Top 6 Cách Dùng Gạo Lứt Chữa Thoái Hóa Khớp Hiệu Quả

Tham vấn chuyên môn bởi:

Lương y Đỗ Minh Tuấn

GĐ chuyên môn hệ thống Đỗ Minh Đường

Nhiều năm trở lại đây, dân mình truyền tai nhau phương pháp chữa bệnh bằng thực dưỡng. Trong đó có nói đến chuyện ăn gạo lứt, mè đen chữa bách bệnh, kể cả ung thư. Vậy là nhà nhà, người người đua nhau mua gạo lứt về ăn. Các bác, các anh chị bị đau nhức, thoái hóa xương khớp cũng chữa bệnh bằng cách này. Nhưng có thực gạo lứt chữa được thoái hóa khớp không, dùng như thế nào để hiệu quả thì nay tôi sẽ giải đáp cho bà con cùng rõ.

Gạo lứt chữa thoái hóa khớp có hiệu quả hay không?

Trong dinh dưỡng Y học cổ truyền, gạo lứt được gọi với cái tên nghe rất mỹ miều là thao mễ hay hạt sắc chi mễ. Loại hạt này rất bổ, có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, kiện tỳ ích vị, bổ khí dưỡng huyết, lợi thủy tiêu thũng, nhuận tràng an thần, trấn kinh, trừ phiền. Đông y thường dùng gạo lứt để hỗ trợ chữa trị hoặc phòng ngừa bệnh tả, lỵ, xuất huyết dạ dày, cầm mồ hôi… và một số bệnh khác, có cả giảm đau nhức xương khớp.

Gạo lứt chữa thoái hóa khớp
Gạo lứt còn được gọi là thao mễ hay hạt sắc chi mễ

Như mọi người đều biết, hạt thóc có cấu tạo gồm 4 lớp, gồm vỏ bọc bên ngoài, lớp cám, phôi và nội nhũ. Trong đó, nội nhũ là phần có tỷ trọng lớn nhất. Thành phần dưỡng chất trong nội nhũ chủ yếu là glucid, có tác dụng chính là cung cấp năng lượng cho cơ thể người dùng. Lớp cám và phôi tuy chỉ chiếm 10% hạt nhưng lại chiếm tới 65% các chất có giá trị nhất về mặt dinh dưỡng. Theo YHHĐ thì hai phần này có chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho những người bị bệnh thoái hóa khớp. Điển hình là:

  • Vitamin: Bao gồm rất nhiều vitamin có lợi cho hệ xương khớp. Ví dụ như B1, B3, B6, K… là những vitamin có khả năng giúp bảo vệ hệ thống thần kinh và hỗ trợ sàng lọc lượng canxi dư thừa trong máu. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng đưa canxi từ máu vào xương. Nhờ được bổ sung lượng canxi bị thiếu hụt mà xương khớp trở nên chắc khỏe hơn.
  • Chất chống oxy hóa: Trong gạo lứt có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa như glutathione, tocotrienol, IP6,  SOD,… Chúng có tác dụng bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các gốc tự do. Đồng thời chúng cũng ngăn ngừa hoạt động của gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa, giúp giảm thiểu tối đa tình trạng thoái hóa khớp xảy ra. Đặc biệt, thành phần IP6 có tác dụng ngăn cản sự kết tinh của oxalate canxi ở đường tiết niệu, giúpphòng ngừa loãng xương rất hiệu quả.
  • Phytosterol và Sterolin: Hai hợp chất này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, làm chậm quá trình thoái hóa.

Vai trò của các dưỡng chất này đối với người bị thoái hóa khớp như thế nào thì trong bài viết “Thoái hóa khớp nên ăn gì, kiêng gì” tôi cũng đã từng nói đến, bà con có thể tìm đọc lại. Như vậy, gạo lứt không thể giúp điều trị khỏi bệnh thoái hóa khớp nhưng có thể nói rằng, thực phẩm này có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, để phát huy tối đa công dụng dưỡng sinh của gạo lứt, bà con cần phải biết cách ăn thế nào cho đúng cách. Vấn đề này tôi sẽ đề cập ngay trong phần tiếp theo, mời bà con tiếp tục kéo xuống dưới để đọc.

Gạo lứt có chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho người bị thoái hóa khớp
Gạo lứt có chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho người bị thoái hóa khớp

6 cách chế biến gạo lứt chữa thoái hóa khớp

Có rất nhiều cách để chế biến gạo lứt thành những món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe con người. Nhưng thường được dùng nhất là rang chín hãm thành nước uống thay trà hoặc nấu thành cháo, cơm để ăn hàng ngày. Cụ thể, dưới đây tôi xin chia sẻ tới bà con 5 cách dùng gạo lứt hỗ trợ chữa trị thoái hóa khớp hiệu quả, giúp cân bằng quân bình trong cơ thể:

Uống trà gạo lứt chữa thoái hóa khớp

Có thể nói rằng trà gạo lứt rang là một bài thuốc quý cho sức khỏe con người. Không những giúp thanh nhiệt, mát gan, cải thiện tình trạng đau nhức ở xương khớp, trà gạo lứt còn giúp người bệnh tràn trề sinh lực, không còn thấy uể oải hay mỏi mệt nữa. Vì vậy với những bác bị thoái hóa khớp thì có thể pha trà gạo lứt để uống hàng. Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị: 400g gạo lứt, một ít muối hạt to.
  • Thực hiện: Cho gạo lứt vào chảo rang đều tay, cho thêm ít muối vào đảo đều đến khi thấy hạt gạo ngả màu đậm và có mùi thơm thì tắt bếp. Bà con nhớ là không cần vo gạo mà cứ để nguyên vậy và rang luôn nhé, sẽ làm mất dưỡng chất của gạo. Sau khi rang chín gạo thì chờ nguội rồi cho vào bình thủy tinh, đậy kín nắp, bảo quản.
  • Cách dùng: Mỗi ngày dùng 1 năm gạo nhỏ hàm cùng nước sôi để uống. 1 nắm gạo có thể hãm nước thành 3 lần để uống. Nước trà gạo lứt có màu cánh gián, mùi thơm dịu nhẹ, rất dễ uống.
Trà gạo lứt giúp thanh nhiệt, mát gan, cải thiện tình trạng đau nhức ở xương khớp
Trà gạo lứt giúp thanh nhiệt, mát gan, cải thiện tình trạng đau nhức ở xương khớp

Dùng bột gạo lứt chữa thoái hóa khớp

Chữa thoái hóa khớp bằng bột gạo lứt cũng là một trong những cách khá tốt được nhiều người áp dụng. Phương pháp này rất thích hợp với những anh chị bị thoái hóa khớp nhưng bận rộn công việc, không có nhiều thời gian hãm sắc trà để uống. Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị: 1kg gạo lứt, một ít muối hạt to
  • Thực hiện: Cho gạo lứt và muối vào rang vàng, thơm mùi, tương tự như làm trà gạo lứt. Sau khi để nguội thì cho máy xay, xay nhuyễn thành bột. Rồi cuối cùng đem đựng vào lọ thủy tinh để bảo quản và dùng dần.
  • Cách dùng: Dùng 2 muỗng bột gạo lứt pha cùng 100ml nước sôi, để nguội bớt rồi dùng uống. Mỗi ngày uống 2 cốc. Nên uống vào buổi sáng và buổi tối để có kết quả tốt. Uống liên tục trong một thời gian, khoảng 10 – 15 ngày bà con sẽ thấy tình trạng bệnh của mình được cải thiện đáng kể.

Ăn gạo lứt với muối mè

Ăn cơm gạo lứt chấm muối mè là một trong những cách dưỡng sinh tốt cho cơ thể, đặc biệt là với những người đang mắc các bệnh xương khớp như thấp khớp, thoái hóa khớp. Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị: 300g gạo lứt và 30g muối mè (hoặc cũng có thể thay thế bằng muối vừng).
  • Thực hiện: Mang gạo lứt đi vo sạch, xát nhẹ tay để tránh làm mất các dưỡng chất của gạo. Sau đó đem nấu thành cơm như bình thường. Gạo lứt sau khi nấu chín thành cơm thì dùng ăn kèm với muối mè hoặc muối vừng.
  • Cách dùng: Bà con nên ăn gạo lứt muối mè vào bữa sáng, kết hợp với chế độ tập luyện khoa học để có kết quả chữa trị thoái hóa khớp tốt nhất.
Cơm gạo lứt chấm muối mè giúp cơ thể dưỡng sinh rất tốt
Cơm gạo lứt chấm muối mè giúp cơ thể dưỡng sinh rất tốt

Ăn cốm gạo lứt chữa thoái hóa khớp

Gạo lứt rang ngoài dùng để làm thành nước uống hàng ngày thì cũng có thể chế biến thành cốm dùng làm bữa ăn phụ trong ngày cũng rất tốt. Món ăn này thơm ngon, dễ ăn, phù hợp với mọi đối tượng. Mặc dù vậy nhưng bà con cũng chỉ nên dùng với một lượng vừa đủ. Không nên lạm dụng, dung nạp quá nhiều sẽ có thể gây ra tác dụng ngược. Cách làm cốm gạo lứt như sau:

  • Chuẩn bị: 1 – 2 kg gạo lứt
  • Thực hiện: Vo nhẹ gạo lứt rồi mang đi nấu thành cơm. Sau khi cơm chín thì để nguội, bóp rời các hạt cơm ra với nhau rồi mang đi phơi khô. Cuối cùng là cho vào chảo rang vàng đều cho đến khi hạt cơm bung nở có mùi thơm thì tắt bếp. Để nguội rồi đem bảo quản trong lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa. Hoặc hiện nay, tôi thấy ở ngoài cũng có bán sẵn cốm gạo lứt, bà con có thể mua dùng để tiết kiệm công sức chế biến.
  • Cách dùng: Mỗi ngày ăn khoảng 100 – 200g cốm gạo lứt để giúp cải thiện các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp.

Ăn cháo gạo lứt và đậu đỏ

Cháo gạo lứt và đậu đỏ nổi tiếng là một món ăn tốt rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người có vấn đề về hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, trong Y học cổ truyền, món ăn này cũng là một bài thuốc tốt cho cho những người đang bị đau nhức, thoái hóa xương khớp. Bài thuốc này có tác dụng kiện tỳ ích vị, lợi thủy tiêu thũng, bồi bổ sức khỏe, tăng đề kháng, giúp xương khớp thêm chắc khỏe. Cách chế biến cháo gạo lứt với đậu đỏ như sau:

  • Chuẩn bị: 50g gạo lứt, 30g đậu đỏ.
  • Thực hiện: Gạo lứt và đậu đỏ đãi sạch rồi đem ngâm trong nước khoảng 2 giờ đồng hồ cho mềm ra. Cho gạo lứt và đậu đỏ vào nồi ninh chín thành cháo để ăn. Khi ăn thì nêm nếm gia vị vào cho vừa miệng là có thể dùng được.
  • Cách dùng: Bà con muốn ăn cháo gạo lứt, đậu đỏ chữa thoái hóa khớp thì nên ăn 2 – 3 lần/tuần để cải thiện tình trạng bệnh.
Cháo gạo lứt đậu đỏ là một bài thuốc bổ trong Y học cổ truyền
Cháo gạo lứt đậu đỏ là một bài thuốc bổ trong Y học cổ truyền

Ăn cơm gạo lứt và đậu Hà Lan

Đậu Hà Lan non là một thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt là vitamin A, K. Vì vậy thực phẩm này có đặc tính chống viêm, bảo vệ xương khớp khỏi sự tấn công của gốc tự do, giúp làm chậm quá trình thoái hóa khớp và ngăn ngừa tình trạng loãng xương. Kết hợp gạo lứt với đậu Hà Lan sẽ cho ra một bài thuốc Đông y có thể giúp kiện tỳ ích vị, bổ khí dưỡng huyết, lợi thủy tiêu thũng, chữa thoái hóa khớp rất tốt. Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị: 150g gạo lứt, 50g đậu hạt Hà Lan non, nước dùng gà lượng vừa đủ.
  • Thực hiện: Gạo lứt đãi sạch rồi đem ngâm trong nước khoảng 2 giờ cho mềm ra, đậu Hà Lan rửa sạch. Mang gạo lứt và đậu đi hấp cách thủy trong khoảng 20 phút. Cuối cùng mang đi nấu chín cùng dùng nước gà nấu thành cơm ăn hàng ngày.
  • Cách dùng: Món ăn này bà con cũng chỉ nên dùng khoảng 2 – 3 lần/tuần.

Lưu ý khi chữa thoái hóa khớp bằng gạo lứt

Vì chỉ là một loại thực phẩm dưỡng sinh nên ngoài việc bổ sung gạo lứt vào bữa ăn hàng ngày, bà con cần phải kết hợp với những phương pháp điều trị y tế khác. Có như vậy mới chống thoái hóa khớp tốt được. Và khi dùng gạo lứt chữa thoái hóa khớp, bà con cần chú ý một số điều sau đây giúp tôi:

  • Ăn quá nhiều gạo lứt có thể khiến người dùng cảm thấy khó tiêu. Và nếu chỉ ăn gạo lứt, không bổ sung những thực phẩm khác thì cơ thể sẽ không có đủ dưỡng chất và vitamin cần thiết. Dẫn tới suy nhược cơ thể. Vì vậy, bà con chỉ nên gạo lứt mỗi tuần 2 đến 3 lần.
  • Không nên thường xuyên cho người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em và người có thể trạng yếu ăn nhiều gạo lứt vì sẽ gây thiết hụt dinh dưỡng.
  • Đối với các món cơn nấu từ gạo lứt, trước khi nấu bà con nên ngâm gạo trong khoảng 10 đến 24 tiếng đồng hồ để hạt gạo mềm ra. Đồng thời khi nấu cần nấu lâu và khi ăn thì cần nhai kỹ mới có tác dụng tốt.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến việc dùng gạo lứt chữa thoái hóa khớp. Hy vọng bà con đã hiểu hơn về công dụng của loại thực phẩm này. Đồng thời biết cách chế biến, sử dụng như thế nào cho hợp lý và có hiệu quả tốt nhất. Chúc bà con luôn vui khỏe!

Bài viết hữu ích cho bạn:

Đánh giá bài viết

4.9/5 - (8 bình chọn)
Array

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gội được chỉ định sử dụng dựa trên tình trạng bệnh của từng người

3 Phương Pháp Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối Hiệu Quả

3 Phương Pháp Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối Hiệu Quả

Châm cứu là một phương pháp điều trị của YHCT, được ứng dụng nhiều trong chữa bệnh thoái hóa khớp gối

Châm cứu thoái hóa khớp gối sao cho hiệu quả?

Châm cứu thoái hóa khớp gối sao cho hiệu quả?

phương pháp điều trị thoái hóa khớp

Điều trị thoái hóa khớp bằng Top 3 phương pháp hiệu quả

Điều trị thoái hóa khớp bằng Top 3 phương pháp hiệu quả

Bài tập yoga rắn hổ mang chữa thoái hoá

[Tổng Hợp] Bài Tập Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Lưng Hiệu Quả Nhất

[Tổng Hợp] Bài Tập Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Lưng Hiệu Quả Nhất

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua