Sốt Viêm Họng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Dứt Điểm
Sốt viêm họng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh lý viêm họng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị như thế nào cho đúng nhất. Thấu hiểu nỗi băn khoăn đó, Tuấn tôi đã biên soạn bài viết dưới đây để chia sẻ tất cả những thông tin hữu ích cho quý bạn đọc về tình trạng của bệnh lý này!
Sốt viêm họng là gì? Dấu hiệu nhận biết sốt viêm họng
Bà con cứ hiểu một cách đơn giản thì bệnh sốt viêm họng là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp hoặc bị sốt siêu vi nặng. Tình trạng sốt viêm họng có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau, có thể sốt vừa từ 38 – 39 độ hoặc sốt cao trên 40 độ. Bất cứ ai cũng có thể mắc phải chứng bệnh này, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Sốt viêm họng thường dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Thông thường hầu hết bệnh nhân của tôi sẽ gặp các triệu chứng như:
- Đau họng: Đây là triệu chứng không thể thiếu nếu bị viêm họng. Lúc này bà con sẽ cảm thấy đau nhức, rát khô vùng cổ họng khi nuốt nước bọt hoặc khi ăn.
- Sốt: Tùy mỗi người mức độ sốt sẽ khác nhau, từ sốt nhẹ, sốt vừa đến sốt cao > 380C.
- Ngoài ra, tùy theo nguyên nhân gây sốt mà người bệnh sẽ có những triệu chứng khác như:
- Mệt mỏi, uể oải, chán ăn, ăn không ngon, khó ngủ
- Cảm giác bị đau tai, chảy nước mũi, tắc mũi, sưng to hai bên amidan.
- Đau đầu, đau khớp, đau cơ.
- Phát ban.
- Ho kéo dài, khàn tiếng, khô cổ.
- Hắt hơi, buồn nôn, nôn.
- Thỉnh thoảng có cảm giác ớn lạnh.
Nguyên nhân gây nên tình trạng sốt viêm họng
Như tôi đã chia sẻ ở trên, sốt viêm họng là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp hoặc bị sốt siêu vi nặng. Tình trạng này khởi phát là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, cụ thể:
- Do virus và liên cầu khẩu: Các loại virus như cúm, sởi, Adenovirus,…, vi khuẩn như phế cầu, liên cầu, tụ cầu hoặc nấm Candida khi tấn công vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng viêm họng cấp kèm theo sốt cao.
- Do môi trường sống: Thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường, giao mùa gây gió lạnh, môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá,… cũng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập và gây bệnh.
- Do cảm cúm: Nếu bà con bị cảm cúm thì vô tình kéo theo các triệu chứng như hắt hơi, ho, sổ mũi,… và nếu không điều trị dứt điểm thì những triệu chứng này thường tái phát.
- Ngoài ra, có nhiều người bệnh bị bệnh sốt viêm họng là do bị dị ứng với thức ăn hoặc dị ứng thời tiết.
Bệnh nguy hiểm như thế nào? Biến chứng của bệnh ra sao?
Về cơ bản, sốt viêm họng không phải là bệnh không quá nguy hiểm, bệnh hoàn toàn có thể trị khỏi nếu thực hiện đúng cách. Tùy vào từng đối tượng người bệnh, tình trạng ra sao mà bệnh ít nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe. Chẳng hạn như đối với trẻ em, sức đề kháng của các con vẫn còn yếu nên khi bị bệnh rất dễ chuyển biến nặng nếu không phát hiện kịp thời. Còn đối với người lớn, sức đề kháng tốt hơn nên nếu chẳng may mắc bệnh thì chỉ cần từ 3 – 4 ngày tự chăm sóc là bệnh đã có thể thuyên giảm và tự khỏi sau 1 tuần.
Ngoài ra, mức độ ảnh hưởng và thời gian khỏi bệnh còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu bệnh khởi phát là do virus, liên cầu khuẩn và không được phát hiện, chăm sóc kịp thời thì bệnh chuyển biến nặng rất nhanh, gây ra các biến chứng như: viêm tai, viêm mũi, viêm phế quản, viêm cầu thận cấp, thấp tim, viêm khớp cấp,…
Thậm chí, nếu bị sốt cao trên 19, 40 độ mà không được hạ sốt kịp thời thì cũng có thể dẫn đến các biến chứng như: Co giật, động kinh, hồng cầu bị phá vỡ, bại liệt,… Lúc này, cần đưa người bệnh đi bệnh viện ngay để được cấp cứu kịp thời. Mặc dù bệnh đã có phần nghiêm trọng và việc điều trị cũng khó khăn hơn nhưng vẫn có thể chữa trị và hồi phục theo thời gian.
Cách hạ sốt viêm họng hiệu quả, an toàn
Theo tôi việc đầu tiên khi bị bệnh là phải tìm cách để hạ sốt, tùy theo từng đối tượng người bệnh, bị sốt cao hay nhẹ mà sẽ có các biện pháp điều trị khác nhau. Cụ thể:
Đối với trẻ nhỏ
Các bậc phụ huynh khi thấy con trẻ bị viêm họng kèm theo sốt cao thì cần thực hiện nhanh các bước sau đây:
- Kiểm tra thân nhiệt cho trẻ: Khi thấy cơ thể trẻ nóng bất thường thì bố mẹ nên sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhanh nhiệt độ cơ thể của trẻ. Sau đó, tùy vào mức độ sốt và thể trạng sức khỏe mà thực hiện các biện pháp hạ sốt phù hợp.
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt: Đây là giải pháp được hầu hết các bố mẹ lựa chọn để giúp các con hạ sốt. Thường thì các loại thuốc có chứa thành phần là paracetamol sẽ được chỉ định sử dụng, bởi những loại thuốc này được đánh giá an toàn và không gây tác dụng phụ cho trẻ nhỏ. Lưu ý, phụ huynh cần cho trẻ uống thuốc theo đúng liều lượng, khoảng cách giữa các lần uống thuốc theo như hướng dẫn sử dụng.
- Dùng nước ấm lau người cho trẻ: Thực hiện việc làm này cũng sẽ giúp trẻ hạ sốt, tuy nhiên các bố mẹ cần phải lưu ý nước lau phải có nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ sốt của trẻ từ 2 – 30 độ C. Chỉ nên lau ở các vùng nách, bẹn, lưng, bàn tay, bàn chân. Ngoài ra, có thể dùng một chiếc khăn sạch thấm nước rồi chườm trán cho trẻ.
- Khi thấy trẻ đã có dấu hiệu giảm sốt thì lau thật khô cơ thể của trẻ, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát.
- Cho trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước, đồng thời giúp giảm đau rát cổ họng và giúp hạ sốt nhanh chóng.
- Nếu bố mẹ thực hiện tất cả những phương pháp trên nhưng tình trạng sốt vẫn không thuyên giảm thì hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được khám và điều trị kịp thời.
Hạ sốt viêm họng ở người lớn
Người lớn có sức đề kháng tốt hơn nên việc hạ sốt cũng sẽ dễ dàng hơn, tuy nhiên không phải vì thế mà bà con được phép chủ quan, thay vào đó vẫn phải thực hiện hạ sốt kịp thời và đúng cách.
Hầu hết khi bị sốt nói chung và sốt viêm họng nói riêng thì bà con đều sẽ nghĩ đến việc uống thuốc hạ sốt đầu tiên. Đây là cách hạ sốt nhanh nhất và đem lại hiệu quả tốt nhất. Một số loại thuốc hạ sốt hay được sử dụng bao gồm Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin, Naproxen,…Tùy vào từng loại thuốc mà bà con dùng đúng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng.
Ngoài ra, để hạ sốt ngay tại nhà bà con cũng có thể áp dụng một số cách dưới đây:
- Dùng khăn ướt lau phần sau gáy và đắp lên trán để hạ thân nhiệt. Trong trường hợp sốt quá cao thì nên lau toàn thân, vùng nách, bẹn, lòng bàn tay, bàn chân, lưng,…
- Bổ sung nước cho cơ thể, hãy cho người bệnh uống nhiều nước nhất có thể. Bởi nước có tác dụng làm mát cơ thể, bù lại phần nước đã mất đi do sốt cao.
Cách chăm sóc và phòng ngừa sốt viêm họng
Để giúp cho quá trình trị bệnh đạt được hiệu quả như mong muốn thì trong quá trình chăm sóc người bệnh, mọi người cần chú ý một số điều sau:
- Dù dùng bất cứ loại thuốc nào cũng cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà không theo hướng dẫn, bởi như vậy sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn.
- Để loại bỏ bỏ đờm, giúp thông thoáng cổ họng và giúp người bệnh dễ thở hơn thì có thể dùng tinh dầu để xông mũi.
- Trong quá trình thực hiện hạ sốt phải liên tục bù nước và các chất điện giải cần thiết cho người bệnh. Bà con có thể bù nước bằng việc sử dụng dung dịch oresol (ORS) và pha đúng theo chỉ dẫn trên bao bì.
- Lúc này nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ.
- Chỉ nên ăn các loại thức ăn mềm, nhuyễn, ấm, nên bổ sung thêm rau xanh, các thực phẩm giàu vitamin A, C, D để giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch.
Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe bản thân, tôi khuyên bà con hãy chủ động phòng ngừa bằng cách thay đổi những thói quen không tốt và thay bằng những thói quen tích cực dưới đây có thể kiểm soát tốt bệnh viêm họng. Theo đó, mọi người nên chú ý một vài vấn đề dưới đây:
- Dùng nước muối sinh lý về súc miệng mỗi ngày, giữ vệ sinh khoang họng, răng miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.
- Nên uống nhiều nước, nhất là nước ấm ấm, vì nước ấm có tác dụng giúp tăng độ ẩm, đồng thời loại bỏ đi vi khuẩn có hại trong ở cổ họng.
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, các chất có cồn, chất kích thích, tránh xa khói thuốc lá, bụi bặm, ô nhiễm,…
- Rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với người bị sốt viêm họng, trước và sau khi ăn.
- Để hạn chế lây lan bệnh, tuyệt đối không dùng chung thức ăn hoặc các đồ dùng sinh hoạt cá nhân với người khác.
- Nếu có tình trạng sốt viêm họng kéo dài hơn 7 ngày kèm các triệu chứng nặng thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin cơ bản về chứng sốt viêm mà tôi đã tranh thủ biên soạn để bà con tham khảo. Hy vọng với những thông tin tôi đã chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu hơn về bệnh này, từ đó có biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Trong trường hợp cần trao đổi trực tiếp sớm mọi người có thể liên hệ với tôi qua số máy di động 0984 650 816.
Nhóm bệnh liên quan
Dinh dưỡng
Bị Đau Họng Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Cho Bệnh Mau Khỏi? Tìm Hiểu Ngay
Viêm Họng Hạt Kiêng Gì, Ăn Gì Giúp Bệnh CHẤM DỨT? Tìm Hiểu Ngay!
Phương Pháp chữa khác
Câu hỏi liên quan
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!