Viêm Xoang Có Gây Ho Không? Phương Pháp Điều Trị Bệnh Là Gì?
Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng lớp niêm mạc trong của các hốc xoang. Khi lớp niêm mạc này bị sưng tấy và phù nề, dịch nhầy sẽ đặc quánh và gây bít tắc các hốc xoang. Từ đó gây ra các triệu chứng như khó thở, ngạt mũi, chảy nước mũi,… Vậy bị viêm xoang có gây ho không? Bài viết dưới đây sẽ cùng người bệnh tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này.
Viêm xoang có gây ho không?
Với thắc mắc bị viêm xoang có gây ho không thì câu trả lời là CÓ. Tai mũi họng là 3 bộ phận trên khuôn mặt có liên quan mật thiết đến nhau. Khi một bộ phận bị viêm nhiễm thì các cơ quan khác cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
Vì vậy trong trường hợp người bệnh bị viêm xoang, các hốc xoang sẽ có hiện tượng sưng viêm, phù nề và tiết nhiều dịch. Khi dịch ở mũi chảy xuống cổ họng liên tục trong thời gian dài sẽ gây kích thích niêm mạc họng. Từ đó dẫn đến các vấn đề như viêm họng, viêm amidan, ho khan, ho có đờm.
Trường hợp này chủ yếu xuất hiện ở những bệnh nhân bị viêm xoang bướm, viêm xoang mãn tính hoặc viêm xoang dị ứng. Người bệnh ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường của sức khỏe cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh gặp phải những biến chứng nghiêm trọng khác.
Nguyên nhân gây ho khi bị viêm xoang
Tình trạng viêm xoang gây ho chủ yếu xuất hiện do các nguyên nhân như sau:
Do bệnh nhân bị viêm xoang bướm và viêm xoang sàng sau
Những bệnh nhân được chẩn đoán bị viêm xoang bướm và viêm xoang sàng sẽ có các triệu chứng rõ rệt hơn ở vùng cổ họng. Bởi đây là hai vùng xoang sau, nằm ở sâu dưới nền sọ.
Dịch nhầy tại vị trí các xoang này thường chảy xuống cổ họng thay vì đổ về ngách mũi để đào thải ra ngoài. Chính vì vậy bệnh nhân thường có các triệu chứng như viêm họng, ho khan, ho có đờm.
Do biến chứng của bệnh viêm xoang mãn tính
Bệnh viêm xoang mãn tính thường có các triệu chứng kéo dài. Bệnh khó điều trị dứt điểm và còn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Nếu không có phương pháp điều trị cụ thể, các loại virus và vi khuẩn sẽ xâm nhập vào vùng hầu họng và gây ra các triệu chứng khó chịu như ho, đau rát họng, viêm họng…
Lúc này người bệnh cần đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp, tránh gây ra những biến chứng nghiêm trọng như: Áp xe amidan, viêm họng mãn tính, viêm amidan hốc mủ, viêm họng hạt,…
Do bị viêm xoang dị ứng
Người bệnh có thể bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng khi gặp phải các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, lông thú nuôi,… Khi đó, bệnh viêm sẽ có các triệu chứng như sổ mũi, chảy nước mũi, ho, khó chịu ở cổ họng…
Xem thêm: Viêm Xoang Có Bị Ù Tai Không? Cách Khắc Phục Tại Nhà Hiệu Quả
Polyp trong viêm xoang
Do lớp niêm mạc tại xoang phát triển bất thường tạo thành khối polyp. Điều này khiến cho dịch nhầy ngày càng đặc quánh, ứ đọng tại hốc xoang, gây khó thở. Khi hô hấp bị cản trở người bệnh sẽ có xu hướng thở bằng miệng. Lâu dần sẽ khiến cổ họng bị tổn thương, dễ mắc các bệnh như viêm họng, ho, đau rát họng…
Triệu chứng thường gặp
Người bệnh bị viêm xoang gây ho sẽ gặp phải các triệu chứng như sau:
- Ho kèm theo tình trạng đau rát họng trong thời gian dài.
- Khô họng, vướng họng, ngứa cổ họng.
- Nặng tiếng, giọng khàn đặc, không nói chuyện được.
- Đờm tắc trong cổ họng vào lúc sáng sớm.
- Ho kéo dài, ho có đờm.
- Cơ thể trở nên mệt mỏi, đau đầu, sốt nhẹ,…
- Hơi thở có mùi hôi.
Điều trị tình trạng ho do viêm xoang
Để điều trị tình trạng ho do viêm xoang, người bệnh cần thực hiện song song cả hai nhiệm vụ đó là giảm ho và ngăn không cho bệnh viêm xoang tiến triển nặng. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả bạn có thể tham khảo:
Dùng thuốc Tây y
Người bệnh khi bị ho do viêm xoang sẽ được chỉ định dùng một số loại thuốc sau:
- Thuốc giảm ho khan: Loại thuốc phổ biến được dùng để làm giảm tình trạng ho khan đó là Dextromethorphan. Công dụng chính của thuốc là giúp giảm thiểu số lần ho, cải thiện tình trạng đau rát họng, tức ngực do các cơn ho gây ra.
- Thuốc long đờm: Trường hợp người bệnh có nhiều đờm trong cổ họng sẽ được sử dụng thuốc Guaifenesin để làm loãng dịch nhầy trong cổ họng, giúp đào thải xuất đờm ra ngoài được dễ dàng hơn.
- Thuốc kháng histamin: Các loại thuốc kháng histamin bao gồm Clemastine, Chlorpheniramine, Pseudoephedrine,… Tác dụng chính của thuốc là giúp hạn chế phản xạ ho, thông mũi và loại bỏ các phản ứng kích thích của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh.
- Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này được dùng để điều trị bệnh viêm xoang ở mức độ nghiêm trọng do vi khuẩn gây ra. Một số loại thuốc được dùng phổ biến là ampicillin, amoxicillin, sulfamethoxazole, trimethoprim,… Liều lượng và thời gian dùng thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định cho từng đối tượng.
- Thuốc kháng viêm: Thuốc kháng viêm giảm đau được dùng phổ biến cho bệnh nhân bị viêm xoang như: Aspirin, Paracetamol, Panadol, Ibuprofen, Acetaminophen, Efferalgan,… Công dụng chính của thuốc là giúp giảm viêm nhiễm, sưng phù và tắc nghẽn dịch mủ tại các hốc xoang. Đồng thời cải thiện tình trạng nhức đầu, đau nhức xoang, sốt, khó chịu,…
Áp dụng mẹo dân gian
Đối với những trường hợp bị ho nhẹ, người bệnh có thể tham khảo sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên như sau:
- Rau diếp cá: Rau diếp cá có đặc tính tiêu đờm, thải độc, giúp trị ho và điều trị triệu chứng của bệnh viêm xoang hiệu quả. Người bệnh chuẩn bị 1 nắm rau diếp cá, đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 10 phút rồi để ráo. Sau đó giã nát và trộn với nước vo gạo. Cho vào nồi đun sôi trên lửa nhỏ khoảng 10 phút rồi tắt bếp. người bệnh lọc bỏ bã và dùng nước này để uống mỗi ngày 1-2 lần đến khi sức khỏe được cải thiện.
- Dầu dừa: Dầu dừa có chứa nhiều acid myristic, caprylic, palmitic, stearic, acid oleic,… giúp loại bỏ vi khuẩn và virus gây bệnh. Đồng thời đẩy lùi các triệu chứng của bệnh viêm xoang gây ho hiệu quả. Người bệnh dùng 1 muỗng cà phê dầu dừa để súc miệng liên tục trong vòng 15 phút. Sau đó nhổ ra và súc miệng lại với nước muối loãng.
- Ngải cứu: Ngải cứu là nguyên liệu có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm nhiễm và đau nhức ở mũi. Ngoài ra, dược liệu này cũng có tác dụng điều trị ho, viêm họng, viêm amidan rất hiệu quả. Bệnh nhân cần chuẩn bị 500g ngải cứu tươi, đem rửa sạch, cắt khúc, nấu lấy nước để uống sẽ giúp giảm ho và cải thiện tình trạng viêm xoang, viêm mũi dị ứng hiệu quả.
- Gừng và ngó sen: Gừng có tác dụng giảm đau, kháng viêm, loại bỏ vi khuẩn. Trong khi đó ngó sen có tác dụng làm giải độc, thông mũi, làm sạch đường tiêu hóa. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị 30g ngó sen và 6g gừng tươi, đem rửa sạch, giã nát. Sau đó đắp hỗn hợp này lên trán (khu vực giữa chân mày). Sau vài phút dịch mủ sẽ chảy xuống và bạn chỉ cần khạc nhổ ra ngoài.
Điều trị bằng thuốc Đông y
Một số dược liệu từ Đông y có tác dụng cải thiện tình trạng viêm xoang, ho, viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản,… hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y phổ biến như sau:
- Bài thuốc 1: Người bệnh chuẩn bị 4g ngũ vị tứ, 4g cam thảo, 4g gừng, 6g quế chi, 6g tế tân, 10g tang bạch bì, 6g hạ chế, 16g đẳng sâm, 16g ké đầu ngựa, 12g bạch thược, 12g bạch chỉ, 12g bạch truật, 16g hoàng kỳ, 16g xuyên khung, 20g hà thủ ô. Cho toàn bộ nguyên liệu trên đem sắc lấy nước uống. Chia nước thuốc thành 3 phần đều nhau và dùng hết trong ngày. Sử dụng bài thuốc này đều đặn cho đến khi khỏi hoàn toàn.
- Bài thuốc 2: Người bệnh chuẩn bị 16g kim ngân hoa, 16g ké đầu ngựa, 12g sinh địa, 12g đan bì, 12g mạch môn đông, 12g huyền sâm, 12g hoàng cầm, 8g tân di. Cho tất cả những nguyên liệu trên sắc lấy nước để uống. Nước thuốc thu được đem chia thành 2 – 3 phần và uống hết trong ngày.
- Bài thuốc 3: Người bệnh chuẩn bị trần bì 10g, xương bồ 12g, ngân hoa 10g, liên kiều 12g, cỏ mực 20g, thiên môn 16g, tang diệp 20g, mạch môn 12g, tía tô 16g. Các vị thuốc trên đem rửa sạch, phơi khô, sau đó cho vào nồi đun cùng với 500ml nước. Bạn đun nhỏ lửa cho đến khi nước cạn còn một nửa thì tắt bếp. Dùng nước thuốc này chia thành nhiều phần và uống trong ngày.
- Bài thuốc 4: Chuẩn bị 4g trạch tả, 6g ngũ vị, 4g phúc linh, 6g đơn bì, 8g hoài sơn, 8gam mạch môn, 8g sơn thủ, 8g ngưu tất, 8g cao ban long, 16g thực địa. Các vị thuốc trên bạn đem nấu với 3 chén nước. Khi nước thuốc cô đặc lại còn 1 chén thì gạn nước ra chén nhỏ. Tiếp tục cho thêm 2 chén nước vào nấu cho đến khi cạn còn 1/2 chén là được. Trộn đều 2 bát thuốc với nhau và uống 3 lần trong ngày sẽ giúp bệnh được cải thiện.
Lưu ý khi bị viêm xoang gây ho
Viêm xoang gây ho là một bệnh lý tai mũi họng phổ biến, gây ra nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng này, người bệnh cần thực hiện những lưu ý sau:
- Thường xuyên vệ sinh mũi và vùng hầu họng bằng nước muối sinh lý.
- Tránh xa những nơi có nhiều khói bụi, không khí ô nhiễm,…
- Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như lông động vật, phấn hoa, hóa chất.
- Nên đeo khẩu trang cẩn thận mỗi khi tiếp xúc với nơi đông người hoặc đi ra ngoài đường.
- Giữ ấm cơ thể vào mùa đông, đặc biệt là vùng mũi họng.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng nếu như có sử dụng điều hòa để tránh không khí bị khô.
- Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không được tự tiện mua thuốc về dùng.
- Ăn uống khoa học, tránh dùng những thực phẩm dễ gây kích ứng niêm mạc họng, niêm mạc mũi như đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích,…
- Nên bổ sung các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt, có chứa nhiều dinh dưỡng như canh rau củ, sinh tố, súp, cháo,…
Trên đây là những thông tin giúp người bệnh giải đáp thắc mắc bị viêm xoang có gây ho không. Đồng thời cung cấp cho bạn một số thông tin về các biện pháp điều trị hiệu quả. Bệnh viêm xoang thường diễn biến dai dẳng và gây ra nhiều biến chứng khó lường. Vì vậy người bệnh cần chủ động thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị theo đúng phác đồ.
Dinh dưỡng
Phương Pháp chữa khác
Câu hỏi liên quan
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!