Đau nhói trên đỉnh đầu cảnh báo bệnh gì? Điều trị sao cho hiệu quả?

Đau nhói trên đỉnh đầu là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau liên quan đến hệ thần kinh, xương khớp. Không ít người khi gặp biểu hiện này thường có tâm lý lo sợ đây là biểu hiện nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của họ. Nắm bắt được điều đó, hôm nay, tôi sẽ phân tích cho các bạn hiểu về những vấn đề liên quan đến triệu chứng này, liệu nó có nguy hiểm như mọi người đang nghĩ?

Đau nhói trên đỉnh đầu là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau
Đau nhói trên đỉnh đầu là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau

Đau nhói trên đỉnh đầu có thể xảy ra ở mọi đối tượng từ người già cho đến trẻ em, những người làm việc căng thẳng, người xơ vữa mạch hay người bị đau đầu kinh niên,… Thời điểm đau cũng có thể xảy ra khác nhau, có bệnh nhân đau vào buổi tối, có người đau nhói vao lúc sáng dậy,… Ở mỗi thể trạng, biểu hiện này lại thể hiện khác, trước hết, tôi sẽ phân tích chi tiết nguyên nhân gây nên tình trạng này để mọi người rõ hơn.

Nguyên nhân gây đau nhói trên đỉnh đầu

Đau nhói trên đỉnh đầu có thể bắt nguồn từ 1 nguyên nhân, cũng có thể là 1 tập hợp nhiều nguyên nhân gây ra. Các cơ chế chính dẫn đến hiện tượng này bao gồm cơ chế thần kinh, xương khớp, mạch máu, chấn thương và nhu mô não, cụ thể như sau:

  • Cơ chế thần kinh: Toàn bộ hệ thần kinh trung ương đều tập trung ở vùng đầu. Bất cứ 1 tổn thương nào liên quan đến thần kinh đều gây ra đau nhói hoặc đau âm ỉ tại đây.
  • Cơ chế mạch máu: Có 2 động mạch chính cấp máu cho não là động mạch cảnh và động mạch sống nền. Động mạch cảnh chia nhánh thành động mạch cảnh trong và cảnh ngoài, từ đó phân ra các nhánh nhỏ hơn để cung cấp máu và duy trì trạng thái hoạt động tại đây. Các hiện tượng nghẽn tắc hay vỡ mạch máu đều có thể gây ra đau nhói ở đỉnh đầu và gây ra những tai biến vô cùng nghiêm trọng.
  • Cơ chế xương khớp: Các tổn thương dị dạng hay bất thường về cấu trúc xương sọ đều có thể gây đau nhói trên đỉnh đầu. 
  • Cơ chế chấn thương: Các tác động va đập, ngã, tai nạn giao thông… có liên quan đến vùng sọ não đều có khả năng gây đau nhói vùng đỉnh đầu.
  • Cơ chế nhu mô: Tổn thương nhu mô não ở đây có thể do chèn ép mạch máu hay các khối u lành, ác tính. Tất cả đều dẫn đến các tình trạng đau khác nhau tại vùng đầu trong đó có đau nhói vùng đỉnh.

Ngoài những nguyên nhân liên quan đến các tổn thương ở một số bộ phận trong cơ thể, chúng ta cũng không nên bỏ qua một số nguyên nhân từ tác động bên ngoài lên cơ thể như: 

  • Kích động khiến tăng huyết áp: Trong nhiều trường hợp vui, buồn hay giận quá mức cũng có thể làm tăng huyết áp. Huyết áp tăng làm tăng áp lực máu lên đỉnh đầu, các mạch máu, thần kinh căng, giãn ra và có thể gây đau nhói trên đỉnh đầu.
  • ÁP lực khiến tinh thần stress: Người bệnh làm việc trong môi trường quá áp lực hoặc có những tác động, sang chấn về tâm lý,… gây đau nhói đầu. Mỗi 1 nghề nghiệp đều có những áp lực riêng vì thế mọi người nên tự cho mình những khoảng nghỉ ngơi cần thiết, tránh những tác động xấu đến thần kinh. 
Căng thẳng quá nhiều là cơ chế gây đau nhói trên đỉnh đầu thường gặp
Căng thẳng quá nhiều là cơ chế gây đau nhói trên đỉnh đầu thường gặp

Có thể thấy, càng có nhiều nguyên nhân thì triệu chứng này càng dễ có nguy cơ xảy đến, cũng dễ hiểu vì sao nhiều người gặp phải hiện tượng này. Người bệnh nên nắm rõ các cơ chế để có những cách phòng tránh đau nhói trên đỉnh đầu.

Đau nhói trên đỉnh đầu là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Có nhiều bệnh gây ra triệu chứng đau nhói trên đỉnh đầu. Ở một số bệnh nhân, đây chỉ là dấu hiệu cảnh báo tình trạng hệ thần kinh bị stress quá nhiều, thiếu máu lên não, nghỉ ngơi không điều độ,… Nhưng với một số trường hợp không may mắn khác, triệu chứng này có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm bao gồm cả những căn bệnh lành tính, ác tính, cấp tính và mãn tính, cụ thể như sau:

  • U não 

U não là căn bệnh nguy hiểm xảy ra tại nhu mô hoặc các đơn vị giải phẫu khác tại não. U não có thể tự xuất hiện tại vùng đầu nhưng cũng có thể là hậu quả di căn từ khối u tại cơ quan khác trong cơ thể. U não gây ra nhiều hậu quả nặng nề đến sức khỏe hàng ngày và cả tính mạng của người bệnh. Tôi cũng biết đến nhiều trường hợp bị u não ác tính phát hiện ở giai đoạn rất muộn, lúc này việc cứu chữa khỏi cho bệnh nhân gần như là không thể.

  • Viêm màng não

Viêm màng não thường có tam chứng đau đầu, nôn vọt và cứng gáy. Đau đầu thường dữ dội cả vùng đầu, tuy nhiên, cũng có nhiều bệnh nhân đau nhói cả vùng đỉnh đầu. Đây có thể là 1 dấu hiệu bệnh không điển hình, gây khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị. Người bị viêm màng não cấp cần phải xử lý can thiệp nhanh chóng để bảo toàn tính mạng.

  • Chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não bao gồm các tai nạn giao thông, nghề nghiệp, tai nạn sinh hoạt hoặc đánh nhau,… gây ra các tác động mạnh tại vùng sọ não. Chấn thương sọ não là 1 cấp cứu ngoại khoa, cần phải xử trí nhanh chóng, tránh những hậu quả đến tính mạng người bệnh. Người bị chấn thương sọ não có thể gặp rất nhiều kiểu đau khác nhau trong đó đau nhói trên đỉnh đầu cũng nằm trong số này. Một số trường hợp người bệnh sau khi gặp chấn thương nhưng chủ quan không thăm khám, khi thấy bản thân có dấu hiệu đau nhức vùng đỉnh đầu thì cần lập tức đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.

  • Đột quỵ não

Đột quỵ não hay có cái tên thường gặp hơn là tai biến mạch máu não. Bệnh thường xảy ra ở những người trung niên, người già, người có thể trạng béo phì, tăng huyết áp, hay ăn mặn, lười vận động,…

Dấu hiệu có thể gặp ở người bị đột quỵ não là đau nhói trên đỉnh đầu. Ngoài ra, bệnh nhân còn xuất hiện triệu chứng tê bì, liệt nửa người, nói ngọng, mắt nhắm không kín,… Tuy nhiên, đột quỵ não là tình trạng tổn thương nhu mô não không thể hồi phục hoàn toàn. Vì vậy, bệnh nhân đột quỵ não hồi phục lại được các chức năng vận động, cảm giác cũng là 1 thành công lớn trong điều trị.

Đột quỵ não là nguyên nhân thường gặp gây ra triệu chứng này
Đột quỵ não là nguyên nhân thường gặp gây ra triệu chứng này
  • Động kinh

Động kinh là bệnh gây ra bởi những bất thường trong việc dẫn truyền xung động thần kinh. Người bị động kinh thường có trạng thái kích thích, co cứng, những cơn đau nhói đầu vật vã hoặc các biểu hiện cực đoan, gây nguy hiểm đến người xung quanh. Hiện nay, căn bệnh này rất khó chữa và người bệnh thường phải chấp nhận sống chung với nó cả đời.

  • Các bệnh về tim mạch

Các bệnh liên quan đến tim mạch như rung nhĩ, hẹp van 2 lá thường gây ra những cục máu đông. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, cục máu đông sẽ đi theo động mạch cảnh lên vùng não gây ra chèn ép nhu mô, mạch máu. Hậu quả là, người bệnh sẽ gặp các cơn đau nhói trên đỉnh đầu, choáng váng thậm chí là những cơn tai biến thoáng qua,…

Các căn bệnh trên đều là những bệnh có thể gây hại đến tính mạng của người bị mắc phải. Vì thế, khi xuất hiện triệu chứng này, theo tôi người bệnh cần đến ngay các bệnh viện, phòng khám uy tín để được khám và chẩn đoán nguyên nhân chính xác nhất. Người bệnh cũng không cần phải quá lo lắng vì có thể đây là triệu chứng của việc quá căng thẳng hay cơn đau đầu thoáng qua,…

Các phương pháp điều trị đau nhói trên đỉnh đầu hiệu quả

Ngoài việc sử dụng các dòng giảm đau thông thường hoặc giảm đau chống viêm, người bệnh còn phải kết hợp với điều trị nguyên nhân gây bệnh. Một số phương pháp điều trị đau nhói trên đỉnh đầu thường gặp nhất như sau:

Nếu đau nhói đỉnh đầu do bệnh tai biến

Bệnh nhân thường được sử dụng các dòng giảm đau thông thường như Paracetamol 500mg dạng uống hoặc sủi. Ngoài ra, người bệnh cần được xử trí nhanh chóng khi phát hiện ra cục máu đông hoặc xuất huyết não. Các loại thuốc tiêu sợi huyết, chống cục máu đông, chống ngưng tập tiểu cầu,… được áp dụng cho nhồi máu não.

Đối với tai biến chảy máu, người bệnh cần được cầm máu, bù máu nhanh chóng để tránh những hậu quả đáng tiếc của bệnh. Xử lý sau tai biến hết sức quan trọng, người bệnh cần có các phương pháp phục hồi chức năng sau liệt nhanh chóng, càng phục hồi sớm bao nhiêu, tỉ lệ thành công nhiều bấy nhiêu.

Chữa đau nhói đỉnh đầu do bệnh tim mạch

Người bệnh được điều trị triệu chứng đau đầu bằng thuốc giảm đau thông thường dạng uống. Với người bị bệnh tim mạch, đặc biệt có xuất hiện huyết khối cần phải sử dụng thuốc nhanh chóng nhằm tiêu cục máu đông, làm vững bền thành mạch,… Ngoài ra, người bị tim mạch cần phải thay đổi các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như giảm cân, thay đổi chế độ ăn, tập luyện,… 

Điều trị chứng đau nhói đỉnh đầu do chấn thương sọ não

Đối với chấn thương sọ não, bệnh nhân cần được truyền nhanh chóng thuốc giảm đau theo đường tĩnh mạch. Ngoài ra, người bệnh cần nhanh chóng cầm máu, duy trì đường thở và đảm bảo tuần hoàn. Nếu tình trạng quá nặng thì cần phải mổ cấp cứu.

Đau nhói trên đỉnh đầu do viêm màng não 

Với bệnh viêm màng não, bệnh nhân thường được chỉ định các dòng giảm đau chống viêm nhiều hơn. Đây là bệnh có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng, cần phải xử lý nhanh chóng bằng kháng sinh, bù dịch, hạ sốt,…

Theo kinh nghiệm nhiều năm trong nghề của tôi thì các nguyên nhân trên thường bắt nguồn từ những bệnh nhân lười vận động, ăn quá nhiều chất béo không no và ăn mặn, số ít nguyên nhân còn lại do tác động từ bên ngoài. Các vấn đề này đều có thể phòng tránh được, vì thế mọi người nên tự trang bị cho bản thân những chế độ ăn hợp lý như không ăn mỡ động vật, đảm bảo lượng muối < 6g/ngày, tăng cường tập luyện thể thao,… Điều quan trọng không kém đó là luôn giữ cho mình tinh thần thoải mái nhất có thể, giảm stress hàng ngày,… 

Vận động là phương pháp tốt để cải thiện tình trạng đau nhói trên đỉnh đầu
Vận động là phương pháp tốt để cải thiện tình trạng đau nhói trên đỉnh đầu

Đau nhói trên đỉnh đầu là triệu chứng nguy hiểm nhưng không phải là không có cách điều trị. Qua bài viết này, tôi tin rằng mỗi người sẽ tự rút ra được những kinh nghiệm phòng, chữa bệnh cho riêng mình. Nếu các bạn có thắc mắc gì về vấn đề sức khỏe của bản thân thì hãy liên hệ với tôi qua facebook: lương y Đỗ Minh Tuấn, hoặc đến trực tiếp phòng khám đông y Đỗ Minh Đường tại số 37A ngõ 97 – đường Văn Cao – quận Ba Đình – thành phố Hà Nội/ Số 100 đường Nguyễn Văn Thương – phường 25 – quận Bình Thạnh – thành phố Hồ Chí Minh.

Câu hỏi liên quan

“Trẻ bị ngộ độc thức ăn có nên uống sữa không?” là một câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh đang quan tâm. Ngộ độc thức ăn thường xảy ra ở trẻ nhỏ, nhưng không...
Hiện nay, nhiều chị em có thắc mắc siêu âm 2 ngày liên tiếp có sao không? Siêu âm là phương pháp vô cùng cần thiết để tiến hành kiểm tra và đánh giá sức...
Mạch đập của phụ nữ mang thai là bao nhiêu? Đây là câu hỏi mà rất nhiều chị em phụ nữ gửi về Blog cho tôi với mong muốn được giải đáp chi tiết. Mạch...
Sốt xuất huyết là một trong những bệnh được WHO liệt vào danh sách nguy hiểm hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á. Bệnh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào từ...
Sổ mũi là tình trạng thường gặp khi mang thai, tuy không nguy hiểm nhưng lại khiến bà bầu cảm thấy khó chịu. Vậy bà bầu sổ mũi phải làm sao, nguyên nhân do đâu...

Đánh giá bài viết

Array

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Tê Đầu Ngón Chân Cái Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Tê Đầu Ngón Chân Cái

Tê Đầu Ngón Chân Cái

Thế Nào Là Ngứa Đầu Ngón Chân? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Ngứa Đầu Ngón Chân

Ngứa Đầu Ngón Chân

Nhiều người thắc mắc "Hạch ở nách sưng đau là lành tính hay ác tính?"

Hạch ở nách sưng đau là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý gì? Lành tính hay ác tính?

Hạch ở nách sưng đau là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý gì? Lành tính...

Thỉnh thoảng bị đau nhói ở tim khiến người bệnh vô cùng lo lắng

Thỉnh Thoảng Bị Đau Nhói Ở Tim: Chuyên Gia Cảnh Báo Nguy Hiểm!

Thỉnh Thoảng Bị Đau Nhói Ở Tim: Chuyên Gia Cảnh Báo Nguy Hiểm!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua