguội dùng để tắm

Lưu ý: Mỗi tuần chỉ nên xông hơi từ 2 – 3 lần để có hiệu quả điều trị tốt nhất.

Lá ngải cứu trị phong ngứa tại nhà

Ngải cứu là một loại cây có chứa rất nhiều tinh dầu tốt cho sức khỏe. Theo Đông y, ngải cứu có tính ấm, giúp giải độc, khu phong, tán hàng, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như cảm cúm, đau lưng, mẩn ngứa, suy nhược cơ thể, ghẻ lở, rôm sảy,…

Y học hiện đại cũng đã chỉ ra, trong thành phần của lá ngải cứu có chứa các hoạt chất như artabsin, flavonoid, adenin,… Những chất này đều có khả năng kháng viêm diệt khuẩn rất tốt, giúp nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh mề đay mẩn ngứa. Vì vậy, sử dụng lá ngải cứu cũng là một trong những phương pháp điều trị bệnh khá hiệu quả:

  • Sử dụng một nắm lá ngải cứu, rửa sạch và để ráo nước.
  • Cho ngải cứu vào đun cùng với 2 lít nước.
  • Khi nước sôi thì đun nhỏ lửa thêm 10 phút nữa.
  • Dùng nước này pha với nước mát để tắm mỗi ngày.
  • Tuy nhiên loại dược liệu này có thể không phù hợp với một số người nên bạn cần thử trên một vùng da nhỏ trước để đảm bảo an toàn.

Ngoài những bài thuốc dân gian trên, người bệnh có thể sử dụng các thảo dược quen thuộc khác để chữa phong ngứa như lá tía tô, nha đam, rau má… Hoặc dùng bột yến mạch để tắm, chườm mát, chườm nóng,…

Những lưu ý cần nhớ khi áp dụng cách trị phong ngứa tại nhà

Dân gian lưu truyền rất nhiều mẹo hay giúp nhân dân loại bỏ triệu chứng phong ngứa tại nhà. Tuy nhiên trên thực tế không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng cách chữa này. Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị bệnh, bà con cần ghi nhớ những lưu ý như sau:

  • Trước khi quyết định áp dụng mẹo vặt dân gian bà con cần xác định rõ nguyên nhân.
  • Một số bài thuốc dân gian cần chế biến cầu kỳ mới cho tác dụng. Do đó bà con nên lựa chọn và thực hiện đủ các bước.
  • Thường cách trị phong ngứa tại nhà chỉ có tác dụng thuyên giảm triệu chứng tạm thời mà không điều trị được dứt điểm bệnh. Thậm chí, khi phong ngứa diễn tiến phức tạp cách chữa này còn không mang lại tác dụng.
  • Không nên sử dụng nhiều bài thuốc cùng 1 lúc bởi có thể gây phản tác dụng.
  • Nếu có ý định dùng chung với thuốc Tây cần hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ.
  • Sau một thời gian áp dụng mẹo dân gian trị phong ngứa tại nhà nếu không thấy hiệu quả bà con cần  nhanh chóng tới co sở y tế để được thăm khám và có phác đồ điều trị kịp thời.

Có thể thấy, phương pháp chữa phong ngứa tại nhà có ưu điểm lành tính, an toàn do được bào chế từ thảo dược tự nhiên, nguyên liệu dễ kiếm và dễ thực hiện. Nhưng cách chữa này lại đem lại hiệu quả thấp, không trị bệnh dứt điểm do sử dụng thảo dược đơn lẻ, không có liều lượng cố định, dược tính của các thảo dược thấp. Mặt khác, các bài thuốc dân gian chỉ mang tính truyền miệng, không có kiểm chứng.

Vì vậy, với kinh nghiệm hơn 20 năm trong việc thăm khám và bốc thuốc chữa bệnh cứu người, Tuấn tôi khuyên bà con nên sử dụng những bài thuốc nam có chứa thành phần là các thảo dược thiên nhiên có dược tính cao đã được nghiên cứu bài bản và đã được kiểm nghiệm rõ ràng để điều trị bệnh.

Đánh giá bài viết

Array

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

9 Cách Trị Nổi Mề Đay Tại Nhà GIẢM NGỨA CẤP TỐC [BÀ CON LƯU LẠI NGAY]

9 Cách Trị Nổi Mề Đay Tại Nhà GIẢM NGỨA CẤP TỐC [BÀ CON LƯU...

Chữa Mề Đay Mãn Tính Bằng Đông Y: Cách Hay Bà Con Nên Áp Dụng

Chữa Mề Đay Mãn Tính Bằng Đông Y: Cách Hay Bà Con Nên Áp Dụng

Cách Chữa Mẩn Ngứa Khắp Người Nào Hiệu Quả Nhất? Cùng Tuấn Tôi Đi Tìm Câu Trả Lời Chi Tiết

Cách Chữa Mẩn Ngứa Khắp Người Nào Hiệu Quả Nhất? Cùng Tuấn Tôi Đi Tìm...

Dị Ứng Phấn Hoa Nổi Mề Đay: Triệu Chứng, Điều Trị Và Phòng Ngừa

Dị Ứng Phấn Hoa Nổi Mề Đay: Triệu Chứng, Điều Trị Và Phòng Ngừa

Dị Ứng Phấn Hoa Nổi Mề Đay: Triệu Chứng, Điều Trị Và Phòng Ngừa

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua