Bé Bị Sổ Mũi Kéo Dài Có Sao Không? Điều Trị Bệnh Như Thế Nào?

Sổ mũi kéo dài ở trẻ nhỏ không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà rất có thể đây còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh nghiêm trọng. Vậy bé bị sổ mũi kéo dài có sao không? Nên xử lý như thế nào? Bài viết sau sẽ cùng cha mẹ tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này.

Trẻ sổ mũi kéo dài nguyên nhân do đâu?

Sổ mũi là căn bệnh thường gặp của đường hô hấp. Bệnh không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ nhưng lại khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc, bỏ bữa…. Thông thường hiện tượng sổ mũi này sẽ kéo dài khoảng 1-2 tuần và có thể tự khỏi. 

Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp bé bị sổ mũi kéo dài dai dẳng, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này bao gồm:

Do thời tiết

Thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, mưa nắng thất thường tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Lúc này cơ thể của trẻ chưa kịp thích nghi với sự thay đổi của thời tiết nên dễ bị vi khuẩn tấn công. Trong khi đó sức đề kháng của trẻ con non yếu nên vi khuẩn sẽ dễ dàng trú ngụ và phát triển sang các bộ phận khác khiến trẻ bị bệnh dai dẳng.

Bé Bị Sổ Mũi Kéo Dài Có Sao Không
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị sổ mũi kéo dài không khỏi

Do bệnh hen suyễn

Trẻ bị sổ mũi kéo dài kèm theo tình trạng ho có đờm, hắt hơi,… thì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh hen suyễn. Cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám và điều trị kịp thời bởi đây là một căn bệnh rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.

Do trẻ bị viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang cấp

Viêm xoang, viêm mũi dị ứng là một trong những yếu tố hàng đầu khiến trẻ bị sổ mũi kéo dài. Khi trẻ bị viêm xoang cấp sẽ có những biểu hiện như: Nước mũi màu vàng xanh, niêm mạc bị sưng đỏ, trẻ hắt hơi liên tục và nhạy cảm với các tác nhân như thời tiết, bụi bẩn, lông thú nuôi, phấn hoa, nước hoa…

Lạm dụng thuốc xịt mũi

Một số phụ huynh thường có xu hướng cho trẻ dùng thuốc xịt mũi một cách quá đà với mong muốn trẻ sẽ nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ nhỏ không những khiến bệnh lâu khỏi mà còn làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.

Do trẻ bị lệch vách ngăn mũi

Lệch vách ngăn mũi là tình trạng bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Điều này sẽ cản trở quá trình thoát dịch nhầy ở mũi, khiến trẻ luôn trong tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi thường xuyên. Ngoài ra, trẻ bị lệch vách ngăn mũi còn có những biểu hiện đi kèm khác như: Chảy máu mũi, ngủ ngáy, mũi phát ra tiếng khi hít vào thở ra, khô 1 bên mũi,…

Do dị vật

Trường hợp trẻ bị sổ mũi kéo dài mà không có các triệu chứng khác như cảm cúm hay cảm lạnh thì có thể trong mũi của trẻ đang mắc dị vật. Trẻ nhỏ rất hiếu động nên có thể nhét một số thứ như giấy, viên bi, pin điện tử… vào mũi. Những dị vật này chèn ép trong mũi sẽ gây kích thích mũi tiết dịch. Nếu không xử lý kịp thời sẽ khiến trẻ gặp phải biến chứng nguy hiểm như: Chảy máu, sẹo co kéo, loét niêm mạc, thủng vách ngăn mũi,…

Do chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống quá nhiều sữa nguyên kem, đồ ngọt, chất béo,… sẽ khiến trẻ nhỏ dễ bị trào ngược dạ dày thực quản. Điều này làm tăng các triệu chứng như ợ nóng, sổ mũi, đau họng, ho,… Ngoài ra, những thực phẩm này cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển mạnh trong vùng hầu họng, gây ra các bệnh như viêm họng, viêm amidan, dẫn đến tình trạng sổ mũi, chảy nước mũi ở trẻ nhỏ.

Bé bị sổ mũi kéo dài có sao không?

Với thắc mắc bé bị sổ mũi kéo dài có sao không thì câu trả lời là CÓ. Bé bị sổ mũi kéo dài nếu không được điều trị đúng cách sẽ khiến bệnh phát triển thành thể mãn tính. Mức độ biến chứng còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là gì. Dưới đây là những ảnh hưởng nghiêm trọng khi trẻ bị sổ mũi kéo dài mà không được điều trị phù hợp:

  • Nếu trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi do nhiễm virus sẽ gặp phải biến chứng nhiễm trùng tai, viêm phế quản, viêm xoang.
  • Sổ mũi do nhiễm vi khuẩn sẽ gây viêm phù nề, đọng mủ, làm tắc nghẽn đường lưu thông giữa mũi và tai khiến trẻ bị giảm khả năng nghe.
  • Viêm mũi kéo dài gây viêm nhiễm ở mắt như viêm mí mắt, viêm màng tiếp hợp, viêm túi lệ.
  • Tăng nguy cơ bị biến dạng khuôn mặt với những biểu hiện thường gặp như hẹp hàm ếch, răng vẩu, cằm nhô ra, xẹp lồng ngực,…
  • Nghẹt mũi còn gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ, khiến trẻ kém linh hoạt, chậm chạp, nhức đầu, khó tập trung,…

Xem thêm: Bé Sổ Mũi Có Tự Khỏi Được Không? Làm Thế Nào Để Cải Thiện?

Bé bị sổ mũi kéo dài có sao không là thắc mắc được nhiều phụ huynh quan tâm
Bé bị sổ mũi kéo dài có sao không là thắc mắc được nhiều phụ huynh quan tâm

Ngoài ra, nếu nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi kéo dài do lệch vách ngăn mũi thì trẻ cần được phẫu thuật để khắc phục vấn đề. Bởi việc dùng thuốc hay bất cứ phương pháp nào khác đều không mang lại hiệu quả.

Còn nếu trẻ bị sổ mũi do bị hóc dị vật ở mũi thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ xử lý. Nếu để lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đường thở, khiến trẻ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vì vậy, ngay khi trẻ có những dấu hiệu như sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi,… cha mẹ cần điều trị tích cực và áp dụng các biện pháp kiêng khem kịp thời. Tránh để bệnh kéo dài dai dẳng và biến chứng thành những căn bệnh nghiêm trọng khác. Lúc này quá trình điều trị sẽ trở nên khó khăn và vất vả hơn rất nhiều.

Cách xử lý tình trạng sổ mũi lâu ngày ở trẻ

Trước tiên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để kiểm tra nguyên nhân và mức độ bị bệnh. Từ đó bác sĩ mới đưa được ra được phác đồ điều trị hiệu quả, phù hợp. Đặc biệt, cha mẹ không được tùy tiện mua thuốc về cho trẻ dùng để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị sổ mũi kéo dài ở trẻ nhỏ cha mẹ có thể tham khảo.

Dùng thuốc Tây y

Cha mẹ chỉ nên dùng thuốc cho trẻ khi có sự chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ có chuyên môn. Một số loại thuốc được dùng trong trường hợp này bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin được sử dụng cho những trường hợp bị nghẹt mũi do dị ứng. Thuốc được bào chế dưới dạng siro hoặc thuốc nước, giúp giảm ho, ngăn ngừa tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ nhỏ. 
  • Thuốc co mạch chứa oxymetazoline hay xylometazoline: Loại thuốc này có tác dụng trên các thụ thể alpha adrenergic ở niêm mạc mũi, giúp co mạch máu, giảm sưng viêm và tắc nghẽn ở mũi. Từ đó giúp trẻ dễ thở hơn. Tuy nhiên thuốc chỉ nên sử dụng trong vòng 3-5 ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu sử dụng quá liều sẽ gây hại cho hệ thống thần kinh của trẻ.
  • Thuốc hạ sốt giảm đau: Cha mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc giảm đau hạ sốt như Hapacol hoặc Paracetamol. Thuốc có tác dụng điều trị sổ mũi, nghẹt mũi do cảm cúm, cảm lạnh gây ra. Tuy nhiên nếu dùng quá liều sẽ gây buồn nôn, đau bụng. Vì vậy cha mẹ cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc cho trẻ.
  • Thuốc sổ mũi dạng siro: Các loại thuốc sổ mũi dạng siro có vị ngọt, mùi thơm, dễ uống, được dùng cho trẻ bị sổ mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm mũi vận mạch, chảy nhiều nước mũi… Thuốc có chứa các thành phần như Phenylephrine hydrochloride, Paracetamol, Chlorpheniramine maleate,… Cha mẹ cho trẻ dùng với liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Dùng thuốc Tây y cải thiện tình trạng sổ mũi kéo dài ở trẻ nhỏ
Dùng thuốc Tây y cải thiện tình trạng sổ mũi kéo dài ở trẻ nhỏ

Chăm sóc tại nhà

Một số phương pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà dưới đây mang lại hiệu quả rất tích cực. Vì vậy cha mẹ nên áp dụng đều đặn hàng ngày cho trẻ:

  • Sử dụng nước muối sinh lý: Cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý có chứa Natri, cottu F hoặc muối biển để rửa mũi cho trẻ. Thực hiện nhỏ mũi cho trẻ mỗi ngày từ 4-5 lần. Cách làm này giúp làm sạch khoang mũi cho trẻ một cách an toàn, hiệu quả.
  • Kê cao đầu cho bé khi ngủ: Việc kê cao đầu sẽ giúp chất dịch nhầy chảy ra ngoài tốt hơn. Từ đó giúp trẻ dễ thở hơn và làm giảm khả năng bị ứ đọng dịch nhầy, gây sổ mũi.
  • Bổ sung chất lỏng cho trẻ: Cho trẻ bổ sung nhiều chất lỏng sẽ giúp dịch khoang mũi loãng hơn. Từ đó giúp cho quá trình rửa và vệ sinh mũi của trẻ trở nên dễ dàng. Mẹ có thể cho trẻ bú nhiều hơn bình thường. Nếu trẻ đã cai sữa thì cho ăn cháo, uống nhiều nước, sữa công thức, nước hoa quả…
  • Chườm ấm tai và mũi của trẻ: Cha mẹ sử dụng khăn ấm chườm lên vùng tai và mũi của trẻ. Phương pháp này giúp tăng cường lưu thông máu và làm loãng dịch nhầy ở mũi, giúp trẻ cải thiện tình trạng sổ mũi hiệu quả. Bạn dùng khăn sạch, nhúng vào nước nóng, vắt khô và đắp lên sống mũi cho trẻ. Lặp lại mỗi ngày 4-5 lần để đạt hiệu quả cao.

Áp dụng mẹo dân gian

Một số mẹo dân gian sẽ giúp trẻ cải thiện các vấn đề như sổ mũi, nghẹt mũi một cách an toàn, hiệu quả. Cha mẹ có thể kết hợp sử dụng song song với các biện pháp điều trị trên:

  • Dùng lá húng chanh: Lá húng chanh chứa tinh dầu cavaron, có tác dụng tiêu đờm, giảm ho, trị sổ mũi cho trẻ nhỏ. Mẹ sử dụng 15 lá húng chanh, 4 quả quất xanh, rửa sạch. Cho tất cả vào máy xay sinh tố xay nhuyễn với một ít đường phèn, mang đi hấp cách thuỷ 20 phút. Sau đó, gạn lấy nước cho bé uống 2 lần/ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm.
  • Gừng và mật ong: Đối với những trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể sử dụng gừng và mật ong để điều trị sổ mũi kéo dài cho trẻ. Cả gừng và mật ong đều có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và tăng cường miễn dịch, giúp cải thiện tình trạng sổ mũi, ngạt mũi, ho khan, ho có đờm ở trẻ. Mẹ cho bé uống nước trà gừng mật ong mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3-4 thìa cà phê là được.
  • Dùng tinh dầu tràm: Tinh dầu tràm có tác dụng giúp trẻ giảm sổ mũi, nghẹt mũi hiệu quả. Mẹ chỉ cần bôi tinh dầu tràm vào cổ, ngực, gan bàn chân,… để giữ ấm cho trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bôi tinh dầu tràm vào quần áo, khăn quàng cổ để trẻ dễ dàng hít thở hơn.
  • Dùng hoa hồng bạch: Hoa hồng trắng có tính ấm, giúp hoạt huyết, giảm viêm, bổ phế, chống ho, cải thiện tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi rất hiệu quả. Đặc biệt nguyên liệu này rất an toàn cho trẻ nhỏ. Bạn chuẩn bị 15g hoa hồng bạch, rửa sạch, cho vào hấp cách thủy cùng với 1 ít đường phèn. Sau 20 phút thì bắc ra gạn lấy nước cho trẻ uống 3 lần/ngày.
Một số nguyên liệu tự nhiên như lá húng chanh cũng giúp làm giảm sổ mũi cho bé
Một số nguyên liệu tự nhiên như lá húng chanh cũng giúp làm giảm sổ mũi cho bé

Khi nào đưa bé đi bệnh viện?

Mặc dù trẻ bị sổ mũi kéo dài hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay, cụ thể như:

  • Trẻ bị sổ mũi kéo dài, nước mũi đổi màu xanh vàng.
  • Trẻ bị sổ mũi lâu ngày kèm theo sốt cao, khó thở, phát ban.
  • Trẻ có hiện tượng đau tai, kèm theo sốt và quấy khóc.
  • Trẻ bị mẩn đỏ, lở loét và đóng vảy da ở xung quanh vùng mũi và miệng.
  • Trẻ nhỏ dưới 4 tháng tuổi bị sốt, không có dấu hiệu thuyên giảm. 
  • Trẻ bị sốt cao trên 38 độ, bỏ bú, bỏ ăn.
  • Bé có hiện tượng chảy mủ ở một hoặc cả hai mắt khi thức dậy vào buổi sáng.
  • Trẻ không muốn ăn và không đi ngủ, rất cáu kỉnh và không thể dỗ trẻ theo cách thông thường.

Đây đều là những dấu hiệu cảnh báo trẻ đang gặp phải các biến chứng như: Viêm xoang, viêm não, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết hoặc áp xe mắt… Nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Vì vậy bạn cần hết sức chú ý.

Cách phòng tránh sổ mũi ở trẻ

Để giúp trẻ tránh gặp phải tình trạng sổ mũi kéo dài, dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh đơn giản, hữu hiệu, cha mẹ nên tham khảo: 

  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ: Việc trẻ thường xuyên hít phải không khí ô nhiễm, nhiều bụi bẩn sẽ khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy bạn cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giặt giũ chăn ga gối đệm hàng tuần để loại bỏ các yếu tố gây bệnh ra khỏi khu vực vui chơi sinh hoạt của trẻ.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Cha mẹ cần tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp trẻ có đủ sức để chống chọi lại với các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.
  • Giữ ấm cơ thể trẻ: Vào mùa đông hoặc những thời điểm giao mùa, cha mẹ nên giữ ấm cho trẻ nhất là vùng cổ và mũi. Tránh để trẻ ăn mặc phong phanh sẽ dễ bị cảm lạnh dẫn đến sổ mũi. 
  • Đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người: Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu nên chưa có khả năng tự chống chọi lại với vi khuẩn và virus gây bệnh. Vì vậy khi đưa trẻ đến những nơi đông người như chợ, siêu thị, cửa hàng, dạo phố,… cha mẹ nên cho trẻ sử dụng khẩu trang y tế chuyên dụng để tránh lây nhiễm bệnh.
  • Vệ sinh mũi họng bằng nước muối: Súc miệng và rửa mũi bằng nước muối là cách phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cho trẻ. Nước muối có tác dụng kháng khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh tiềm ẩn.

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc bé bị sổ mũi kéo dài có sao không? Nếu cha mẹ chưa có đủ kiến thức và kinh nghiệm xử lý bệnh cho trẻ tại nhà, tốt nhất bạn nên đưa con đến khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị theo đúng phác đồ. 

Câu hỏi liên quan

“Lương y Tuấn ơi, hôm trước em đọc được bài trên mạng là viêm xoang có uống nước đá được không? Phía dưới rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này, người thì...
Đổ mồ hôi là cơ chế tự nhiên của cơ thể giúp điều chỉnh thân nhiệt thông qua việc bài tiết ra muối và nước. Nhiều người khi tập luyện thể dục thường bị đổ...
Viêm mũi dị ứng có lây không là thắc mắc của nhiều bà con. Viêm mũi dị ứng đang ngày càng trở thành vấn đề gây khó chịu cho những người không may mắc phải....
Sổ mũi là một trong những biểu hiện thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây không phải là một triệu chứng nghiêm trọng nhưng lại khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi khó...
Lưỡi của trẻ xuất hiện màu trắng có thể do thức ăn thừa tích tụ hình thành nên các mảng bám, nhưng cũng có thể là biểu hiện của bệnh nấm lưỡi. Mặc dù điều...

Đánh giá bài viết

5/5 - (4 bình chọn)
Array

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Sổ Mũi Ra Máu Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không Và Điều Trị Thế Nào?

Sổ Mũi Ra Máu Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không Và Điều Trị Thế Nào?

Sổ Mũi Ra Máu Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không Và Điều Trị Thế...

Bé Sổ Mũi Có Tiêm Phòng Được Không? Những Lưu Ý Quan Trọng

Bé Thở Khò Khè Có Tiêm Phòng Được Không? Những Lưu Ý Quan Trọng

Bé Thở Khò Khè Có Tiêm Phòng Được Không? Những Lưu Ý Quan Trọng

Bé Sổ Mũi Uống Thuốc Gì? 10 Loại Thuốc Được Bác Sĩ Khuyên Dùng

Bé Sổ Mũi Uống Thuốc Gì? 10 Loại Thuốc Được Bác Sĩ Khuyên Dùng

Bé Sổ Mũi Uống Thuốc Gì? 10 Loại Thuốc Được Bác Sĩ Khuyên Dùng

Bầu Sổ Mũi Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị An Toàn

Bầu Sổ Mũi Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị An Toàn

Bầu Sổ Mũi Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị An Toàn

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua