Nổi Mề Đay Kiêng Gì? 5 Điều Bà Con Cần Nhớ Để Nhanh Khỏi Bệnh

Nổi mề đay kiêng gì là một trong những vấn đề được nhiều bà con quan tâm. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi chế độ sinh hoạt lành mạnh, kiêng khem đầy đủ sẽ giúp quá trình điều trị, ngăn ngừa bệnh tái phát đạt hiệu quả. Trong bài viết ngày hôm nay, Tuấn tôi sẽ chỉ ra những điều bà con cần phải hạn chế và không sử dụng để nhanh thoát khỏi tình trạng bị nổi mề đay nhất.

Vì sao bị nổi mề đay phải kiêng khem?

Chia sẻ để bà con hiểu rõ hơn, đối với một số bệnh lý thì việc kiêng khem là điều bắt buộc để giúp bệnh nhanh chóng khỏi. Trong đó có cả những bệnh lý ngoài da như nổi mề đay, bệnh này không chỉ làm mất thẩm mỹ của làn da, khiến mất tự tin mà còn gây ra hiện tượng ngứa, mẩn đỏ, khó chịu. Nếu bà con không được điều trị và thực hiện kiêng khem đúng cách rất có thể sẽ khiến bệnh khó chữa trị và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Một số vấn đề trong quá trình thăm khám, chữa bệnh Tuấn tôi nhận thấy bệnh nổi mề đay có thể gây ra với cơ thể như:

  • Tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt: Đây là biểu hiện của những người bị mề đay có thể gặp phải nếu như tiếp xúc với tác nhân gây bệnh và không được điều trị kịp thời. Từ đó, gây ra áp lực cho tim mạch, không tốt cho hệ thần kinh.
  • Có dấu hiệu buồn nôn, nôn, tiêu chảy: Tình trạng này sẽ khiến bà con có thể bị mất nước cấp tính gây trụy mạch, từ đó dễ dẫn tới tử vong do bị mất nước quá nhiều.
  • Da nổi mẩn đỏ, để lại sẹo: Gãi ngứa nhiều làm cho làn da mất đi tính đàn hồi, xuất hiện nhiều nếp nhăn, bội nhiễm vi khuẩn. Dẫn tới tình trạng sạm da, đen da, làm rụng lông mọc trên da.

Chính vì vậy, ngoài việc dùng thuốc trị nổi mề đay, tôi khuyên bà con bị bệnh mề đay cũng phải kiêng khem trong quá trình điều trị để có thể bảo vệ sức khỏe bản thân và tránh được những biến chứng không đáng có. Tùy từng vào mức độ bệnh, thể trạng mà sẽ có chế độ kiêng khem khác nhau.

Nổi mề đay kiêng gì? Cùng Tuấn tôi tìm hiểu chi tiết dưới đây

Để có được câu trả lời chính xác cho câu hỏi bị mề đay kiêng gì, việc đầu tiên bà con cần làm là tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để có cách điều trị và chế độ kiêng khem hợp lý. Dưới đây là một số lưu ý bà con tham khảo ngay để phòng tránh và giảm bớt tình trạng mẩn ngứa do mề đay.

Tránh tiếp xúc với gió

Việc đầu tiên bà con cần lưu ý chính là phải kiêng gió ngay khi thấy xuất hiện các tình trạng nổi mề đay. Bởi trong gió có tính phong hàn khá cao, đây là một trong những nguyên nhân gây nổi mề đay rất phổ biến, nếu bạn bị nổi mề đay mà còn thường xuyên để da tiếp xúc với gió thì sẽ làm tình trạng mề đay của bạn ngày càng tệ hơn và rất khó để chữa trị.

Kiêng gãi, chà xát mạnh vào da

Tôi biết rằng ngứa ngáy, khó chịu là triệu chứng điển hình của bệnh nổi mề đay và càng ngứa người bệnh lại càng gãi. Tuy nhiên, điều này không những không làm cảm giác ngứa dịu lại mà nó làm các cơn ngứa trở nên điên cuồng. Ngoài ra, nếu gãi nhiều thì sẽ khiến vùng da bệnh có nguy cơ bị trầy xước, dễ nhiễm khuẩn, các vết mề đay trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, việc thứ hai bà con cần kiêng khi bị dị ứng mề đay là hành động gãi.

Mặc dù việc nổi mề đay vô cùng bức rức, ngứa ngáy trên da và rất khó chịu nhưng nếu gãi vào những vết nổi mề đay nhiều lần thì triệu chứng sẽ ngày càng nặng hơn đấy. Cùng với đó, trong móng tay thường có sẽ rất nhiều vi khuẩn, hành động gãi sẽ vô tình đưa những vi khuẩn này lên vùng da bị nhiễm mề đay và làm cho những vết thương ngày càng tệ hơn.

Sử dụng hóa mỹ phẩm

Mỹ phẩm có thể là một trong những nguyên nhân gây dị ứng nổi mề đay. Cơ thể bà con có thể bị kích ứng với những thành phần có trong các loại mỹ phẩm, gây ra tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa. Thậm chí, ở một số bà con có làn da nhạy cảm, chỉ sử dụng chút phấn hoặc son cũng có thể gây dị ứng. Vì vậy, khi thấy có triệu chứng nổi mề đay, bà con cần tránh sử dụng hóa mỹ phẩm cho đến khi tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Các nguyên nhân gây dị ứng

Các nguyên nhân dị ứng hay còn gọi là dị nguyên bao gồm lông động vật, khói bụi, phấn khoa,… chính là tác nhân kích thích bạch cầu phóng ra histamin khiến da mẩn đỏ, khô rát và luôn ngứa ngáy. Do vậy, đây chính là những yếu tố bà con cần tuyệt đối TRÁNH XA. Việc “tạo khoảng cách” với các tác nhân gây bệnh sẽ giúp kiểm soát và nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ các nốt đỏ, sần phù lan rộng cũng như nguy cơ bị nổi mề đay mãn tính.

Chú ý một số thói quen khi tắm

Nhiều bà con hay hỏi tôi bị nổi mề đay có được tắm không? Trên thực tế, bị mề đay mẩn ngứa không cần phải kiêng tắm. Tắm rửa đúng cách có thể giúp loại bỏ dị nguyên, làm sạch da và hỗ trợ làm giảm triệu chứng do mề đay mẩn ngứa gây ra.

Tuy nhiên để tránh mề đay lan tỏa rộng, gây ngứa ngáy và viêm đỏ nhiều, bà con nên chú ý một số thói quen khi tắm như:

  • Nhiệt độ nước tắm: Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh có thể phá vỡ màng lipid khiến da bong tróc, khô sạm và ngứa ngáy dữ dội. Vì vậy, nên tắm với nước ấm để duy trì độ pH tự nhiên của da, làm sạch bụi bẩn và mồ hôi tích tụ.
  • Tránh chà xát mạnh: Như đã đề cập, tác động cơ học có thể khiến da tổn thương, chảy máu và kích thích mề đay lan tỏa rộng. Khi vệ sinh cơ thể, cần hạn chế chà xát mạnh, thay vào đó nên làm sạch nhẹ nhàng để hạn chế tình trạng da kích ứng và tổn thương.
  • Thời gian tắm: Tắm quá lâu có thể khiến da mất nước, khô ráp và kích thích tổn thương do mề đay bùng phát mạnh. Theo đó, bà con chỉ nên tắm từ 1 – 2 lần/ ngày và chỉ tắm 10 – 15 phút trong thời gian bị nổi mẩn ngứa.
  • Chú ý sản phẩm làm sạch da: Nên lựa chọn sản phẩm làm sạch da có độ pH cân bằng, thành phần an toàn và dịu nhẹ. Tránh sử dụng sữa tắm chứa nhiều xà phòng, độ pH cao và thành phần dễ gây kích ứng.

Kiêng một số loại thực phẩm

Chế độ ăn kiêng trong thời điểm bị nổi mề đay có ý nghĩa rất lớn trong quá trình điều trị bệnh. Nếu bà con có chế độ ăn uống không khoa học sẽ khiến cho bệnh chuyển biến xấu, ngày một nặng và thậm chí tái phát nhiều lần. Từ những kinh nghiệm thực tế của tôi, bà con nên kiêng những thực phẩm sau:

Kiêng thực phẩm có chứa nhiều đạm, dễ gây dị ứng: Những thực phẩm protein, chất béo, đạm,… tuy rất có lợi cho sức khỏe nhưng lại không phù hợp cho những bà con nào đang bị chứng mề đay. Các loại hải sản như tôm, cua, cá hồi, thịt bò,… có thể kích ứng đối với một số cơ địa bị mẫn cảm, làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Do vậy, khi mắc chứng mề đay ăn những thực phẩm này có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng, khó chữa hơn rất nhiều và thậm chí để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thức ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ: Một số đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến quá cay hoặc đang còn nóng, đồ chiên xào,… khi dung nạp vào cơ thể cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chữa nổi mề đay tại nhà. Theo nghiên cứu y khoa, phần lớn những loại thực phẩm này đều gây ảnh hưởng đến quá trình sàng lọc của gan, thải độc của thận và thậm chí sinh nhiệt trong cơ thể, gây nóng bức, khó chịu, phát mụn nhọt… Vì vậy, bà con nên tránh xa những loại thực phẩm này để có thể bảo vệ tốt nhất sức khỏe của chính mình, đẩy lùi quá trình phát triển của mầm bệnh.

Thực phẩm chứa nhiều đường, muối: Những loại thực phẩm này có thể kích thích hệ thần kinh ngoại biên, khiến các nốt nổi mề đay trên cơ thể trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, thực phẩm chứa nhiều đồ ngọt còn có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, khiến các vết mẩn ngứa trên da khó lành và làm tăng tỷ lệ tái phát cao.

Kiêng rượu, bia, thuốc lá và chất kích thích: Ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, các loại đồ uống, chất gây hại này còn cản trở đến quá trình điều trị bệnh. Khi cơ thể dung nạp các chất kích thích, thì gan, thận phải hoạt động quá tải và sinh ra nhiệt, phát ra bên ngoài cơ thể khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng, khó điều trị. Rượu, bia, thuốc lá là một trong những chất kích thích có chứa nồng độ cocain và nicotin cao nhất làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến bệnh tái phát liên tục trong thời gian ngắn, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của bà con.

Lời khuyên hữu ích của Tuấn tôi dành cho bà con bị mề đay

Thực tế, mề đay là bệnh lành tính và có thể khỏi hoàn toàn nếu được điều trị đúng cách, kết hợp chế độ chăm sóc khoa học. Tuy nhiên, nếu bà con chủ quan, để bệnh kéo dài dai dẳng có thể dẫn đến tình trạng mãn tính kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ngoài việc tìm hiểu nổi mề đay kiêng gì, bà con cũng cần bổ sung những thực phẩm và các chất giàu thành phần vitamin để có thể hỗ trợ, tái tạo da, tránh sự xâm nhập, lây lan và phát triển của một số vi khuẩn, virus gây hại. Hơn nữa, bà con cũng phải lưu ý một số điểm sau:

  • Sắp xếp sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Luôn kiểm soát cảm xúc, duy trì tinh thần lạc quan để không làm bệnh tiến triển nặng hơn.
  • Nếu tình trạng bệnh nặng có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc trị nổi mề đay. Tuy nhiên cần lắng nghe tư vấn từ chuyên gia, KHÔNG tự ý mua và sử dụng.
  • Luôn bổ sung đủ nước cho cơ thể, tốt nhất là 1,5-2,5 lít/ngày.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể, chú ý bảo vệ sức khỏe khi thời tiết giao mùa.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, tốt nhất nên tuân theo chỉ dẫn của người có chuyên môn.
  • Trong quá trình điều trị bệnh tại nhà nếu nhận thấy bất thường cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán.

Như vậy, có thể thấy chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý sẽ góp phần đẩy lùi bệnh nổi mề đay hiệu quả. Tuy nhiên, để chữa DỨT ĐIỂM căn bệnh này, bà con cần có giải pháp tác động sâu vào căn nguyên nhằm đẩy lùi bệnh hiệu quả và ngăn ngừa bệnh tái phát về sau. Điển hình trong số đó là các bài thuốc YHCT cho hiệu quả điều trị chuyên sâu, cải thiện sức đề kháng toàn diện nhằn duy trì hiệu quả chữa bệnh lâu bền.

Dinh dưỡng

Nổi Mề Đay Kiêng Gì Và Nên Ăn Gì?

Nổi Mề Đay Ở Trẻ Em Kiêng Gì, Nên Ăn Gì?

Bị Phong Ngứa Không Nên Ăn Gì?

Phương Pháp chữa khác

Cách Chữa Mề Đay Ở Trẻ Em

Chữa Mề Đay Bằng Lá Tía Tô

Cách Trị Mề Đay Cho Bé

Xét Nghiệm Máu Nổi Mề Đay

Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Khế

Câu hỏi liên quan

Tuấn tôi đã nhận được không ít câu hỏi xoay quanh chứng mề đay, trong đó có thắc mắc: “Nổi mề đay uống nước dừa được không?”. Như bà con cũng biết nước dừa là...

Xem chi tiết

Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết? Có cách nào điều trị bệnh an toàn hay không? Làm thế nào để phòng bệnh tái phát hiệu quả? Bài viết dưới đây Tuấn tôi...

Xem chi tiết

Nổi mề đay là một căn bệnh da liễu phổ biến với các triệu chứng như sưng đỏ, ngứa ngáy, nổi mẩn trên khắp cơ thể. Tình trạng này làm ảnh hưởng đến chất lượng...

Xem chi tiết

Các yếu tố góp mặt trong sinh hoạt hằng ngày ảnh hưởng lớn đến tiến triển của các bệnh lý da liễu. Do đó, một trong những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm...

Xem chi tiết

Nổi mề đay, hay còn gọi là phát ban, là một hiện tượng phổ biến gây ra bởi phản ứng dị ứng hoặc các yếu tố khác như thời tiết, thực phẩm hay stress. Triệu...

Xem chi tiết

Đánh giá bài viết

5/5 - (6 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Nổi Mề Đay Bao Lâu Thì Khỏi? Cùng Tuấn Tôi Hướng Dẫn Cách Để Kiểm Soát Bệnh Hiệu Quả [THAM KHẢO NGAY]

Nổi Mề Đay Bao Lâu Thì Khỏi? Cùng Tuấn Tôi Hướng Dẫn Cách Để Kiểm...

Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không? Bị Nổi Mề Đay Tắm Lá Gì Tốt Nhất? Cùng Tuấn Tôi Đi Tìm Câu Trả Lời

Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không? Bị Nổi Mề Đay Tắm Lá Gì Tốt...

Nổi Mề Đay Có Được Uống Sữa Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Nổi Mề Đay Có Được Uống Sữa Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Bị Nổi Mề Đay Nằm Máy Lạnh Được Không? Điều Cần Biết

Bị Nổi Mề Đay Nằm Máy Lạnh Được Không? Điều Cần Biết

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua