Bệnh Mề Đay Có Lây Không? Phòng Ngừa Như Thế Nào Hiệu Quả? [BÀ CON THAM KHẢO NGAY]
Bệnh mề đay có lây không là thắc mắc của rất nhiều người khi mắc bệnh. Một số bà con nghĩ rằng mề đay cũng như một số bệnh ngoài da khác có khả năng lây lan khi tiếp xúc trực tiếp. Vậy trên thực tế bệnh mề đay có lây không? Cùng Tuấn tôi đi tìm đáp án chính xác nhất trong bài viết dưới đây.
Bệnh mề đay có lây không? Nổi mề đay có nguy hiểm không?
Mề đay mẩn ngứa là một trong những bệnh lý ngoài da phổ biến. Đây là tình trạng phản ứng da cấp tính hoặc mãn tính nguyên nhân do lớp mao mạch ở vùng trung biểu bì bị kích thích.
Bệnh mề đay có thể gặp ở nhiều người, lứa tuổi khác nhau. Đặc biệt phổ biến ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh. Thời gian thường xuất hiện triệu chứng mề đay là vào những thời điểm giao mùa nóng sang lạnh hoặc mùa lạnh sang mùa nóng. Trong đó, mùa hè thời tiết nắng nóng là thời điểm mề đay phát triển nhanh chóng nhất.
Với câu hỏi Nổi mề đay có lây không? – Tuấn tôi khẳng định MỀ ĐAY KHÔNG PHẢI LÀ BỆNH LÂY LAN từ người sang người. Căn nguyên gây bệnh xét dưới góc nhìn khoa học được cho là có liên quan đến hoạt động giải phóng histamine – thành phần trung gian trong phản ứng dị ứng của cơ thể khi có tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng.
Tuy nhiên, tôi cũng khuyến cáo, trong một số trường hợp nổi mề đay do nhiễm trùng cấp bệnh CÓ THỂ LÂY LAN. Đây là những trường hợp bị mề đay do các tác nhân gây nhiễm trùng như virus, nấm, vi khuẩn,… Do đó, khi tiếp xúc trong giao tiếp, ăn uống và dùng chung đồ cá nhân hàng ngày có nguy cơ bị nhiễm khuẩn và mắc bệnh. Hơn nữa, bệnh mề đay có tính di truyền, nếu bố hoặc mẹ bị mề đay thì con cái cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Dị ứng nổi mề đay có nguy hiểm không? Thông thường, tình trạng này không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Với những người bị mề đay cấp tính, bệnh có thể tự khỏi sau 1 – 2 giờ hoặc 1 – 2 ngày sau khi mắc bệnh. Với mề đay mãn tính, bệnh thường kéo dài khiến người bệnh mất ăn, mất ngủ do ngứa ngáy. Đặc biệt, mề đay mãn tính còn có thể gây sẹo thâm trên da, ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của người bệnh.
Ngoài ra, các triệu chứng ngứa ngáy dữ dội, nổi mẩn đỏ,… do bệnh gây ra ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trường hợp nặng, tình trạng viêm nhiễm kéo dài dẫn đến mề đay mãn tính, tái phát nhiều lần có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ làn da như bội nhiễm da, sốc phản vệ, suy hô hấp,… ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Bởi vậy, tôi khuyến cáo bà con nên điều trị dứt điểm nhanh chóng để tránh nguy cơ gặp biến chứng, bội nhiễm da gây lây lan sang các bộ phận khác.
Cách điều trị mề đay mẩn ngứa hiệu quả nhất
Một trong những nguyên nhân gây ra mề đay nổi mẩn ngứa ở khắp người là do tạng thận bị suy yếu. Thận là cội nguồn của tạng phủ, là bể chứa tinh huyết, là gốc rễ của 12 kinh mạch và là cơ sở của sinh bệnh. Thận có liên quan mật thiết đến những tạng phủ khác trong cơ thể như Phế, Tỳ, Tâm, Can. Nên thận chủ tàng tinh, thận chủ khí hóa nước, thận chủ xương tủy, thận chủ nạp khí, thận chủ tiền âm và hậu âm.
Nắm giữ chức năng quan trọng trong cơ thể, do đó thận khí suy thì mắc bệnh, thận khí thịnh thì khỏe. Tạng thận suy giảm chức năng không chỉ đơn thuần dẫn đến các bệnh mề đay, phát ban, dị ứng trên da mà còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề sức khỏe khác như suy thận, viêm thận, khó thở, ho hen, ù tai, điếc, xương mềm, suy giảm sinh lý,… Do đó, muốn giải quyết mọi vấn đề, chúng ta phải đi giải quyết từ căn nguyên.
Phòng bệnh nổi mề đay và chống tái phát
Để phòng tránh, ngăn ngừa nguy cơ bị nổi mề đay mẩn ngứa bà con cần chú ý một số biện pháp trong sinh hoạt dưới đây:
- Cơ địa dị ứng không nên tiếp xúc với các chất kích ứng như phấn rôm, xà bông, hải sản,…
- Khi chuyển mùa, thay đổi thời tiết nên giữ ấm cơ thể, vệ sinh môi trường tránh khỏi những tác nhân gây bệnh
- Hạn chế dùng mỹ phẩm, nước hoa gây kích ứng
- Tránh mặc quần áo có chất lượng vải dễ gây kích ứng
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế ký sinh xâm nhập
- Vận động, thể dục thể thao tăng cường sức khỏe
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Bổ sung nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất,… Nên ăn nhiều rau xanh và các loại hoa quả để giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh.
Với những thông tin trên mong rằng đã giúp bà con trả lời được câu hỏi bệnh mề đay có lây không cũng như cách phòng tránh như thế nào hiệu quả. Mề đay mẩn ngứa tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng bà con tuyệt đối không chủ quan, cần sớm đi khám và điều trị tại cơ sở y tế uy tín ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường của bệnh.
Dinh dưỡng
Phương Pháp chữa khác
Câu hỏi liên quan
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!