[CẢNH BÁO] Bà Bầu Bị Nổi Mẩn Ngứa Nguy Hiểm Cỡ Nào? [BÀ CON CHỚ CHỦ QUAN]
Bà bầu bị nổi mẩn ngứa là hiện tượng khá thường gặp trong thời kỳ mang thai. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn gây ra tâm lý lo lắng cho thai phụ. Bài viết này lương y Đỗ Minh Tuấn tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về nguyên nhân, biến chứng nguy hiểm của bệnh cũng như cách chữa nổi mẩn ngứa cho bà bầu. Bà con tham khảo ngay nhé!
Nguyên nhân bà bầu bị nổi mẩn ngứa
Theo kinh nghiệm đúc kết được trong suốt hơn 20 năm thăm khám và chữa bệnh của tôi, Tuấn tôi nhận thấy, những vấn đề da liễu như nổi mẩn ngứa, mề đay trong quá trình mang thai đều gây nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là những tháng đầu và tháng cuối của thai kỳ. Vì thế đây là nỗi ám ảnh của không ít chị em.
Thông thường, tỷ lệ bà bầu bị nổi mẩn ngứa là rất thấp chỉ gặp ở 0,25 – 1% phụ nữ mang thai. Phần lớn là cơn phát ban lành tính với những nốt sần nhỏ, có màu hồng, nổi trên da và sẽ tự khỏi. Hiện tượng này dễ gặp trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, chứng da liễu này kéo dài cũng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Chia sẻ rõ để bà con biết, việc bà bầu bị nổi mẩn ngứa là kết quả do phản ứng quá mức của cơ thể với tác nhân kích thích. Khi hệ thống miễn dịch quá mẫn với dị nguyên, sản sinh lượng Histamin vượt mức cho phép, làm xuất hiện tình trạng mẩn ngứa đôi khi đi kèm dấu hiệu sốt, đau họng, đau đầu, khó thở, mệt mỏi…
Có bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân, nổi mề đay ở tay, phổ biến nhất là nổi mẩn ngứa ở bụng và quanh rốn. Nghiêm trọng hơn, có bà bầu bị nổi mẩn ngứa khắp người. Triệu chứng dị ứng nặng đặc trưng bởi cơ thể bị sưng phù cả môi, mí, mắt, lưỡi… Vì vậy, trước khi mang thai bà con cần phải trang bị cho mình các kiến thức về chứng này, tìm hiểu kỹ triệu chứng, nguyên nhân để có phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa khi mang thai, bà con cần chú ý:
- Sự thay đổi Hormone và thai nhi lớn dần: Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm bà bầu bị nổi mẩn ngứa là do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Khi thai nhi lớn lên, trọng lượng cơ thể sẽ gây áp lực xuống chân, máu dồn xuống khiến chân bị phù nề và mẩn ngứa.
- Mẹ có cơ địa dị ứng: Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân thể là do mẹ có cơ địa dị ứng với thức ăn (hải sản, trứng, sữa…) dị ứng thời tiết, khói bụi… Các yếu tố này làm cơ thể tiết ra Histamin gây ngứa ngáy dữ dội. Vì vậy, nếu mẹ có tiền sử dị ứng do các yếu tố trên nên chủ động “tránh xa” chúng để mẹ và bé cùng khỏe mạnh.
- Bà bầu bị nổi mề đay: Sẩn ngứa và nổi mề đay là tình trạng phổ biến có thể gặp ở khoảng 1% phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Đây là cơn phát ban lành tình mà đặc trưng là sự xuất hiện của các nốt sẩn nhỏ với màu hồng và thường nổi trên vết rạn da.
- Dấu hiệu một số bệnh lý khác: Mẹ cũng không được chủ quan nếu tình trạng ngứa ở chân kéo dài bởi đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý như bệnh trĩ, viêm nang lông hay do việc rạn da quá mức. Nên gặp bác sĩ khi tình trạng này kéo dài và diễn biến trầm trọng hơn.
Ngoài ra một số tác nhân dưới đây cũng có thể khiến bà bầu bị nổi mẩn ngứa:
- Do thời tiết: Nhiệt độ thay đổi đột ngột, chuyển mùa khiến cơ thể bà bầu không kịp thích ứng, dẫn đến dị ứng, nổi mề đay.
- Do thuốc: Việc bổ sung nhiều thuốc bổ, sắt, canxi, tiêm vắc xin… có thể khiến mẹ bầu nổi mề đay.
- Do thực phẩm: Mẹ bầu ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, hạnh nhân, đậu phộng… hoặc có chế độ dinh dưỡng không phù hợp, thiếu chất hoặc thừa chất.
Bà bầu bị nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không?
Tùy vào nguyên nhân gây ra hiện tượng bà bầu bị mẩn ngứa khi mang thai mà sẽ có tính chất nguy hiểm hay không khác nhau. Tuy nhiên, nổi mẩn ngứa khi mang thai thường gây ra những khó chịu, bất tiện cho bà bầu, khiến thai phụ lo lắng, ăn không ngon, ngủ không yên giấc, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con.
Nếu chỉ là những xáo trộn do thay đổi hormone thai kỳ thì mẹ bầu hãy yên tâm, vì sẽ không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và có thể tự biến mất sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân là do bệnh lý gây ra như bị khô da và ngứa do chứng ứ mật trong gan (mật kém lưu thông) thì mẹ bầu phải kịp thời đến bệnh viện để điều trị. Bởi khi mắc bệnh này, mẹ bầu có nguy cơ sinh non rất cao, thai bị ngạt trong tử cung và mất máu nhiều sau sinh.
Còn nếu do mụn rộp sinh dục gây ra lại càng nguy hiểm hơn nữa, khi vết loét bị vỡ nước có thể lây cho con lúc sinh bằng đường âm đạo, gây tổn thương não, mờ mắt hoặc thậm chí có thể khiến trẻ tử vong. Hơn nữa, bệnh mụn rộp nguyên phát và mụn rộp ở cổ tử cung còn có thể gây ra tình trạng sảy thai hoặc đẻ non.
Một số ít trường hợp, bà bầu bị nổi mẩn ngứa do mắc bệnh mề đay mãn tính thì sẽ không có khả năng tự khỏi. Đồng thời, nếu không có biện pháp điều trị đúng đắn sẽ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Cụ thể:
- Đối với thai nhi: Thai nhi chậm phát triển, trẻ mắc bệnh mề đay bẩm sinh. Ngoài ra, bé có thể bị các dị tật mắt, dị dạng huyết quản, hở hàm ếch, tay chân thiếu ngón… do virus ăn sâu vào cơ thể và ảnh hưởng đến quá trình nhân bản AND.
- Đối với người mẹ: Có những trường hợp mẩn ngứa nổi lên quá nhiều, kéo dài làm mẹ bầu gãi thường xuyên, gây ra các bệnh ngoài da, nhiễm trùng diện rộng, đặc biệt là kích thích co thắt tử cung dẫn đến sinh non. Ngoài ra, mẹ bầu có thể gặp các biến chứng như phù mạch, sưng mắt, môi, sốc phản vệ, hoặc thậm chí sảy thai.
Do đó, các mẹ bầu cần chú ý, khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu nổi mẩn ngứa kéo dài kèm chán ăn, vàng da, nôn mửa, buồn nôn, phân màu nhạt, sốt phát ban, nóng rát âm đạo thì cần đi khám ngay lập tức.
Cách chữa nổi mẩn ngứa cho bà bầu hiệu quả
Như Tuấn tôi đã nói ở trên, phần lớn các trường hợp nổi mẩn ngứa ở bà bầu có thể tự biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên trong thời gian này nếu mẹ bầu không thể chịu đựng được sự khó chịu của những cơn ngứa thì có thể áp dụng một số biện pháp chữa trị tại nhà như sau:
Chăm sóc da tại nhà đúng cách cho bà bầu bị nổi mẩn ngứa
Trong thời kỳ mang thai, làn da nhạy cảm bà bầu thường chịu nhiều thương tổn do các vết rạn da, các nốt mẩn ngứa, thâm sẹo. Để da được làm dịu, phục hồi, bà bầu nên lưu ý các cách chăm sóc da dưới đây:
- Tuyệt đối không đưa tay gãi, chà xát hay cố nặn các nốt mẩn đỏ trên da làm các nốt này loang sang các vùng da xung quanh.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất vải cotton để da có thể hô hấp và thấm hút mồ hôi.
- Tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh cơ thể hàng ngày bằng các loại sữa tắm dịu nhẹ, không chứa nhiều chất tẩy trắng. Bà bầu nên sử dụng nước nóng pha loãng để tắm, không nên dùng nước quá nóng làm các nốt mẩn đỏ trên da bị bỏng rát.
- Hạn chế dùng nước hoa, các sản phẩm dưỡng trắng da chứa dầu. Những sản phẩm này chứa các tác nhân gây kích ứng, bít tắc lỗ chân lông, làm các nốt đỏ trên da trở nên lan rộng.
ĐỪNG BỎ QUA: Cách Chữa Mẩn Ngứa Khắp Người Nào Hiệu Quả Nhất? Cùng Tuấn Tôi Đi Tìm Câu Trả Lời Chi Tiết
Cách chữa nổi mẩn ngứa cho bà bầu bằng phương pháp dân gian
Một số mẹo dân gian sử dụng các thảo dược tự nhiên, an toàn dưới đây có thể giúp bà bầu nhanh chóng cải thiện các triệu chứng nổi mẩn ngứa, mề đay trong thời gian mang thai:
- Tắm bằng nước lá ngải cứu: Rửa sạch lá ngải cứu, để ráo nước và cho chảo sao nóng cùng một ít muối. Dùng túi vải hoặc khăn bông gạc để gói hỗn hợp vừa rang để chườm lên vùng da nổi mẩn. Thực hiện hằng ngày sau khi tắm để được hiệu quả tốt nhất.
- Tắm bằng nước lá hẹ: Rửa sạch lá hẹ rồi xay nhuyễn, chắt lấy nước cốt và thoa lên các vùng da bị ngứa để điều trị tình trạng nổi mẩn hiệu quả.
- Sử dụng nha đam: Rửa sạch nha đam, gọt vỏ. Dùng gel nha đam để xoa nhẹ lên vùng da nổi mẩn để giảm viêm ngứa. Kiên trì thực hiện ngày 2- 3 lần để được hiệu quả tốt nhất.
- Sử dụng tinh dầu dưỡng da: Một số loại tinh dầu tự nhiên như bạc hà, đinh hương, hoa cúc,… vừa có tác dụng làm dịu cảm giác ngứa ngáy, phục hồi vùng da tổn thương lại vừa giúp dưỡng ẩm cho làn da thêm mềm mại.
- Uống trà thảo mộc: Các loại trà thảo mộc lành tính như trà hoa cúc, astiso, chè vằng,… có tác dụng thải độc, thanh lọc cơ thể rất tốt, giúp hỗ trợ giảm thiểu triệu chứng nổi mẩn ngứa khi mang thai hiệu quả. Bên cạnh đó thức uống này còn giúp thai phụ an thần và thư giãn.
Điều trị mẩn ngứa bằng thuốc Tây
Trong trường hợp dị ứng nặng, gây nguy hiểm tới mẹ và bé, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc Tây để điều trị. Thuốc Tây cho hiệu quả rõ rệt trong thời gian ngắn. Thuốc có tác dụng khóa hoạt tính của Histamin, chống viêm, giảm ngứa hiệu quả.
Một số loại thuốc điều trị nổi mẩn đỏ ngứa phổ biến cho mẹ bầu như:
- Thuốc kháng Histamin bôi ngoài da: Cetirizine, Claritin, Chlorpheniramine, Loratadine…
- Thuốc Corticosteroid dạng viên uống và bôi ngoài da: Budesonide, Triamcinolone…
- Thuốc Steroid dùng bôi ngoài da, hợp nặng có thể được chỉ định dùng dạng thuốc uống
Lưu ý: Thuốc Tây y có thể gây tác dụng như táo bón, buồn nôn, đau dạ dày, li bì, co giật… nên có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Không chỉ dạng thuốc tiêm hay uống, ngay cả thuốc bôi ngoài da vẫn có khả năng hấp thụ qua máu, đi vào dạ con, ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, bà bầu khi trị mẩn ngứa bằng thuốc tân dược cần phải có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Nếu gặp phải tác dụng phụ, cần dừng sử dụng và liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để có hưởng xử lý kịp thời.
Điều trị mẩn ngứa bằng phương pháp Đông y
Trong quan niệm Đông y, nguyên nhân gây ra nổi mẩn ngứa là do cả yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể. Khi cơ thể suy nhược, khí huyết rối loạn, các chức năng gan, thận suy giảm. Các tác nhân gây hại như phong nhiệt, phong hàn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, sản sinh độc tố. Lượng độc tố này không được bài tiết hết ra ngoài, tích tụ dưới da, gây nên tình trạng mẩn ngứa.
Các bài thuốc Đông y sử dụng nguồn dược liệu quý từ thiên nhiên vừa trị bệnh, vừa an toàn với mẹ bầu và bé. Tuy nhiên, trước thực trạng dược liệu bẩn như hiện nay, bà con cần sáng suốt lựa chọn cho mình nhà thuốc uy tín, bài thuốc chất lượng.
Tóm lại, tình trạng nổi mẩn ngứa ở bà bầu là bệnh lý phổ biến và lành tính. Hi vọng qua bài viết các bà bầu có thêm những kiến thức cơ bản về tình trạng nổi mẩn đỏ. Đồng thời tìm ra phương pháp điều trị chứng bệnh hiệu quả để có một kỳ thai sản an toàn, mạnh khỏe.
Dinh dưỡng
Review
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!