TOP 11 Động Tác Yoga Trị Viêm Xoang Hiệu Quả Bất Ngờ

Tham vấn chuyên môn bởi:

Lương y Đỗ Minh Tuấn

GĐ chuyên môn hệ thống Đỗ Minh Đường

Yoga trị viêm xoang nghe có vẻ xa lạ, nhưng thực sự phương pháp này mang lại hiệu quả vô cùng hữu hiệu. Đây là bộ môn cần phối hợp nhịp nhàng các động tác cùng với nhịp thở, từ đó giúp người tập thư giãn và đào thải độc tố rất tốt. Vậy những bài tập Yoga nào có lợi cho người bị viêm xoang và cần lưu ý những gì để quá trình tập luyện đạt hiệu quả cao và an toàn? Những thắc mắc này sẽ được Tuấn tôi giải đáp trong bài chia sẻ dưới đây.

Tại sao nói tập Yoga trị viêm xoang hiệu quả?

Yoga là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị viêm xoang được rất nhiều chuyên gia đánh giá cao về mức độ hiệu quả. Sở dĩ bộ môn này trị được bệnh viêm xoang là vì chúng có khả năng tác động lên toàn bộ tuyến nội tiết trong cơ thể. Đồng thời chúng giúp cải thiện hệ thống tuần hoàn cũng như thúc đẩy quá trình đào thải độc tố có trong gan và thận rất tốt. Và khi các cơ quan này làm việc một cách hiệu quả thì sẽ giúp cơ thể thanh lọc và đường hô hấp cũng được làm sạch.

Không chỉ có vậy, bài tập Yoga cũng là sự kết hợp nhịp nhàng giữa động tác và nhịp thở. Chính vì thế, mọi người có thể kiểm soát chuyển động cơ thể và hơi thở một cách tốt hơn. Điều này không những giúp tinh thần thư giãn, giải tỏa mọi căng thẳng, mà còn có tác dụng cao trong việc điều hòa khí huyết, đào thải độc tố và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.

Yoga là phương pháp hỗ trợ điều trị viêm xoang được nhiều chuyên gia đánh giá cao
Yoga là phương pháp hỗ trợ điều trị viêm xoang được nhiều chuyên gia đánh giá cao

Có thể bà con chưa biết, sau khi tập Yoga, số lượng gen trong tế bào miễn dịch tăng gấp 3 lần so với hoạt động đi bộ. Từ đó tạo điều kiện cho cơ thể chúng ta kháng lại sự tấn công của các tế bào gây hại tới đường hô hấp.

Trong điều trị viêm xoang, bà con nên kết hợp các bài tập Kriya (Thanh lọc) và Pranayama (Thở) với nhau. Bởi lẽ, nếu Kriya giúp điều hòa chất dịch trong cơ thể, làm giảm độ đặc quánh của dịch nhầy đường hô hấp, thì Pranayama có tác dụng cải thiện quá trình đào thải chất dịch, làm thông thoáng và dễ thở hơn.

TOP 7+ tư thế Yoga chữa viêm xoang dễ thực hiện

Để tập Yoga, trước hết mọi người nên chuẩn bị một tấm thảm, mặc bộ đồ rộng rãi và có chất liệu co giãn tốt để hoạt động dễ dàng. Trước khi bước vào những động tác cụ thể, cần khởi động cơ thể với tư thế thiền để điều hòa cơ thể. Việc này có tác dụng làm bạn quên đi âu lo, giảm căng thẳng và lưu thông khí huyết:

  • Ngồi khoanh hai chân vào với nhau và thẳng lưng.
  • Ngón tay nắm hờ đặt lên hai đầu gối, hít sâu và thở ra khoảng 10 lần.
  • Sau đó, mọi người phối hợp tập các động tác cơ bản dưới đây:

Tư thế quả núi (Tadasana)

Tư thế quả núi là một trong những bài tập cơ bản và rất dễ thực hiện. Đây là nền tảng của các tư thế, các bạn nên tập tư thế này đầu tiên để cảm thấy sự uyển chuyển và linh hoạt của cơ thể rồi mới tập đến các tư thế tiếp theo. Đồng thời, khi kết hợp cùng nhịp thở sau, sẽ giúp đầu óc thư giãn, giải tỏa căng thẳng.

Tư thế quả núi rất dễ thực hiện và là nền tảng của các tư thế khác
Tư thế quả núi rất dễ thực hiện và là nền tảng của các tư thế khác

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị ở tư thế đứng thẳng với hai chân khép lại. Lúc này, chân hơi kiễng nhưng không được để trọng lượng của cơ thể đặt nhiều vào gót chân hay đầu mũi chân mà phải phân bố đều ở cả bàn chân.
  • Hóp bụng, hóp mông, ưỡn ngực, kéo căng cơ đùi và từ từ đưa hai tay lên cao, đồng thời hơi ngửa đầu ra đằng sau.
  • HÍt thở sâu rồi từ từ thở ra khi hạ tay xuống.
  • Lặp lại động tác này khoảng 5 – 10 lần trong mỗi hiệp tập để đạt kết quả tốt.

Yoga trị viêm xoang bằng tư thế mặt bò (Gomukhasana)

Động tác này không chỉ có tác dụng giảm căng thẳng, thư giãn cơ thể mà còn giúp kéo căng cơ ngựa, hỗ trợ sự linh hoạt của cơ hoành trong việc lưu thông và điều hòa khí. Bà con chỉ nên luyện tập tư thế này vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 30 – 45 phút. Bên cạnh đó, để tránh làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, mọi người nên giữ bụng đói khi tập.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, ngồi thẳng lưng trên mặt sàn với hai chân xếp bằng.
  • Sau đó từ từ kéo hai chân chồng lên nhau, sao cho gót chân bên phải chạm vào mông trái và ngược lại.
  • Nâng cánh tay phải và cong khuỷu tay, tiếp tục đặt bàn tay ở vai gáy. Tay trái còn lại đưa về sau lưng rồi nắm lấy tay phải.
  • Duy trì tư thế này khoảng 30 – 60 giây rồi thả về tư thế chuẩn bị. Trong khoảng thời gian giữ yên tư thế, mọi người nên hít thở đúng nhịp, đồng thời kéo căng cơ hoành để tiếp nhận không khí.
  • Lặp lại động tác cho bên còn lại. Mỗi hiệp, nên thực hiện 5 lần động tác này cho mỗi bên.

Lưu ý: Ai bị viêm gây xoang cổ tay, chấn thương không nên tập luyện động tác này.

Tư thế đứng gập người (Uttanasana)

Uttanasana là tư thế có khả năng cải thiện tuần hoàn máu, giúp cho máu ở mũi xoang lưu thông tốt. Đồng thời có tác dụng giảm phù nề, sung huyết mũi để thuận lợi cho quá trình đào thải được dễ dàng.

Tư thế đứng gập người giúp máu ở xoang mũi lưu thông tốt
Tư thế đứng gập người giúp máu ở xoang mũi lưu thông tốt

Cách thực hiện:

  • Đứng thẳng người, hai tay thả lỏng ở bên hông và hít thật sâu.
  • Bắt đầu thở nhẹ nhàng rồi cúi gập người về phía trước, cố gắng ép vai càng sát vào chân càng tốt, sao cho đầu và ngực chạm được vào chân.
  • Cuối cùng, giữ tư thế này khoảng 15 – 30 giây. Để kết thúc tư thế, hãy hít vào và thở ra, từ từ đứng thẳng lên.

Yoga trị viêm xoang bằng tư thế con cá (Matsyasana)

Tư thế con cá này khá khó để thực hiện, đòi hỏi mọi người cần có kinh nghiệm luyện tập bộ môn Yoga này. Nhưng nếu luyện tập được tư thế này, sẽ giúp người bệnh điều hòa được hơi thở và lưu thông chất dịch trong khoang mũi một cách tốt hơn. Do vậy, hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang mũi rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bắt đầu với tư thế ngồi thẳng lưng cùng hai chân khép chặt. Đồng thời lòng bàn chân đặt song song với mặt sàn.
  • Đan chéo hai chân rồi từ từ ngả người ra phía sau sao cho phần đầu chạm sàn, chân giữ nguyên với tư thế đùi và đầu gối ở trên sàn.
  • Nâng phần ngực lên cao hơn, còn đỉnh đầu thì hướng xuống dưới và chạm xuống sàn.
  • Kết thúc tư thế bằng cách nâng đầu lên trước rồi mới hạ ngực xuống, chân tay thư giãn thoải mái.

Lưu ý: Ai bị chấn thương cổ không nên tập tư thế con cá này.

Tư thế ngồi gập người (Paschimottanasana)

Paschimottanasana có tác dụng cải thiện chức năng hệ hô hấp và các cơ quan tại vùng lưng, bụng, đùi. Đồng thời giúp thư giãn tâm trí, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, từ đó ngủ ngon hơn.

Yoga trị viêm xoang hiệu quả với tư thế ngồi gập người
Yoga trị viêm xoang hiệu quả với tư thế ngồi gập người

Cách thực hiện:

  • Ngồi thẳng lưng, đồng thời hai tay và vai thả lỏng.
  • Tiếp tục từ từ hít vào và vươn người về phía trước, hai tay nắm hai lòng bàn chân.
  • Cố gắng kéo dãn lưng gập về phía trước, sao cho đầu chạm vào gối.
  • Cuối cùng, từ từ thở ra và trở về tư thế ban đầu, người thả lỏng.

Tư thế cây cầu (Setu Bandhasana)

Setu Bandhasana là bài tập có các động tác giúp kéo giãn cơ hoành, cơ lưng và phần cổ, nhờ vậy rất tốt cho hệ hô hấp. Bên cạnh đó, nếu mọi người kiên trì luyện tập đều đặn mỗi ngày sẽ giúp giảm sự lo lắng, căng thẳng, trầm cảm, đặc biệt là cải thiện triệu chứng của bệnh viêm xoang.

Cách thực hiện:

  • Nằm ngửa xuống sàn, hai tay thả lỏng và đặt cạnh hông đùi.
  • Từ từ nâng đầu gối vuông góc với mặt sàn. Hông và ngực nâng lên nhưng cổ vẫn chạm sàn.
  • Bàn chân nhấn xuống sàn để giữ vững, nên giữ khoảng cách rộng bằng vai.
  • Hai tay đan vào nhau và đặt thẳng dưới hông. Nếu tập lâu rồi có thể cố gắng nắm lấy cổ chân.
  • Ở tư thế cây cầu, cần phải cảm nhận được sự căng của cổ, lưng, ngực thì mới đạt được tư thế đúng.

Lưu ý: Setu Bandhasana không áp dụng cho người bị chấn thương cổ, vai, lưng và đau đầu gối.

Tập Yoga chữa viêm xoang với tư thế rắn hổ mang (Bhujangasana)

Tư thế rắn hổ mang được đánh giá là tư thế Yoga tốt nhất cho người bị viêm xoang, nên đây là tư thế được hầu hết các chuyên gia khuyến khích bà con nên thực hiện. Bhujangasana là sự kết hợp nhịp nhàng của hơi thở, từ đó có tác dụng cải thiện chức năng phổi và hỗ trợ loại bỏ cảm giác nghẹt mũi, khó thở và thở khò khè.

Rắn hổ mang được xem là tư thế trị viêm xoang tốt nhất hiện nay
Rắn hổ mang được xem là tư thế trị viêm xoang tốt nhất hiện nay

Cách thực hiện:

  • Bắt đầu bài tập bằng cách nằm úp người song song với mặt sàn, hai chân khép lại và tay thả lỏng đặt ở hai bên hông.
  • Từ từ đưa tay ra phía trước, chống lòng bàn tay xuống mặt sàn và nâng cao người lên cao, cổ ngửa ra đằng sau và hít sâu.
  • Lúc này, mọi người hãy giữ yên tư thế trong khoảng 30 – 45 phút, giống với rắn hổ mang đang ngẩng đầu, cơ bụng và đùi cần siết chặt lại.
  • Kết thúc tư thế bằng cách thở ra, thả lỏng cơ thể về trạng thái thư giãn ban đầu, đồng thời hạ thân trên xuống sàn.
  • Lặp lại động tác này 5 lần trong mỗi hiệp tập để có tác dụng tốt nhất.

Lưu ý: Bhujangasana không áp dụng cho phụ nữ mang thai, hội chứng ống cổ tay, chấn thương lưng, nhức đầu, người bị thoát vị đĩa đệm, người phẫu thuật bụng trong thời gian gần.

Ustrasana (Camel Pose)

Tư thế Ustrasana có tác dụng kéo dãn lồng ngực và cổ, nhằm cải thiện đường thở và làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm xoang. Bài tập này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Ustrasana giúp cải thiện đường thở và làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm xoang
Ustrasana giúp cải thiện đường thở và làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm xoang

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, quỳ lên sàn đồng thời giữ thẳng người. Bước này cần đảm bảo đầu gối và vai thẳng, lòng bàn chân hướng lên trên.
  • Tiếp tục hít thở sâu, sau đó đưa hai tay ra sau nắm lấy mắt cá chân. Lúc này, lưng hơi cong nhẹ và giữ cổ ở vị trí trung lập.
  • Duy trì tư thế này khoảng 30 – 60 giây rồi thả lỏng cơ thể về tư thế ban đầu.
  • Mỗi hiệp, lặp lại động tác này 5 lần.

TOP 3 bài tập thở Pranayama Yoga hiệu quả

Trong Pranayama Yoga có tất cả 5 dạng thở, bao gồm: dạng thở ba phần (Dirga Pranayama), hơi thở của chiến binh (Ujjayi Pranayama), thở làm sạch thùy trán (Kapalbhati Pranayama), thở luân phiên (Nadi Shodhana Pranayama) và ong thở (Bhramari Pranayama). Trong đó, chỉ có 3 dạng thở giúp tinh thần thư giãn, hệ thống xoang được thông thoáng, thích hợp cho người bị viêm xoang.

Thở làm sạch thùy trán (Kapalbhati Pranayama) chữa viêm xoang

Kapalbhati Pranayama tác động lên hệ hô hấp, giúp thanh lọc phổi và làm giảm triệu chứng các bệnh lý viêm đường hô hấp rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Ngồi khoanh chân, thẳng lưng, đồng thời hai tay đặt lên đầu gối.
  • Hít thật sâu, hơi thở lúc này di chuyển xuống bụng khiến bụng căng lên rồi thở mạnh ra.
  • Lúc này, bụng vẫn hóp lại để không khí được đẩy ra khỏi phổi nhờ sự co lại của cơ hoành.
  • Tiếp tục thực hiện 15 nhịp thở như vậy rồi thư giãn cơ thể.

Lưu ý: Tư thế này không áp dụng cho ai bị đau tim, huyết áp cao, thoát vị đĩa đệm, hen suyễn, thường xuyên chóng mặt, hơi thở gấp gáp.

Yoga trị viêm xoang với bài thở luân phiên (Nadi Shodhana Pranayama)

Tác dụng của bài thở này là tăng cường chức năng của hệ hô hấp, lưu thông không khí trong hệ thống xoang. Đồng thời giúp kích hoạt hệ thần kinh phó giao cảm hiệu quả.

TÌM ĐỌC: Mách bạn cách chữa viêm xoang bằng diện chẩn AN TOÀN, HIỆU QUẢ và dễ thực hiện

Yoga trị viêm xoang bằng bài thở luân phiên
Yoga trị viêm xoang bằng bài thở luân phiên

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên ngồi khoanh chân lại với nhau, lưng giữ thẳng.
  • Sau đó gập đầu ngón tay trỏ và ngón tay giữa lại.
  • Tiếp tục dùng ngón tay áp út và ngón út ấn vào một bên lỗ mũi.
  • Hít thở bằng bên lỗ mũi còn lại. Mỗi bên mũi nên thực hiện 10 lần.

Bài thở ba phần (Dirga Pranayama)

Sở dĩ được chọn là bài tập Yoga trị viêm xoang là vì Dirga Pranayama giúp điều hòa khí huyết cơ thể, tăng sự tập trung và giải tỏa cảm xúc tiêu cực rất tốt.

Cách thực hiện: Đầu tiên, hãy nằm ngửa xuống sàn với tư thế thả lỏng, nhắm mắt lại, đồng thời loại bỏ mọi suy nghĩ trong đầu, thật thư giãn và tập trung về hơi thở của chính mình.

  • Phần thứ nhất: Hít thở sâu để không khí từ mũi lan qua bụng, từ đó bụng căng phồng. Sau đó thở ra và đẩy không khí từ bụng ra ngoài. Lặp lại động tác này 5 lần.
  • Phần thứ 2: Hít thở sâu để không khí từ mũi lan qua bụng, từ đó bụng căng phồng. Sau đó hít thêm một lần nữa để không khí lan vào lồng ngực, xương sườn mở rộng ra. Khi thở ra, không khí sẽ đi từ lồng xương sườn trước, xương sườn trượt lại với nhau, rốn kéo về phía cột sống. Tương tự lặp lại động tác này 5 lần.
  • Phần thứ 3: Hít thở để đẩy không khí vào bụng và xương sườn như phần thứ 2. Sau đó hít thêm một chút không khí để chúng lan vào ngực rồi đến tận xương đòn. Khi thở ra, không khí từ ngực và xương đòn ra trước, lồng ngực và xương sườn trượt lại gần nhau, rốn kéo về phía cột sống.

Lưu ý: Ai bị chấn thương lưng và nhức đầu không tập tư thế này.

Một số lưu ý khi tập Yoga trị viêm xoang

Yoga là bài tập cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa chuyển động cơ thể và hơi thở. Vì vậy, trong quá trình tập luyện, tôi khuyên mọi người cần hít thở đúng cách và đúng nhịp để cơ thể được thư giãn, điều hòa và thải độc một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, mọi người nên lựa chọn những bài tập từ cơ bản đến nâng cao, hoặc những bài tập được chuyên gia khuyến cáo, tuyệt đối không được đốt cháy giai đoạn, bởi như vậy rất dễ dẫn tới chấn thương.

Thời điểm lý tưởng để tập yoga trị viêm xoang là vào buổi sáng sau khi thức dậy. Bởi đây là lúc mũi khó chịu nhất, do dịch nhầy ứ đọng lại sau một đêm dài. Ngoài ra, mọi người cũng có thể tập vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 30 phút để có một giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Mỗi ngày, chỉ cần tập từ 15 – 20 phút, phối hợp nhiều động tác với nhau để có hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, khi tập Yoga, bà con cần lưu ý:

  • Không nên tắm ngay sau khi tập ít nhất 30 phút. Nếu cơ thể có mồ hôi nhiều thì cần để người thật khô ráo rồi mới tắm.
  • Trước khi tập khoảng 2 giờ, không được ăn để đảm bảo dạ dày hoạt động hiệu quả, tránh bị đau dạ dày hoặc trào ngược thực quản.
  • Trong thời gian tập luyện, cần tuân thủ cấu trúc tự nhiên của cơ thể, không quá gò ép cơ thể kẻo dẫn đến chấn thương.
  • Chị em đang mang thai nên tham gia các lớp tập Yoga chuyên nghiệp, có hướng dẫn của huấn luyện viên, không nên tự ý tập ở nhà.
  • Cần phối hợp tốt chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách khoa học, lành mạnh.
  • Mọi người có thể tham khảo ý kiến của huấn luyện viên để có lộ trình tập luyện phù hợp với thể trạng và tình trạng của mình.

Trên đây là các động tác Yoga trị viêm xoang từ cơ bản đến nâng cao mà mọi người có thể tham khảo. Hãy kiên trì tập luyện đều đặn để giảm nhanh chóng các triệu chứng viêm xoang, đồng thời nâng cao sức khỏe, rút ngắn thời gian phục hồi.

Đánh giá bài viết

5/5 - (1 bình chọn)
Array

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Cách Chữa Viêm Xoang Bằng Hạt Gấc Có Hiệu Quả Không? Tuấn Tôi Sẽ Giải Đáp Ngay

Cách Chữa Viêm Xoang Bằng Hạt Gấc Có Hiệu Quả Không? Tuấn Tôi Sẽ Giải...

cách trị viêm xoang sàng sau tại nhà

Cách Trị Viêm Xoang Sàng Sau Tại Nhà Tốt Nhất Hiện Nay [Tham Khảo]

Cách Trị Viêm Xoang Sàng Sau Tại Nhà Tốt Nhất Hiện Nay [Tham Khảo]

Cách chữa bệnh viêm xoang

Cách Chữa Bệnh Viêm Xoang Tốt Nhất Hiện Nay! TÌM HIỂU NGAY

Cách Chữa Bệnh Viêm Xoang Tốt Nhất Hiện Nay! TÌM HIỂU NGAY

Thuốc đông y chữa viêm xoang

Thuốc đông y chữa viêm xoang: Tìm hiểu ngay các bài thuốc tốt hiện nay

Thuốc đông y chữa viêm xoang: Tìm hiểu ngay các bài thuốc tốt hiện nay

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua