Nguyễn Thanh Bình, Ninh Bình

Đau Nhức Xương Khớp Dùng Thuốc Gì Khỏi Dứt Điểm?

Tôi năm nay 41 tuổi, nghề nghiệp là tài xế taxi. Vài tháng nay tôi thấy sức khỏe đi xuống, luôn cảm thấy mệt mỏi, đau nhức khắp mình mẩy, đặc biệt ở các khớp nên rất ảnh hưởng đến công việc. Bác sĩ tư vấn giúp tôi bị đau nhức xương khớp dùng thuốc gì để chữa khỏi dứt điểm? Cảm ơn bác sĩ.

Lương y Đỗ Minh Tuấn trả lời: Chào anh Bình. Đối với nghề nghiệp của anh là tài xế taxi, thường xuyên phải ngồi ở ghế lái, thì đau nhức xương khớp là hiện tượng thường gặp.

Triệu chứng và nguyên nhân gây đau nhức xương khớp

Trước khi bàn đến chuyện đau nhức xương khớp dùng thuốc gì, tôi xin điểm qua một số thông tin liên quan đến tình trạng anh đang gặp phải. Đau nhức xương khớp là cơn đau xảy ra với hệ xương khớp. Tùy vào nguyên nhân gây ra tình trạng này, mà mức độ đau ở mỗi người sẽ có sự khác biệt. Trong câu hỏi, anh có nêu ra một dấu hiệu đi kèm là cơ thể mệt mỏi. Ngoài ra, anh hãy tự quan sát và nhận định thêm xem mình có triệu chứng nào giống như tôi liệt kê dưới đây không:

  • Khớp sưng đỏ, nóng, đau nhói đặc biệt là khi ấn vào
  • Cơ khớp tê mỏi, cứng, cử động thiếu linh hoạt
  • Cơ thể mệt mỏi, ngủ không ngon
  • Vùng khớp bị đau nhức có thể có cảm giác ngứa ngáy khó chịu
  • Vận động bị hạn chế
Những dấu hiệu điển hình của đau nhức xương khớp
Những dấu hiệu điển hình của đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp có thể bắt nguồn từ bệnh lý (viêm khớp, thoái hóa khớp, lao xương, loãng xương, ung thư xương…). Ngoài ra, triệu chứng này còn do những nguyên nhân khác như di truyền, tuổi tác, chấn thương, béo phì, ít vận động, ngồi sai tư thế, mang vác vật nặng quá sức…

Vì vậy, để biết được đau nhức xương khớp uống thuốc gì tốt nhất, bác sĩ cần xác định được chính xác anh bị đau nhức do nguyên nhân nào, triệu chứng cụ thể ra sao.

Do đó, tôi khuyên anh Bình nên đi khám, chụp X-quang và xét nghiệm trước. Đối với bất kể bệnh lý gì cũng vậy, không riêng gì xương khớp, muốn việc chữa trị, uống thuốc đạt hiệu quả cao thì cần xác định đúng bệnh trước đã anh Bình nhé.   

Đau nhức xương khớp dùng thuốc gì?

Nhìn chung đối với các vấn đề liên quan đến xương khớp, dù có nguồn cơn là gì, thì hệ xương khớp, cụ thể là sụn khớp và xương dưới sụn để bị tổn hại. Do đó hướng điều trị để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp là tập trung giảm đau, tiêu viêm, tái tạo sụn khớp và xương. Song song với đó, trong trường hợp đau nhức xương khớp do bệnh lý, cần phải điều trị khỏi bệnh thì mới có thể chấm dứt hoàn toàn triệu chứng này. 

Hiện nay có hai hướng điều trị đối với bệnh đau nhức xương khớp là y học hiện đại và y học cổ truyền. Mỗi hướng đều có ưu, nhược điểm riêng, anh Bình và người bệnh nên cân nhắc lựa chọn phương pháp phù hợp với mình. 

Cá nhân tôi, là một thầy thuốc y học cổ truyền, tôi vẫn khuyên mọi người nên điều trị bảo tồn bằng thuốc Đông y. Còn thuốc Tây y có thể dùng kết hợp trong những giai đoạn bị đau cấp tính để giảm nhanh triệu chứng đau, duy trì khả năng vận động. Tuy nhiên anh Bình cần nhớ rằng, bất kỳ loại thuốc tân dược nào, bên cạnh tác dụng giảm đau, sưng viêm thì cũng dễ gây ra các tác dụng phụ nên hệ tiêu hóa, thần kinh… Do đó, nếu không bị đau nhức quá thì không nên lạm dụng thuốc Tây để tránh tình trạng tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa. 

Đau nhức xương khớp dùng thuốc gì: Điều trị bằng thuốc Tây

Tùy thuộc vào cơn đau nhức xương khớp là cấp tính hay mãn tính, mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc sao cho phù hợp để giảm bớt sự đau đớn, hạn chế kiểm soát tình trạng viêm và ngăn nguy cơ biến chứng nặng nề vì sưng viêm. 

Theo đó, loại thuốc và liều lượng sử dụng sẽ có sự khác biệt giữa đau nhức xương khớp cấp tính và mãn tính. Cụ thể là:

Đau nhức xương khớp cấp tính dùng thuốc gì?

Tình trạng này có thể xảy ra do các yếu tố nằm ngoài bệnh lý như thay đổi thời tiết, mang vác vật nặng, ngồi sai tư thế… Ngoài cảm giác đau, bệnh nhân còn thấy căng cứng khớp, có cử động, thường gặp nhất là vùng khớp cổ, thắt lưng, vai gáy. 

Với các yếu tố này, thường bác sĩ Tây y sẽ kê những loại thuốc giảm đau nhanh chóng, có tác dụng tức thời. NHƯNG tôi cũng xin nói rõ là thuốc này chỉ có tác dụng giảm cảm giác đau đớn, giúp người bệnh dễ chịu hơn, còn không chữa vào căn nguyên gây bệnh.

Sử dụng thuốc tây cho tác dụng giảm đau nhanh chóng
Sử dụng thuốc tây cho tác dụng giảm đau nhanh chóng
  • Thuốc giảm đau chứa Paracetamol

Đây là loại thuốc được nhiều người sử dụng trong đời sống hàng ngày, thậm chí là lạm dụng vì nó có chứa thành phần Paracetamol giúp giảm đau một cách nhanh chóng. 

Bên cạnh việc dùng riêng biệt, thuốc giảm đau chứa Paracetamol còn được kết hợp với những loại thuốc giảm đau khác như thuốc giảm đau Codein (ngoài ra còn có chức năng giảm sốt, giảm ho), thuốc giảm đau thần kinh Gabapentin, thuốc giảm đau chống viêm Ibuprofen… 

  • Thuốc giảm đau chống viêm không chứa Steroid

Thuốc giảm đau chống viêm không chứa Steroid bao gồm các loại như Indomethacin, Naproxen, Piroxicam có tác dụng làm giảm nhẹ cơn đau xương khớp. Trong một số trường hợp có thể kết hợp cùng thuốc giãn cơ xương Tolperison hoặc vitamin nhóm B nhằm giảm đau và bảo vệ sức khỏe của xương khớp.

Đau nhức xương khớp mãn tính dùng thuốc gì?

Nguyên nhân bệnh lý gây tình trạng đau nhức xương khớp mãn tính thường là các bệnh nghiêm trọng như viêm khớp, thoái hóa khớp, loãng xương, gout… Khi bị bệnh, chúng ta sẽ phải chịu các cơn đau hành hạ dài ngày và rất khó để chữa dứt điểm. Các loại thuốc thường được chỉ định điều trị đau nhức xương khớp mãn tính là:

  • Thuốc kháng viêm

Nhóm thuốc này có tác dụng giảm nhẹ cơn đau dai dẳng, hỗ trợ giảm bớt tình trạng viêm sưng ở vùng khớp đang thương tổn, gồm có: Methotrexat, Sulfasalazine…

  • Thuốc kháng viêm không Steroid

Tương tự như đau nhức xương khớp cấp tính, với mức độ mãn tính cũng có thể dùng thuốc kháng viêm không chứa Steroid như Naproxen, Piroxicam, Ibuprofen… Có thể kết hợp thuốc cùng với thuốc giảm đau, giãn cơ để giảm liều lượng thuốc kháng viêm do không tốt cho sức khỏe.

  • Thuốc nhóm Corticoid 

Nhóm thuốc này có tác dụng giống như hormone cortisol do tuyến thượng thận trong cơ thể sản xuất ra. Thuốc Corticoid như Betamethazone, Dexamethazone… có chức năng kháng viêm và có thể làm giảm những dấu hiệu sưng viêm nên thường được chỉ định trong điều trị viêm khớp dạng thấp.

Lưu ý khi dùng thuốc Tây chữa đau nhức xương khớp

Lạm dụng thuốc Tây để chữa bệnh xương khớp hay bất cứ bệnh lý nào khác đều gây ra tác dụng không mong muốn, làm tổn hại sức khỏe. Do đó cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ mà bác sĩ đã đưa ra. Không nên tùy tiện kết hợp các loại thuốc với nhau vì tương tác thuốc có thể gây hại đến cơ thể.

Chẳng hạn như thuốc giảm đau chứa Paracetamol làm tăng men gan, thuốc giảm đau chống viêm không chứa Steroid tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Những người có tiền sử bệnh tim mạch cũng cần hết sức cẩn trọng khi dùng các nhóm thuốc này. Thuốc Corticoid thậm chí có thể dẫn đến các hậu quả ghê gớm như là mục xương, hại gan thận, loét dạ dày… Đặc biệt, các loại thuốc giảm đau xương khớp cấp tính kể trên không được sử dụng cho phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc trẻ em nhỏ.

Ngoài ra, dùng thuốc giảm đau chống sưng viêm trong thời gian dài để chữa đau nhức xương khớp lại gây tác dụng ngược, vì sẽ gây thêm thương tổn với sụn khớp và xương dưới sụn.

Thuốc điều trị đau nhức xương khớp nên được dùng sau khi ăn, phối hợp cùng thuốc bảo vệ dạ dày để hạn chế tác dụng phụ. Bên cạnh việc dùng thuốc đường uống hoặc tiêm, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp vật lý để giảm nhẹ sưng viêm như dán hoặc xoa bóp cao nhẹ nhàng ngoài da nếu chỉ đau ở mức độ nhẹ.

Đau nhức xương khớp dùng thuốc gì: Điều trị bằng Đông y

Nếu như dùng thuốc Tây ẩn chứa nhiều tác dụng phụ như vậy, thì đau nhức xương khớp nên dùng thuốc gì để chữa khỏi dứt điểm? Khỏi bệnh là một nhẽ, nhưng thuốc không được gây hại cho cơ thể, nếu không hết bệnh này lại chữa thêm bệnh mới thì rất mệt mỏi và tốn tiền bạc, thời gian. Để giải quyết vấn đề này, chữa bệnh bằng y học cổ truyền là cách rất tốt.

Điều cần biết trước khi dùng thuốc Đông y chữa xương khớp

Anh Bình và những người đang bị đau nhức xương khớp cần phân biệt rõ các bài thuốc dân gian và thuốc Đông y. Trên mạng hiện lưu truyền rất nhiều bài thuốc dân gian như dùng lá lốt, củ nghệ, đinh lăng… để chữa bệnh xương khớp. Nhưng tác dụng của các bài thuốc này rất hạn chế, hầu hết các bài thuốc chỉ là độc vị (dùng duy nhất một vị thuốc) nên dược tính không cao. Trong khi đó thì bệnh tình ngày một tiến triển, để lâu dài dễ gây hậu họa về sau, làm cho bệnh ngày một nặng, xương khớp thoái hóa dần dễ gây biến chứng và có nguy cơ mất khả năng vận động.

Sử dụng thuốc Đông y chữa bệnh đau nhức xương khớp là cách an toàn, lành tính và hiệu quả
Sử dụng thuốc Đông y chữa bệnh đau nhức xương khớp là cách an toàn, lành tính và hiệu quả

Vì lo lắng trước những tác dụng phụ từ thuốc Tây, rất nhiều người đang muốn điều trị bằng Đông y vì thuốc Đông y làm từ thảo dược thiên nhiên nên rất lành tính, phù hợp với nhiều người kể cả người có bệnh lý nền.

Nhưng anh Bình nên lưu ý, điều trị bằng y học cổ truyền cần có sự kiên nhẫn. Bởi vì thuốc Đông y không thể vừa uống xong mà cơn đau đã thuyên giảm ngay như thuốc Tây được. Vì cơ chế trị bệnh của mỗi bên một khác. Thuốc Đông y đầu tiên là coi trọng sự an toàn và sức khỏe con người, nên sẽ chữa bệnh theo cơ chế bồi bổ phục hồi chức năng hệ xương khớp, trị vào căn nguyên bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Các biện pháp trị đau xương khớp không dùng thuốc

Thật ra phương pháp nào cũng cần tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý. Nhưng với một số nguyên nhân đặc thù gây đau nhức xương khớp cấp tính như béo phì, lười vận động, sai tư thế… thì có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Giảm cân

Béo phì là một trong những nguyên nhân gây áp lực lớn lên xương khớp và đẩy nhanh quá trình thoái hóa. Nên những ai đang có cân nặng vượt ngưỡng nên kiểm soát lại trọng lượng bằng cách ăn uống khoa học, vận động… để giảm cân và giúp hệ xương khớp linh hoạt hơn.

  • Tập thể dục

Bệnh xương khớp rất là phổ biến với những người làm văn phòng, tài xế… hay ngồi một chỗ và ít vận động. Nên tập thể dục nhẹ nhàng, đặc biệt là các bài vật lý trị liệu như ở Đỗ Minh Đường là rất phù hợp để cải thiện độ dẻo dai cho khớp. 

Tập thể dục là cách phòng tránh bệnh xương khớp và tăng sự linh hoạt cho cơ, khớp
Tập thể dục là cách phòng tránh bệnh xương khớp và tăng sự linh hoạt cho cơ, khớp
  • Châm cứu

Cũng là một trong những biện pháp được áp dụng ở Đỗ Minh Đường. Châm cứu sẽ giúp đả thông kinh mạch, tăng cường trao đổi chất, đào thải độc tố và tăng khả năng kháng viêm của cơ thể. 

  • Thay đổi chế độ ăn

Khi bị đau nhức xương khớp, người bệnh nên ăn các thực phẩm như cá hồi, trà xanh, chuối, rau xanh, đậu nành… Nên tránh dùng thực phẩm chế biến sẵn, đồ muối như cà muối, dưa muối, các món ăn nhiều dầu mỡ và ngọt đậm. Ngoài ra cần kiêng tuyệt đối rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.

Anh Nguyễn Thanh Bình thân mến, qua phần trả lời này, tôi hi vọng anh đã giải đáp được mối băn khoăn đau nhức xương khớp dùng thuốc gì để chữa dứt điểm bệnh. 

Chúc anh mau khỏi bệnh!

Gửi câu hỏi cho tôi hoặc Để lại SĐT tôi sẽ gọi lại cho bạn

Bài thuốc Yếu Sinh Lý Đỗ Minh Đường: Bao lâu để cải thiện từ 1 lên 10 phút?

Bạn mong muốn có thể kéo dài chuyện ấy trong bao lâu? 5 phút, 10 phút hay 30 phút. Với một số cặp đôi thời...

Bổ Thận Đỗ Minh – Giải Pháp Hàng Đầu Chữa Các Chứng Bệnh Thận

Được nghiên cứu và hình thành cách đây hơn 150 năm, bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường chúng tôi...

Cách Nhận Biết Chồng Yếu Sinh Lý Và Cách Cải Thiện Tốt Nhất

Cách Nhận Biết Chồng Yếu Sinh Lý Và Cách Cải Thiện Tốt Nhất

Hòa hợp trong chuyện “chăn gối” chính là yếu tố nhỏ góp phần làm tăng hạnh phúc vợ chồng. Do đó, khi nhận thấy người...

Đông Trùng Hạ Thảo Tăng Cường Sinh Lý: Cách Dùng Hiệu Quả

Cách dùng Đông Trùng Hạ Thảo tăng cường sinh lý nam tại nhà

Đông trùng hạ thảo là một loại dược liệu nổi tiếng trên thế giới, không chỉ bởi công dụng tuyệt vời của nó đối với...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.
Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua