Mề Đay Mãn Tính Vô Căn Là Tình Trạng Gì? Giải Pháp Điều Trị
Mề đay mãn tính vô căn là một trong những vấn đề mà nhiều bà con đang gặp phải. Để giúp bà con hiểu biết thêm về chứng bệnh này và có hướng khắc phục phù hợp, trong bài viết dưới đây Tuấn tôi sẽ chia sẻ thông tin về tình trạng bệnh một cách chi tiết nhất.
Khái niệm mề đay mãn tính vô căn
Đỗ Minh Tuấn tôi đã chia sẻ đến bà con những vấn đề về mề đay trong nhiều bài viết trước, bà con có thể tìm lại và đọc để hiểu hơn về cơ chế sinh bệnh, cũng như cách chữa trị phù hợp. Trong bài viết này, Tuấn tôi sẽ đề cập đến một vấn đề liên quan mà nhiều bà con mắc phải đó là hiện tượng mề đay mãn tính vô căn.
Theo đó, thông thường những đối tượng mề đay có triệu chứng kéo dài không quá 6 tuần được gọi là mề đay cấp. Tình trạng nổi mẩn ngứa ngáy khó chịu trên da kéo dài hơn thời lượng này được gọi là dạng mãn tính. Trường hợp mề đay mãn tính vô căn là bệnh lý kéo dài nhưng không rõ nguyên nhân.
Số lượng bệnh nhân rơi vào trường hợp này bất ngờ lại khá cao. Hơn 70% bệnh nhân khi được thăm khám đã cho ra kết quả này. Tình trạng cơ thể ngứa ngáy kéo dài, mẩn đỏ, mảng đỏ sưng rát kém thẩm mỹ, gây khó chịu khiến đời sống của gặp phải nhiều khó khăn, trở ngại.
Thông thường mề đay không quá nghiêm trọng và nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên cũng có các trường hợp tổn thương da kéo dài, tăng nguy cơ nhiễm trùng, hình thành nốt mẩn chứa dịch mủ bên trong. Nếu tình trạng nhiễm trùng nặng hơn có thể dẫn đến sốc phản vệ hay nhiều rủi ro khác.
Mề đay mãn tính vô căn có triệu chứng gì?
Tình trạng mề đay mãn tính vô căn gây ra các triệu chứng ngoài da có thể nhận biết bằng mắt thường. Những tổn thương hình thành, gây ngứa ngáy, phù mạch. Mảng đỏ lớn xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng có thể lan rộng ra nhiều vùng da khác.
Ngoài hiện tượng nổi nốt mẩn đỏ, mảng đỏ kéo dài hơn 6 tuần, người mắc mề đay mãn tính vô căn còn bị ngứa ngáy từ âm ỉ đến dữ dội, thường xuyên cảm thấy ớn lạnh, nhức đầu, nhiệt độ cơ thể tăng cao. Khi bệnh diễn biến kéo dài còn gây sưng mắt môi, sưng lưỡi, hầu họng, xuất huyết dưới da khi cào gãi.
Triệu chứng có thể thuyên giảm rồi lại tiếp tục bùng phát sau một thời gian khi gặp điều kiện thuận lợi. Bên cạnh đó, nếu bà con tiếp xúc với dị nguyên gây hại bên ngoài, đổ nhiều mồ hôi hoặc vô tình cào gãi mạnh sẽ làm triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, đôi khi còn dẫn đến nhiễm trùng da.
Mề đay mãn tính vô căn hình thành do đâu?
Mề đay mãn tính vô căn kéo dài, khó xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Vùng da bị tổn thương sưng đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa đưa ra được kết luận chính xác về nguyên nhân gây bệnh, họ cho rằng tình trạng này có liên quan đến hệ thống miễn dịch, di truyền và tác nhân bên ngoài.
Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố liên quan khác tăng khả năng bùng phát mề đay mãn tính, khiến bệnh lý kéo dài dai dẳng. Chẳng hạn như:
- Da vệ sinh không sạch sẽ, bị trầy xước, nhiễm trùng.
- Dùng thuốc tân dược chữa bệnh gặp phải tác dụng phụ, trong đó có tình trạng mề đay.
- Môi trường ẩm nóng, gây đổ mồ hôi khiến mề đay có cơ hội kéo dài không khỏi.
- Tiếp xúc với các dị nguyên, tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông thú nuôi, hóa chất, mỹ phẩm.
- Ăn phải thực phẩm không lành mạnh, gây dị ứng mề đay, lạm dụng chất kích thích, đồ uống chứa cồn,…
- Dị ứng do quần áo, không gian sống, giường ngủ có kí sinh trùng gây dị ứng da,…
Bên cạnh những vấn đề kể trên, tình trạng mề đay mãn tính vô căn còn có khả năng xảy ra do nhiều yếu tố liên quan khác. Việc điều trị sẽ được tiến hành dựa trên những tác nhân có nguy cơ cao, loại bỏ chúng, kết hợp chăm sóc, bảo vệ da đúng cách.
Tình trạng mề đay mãn tính vô căn nguy hiểm không?
Mề đay mãn tính vô căn có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi mà Tuấn tôi được nhiều bệnh nhân đến thăm khám đề cập. Tôi cũng xin giải đáp cho bà con rõ, việc nổi mề đay mãn tính vô căn không gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe nếu bà con biết cách chăm sóc, điều chỉnh đúng đắn.
Ngược lại, khi bà con chủ quan, tiếp tục duy trì những thói quen xấu, không chăm sóc da đúng cách khiến viêm nhiễm lan rộng, ảnh hưởng đến nhiều vùng da trên cơ thể. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, mề đa mãn tính gây ngứa ngáy khiến bà con mệt mỏi, thiếu tự tin, ngủ không ngon giấc,…
Nhiều vấn đề khác cũng có cơ hội bùng phát. Chẳng hạn như hiện tượng thâm nhiễm, viêm da, chàm da, viêm da cơ địa,… Một số bệnh nhân còn gặp phải biến chứng lupus ban đỏ, tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp và các vấn đề khác.
Trường hợp da viêm nhiễm nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc phản vệ nguy hiểm. Do đó, bà con không nên chủ quan, mặc dù bệnh có thể cải thiện tuy nhiên nếu không chăm sóc tốt có thể phát sinh nhiều biến chứng. Như Tuấn tôi đã đề cập bên trên, bà con nên thăm khám nếu mề đay kéo dài, điều trị theo hướng dẫn để bảo vệ sức khỏe.
Chẩn đoán và giải pháp điều trị mề đay mãn tính vô căn
Mề đay mãn tính vô căn là chứng bệnh không quá nghiêm trọng. Thông thường, nếu được chăm sóc tốt, sau khoảng vài tháng hoặc vài năm bệnh có thể thuyên giảm và biến mất hoàn toàn mà không cần điều trị y tế.
Tuy nhiên, bà con vẫn nên theo dõi, kiểm tra tình trạng mề đay đang gặp phải. Tốt hơn hết bà con nên điều trị, kiểm soát triệu chứng mề đay để tránh nguy cơ bệnh kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và sức khỏe.
Bệnh mề đay vô căn có diễn biến kéo dài hơn 1 tháng rưỡi, kèm theo những triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, nguyên nhân gây bệnh khó xác định. Việc chữa trị thông thường cho kết quả đáp ứng kém, cần nhiều thời gian để kiểm soát hoàn toàn.
Bà con đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường để được kiểm tra trực tiếp tổn thương thực thể trên da hoặc có thể đến các cơ sở y tế uy tín khám chữa mề đay mãn tính vô căn. Tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách điều trị phù hợp.
Nếu cần thiết, bà con sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm nhằm phân biệt mề đay mãn tính vô căn với các dạng bệnh da liễu, bệnh lý bên trong cơ thể khác. Điều trị hướng tới mục đích ngăn chặn lan rộng viêm nhiễm, cách ly cơ thể với các tác nhân kích thích, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống, dùng thuốc khắc phục triệu chứng.
Điều trị bằng thuốc
Sử dụng thuốc điều trị bệnh mề đay mãn tính vô căn theo hướng Y học hiện đại hoặc Y học cổ truyền là sự lựa chọn của người bệnh. Mỗi phương pháp can thiệp đều có ưu và nhược điểm riêng, tham khảo:
Điều trị bằng Y học hiện đại:
Điều trị bằng thuốc tân dược giúp kiểm soát triệu chứng nhanh chóng, ngăn nguy cơ bệnh lan rộng trở nên nghiêm trọng hơn. Thuốc dùng chủ yếu qua đường uống cho tình trạng mề đay mãn tính vô căn, không dùng dạng bôi bởi thường sẽ không mang lại hiệu quả tối ưu.
Những loại thuốc được dùng phổ biến bao gồm:
- Nhóm thuốc kháng histamin thế hệ 1
- Thuốc kháng histamin H2
- Thuốc Montelukast, omalizumab
- Thuốc ức chế miễn dịch, chống trần cảm
- Thuốc corticoid đường uống dùng trong thời gian ngắn
Ngoài những dạng kể trên, tùy mức độ viêm nhiễm da và khả năng đáp ứng trị liệu mà bác sĩ sẽ chỉ định thêm những dạng thuốc khác, nếu cần thiết. Thận trọng khi dùng, tham khảo ý kiến chuyên gia để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị.
Thuốc Tây cho kết quả nhanh, tuy nhiên cũng có khả năng gây tác dụng phụ cao. Bà con nếu dùng thuốc tân dược gặp phải phản ứng khó chịu, ngày càng nặng mà không thuyên giảm hãy thông báo bác sĩ để có sự điều chỉnh phù hợp, an toàn hơn.
Điều chỉnh thói quen sống, thực đơn dinh dưỡng
Bên cạnh việc dùng thuốc chữa mề đay mãn tính vô căn, bà con đừng quên việc kết hợp chăm sóc. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống đầy đủ, đúng cách để bệnh mề đay sớm thuyên giảm, không gây biến chứng.
Chăm sóc tốt cho cơ thể không chỉ giúp bệnh sớm được đẩy lùi mà còn giúp bà con phòng ngừa bệnh tái phát, cải thiện sức khỏe tổng thể. Dưới đây là những vấn đề, bà con lưu ý:
Tránh xa các yếu tố gây mề đay:
Tránh xa những yếu tố nguy cơ giúp bà con chữa mề đay hiệu quả hơn. Theo đó, việc này cũng là cách giúp bà con ngăn ngừa rủi ro tổn thương da tiếp tục bị tác động, viêm nhiễm khiến tình trạng bệnh chuyển biến nặng nề, phức tạp hơn.
Chính vì thế, bà con nên tránh tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ gây mề đay mãn tính như thực phẩm dị ứng, lông thú cưng, phấn hoa, mỹ phẩm,… Bên cạnh đó, bà con nên chủ động kiểm soát và loại bỏ những bệnh lý viêm nhiễm khác.
Chẳng hạn như điều trị dứt điểm tình trạng nhiễm trùng họng, nhiễm trùng Hp, bệnh về dạ dày có tính mãn tính,… Cơ thể được chăm sóc toàn diện, loại bỏ yếu tô nguy cơ giúp tình trạng mề đay mãn tính vô căn sớm được kiểm soát, ngăn chặn biến chứng.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Loại bỏ những thói quen không có lợi cho sức khỏe, thay thế bằng những hoạt động có lợi, góp phần giúp bệnh mề đay sớm thuyên giảm. Một số vấn đề như:
- Không thức quá khuya, nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể.
- Tránh cào gãi mạnh lên da tăng nguy cơ viêm nhiễm da, đặc biệt là rủi ro bội nhiễm nguy hiểm.
- Vệ sinh da, làm sạch cơ thể mỗi ngày để tránh tác nhân gây hại lưu trú, gây tái phát mề đay.
- Quần áo, chăn màn, khăn tắm,… nên được giặt sạch, phơi nắng thường xuyên. Không nên dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
- Giữ cơ thể luôn khô thoáng, tránh tình trạng đổ nhiều mồ hôi, da bị ẩm ướt kéo dài có thể gây nhiễm trùng và làm mề đay nghiêm trọng hơn.
- Dùng mỹ phẩm chăm sóc da phù hợp, không dùng sản phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng,…
Điều chỉnh chế độ ăn uống:
Không ăn nhiều đồ ăn chiên rán dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, hạn chế thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng như hải sản có vỏ, đậu phộng, sữa bò,… nhất là người có cơ địa nhạy cảm.
- Ưu tiên bổ sung nhiều rau củ quả, trái cây tươi.
- Uống đủ nước mỗi ngày, có thể dùng nước ép rau củ, quả xen kẽ, dùng mỗi ngày 1 ly bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
- Cân bằng dinh dưỡng, ăn đủ chất, không ăn quá nhiều chất đạm, chất béo bão hòa.
- Hạn chế việc dùng rượu bia, đồ uống chứa cồn, chất kích thích.
Những thông tin trên đây Tuấn tôi chia sẻ đến bà con chứng mề đay mãn tính vô căn. Tùy mỗi trường hợp mà cách chữa sẽ được hướng dẫn phù hợp. Bà con hãy đến gặp bác sĩ, thầy thuốc nếu nhận thấy mề đay kéo dài không khỏi và có chiều hướng nghiêm trọng để được hỗ trợ, chữa trị kịp thời.
Dinh dưỡng
Review
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!