Cách Chữa Mẩn Ngứa Khắp Người Nào Hiệu Quả Nhất? Cùng Tuấn Tôi Đi Tìm Câu Trả Lời Chi Tiết

Nhiều bà con than phiền với Tuấn tối về tình trạng mẩn ngứa khắp người, ngứa dai dẳng, càng gãi càng lan rộng. Đây có thể là phản ứng dị ứng, rối loạn miễn dịch hoặc dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn. Trong quá trình điều trị, Tuấn tôi luôn khuyên bà con áp dụng cách chữa mẩn ngứa khắp người từ thảo dược, mẹo dân gian kết hợp chăm sóc da đúng cách để giảm nhanh triệu chứng. Cùng tìm hiểu các phương pháp hiệu quả ngay sau đây.
Cách trị mẩn ngứa khắp người bằng mẹo dân gian
Từ xưa, cha ông ta đã thường lựa chọn mẹo dân gian để giảm ngứa ngáy, mẩn đỏ khi bị kích ứng ngoài da. Các loại thảo dược tự nhiên không chỉ giúp làm dịu da, giảm viêm mà còn an toàn, lành tính, phù hợp cho cả trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, bà con hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà. Dưới đây là một số mẹo hay giúp cải thiện tình trạng mẩn ngứa hiệu quả.
Cách trị mẩn ngứa khắp người bằng nước muối
Muối có khả năng kháng khuẩn tự nhiên, giúp loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn trên da, đồng thời làm dịu tình trạng ngứa ngáy, ngăn ngừa nhiễm trùng.
Cách thực hiện:
- Pha 2 – 3 thìa muối biển với một chậu nước ấm.
- Khuấy đều đến khi muối tan hoàn toàn.
- Dùng nước muối này để ngâm rửa vùng da bị mẩn ngứa hoặc lấy khăn sạch thấm nước muối lau nhẹ lên da.
- Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần để cải thiện triệu chứng.
Dùng lá bạc hà chữa mẩn ngứa
Lá bạc hà có tính mát, giúp thanh nhiệt, làm dịu da và giảm nhanh cảm giác ngứa. Đặc biệt, tinh dầu bạc hà chứa menthol giúp sát khuẩn, giảm viêm, rất tốt cho làn da bị kích ứng. Tuấn tôi thường khuyên bà con áp dụng phương pháp này khi bị mẩn ngứa do nóng trong hoặc dị ứng thời tiết.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá bạc hà tươi, rửa sạch với nước muối loãng.
- Đun sôi với 2 lít nước trong khoảng 10 phút, để nguội bớt.
- Dùng nước này tắm hoặc lấy khăn thấm nước lau nhẹ vùng da bị ngứa.
- Thực hiện mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng lá trầu không
Lá trầu không chứa flavonoid và tanin có khả năng kháng viêm, giảm sưng, hỗ trợ làm dịu cơn ngứa nhanh chóng. Trong Đông y, lá trầu không còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện sức đề kháng cho làn da. Tuấn tôi thấy cách này phù hợp cho bà con bị mẩn ngứa do dị ứng, viêm da cơ địa.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch một nắm lá trầu không, ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn.
- Đun sôi với 2 lít nước, thêm một chút muối biển để tăng hiệu quả kháng khuẩn.
- Để nước nguội bớt rồi tắm toàn thân, có thể dùng bã lá chà nhẹ vùng da bị ngứa.
- Áp dụng 3 – 4 lần/tuần để giảm triệu chứng mẩn ngứa hiệu quả.
Cách chữa mẩn ngứa bằng nha đam
Gel nha đam có tác dụng dưỡng ẩm, làm mát da và hỗ trợ phục hồi vùng da tổn thương. Đặc biệt, hoạt chất polyphenol trong nha đam giúp giảm viêm, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trên da. Cách này rất phù hợp với bà con có làn da khô, nhạy cảm, dễ kích ứng.
Cách thực hiện:
- Chọn một nhánh nha đam tươi, gọt vỏ, rửa sạch lớp nhựa vàng có thể gây kích ứng.
- Dùng phần gel trong suốt bôi trực tiếp lên vùng da bị ngứa.
- Massage nhẹ nhàng khoảng 5 – 10 phút rồi rửa sạch với nước ấm.
- Mỗi ngày thực hiện 1 lần để da nhanh hồi phục và bớt ngứa.
Cách chữa mẩn ngứa khắp người với lá khế
Lá khế có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm ngứa ngáy và viêm da hiệu quả. Dùng lá khế để tắm, chườm hay đắp ngoài da đều có thể giúp cải thiện tình trạng mẩn ngứa nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch một nắm lá khế tươi, ngâm với nước muối loãng rồi để ráo.
- Đun sôi lá khế với 2 – 3 lít nước trong khoảng 10 phút.
- Pha loãng với nước sạch để tắm, có thể dùng bã lá chà nhẹ lên vùng da bị ngứa.
- Tắm mỗi ngày một lần đến khi triệu chứng thuyên giảm.
Lưu ý khi chữa mẩn ngứa bằng mẹo dân gian
Các mẹo dân gian thường lành tính, dễ thực hiện nhưng không phải ai cũng phù hợp. Tuấn tôi khuyên bà con khi áp dụng cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo hiệu quả và an toàn:
- Chỉ áp dụng với mẩn ngứa nhẹ, không dùng khi có dấu hiệu nhiễm trùng, lan rộng.
- Dùng nguyên liệu sạch, ngâm rửa kỹ để tránh hóa chất, bụi bẩn.
- Không bôi lên vết thương hở, tránh kích ứng, nhiễm trùng.
- Thử trước trên vùng da nhỏ, nếu không kích ứng mới dùng trên diện rộng.
- Kiên trì thực hiện, nhưng không lạm dụng để tránh khô da.
- Kết hợp ăn uống khoa học, uống đủ nước, tránh thực phẩm dễ gây dị ứng.
- Giữ vệ sinh da, không cào gãi làm tổn thương nặng hơn.
- Nếu không hiệu quả sau vài ngày, nên đi khám để có hướng điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó, các cách chữa mẩn ngứa khắp người này chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng ngoài da mà không điều trị được dứt điểm. Do đó, đối với những trường hợp mức độ tổn thương da nghiêm trọng, bà con nên khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cách chữa nổi mẩn ngứa khắp người bằng thuốc Tây y
Nhiều bà con hay chia sẻ với Tuấn tôi rằng, thuốc Tây y giúp giảm nhanh tình trạng mẩn ngứa, nổi mề đay nên thường được lựa chọn khi bệnh bùng phát. Điều này không sai, bởi nguyên tắc của thuốc Tây là tác động trực tiếp vào quá trình gây ngứa, giúp kiểm soát triệu chứng trong thời gian ngắn, đồng thời ngăn ngừa tổn thương da lan rộng.
Tuy nhiên, thuốc Tây thường chứa thành phần kháng sinh hoặc chất ức chế miễn dịch, nếu lạm dụng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt với trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai và người có cơ địa nhạy cảm. Vì vậy, bà con không nên tự ý mua và sử dụng thuốc mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn.
Một số loại thuốc thường được kê đơn đó là:
- Thuốc kháng Histamin: Có hai nhóm chính là Histamin H1 và H2, giúp ức chế quá trình giải phóng histamin trong cơ thể – nguyên nhân gây dị ứng, mẩn ngứa.
- Thuốc Corticoid: Được dùng trong trường hợp mẩn ngứa nghiêm trọng, có nhiều dạng như viên uống, thuốc bôi, thuốc tiêm. Một số loại phổ biến là Prednisolone, Betamethasone, Fluticasone… Nhóm thuốc này có hiệu quả nhanh nhưng cần dùng đúng liều lượng để tránh tác dụng phụ.
- Thuốc chẹn H2: Còn gọi là thuốc đối kháng thụ thể H2, được kê phối hợp với thuốc kháng Histamin để tăng hiệu quả điều trị. Một số thuốc thuộc nhóm này là Zantac, Tagamet, Pepcid…
Bà con cần lưu ý, thuốc Tây chỉ giúp kiểm soát triệu chứng tạm thời chứ không giải quyết tận gốc căn nguyên bệnh. Vì thế, để điều trị dứt điểm và ngăn ngừa tái phát, bà con nên kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học và tham khảo thêm các phương pháp Đông y an toàn, lành tính hơn.
Cách chữa nổi mẩn ngứa khắp người bằng thuốc nam
Trong Đông y, mẩn ngứa khắp người không chỉ là biểu hiện ngoài da mà còn phản ánh sự mất cân bằng bên trong cơ thể. Tuấn tôi đã gặp nhiều bệnh nhân bị mẩn ngứa kéo dài, thử nhiều cách nhưng không khỏi, nguyên nhân là do chỉ tập trung chữa ngoài da mà không điều hòa từ bên trong.
Quan điểm của Đông y về bệnh mẩn ngứa
Theo Đông y, mẩn ngứa khắp người có thể do phong hàn, phong nhiệt hoặc huyết nhiệt gây ra:
- Phong hàn: Khi cơ thể bị nhiễm lạnh, phong hàn xâm nhập làm khí huyết bị ứ trệ, gây ngứa ngáy, nổi mẩn. Bệnh thường nặng hơn khi thời tiết lạnh hoặc thay đổi đột ngột.
- Phong nhiệt: Khi cơ thể bị nhiệt độc, gan không kịp đào thải, nhiệt tích tụ trong máu, gây ngứa dữ dội, da đỏ rực. Người bệnh có thể kèm theo nóng trong, táo bón, mất ngủ.
- Huyết nhiệt, huyết ứ: Khí huyết không lưu thông, cơ thể bị tích tụ độc tố lâu ngày, làm da bị kích ứng, nổi mề đay, mẩn đỏ, thậm chí sưng viêm.
Khi thăm khám cho bà con, Tuấn tôi không chỉ nhìn vào triệu chứng bên ngoài mà còn quan sát sắc mặt, lưỡi, bắt mạch để tìm ra gốc bệnh. Có bệnh nhân bị mẩn ngứa nhưng gốc bệnh lại ở gan thận suy yếu, khí huyết kém lưu thông, nếu chỉ bôi thuốc ngoài da thì không thể khỏi hẳn được.
Cơ chế, cách hoạt động của thuốc Đông y đối với bệnh lý
Khác với Tây y chỉ tập trung giảm triệu chứng nhanh, thuốc Đông y đi sâu vào bên trong, giúp cơ thể tự điều chỉnh để đẩy lùi bệnh từ gốc:
- Thanh nhiệt, giải độc: Nếu bệnh do huyết nhiệt, thuốc sẽ giúp làm mát cơ thể, đào thải độc tố qua gan, thận.
- Tán phong, trừ thấp: Khi nguyên nhân do phong hàn, phong nhiệt, thuốc sẽ giúp điều hòa khí huyết, loại bỏ yếu tố gây bệnh.
- Bổ tạng phủ, tăng cường miễn dịch: Khi bệnh nhân có cơ địa yếu, gan thận suy giảm, Đông y tập trung bồi bổ, nâng cao sức đề kháng, ngăn bệnh tái phát.
Tuấn tôi đã điều trị nhiều ca bệnh mãn tính bằng Đông y. Có bệnh nhân bị mẩn ngứa suốt 3 năm, tái phát liên tục dù đã uống thuốc Tây nhiều lần. Sau khi dùng thuốc Đông y kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, chỉ sau 2 tháng, bệnh thuyên giảm rõ rệt, da dẻ hồng hào, không còn bị tái phát.
Các vị thuốc nổi bật trong điều trị mẩn ngứa
Các vị thuốc hiệu quả nhất mà Tuấn tôi hay dùng trong điều trị mẩn ngứa là:
- Kim ngân hoa:Đây là vị thuốc chủ đạo giúp thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm. Kim ngân hoa có tính mát, giúp loại bỏ phong nhiệt, giảm sưng viêm và hạn chế tái phát mẩn ngứa.
- Diệp hạ châu (Chó đẻ răng cưa): Vị thuốc này có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hỗ trợ gan thận trong việc đào thải độc tố, giúp điều trị các trường hợp mẩn ngứa do chức năng gan suy yếu.
- Bồ công anh: Vị thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, rất phù hợp với người bị mẩn ngứa kéo dài do dị ứng hoặc viêm nhiễm da. Bồ công anh giúp đào thải độc tố qua đường gan, thận, từ đó giảm tình trạng nổi mẩn, hạn chế bệnh tái phát.
Chế độ dinh dưỡng khi điều trị
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong cách chữa mẩn ngứa khắp người, giúp cơ thể phục hồi nhanh và hạn chế tái phát. Tuấn tôi luôn khuyên bà con nên ăn uống hợp lý để thanh lọc cơ thể, giảm viêm ngứa.
Nên ăn
- Rau xanh, trái cây: Thanh nhiệt, cung cấp vitamin giúp da khỏe.
- Thực phẩm giàu omega-3: Cá hồi, hạt chia giảm viêm, hạn chế kích ứng.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, yến mạch hỗ trợ tiêu hóa, thải độc.
- Nước lọc, trà thảo mộc: Giúp đào thải độc tố, giảm mẩn ngứa.
Nên kiêng
- Đồ ăn cay nóng: Ớt, tiêu kích thích phản ứng viêm.
- Hải sản, thịt đỏ: Gây dị ứng, làm mẩn ngứa trầm trọng hơn.
- Đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn: Làm suy yếu chức năng gan, khó thải độc.
- Rượu bia, cà phê: Gây kích ứng da, dễ làm bệnh tái phát.
Cách phòng ngừa bệnh tái phát
Phòng bệnh quan trọng không kém chữa bệnh, đặc biệt ở trẻ sơ sinh. Bà con cần chú ý:
- Giữ vệ sinh da sạch sẽ, tắm nước ấm, có thể dùng lá khế hoặc trà xanh để làm dịu vùng da bị kích ứng
- Dưỡng ẩm thường xuyên giúp da mềm mại, hạn chế khô ráp và ngứa ngáy
- Tránh tiếp xúc với dị nguyên gây mẩn ngứa: bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa, thực phẩm dễ gây dị ứng… để hạn chế nguy cơ tái phát
- Mặc quần áo mềm, thoáng mát, tránh cọ xát gây kích ứng da
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, hạn chế bệnh quay lại
- Cắt móng tay, tránh cào gãi làm trầy xước da, tăng nguy cơ nhiễm trùng
- Nếu tình trạng kéo dài, nên đi thăm khám để có phương án điều trị phù hợp
Dựa trên triệu chứng của từng người, bà con có thể áp dụng các cách chữa mẩn ngứa khắp người phù hợp mà Tuấn tôi đã chia sẻ. Đồng thời, bà con nên chú ý giữ gìn vệ sinh da, tránh các tác nhân gây kích ứng và bổ sung dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ điều trị tốt hơn. Nếu tình trạng kéo dài hoặc không thuyên giảm, bà con nên tìm đến chuyên gia để được hướng dẫn cụ thể.
Nếu muốn tìm phương pháp dứt điểm mề đay, mẩn ngứa lâu dài, an toàn, bà con có thể tham khảo bài thuốc Mề đay Đỗ Minh. Tuấn tôi luôn sẵn sàng tư vấn, giải đáp:
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Hotline: 0963 302 349
- Nhắn tin qua fanpage: Lương y Đỗ Minh Tuấn
- Đến địa chỉ khám trực tiếp: Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, quận Ba Đình.
Dinh dưỡng
Review
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!