Nhiệt Miệng Nên Uống Gì? 14 Đồ Uống Giúp Thanh Nhiệt Hiệu Quả

5/5 - (3 bình chọn)

Nhiệt miệng nên uống gì là băn khoăn của rất nhiều người bệnh hiện nay. Bởi tình trạng này xảy ra vô cùng phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải một vài lần trong đời. Nhiệt miệng không gây nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu trong miệng, làm ảnh hưởng tới việc ăn uống hàng ngày. Bài viết dưới đây Dominhtuan.com sẽ giới thiệu tới bạn những loại nước uống giúp thanh nhiệt cơ thể, hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa tình trạng nhiệt miệng hiệu quả.

Nhiệt miệng nên uống gì?

Nhiệt miệng là tình trạng trên môi trong, má trong, nướu, lưỡi xuất hiện các vết loét nông, có hình tròn, màu trắng hoặc đỏ. Những vết loét này có đường kính từ vài mm nhưng lại gây ra cảm giác vô cùng đau đớn khó chịu. Tình trạng này có thể kéo dài từ 1-2 tuần khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống.

Khi bị nhiệt miệng, người bệnh nên bổ sung các loại đồ uống giàu vitamin và khoáng chất để giúp cân bằng dinh dưỡng, giúp các vết loét nhanh được chữa lành. Vậy khi bị nhiệt miệng nên uống gì? Dưới đây là một số loại đồ uống người bệnh nên tích cực sử dụng trong thời gian điều trị:

Bị nhiệt miệng nên dùng nước ép cà chua

Cà chua có chứa nhiều vitamin C, A, K, riboflavin, axit ascorbic, axit malic và axit citric, có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn và tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất vào cơ thể. Người bệnh nên uống nước ép cà chua và sau bữa ăn để chống viêm, ngăn ngừa tình trạng chảy máu ở nướu răng và viêm loét vùng miệng.

Nhiệt Miệng Nên Uống Gì? Bị nhiệt miệng nên dùng nước ép cà chua
Bị nhiệt miệng nên dùng nước ép cà chua

Cách làm nước ép cà chua:

  • Chuẩn bị 2 quả cà chua cỡ vừa, rửa sạch, bóc vỏ.
  • Cho cà chua vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn cùng với một ít nước.
  • Uống nước ép cà chua đều đặn mỗi ngày 1 lần sẽ giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng hiệu quả.

Nhiệt miệng nên uống gì – Nước ép rau má

Rau má là một loại rau sạch, có tác dụng thanh nhiệt giải độc rất tốt. Đặc biệt trong thành phần của rau má có chứa hàm lượng lớn hoạt chất Triterpenoids có tác dụng kháng viêm, kháng virus, chống oxy hóa, chữa lành vết thương ở nướu và niêm mạc miệng. Vì vậy bạn có thể dùng nước ép rau má để uống mỗi ngày, vừa giúp làm mát cơ thể, vừa hỗ trợ giảm cân và làm trắng da.

Cách làm nước ép rau má:

  • Chuẩn bị một nắm rau má, rửa sạch, cắt khúc nhỏ.
  • Cho nguyên liệu vào máy xay sinh tố xay cùng với 200ml nước.
  • Lọc bỏ phần bã và chỉ lấy nước cốt rau má.
  • Cho thêm một ít đá viên vào uống.
  • Mỗi ngày dùng 1 ly sẽ giúp tình trạng nhiệt miệng được thuyên giảm.

Nước ép lê cải thiện nhiệt miệng

Nếu bạn đang chưa biết nhiệt miệng nên uống nước gì thì có thể sử dụng nước ép lê. Trong thành phần của loại quả này có chứa nhiều vitamin B và khoáng chất, giúp thúc đẩy quá trình chữa lành các vết thương ở niêm mạc. Ngoài ra loại đồ uống này cũng rất thơm mát, có vị ngọt hấp dẫn, thích hợp dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Cách làm nước ép lê:

  • Chuẩn bị 1 quả lê tươi, gọt vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ.
  • Cho lê vào máy ép trái cây để ép lấy nước.
  • Có thể cho thêm một ít đá viên vào để uống cùng.
  • Uống mỗi ngày 1 ly sẽ giúp cơ thể được thanh lọc, cải thiện tình trạng nóng trong và nhiệt miệng.

Thanh mát cơ thể bằng nước nhân trần

Nhân trần là một loại đồ uống quen thuộc được rất nhiều người sử dụng. Y học cổ truyền cho biết, nhân trần có vị đắng, tính bình, có khả năng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, kháng viêm, diệt khuẩn. Vì vậy nếu bạn đang bị nóng trong người, nhiệt miệng, nổi mụn,… thì có thể sử dụng trà nhân trần để giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu này.

Cách pha trà nhân trần:

  • Sử dụng toàn bộ phần thân cây trên mặt đất của nhân trần.
  • Đem rửa sạch, cắt thành từng đoạn nhỏ khoảng 3-5cm.
  • Tiếp tục mang đi rửa sạch và sao qua đến khi nhân trần khô lại.
  • Cho nhân trần vào nồi đun sôi với 1 lít nước.
  • Đợi nước nhân trần nguội bớt là bạn có thể sử dụng.
  • Bạn có thể uống nhân trần thay nước lọc trong ngày. Tuy nhiên không nên uống quá nhiều trong thời gian dài vì sẽ gây ra hiện tượng mất nước, mệt mỏi.

Nước cam

Nước cam là một loại đồ uống rất tốt cho những người đang bị nhiệt miệng. Trong thành phần của trái cam tươi có chứa nhiều vitamin B, C, folate và chất chống oxy hóa,… Những chất này có tác dụng kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch và giúp thúc đẩy vết thương nhanh được chữa lành. Sử dụng nước cam mỗi ngày còn giúp thanh nhiệt giải độc cơ thể, là một thức uống giải khát rất thơm ngon và bổ dưỡng mà bạn không nên bỏ qua.

Nhiệt miệng nên uống gì - Nước cam
Nhiệt miệng nên uống gì – Nước cam

Cách làm nước ép cam:

  • Bạn dùng 2 quả cam sành, bổ đôi, vắt lấy nước uống.
  • Có thể cho thêm một ít mật ong vào nếu bạn thích uống ngọt.
  • Uống mỗi ngày 2 lần sẽ giúp bạn sớm khắc phục được tình trạng nhiệt miệng.

Nước rau diếp cá trị nhiệt miệng

Rau diếp cá có tính hàn, vị chua, giúp thanh nhiệt giải độc rất tốt. Bên cạnh đó, rau diếp cá còn chứa nhiều hoạt chất giúp kháng viêm, diệt khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, thích hợp dùng để điều trị các vấn đề như nhiệt miệng, nóng trong, sốt,…. Vì vậy nếu bạn đang băn khoăn không biết bị nhiệt miệng nên uống nước gì thì chắc chắn không thể bỏ qua loại đồ uống này.

Cách làm nước ép rau diếp cá:

  • Chuẩn bị 1 nắm rau diếp cá, rửa sạch và để ráo nước.
  • Cho rau vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng với 200ml nước.
  • Gạn bỏ vã và lọc lấy phần nước để uống.
  • Dùng mỗi ngày 1 ly nước ép rau diếp cá sẽ giúp vết loét trong miệng nhanh được chữa lành.

Bột sắn dây cải thiện nhiệt miệng

Bột sắn dây có tính bình, vị ngọt cay, có tác dụng thanh nhiệt giải độc và làm mát cơ thể. Loại bột này rất hữu ích trong việc điều trị nhiệt miệng và giúp các vết thương trong niêm mạc được chữa lành. Ngoài ra, nước bột sắn dây còn có tác dụng cải thiện tình trạng nhức đầu, cảm cúm, sốt, mụn nhọt, rôm sảy,… dùng được cho cả sơ sinh trên 7 tháng tuổi, trẻ nhỏ và người cao tuổi.

Cách pha bột sắn dây:

  • Cho 10-15g bột sắn dây vào ly.
  • Cho thêm 200ml nước sôi, khuấy đều cho tan hết bột.
  • Không nên cho thêm đường vì sẽ làm tăng tình trạng nhiệt miệng.
  • Nên uống nước bột sắn vào buổi chiều sẽ giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng nhanh chóng.
  • Không uống bột sắn khi bụng đói, không lạm dụng uống quá nhiều trong ngày.
  • Mỗi tuần bạn uống từ 2-3 ly bột sắn là đủ.

Nhiệt miệng nên uống gì – Nước chè tươi

Lá chè tươi là thảo dược được dùng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh khác nhau như tiêu chảy, bệnh tim mạch, ung thư, xương khớp, gan, huyết áp, bệnh viêm nhiễm, sâu răng và nhiệt miệng. Bởi trong thành phần của lá chè xanh có chứa nhiều catechin, vitamin C, flavonoid, polyphenol, quercetin, carotene, EGCG,… Những hoạt chất này đều tham gia vào quá trình chữa lành tổn thương của cơ thể. Hơn nữa chè xanh rất lành tính, không độc, do đó bạn có thể dùng hàng ngày cho đến khi bệnh tình được thuyên giảm.

Cách nấu nước chè tươi:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá chè tươi, rửa sạch, cho vào nồi đun cùng với 1 lít nước.
  • Đun sôi sau đó hạ nhỏ lửa và chờ thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp.
  • Dùng nước lá chè xanh để uống và súc miệng mỗi ngày sẽ giúp vết loét trên miệng được se lại, giảm đau và giảm sưng tấy.

Công thức trị nhiệt miệng bằng nước mật ong nghệ

Mật ong là một dược liệu tự nhiên có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn và chữa lành những tổn thương ở niêm mạc. Vì vậy khi bị nhiệt miệng bạn nên sử dụng mật ong để giúp các vết loét nhanh được chữa lành. Ngoài ra mật ong còn rất giàu vitamin, khoáng chất thiết yếu, giúp tăng sức đề kháng và ngăn không cho nhiệt miệng tái phát trở lại.

Nhiệt Miệng Nên Uống Gì? Công thức trị nhiệt miệng bằng nước mật ong nghệ
Công thức trị nhiệt miệng bằng nước mật ong nghệ

Cách pha nước mật ong nghệ:

  • Pha khoảng 2 thìa mật ong vào 200ml nước ấm.
  • Kết hợp thêm với 1 thìa tinh bột nghệ.
  • Khuấy đều ly nước cho tan hết bột nghệ và mật ong.
  • Sau đó uống mỗi ngày 1 ly vào buổi sáng.
  • Duy trì trong vòng 10 ngày tình trạng nhiệt miệng sẽ dần biến mất.

Nước nha đam cải thiện nhiệt miệng

Nha đam là một loại cây có tác dụng làm đẹp da, thanh nhiệt, giải độc và cải thiện tình trạng viêm nhiễm hiệu quả. Trong thành phần của nha đam có chứa nhiều canxi, natri, kali, sắt, axit amin, vitamin và các mono-saccarit, poly-saccarit như xenlulo, rhamnose, glucose, aldopentose, xylose và acemannan,… Những hoạt chất này đều có tác dụng làm giảm tình trạng sưng viêm tại niêm mạc. Vì vậy nếu đang chưa biết bị nhiệt miệng nên uống gì thì bạn có thể dùng nước uống từ nha đam.

Cách nấu nước nha đam:

  • Bạn dùng 1-2 nhánh nha đam tươi, gọt vỏ, rửa sạch phần thịt bên trong.
  • Thịt nha đam thái hạt lựu, cho vào nồi đun cùng với 300ml nước và một ít đường phèn.
  • Khi nước sôi bạn đổ ra ly, chờ nước nguội, cho thêm đá viên và uống.
  • Mỗi ngày uống 1 ly sẽ giúp vết nhiệt miệng được thuyên giảm.

Nước khế chua giải đáp thắc mắc nhiệt miệng nên uống gì

Khế chua là một loại trái cây rất giàu vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, vitamin A, vitamin P, canxi, natri, sắt, kali, acid oxalic,… Những hoạt chất này có tác dụng thanh nhiệt, trị viêm loét và giúp nướu răng luôn khỏe mạnh. Còn theo Đông y, khế có vị chua, tính bình, giúp cải thiện tình trạng đau rát, khó chịu trong khoang miệng.

Cách nấu nước khế chua:

  • Chuẩn bị 2-3 quả khế chua, rửa sạch, cắt thành múi.
  • Cho vào nồi đun với 500ml nước lọc trong vòng 5 phút.
  • Gạn bỏ bã, bảo quản nước trong bình thủy tinh có nắp đậy.
  • Chờ cho nước nguội bớt là có thể sử dụng.
  • Nước khế chua có thể uống và dùng để súc miệng sẽ giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng nhanh chóng.
  • Thực hiện liên tục trong nhiều ngày cho đến khi vết loét khỏi hẳn.

Nước ép củ cải trị nhiệt miệng

Các chuyên gia tại Ấn Độ cho biết, củ cải trắng có chứa nhiều hoạt chất giúp kháng viêm diệt khuẩn mạnh mẽ. Ngoài ra, củ cải trắng còn có nhiều nước, giúp thanh nhiệt và làm mát cơ thể. Vì vậy loại thực phẩm này có thể dùng để cải thiện tình trạng lở, loét do nhiệt miệng gây ra. 

 Nước ép củ cải trị nhiệt miệng
Nước ép củ cải trị nhiệt miệng

Cách nấu nước củ cải trắng:

  • Củ cải rửa sạch, không cần gọt vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
  • Cho củ cải vào máy xay sinh tố cùng với 250ml nước.
  • Lọc lấy phần nước và bỏ bã.
  • Dùng nước củ cải để uống và súc miệng mỗi ngày từ 2-3 lần bệnh sẽ được cải thiện.

Bị nhiệt miệng nên uống nước ép cà rốt

Nếu đang băn khoăn về việc bị nhiệt miệng nên uống gì thì bạn có thể dùng nước ép cà rốt. Trong thành phần của cà rốt có chứa hàm lượng lớn beta-carotene, vitamin C, kali,…giúp kháng viêm và cải thiện tình trạng nhiệt miệng. Ngoài ra loại nước ép này còn hỗ trợ cải thiện làn da, ổn định huyết áp, tốt cho mắt, giảm chướng bụng đầy hơi, phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Cách làm nước ép cà rốt:

  • Bạn rửa sạch 1 củ cà rốt, cạo vỏ và cắt khúc nhỏ.
  • Cho cà rốt vào máy xay sinh tố để xay cùng với 200ml nước.
  • Xay nhuyễn và lọc lấy nước để uống, bỏ phần bã.
  • Nên uống sau bữa ăn sẽ giúp cơ thể hấp thu được nhiều dinh dưỡng thiết yếu.
  • Kiên trì áp dụng trong 7-10 ngày bệnh sẽ được cải thiện.

Nhiệt miệng nên uống thuốc và vitamin

Nhiều người bệnh cũng băn khoăn không biết bị nhiệt miệng nên uống vitamin gì và thuốc gì. Theo gợi ý từ bác sĩ chuyên khoa, khi bị nhiệt miệng, người bệnh có thể cho bạn sử dụng một số loại thuốc như:

  • Thuốc kháng nấm nystatin, itraconazole, fluconazol…
  • Thuốc kháng sinh loại trimethoprim và sulfamethoxazole.
  • Thuốc kháng viêm prednisone, colchicine.
  • Thuốc uống corticosteroid.
  • Các loại viên uống kẽm, sắt và vitamin B, C, PP.

Các loại thuốc trị nhiệt miệng này nên được dùng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về dùng để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

Phòng ngừa triệu chứng nhiệt miệng tại nhà

Nhiệt miệng là một bệnh lý lành tính và có thể tự khỏi ngay cả khi bạn không điều trị. Tuy nhiên việc phải chịu cảm giác đau rát trong thời gian dài là điều không hề dễ dàng. Để ngăn ngừa bệnh tái phát liên tục, bạn cần thực hiện một số biện pháp như sau:

Phòng ngừa triệu chứng nhiệt miệng tại nhà
Phòng ngừa triệu chứng nhiệt miệng tại nhà
  • Tránh sử dụng các loại thức ăn gây kích ứng như đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ muối chua, cà phê, nước ngọt,…
  • Không hút thuốc và tiêu thụ các loại đồ uống chứa cồn để tránh gây tổn thương niêm mạc miệng và tăng nguy cơ nhiệt miệng.
  • Hạn chế nói chuyện khi đang nhai thức ăn để tránh cắn vào lưỡi, môi, má.
  • Tránh sử dụng các món ăn quá khô, quá cứng hoặc quá giòn sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng, thay vào đó bạn nên chọn các thức ăn mềm, dễ ăn.
  • Hạn chế căng thẳng mệt mỏi để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Hãy quản lý cảm xúc của mình bằng cách tập yoga, thiền, nghe nhạc, nấu ăn hoặc các phương pháp giảm căng thẳng khác.
  • Chú ý vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng ngày 2-3 lần, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau khi ăn.
  • Nên dùng bàn chải có lông mềm và thay mới bàn chải sau 3 tháng sử dụng.
  • Bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin B2, B3, B7, B12, C, PP,… Nếu cơ thể bị thiếu hụt các vitamin này sẽ dẫn đến tình trạng viêm lợi, viêm nướu, nhiệt miệng, vết thương lâu lành,… 

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc bị nhiệt miệng nên uống gì? Hy vọng rằng với những chia sẻ này của Dominhtuan.com, người bệnh sẽ tìm được cho mình một phương pháp phòng ngừa và cải thiện tình trạng nhiệt miệng hiệu quả.

Đánh giá bài viết

5/5 - (3 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn
Mặt Ra Nhiều Mồ Hôi Có Tốt Không? Nên Xử Lý Như Thế Nào?

Mặt Ra Nhiều Mồ Hôi Có Tốt Không? Nên Xử Lý Như Thế Nào?

Mặt Ra Nhiều Mồ Hôi Có Tốt Không? Nên Xử Lý Như Thế Nào?

Bé Sổ Mũi Có Tự Khỏi Được Không? Làm Thế Nào Để Cải Thiện?

Bé Sổ Mũi Có Tự Khỏi Được Không? Làm Thế Nào Để Cải Thiện?

Bé Sổ Mũi Có Tự Khỏi Được Không? Làm Thế Nào Để Cải Thiện?

Đau Trên Đỉnh Đầu Là Bệnh Gì? Bệnh Có Gây Nguy Hiểm Không?

Đau Trên Đỉnh Đầu Là Bệnh Gì? Bệnh Có Gây Nguy Hiểm Không?

Đau Trên Đỉnh Đầu Là Bệnh Gì? Bệnh Có Gây Nguy Hiểm Không?

Trẻ Đổ Mồ Hôi Đầu Khi Ngủ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Trẻ Đổ Mồ Hôi Đầu Khi Ngủ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Trẻ Đổ Mồ Hôi Đầu Khi Ngủ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua