Viêm âm đạo khi mang thai: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị AN TOÀN
Theo số liệu nghiên cứu tôi đọc được, có gần 20% phụ nữ bị viêm âm đạo khi mang thai. Bệnh không chỉ gây cảm giác khó chịu, ngứa rát mà còn ảnh hưởng tới thai nhi. Vậy làm thế nào để nhận biết chính xác triệu chứng của viêm âm đạo khi mang thai cũng như tìm ra phương pháp điều trị an toàn? Chị em có thể tham khảo bài viết dưới đây của tôi để trang bị thêm những kiến thức cơ bản xoay quanh căn bệnh này!
Cuối tuần qua, nhà thuốc chúng tôi đón tiếp 7 mẹ bầu đến thăm khám bệnh viêm âm đạo, dễ thấy đây là vấn đề sức khỏe đáng báo động với chị em. Vậy nên, tôi cùng Bs Ngô Thị Hằng – Chuyên gia phụ khoa tại Đỗ Minh Đường đã trao đổi cùng nhau, bàn luận kiến thức chuyên môn về bệnh lý này. Tôi đã biên soạn nên bài viết này để tổng hợp lại một số điều lưu ý, mời chị em đón đọc.
Viêm âm đạo khi mang thai là gì? Đâu là căn nguyên của bệnh?
Viêm âm đạo khi mang thai là tình trạng phụ nữ mắc bệnh viêm âm đạo trong giai đoạn mang bầu. Đây là căn bệnh phụ khoa khá phổ biến ở nữ giới do sự thay đổi hormone bất thường làm mất cân bằng vùng âm đạo, cơ thể sẽ tiết nhiều khí hư như một phản ứng bảo vệ tự nhiên, vô hình chung sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hại khuẩn gây bệnh.
Có nhiều nguyên nhân gây nên viêm âm đạo khi mang thai, dưới đây, tôi sẽ chỉ ra 3 căn nguyên cơ bản dễ khiến bà bầu mắc bệnh này:
- Viêm âm đạo khi mang thai do nấm men Candida: Thực tế, âm đạo phụ nữ luôn tồn tại cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Khi chị em ở giai đoạn thai nghén, tình trạng nội tiết không ổn định, tăng giảm đột ngột sẽ làm thay đổi độ pH vùng kín, tạo môi trường thuận lợi cho hại khuẩn sinh sôi và phát triển quá mức lợi khuẩn. Từ đó, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm âm đạo. Điều này cũng giải thích lí do vì sao chị em thường bị viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu.
- Âm đạo phụ nữ bị viêm do bệnh lậu cầu khuẩn: Lậu cầu khuẩn là một loại vi khuẩn lây qua đường tình dục. Người mẹ trong quá trình mang bầu nếu thường xuyên quan hệ không an toàn, không chung thủy 1 vợ 1 chồng có khả năng cao sẽ nhiễm lậu cầu khuẩn. Đây cũng là một nguyên nhân gây viêm âm đạo ở phụ nữ có thai với mức độ nguy hiểm khá cao.
- Viêm âm đạo do vi khuẩn Bacterial Vaginosis: Đây là căn nguyên phổ biến nhất của bệnh viêm âm đạo ở phụ nữ có thai, trung bình cứ 5 người có bầu thì có 1 người nhiễm bệnh. Bệnh xảy ra khi các hại khuẩn tự nhiên vốn có trong cơ thể (đặc biệt là vi khuẩn BV) phát triển quá mức lợi khuẩn do thay đổi bất thường của nội tiết tố, làm mất cân bằng âm đạo, phá vỡ trạng thái bình thường và dễ gây viêm nhiễm.
Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh là một yếu tố quan trọng để xác định và tìm ra phương pháp điều trị kịp thời. Người bệnh có thể dựa theo dấu hiệu đặc trưng của từng loại để dễ dàng phát hiện và đạt hiệu quả tối ưu.
Dấu hiệu nhận biết viêm âm đạo khi mang thai
Việc mắc bệnh viêm âm đạo khi mang thai không chỉ ảnh hưởng tới bản thân người bệnh mà còn gây ra những tác động tiêu cực tới thai nhi. Vì vậy, việc phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh là vô cùng quan trọng. Tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh mà viêm âm đạo ở phụ nữ có thai sẽ có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Tôi xin chỉ ra một số biểu hiện cụ thể là:
Dấu hiệu viêm âm đạo do nhiễm nấm men Candida:
- Khí hư có màu trắng đục bất thường, không còn trong như lòng trắng trứng (khi cơ thể ở trạng thái cân bằng), lợn cợn hoặc đặc sệt lại như màu sữa chua
- Âm hộ, âm đạo xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, đau buốt, thậm chí kích ứng, nóng rát
- Tiểu buốt, khó đi vệ sinh
Đặc điểm nhận dạng bệnh nhân nhiễm Triệu chứng viêm âm đạo do vi khuẩn lậu:
- Âm hộ tiết nhiều khí hư màu trắng xám và có mùi khó chịu
- Tiểu buốt, tiểu gắt, nước tiểu đục kèm theo mủ trắng
- Đau vùng bụng dưới dữ dội
Đặc điểm nhận dạng Dấu hiệu viêm âm đạo khi mang thai do vi khuẩn Bacterial Vaginosis :
- Dịch tiết âm đạo chuyển từ trắng trong như lòng trắng trứng sang màu xám đục và có mùi hôi tanh
- Âm đạo ngứa ngáy, khó chịu
Chị em trong thời gian mang bầu nếu thấy bản thân xuất hiện một trong những triệu chứng trên đây nên đi thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác và có phương pháp điều trị an toàn.
Viêm âm đạo khi mang thai có ảnh hưởng đến thai kỳ không?
Hầu hết các bệnh viêm nhiễm phụ khoa đều ảnh hưởng tới thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ, đặc biệt là viêm âm đạo trong thời kì mang bầu. Tùy vào cơ địa bệnh nhân, mức độ nặng nhẹ, thời kì mắc bệnh và nguyên nhân chủ yếu mà ảnh hưởng của bệnh tới cả mẹ và bé cũng sẽ khác nhau.
Tác động của viêm âm đạo tới thai phụ
- Thể chất mệt mỏi: Phụ nữ bị viêm âm đạo khi mang thai dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, cơ thể suy nhược do ngủ không sâu giấc, lo lắng quá nhiều…Ngoài ra, chị em còn dễ mắc phải bệnh viêm màng cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung… Những hiện tượng này đều ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình dưỡng thai cũng như sức khỏe của người bệnh.
- Tinh thần suy giảm: Những triệu chứng khó chịu của viêm âm đạo như đau rát, ngứa ngáy vùng kín còn làm giảm chất lượng đời sống tinh thần của nhiều chị em, tâm tình ủ rũ hay dần trở nên tự ti, ngại giao tiếp cùng với tính tình nhạy cảm khi mang bầu khiến chị em dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng khi mang thai.
- Thai phụ bị viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu dễ gặp những biến chứng nguy hiểm do sức khỏe thai nhi còn yếu như: Sảy thai, chuyển dạ sớm gây sinh non,…
Tác động của viêm âm đạo tới thai nhi
- Kích thích quá trình chuyển dạ, sinh non. Thai nhi chưa đủ tháng tuổi khi sinh ra sức đề kháng sẽ kém, chậm lớn, khó nuôi.
- Thai nhi có thể bị lây nhiễm các loại bệnh qua đường tình dục như: giang mai, HIV,…
- Thai 35 tuần bị viêm âm đạo có thể bị nhiễm trùng niêm mạc mắt, viêm phổi do vi khuẩn Chlamydia.
- Thai phụ bị viêm phụ khoa do lậu cầu khuẩn, trong quá trình sinh đẻ, thai nhi có thể sẽ bị lây nhiễm. Vi khuẩn nếu bám vào mắt thai nhi có thể gây nhiễm trùng mắt dẫn đến mù lòa.
- Trường hợp người mẹ mắc bệnh viêm âm đạo do nấm men cho tới khi đẻ bé qua đường âm đạo, vi nấm có khả năng sẽ dính vào niêm mạc miệng của trẻ, dễ gây đen miệng, nặng hơn là viêm da do nấm.
- Liên cầu nhóm B có thể gây ra các biến chứng nặng, thậm chí tử vong ở trẻ sơ sinh.
Điều trị viêm âm đạo khi mang thai hiệu quả
Tùy vào mức độ bệnh và từng giai đoạn thai kỳ mà người bệnh sẽ ưu tiên lựa chọn các phương pháp chữa trị khác nhau. Hiện nay, tôi nhận thấy có 3 phương pháp đang được chị em tin dùng là điều trị theo Tây y, Đông y hoặc một số mẹo tại nhà chữa viêm âm đạo.
Điều trị viêm âm đạo khi mang thai bằng Tây y
Dựa vào tình trạng và căn nguyên gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp. Trong đó, viên đặt là phương pháp dược rất nhiều chị em tin dùng.
Đối với chị em nhiễm viêm âm đạo trong 3 tháng đầu mang thai, việc sử dụng viên đặt được ưu tiên hơn cả bởi nó ít ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ. Đồng thời, thai nhi vẫn có thể phát triển bình thường, khỏe mạnh. Một số viên đặt điều trị viêm âm đạo hiệu quả, an toàn chị em có thể tham khảo như:
- Viên đặt âm đạo Polygynax: Có tác dụng trong việc kháng nấm Candida. Đồng thời, thuốc còn hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Từ đó, giúp thai phụ điều trị và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm âm đạo hiệu quả.
- Viên đặt âm đạo Mebines: Thuốc giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm do nấm, các chủng vi khuẩn, vi rút không chuyên biệt. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng hỗ trợ việc xuất tiết âm đạo hiệu quả.
- Viên đặt âm đạo Canesten: Viên đặt giúp điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa do nấm và ít xuất hiện tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe
Ở cách thức này, chị em nên sử dụng trước khi đi ngủ. Bởi đây là thời gian mẹ bầu ít vận động, thuốc không bị rơi ra ngoài, các hoạt chất cũng dễ dàng thẩm thấu và mang lại hiệu quả.
Trong thời gian mang bầu, sức khỏe của người mẹ và sự an toàn của đứa trẻ được đặt lên hàng đầu. Việc sử dụng viên đặt, uống thuốc viêm âm đạo và cách thức cũng như liều lượng như thế nào, chị em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Chị em nên theo dõi tình trạng bệnh của mình, nếu có biểu hiện bất thường hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn.
Áp dụng mẹo dân gian tại nhà điều trị viêm âm đạo khi mang thai
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, chị em có thể kết hợp thêm phương pháp điều trị tại nhà bằng các mẹo dân gian để đẩy nhanh quá trình chữa trị viêm âm đạo khi mang thai. Với tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ, chị em có áp dụng một số mẹo sau đây:
Chữa viêm âm đạo khi mang thai với lá lốt
Lá lốt được biết đến như là một loại thần dược trong điều trị viêm nhiễm âm đạo ở phụ nữ. Nguyên liệu này sẽ hạn chế âm hộ tiết nhiều khí hư, đồng thời khử mùi hôi của chúng. Ngoài ra, lá lốt còn hỗ trợ đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy vùng kín, khí huyết màu vàng, xanh hay lẫn máu.
Nguyên liệu: lá lốt, phèn chua, nghệ tươi, muối tinh.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt, nghệ tươi cho hết bụi bẩn
- Đun sôi tất cả nguyên liệu trong lửa nhỏ từ 10 đến 15 phút
- Đợi nước bớt nóng rồi bắt đầu xông hơi vùng kín. Khi xông xong, chị em có thể dùng nước này để vệ sinh âm đạo.
- Thực hiện cách ngày đến khi thấy hiệu quả
Điều trị viêm âm đạo khi mang thai bằng rau diếp cá
Rau diếp cá có tác dụng cao trong việc kháng khuẩn, hạn chế sự phát triển quá mức của các loại vi khuẩn như liên cầu, phế cầu, herpes,…Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn giúp đẩy lùi nám, ký sinh trùng gây viêm nhiễm âm đạo.
Nguyên liệu: Rau diếp cá, muối tinh
Cách thực hiện:
- Rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn ở rau diếp cá
- Đun sôi cùng muối tinh khoảng 30 phút rồi tắt bếp
- Chờ đến khi nước còn ấm thì tiến hành rửa vùng kín.
Điều trị viêm âm đạo khi mang thai bằng Đông y
Chữa trị viêm âm đạo khi mang thai dựa theo y học cổ truyền hiện được rất nhiều chị em ưu ái tin dùng. Đây là một phương pháp an toàn, lành tính, có thể trị bệnh tận gốc và khả năng tái phát thấp. Sau đây, tôi sẽ chia sẻ một vài bài thuốc Đông Y hiệu quả:
Bài thuốc số 1
Bài thuốc này có tác dụng chống nấm toàn thân hiệu quả, tăng cường sức đề kháng cho chị em nhiễm viêm âm đạo do nấm Candida.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 15g đan sâm, mẫu lệ, mỗi loại; bạch linh, xích thược, quế chi, mỗi loại 12g; đào nhân, ngưu tất, đan bì, mỗi loại 9g
- Sắc tất cả các nguyên liệu trên trong 20 phút với lửa nhỏ
- Uống mỗi ngày một lần cho tới khi khỏi bệnh
Bài thuốc số 2
Chị em có thể sử dụng bài thuốc này trong trường hợp tiết nhiều khí hư trắng, đau bụng dưới, bị đầy bụng rõ rệt về chiều, chân lạnh.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 16g hoài sơn và hoàng kỳ; 12g bạch truật, đăng sâm, sinh địa, sa tiền, bạch thược, đương quy; 10g ngải diệp, hương phụ; 6g cam thảo; 4g quế nhục; 3 trái táo khô
- Đem tất cả nguyên liệu trên sắc cùng với 5 bát nước, cho tới khi cạn chỉ còn 3 bát thì tắt bếp
- Chia thuốc thành 3 phần, uống trong 1 ngày.
Viêm âm đạo khi mang thai không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của thai phụ mà còn gây nhiều biến chứng tiêu cực cho sự phát triển của thai nhi nếu không được phát triển và điều trị kịp thời. Tôi hi vọng bài viết này sẽ giúp ích chị em trang bị thêm những kiến thức cần thiết xoay quanh căn bệnh này. Nếu có bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào, mọi người có thể gửi tin nhắn đến hòm thư cá nhân của tôi.
Dinh dưỡng
Review
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!