Đau Họng Uống Gì? 11 Loại Đồ Uống Tốt Cho Sức Khỏe Người Bệnh
Đau họng là một dấu hiệu thường gặp của đường hô hấp. Đa phần những trường hợp bị đau họng đều có thể tự khỏi mà không cần dùng đến thuốc điều trị. Tuy nhiên để tình trạng này sớm được cải thiện và không làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, bạn có thể tham khảo sử dụng một số loại đồ uống có chứa nhiều vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự phát triển của vi khuẩn, virus. Vậy đau họng uống gì? Dưới đây là một số loại thức uống người bệnh nên dùng thử.
Đau họng uống gì?
Đau họng là một cảm giác rất khó chịu mà bất cứ ai cũng từng gặp phải ít nhất một lần trong đời. Đa phần triệu chứng này là do các bệnh về đường hô hấp gây nên như viêm họng, viêm họng hạt, viêm họng xung huyết, viêm amidan, cảm cúm, cảm lạnh… gây ra.
Để loại bỏ tình trạng đau họng, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng một số loại đồ uống được chế biến từ nguyên liệu tự nhiên như mật ong, chanh, gừng, tía tô,…. Vậy bị đau họng uống gì? Dưới đây là một số loại đồ uống tốt cho cổ họng bạn có thể tham khảo:
Đau họng uống nước mật ong chanh
Mật ong là một nguyên liệu tự nhiên có khả năng kháng viêm diệt khuẩn mạnh mẽ, đồng thời làm dịu cổ họng và chữa lành các vết thương ở niêm mạc. Trong khi đó nước cốt chanh lại có tính axit và chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch thúc đẩy cơ chế tự chữa lành của cơ thể.
Khi kết hợp mật ong với chanh sẽ tạo ra loại đồ uống giúp cải thiện tình trạng đau rát họng, giảm ho, chống sưng viêm hiệu quả. Hơn nữa loại đồ uống này còn rất lành tính và tốt cho sức khỏe tổng thể. Vì vậy người già, trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai đều có thể áp dụng được.
Xem thêm: 15 Cách Chữa Đau Họng Bằng Mật Ong Đánh Bay Cơn Khó Chịu
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 2 thìa mật ong, ½ quả chanh, 200ml nước ấm.
- Khuấy đều mật ong vào ly nước ấm.
- Cho thêm nước cốt chanh vào.
- Tiếp tục khuấy đều và nhâm nhi để các dưỡng chất thấm đều vào cổ họng.
- Mỗi ngày bạn uống từ 1-2 ly sẽ giúp tình trạng đau họng nhanh chóng được cải thiện.
Giảm đau họng nhờ uống trà xanh
Trà xanh là loại đồ uống được làm từ lá trà tươi nguyên chất. Trong thành phần của lá trà có chứa rất nhiều catechin, saponin, vitamin, axit amin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Chúng có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, giúp thải độc cơ thể.
Bên cạnh đó, loại đồ uống này còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp làm dịu cổ họng, giảm đau rát và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm bên trong đường hầu họng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh, còn tươi non.
- Đem rửa sạch, nhặt bỏ lá úa và dùng tay vò nhẹ.
- Cho lá trà vào ấm đun với 800ml nước.
- Khi nước sôi thì đun nhỏ lửa thêm 5-7 phút nữa.
- Gạn lấy nước trà để uống trong ngày.
- Mỗi ngày thực hiện 1 lần các triệu chứng đau họng sẽ được thuyên giảm.
Trà gừng hỗ trợ giảm đau họng hiệu quả
Đau họng uống gì chắc chắn không thể bỏ qua trà gừng. Đây là một loại đồ uống vô cùng tốt cho những người đang bị các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, ho, cảm lạnh, cảm cúm,…
Một nghiên cứu vào năm 2013 đã cho thấy, chiết xuất từ củ gừng tươi có thể tiêu diệt được một số loại virus hô hấp hợp bào. Còn theo Đông y, gừng có vị cay tính ấm, tác động vào 2 kinh Phế và Vị, giúp giảm đau họng, điều trị ho có đờm, ho do lạnh.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, cạo vỏ, rửa sạch rồi đập dập.
- Cho gừng vào ấm, đổ nước sôi vào như hãm trà bình thường.
- Khoảng 10 phút thì vớt gừng ra, cho thêm 1-2 thìa mật ong vào cho dễ uống.
- Mỗi ngày nhâm nhi khoảng vài tách trà gừng sẽ giúp cải thiện tình trạng đau họng, ho, cảm lạnh,…
Bị đau họng nên uống trà hoa cúc
Đối với những bệnh nhân bị đau họng, bạn có thể dùng ngay một cốc trà hoa cúc để nhanh chóng cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu của mình. Trong thành phần của trà hoa cúc có chứa hàm lượng lớn các dưỡng chất bao gồm: Vitamin A, B6, B9, C, sắt, đồng, mangan, kali, canxi, tinh dầu, tanin, chất nhầy, flavonoid, axit hữu cơ và chất chống oxy hóa. Những hoạt chất này đều có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, kháng virus, có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm vi khuẩn gây viêm họng.
Ngoài ra, trà hoa cúc còn giúp bôi trơn cổ họng, cải thiện tình trạng khàn tiếng, giảm đau đầu, giúp bạn thư giãn, ngủ ngon, tăng cường miễn dịch. Từ đó hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm mạo, viêm họng, viêm amidan….
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 5-6 bông hoa cúc khô, 1-2 lát gừng, 1-2 thìa mật ong và 250ml nước sôi.
- Tráng trà, đổ nước sôi vào trà hoa cúc và ủ trong vòng 10 phút.
- Sau đó cho thêm mật ong và gừng vào để tăng thêm hương vị.
- Mỗi ngày nhâm nhi 1 tách trà hoa cúc sẽ giúp giảm đau họng và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Sử dụng trà quế
Trà quế cũng là một loại đồ uống mà người bị đau họng nên dùng. Theo Y học cổ truyền, quế có vị cay ngọt, giúp bổ thận, bình phế, ích dương, tiêu âm tà. Từ đó giúp trị nội hàn, làm ấm cơ thể, tăng cường lưu thông máu, loại bỏ độc tố. Các thầy thuốc thường dùng nguyên liệu này để chữa cơn đau họng do cảm lạnh gây ra.
Còn theo Y học hiện đại, trà quế có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp chống oxy hóa, kháng viêm, diệt khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng tại niêm mạc. Từ đó điều trị cảm lạnh, cảm cúm, giảm đau rát họng rất hiệu quả. Chưa kể việc uống trà quế còn giúp bạn cảm thấy dễ chịu và dễ ngủ hơn.
Tìm hiểu thêm: 8 Cách Chữa Viêm Họng Bằng Rau Diếp Cá Hiệu Quả Tại Nhà
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 thanh quế quế nhỏ, mật ong hoặc đường phèn tùy thích, 200ml nước.
- Rửa quế để loại bỏ bụi bẩn sau đó cho vào ấm trà hãm cùng với nước sôi 80 độ.
- Hãm quế trong vòng 5 phút.
- Cho thêm mật ong hoặc đường phèn vào để tăng thêm độ ngọt.
- Mỗi ngày nhâm nhi 1 tách trà quế sẽ giúp làm ấm cơ thể, cải thiện tình trạng đau họng.
Trà cam thảo giúp làm dịu cổ họng
Cam thảo là một nguyên liệu được dùng khá phổ biến trong Đông y. Cam thảo có chứa các thành phần giúp kháng viêm, diệt khuẩn, ngừa virus nên thường được các thầy thuốc dùng để điều trị các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng.
Theo Y học hiện đại, trong thành phần của cam thảo có chứa một số hoạt chất như: β-glycyhrritinic, Flavonoid, Axit glycyrrhizic, Lichochalcone A, B, C và D,…. Những chất này đều tham gia vào quá trình kháng viêm, diệt khuẩn, kháng virus và chống oxy hóa rất tốt. Ngoài ra, trà cam thảo còn có chứa thành phần enzyme giúp tăng cường sản sinh các tế bào lympho và đại thực bào. Từ đó hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch tự nhiên, giúp cơ thể tránh khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị rễ cam thảo dài khoảng 5cm hoặc 1 thìa bột cam thảo, 1 miếng gừng nhỏ, 1 thanh quế dài 1,5cm.
- Cho các nguyên liệu này vào nồi đun vùng với 500ml nước.
- Khi nước sôi thì tắt bếp và để ủ trong vòng 10 phút.
- Uống mỗi ngày 2 tách trà cam thảo sẽ giúp giảm ho, sát trùng cổ họng hiệu quả.
Trà bạc hà giúp giải đáp thắc mắc đau họng uống gì
Trà bạc hà cũng là một lựa chọn thú vị cho người bị đau họng. Đông y cho biết, lá bạc hàn có vị cay, tính mát, có tác động vào 2 kinh Phế và Can, giúp tán phong nhiệt, giải uất, ra mồ hôi. Thường được thầy thuốc dùng để chữa cảm nắng, đầy bụng, đau bụng, ăn không tiêu….
Còn theo Y học hiện đại, chất menthol trong bạc hà có nhiệm vụ giúp làm sạch phổi và cổ họng, hỗ trợ long đờm, giúp đào thải chất nhầy ra khỏi cổ họng được nhanh hơn. Ngoài ra, tinh dầu có trong lá bạc hà còn có công dụng sát trùng, chống viêm, giảm đau họng và giảm nghẹt mũi hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 100g lá bạc hà, một ít muối hạt.
- Lá bạc hà rửa sạch, nhặt bỏ lá già, lá sâu.
- Ngâm thêm với nước muối loãng trong khoảng 5 phút rồi vớt ra để ráo.
- Cho lá bạc hà vào lò vi sóng ở mức trung bình và quay 10 phút để sấy khô lá bạc hà. Nếu không có lò vi sóng bạn có thể phơi ngoài nắng khoảng 1-2 ngày là được.
- Cho lá bạc hà vào hãm cùng với 200ml nước sôi trong vòng 10 phút.
- Mỗi ngày nhâm nhi một ly trà bạc hà sẽ giúp cổ họng của bạn được dễ chịu hơn.
Giảm đau họng bằng giấm táo
Giấm táo là một nguyên liệu rất tốt cho sức khỏe, có đặc tính kháng khuẩn, long đờm nên được dùng để cải thiện tình trạng đau họng, viêm họng. Giấm táo có vị chua ngọt, màu vàng và mùi thơm, có chứa axit lactic, citric, malic, kali, carbohydrate, axit amin. Những hoạt chất này có tác dụng kháng viêm diệt khuẩn, cải thiện tình trạng cảm lạnh, nghẹt mũi, viêm họng hiệu quả.
Ngoài ra, giấm táo còn có tác dụng làm sạch các hạch bạch huyết, phá vỡ chất nhầy trong cơ thể, giúp tiêu đờm, tăng cường hệ miễn dịch. Bạn có thể dùng giấm táo độc vị hoặc kết hợp thêm với quế, mật ong, chanh hoặc baking soda đều được.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 100g lá bạc hà, một ít muối hạt.
- Lá bạc hà rửa sạch, nhặt bỏ lá già, lá sâu.
- Ngâm bạc hà với nước muối loãng trong khoảng 5 phút rồi vớt ra để ráo.
- Cho lá bạc hà vào lò vi sóng ở mức trung bình và quay 10 phút để sấy khô lá bạc hà. Nếu không có lò vi sóng bạn có thể phơi ngoài nắng khoảng 1-2 ngày là được.
- Cho lá bạc hà vào hãm cùng với 200ml nước sôi trong vòng 10 phút.
- Mỗi ngày nhâm nhi một ly trà bạc hà sẽ giúp cổ họng của bạn được dễ chịu hơn.
Nước lá tía tô tốt cho người đau họng
Nếu bạn đang băn khoăn về việc đau họng uống gì thì có thể tham khảo dùng thêm nước lá tía tô. Theo Đông y, lá tía tô có vị hơi cay, tính ấm, giúp giải độc, phát tán phong hàn, trị cảm lạnh, đau họng, viêm họng hạt. Còn theo Y học hiện đại, lá tía tô có chứa nhiều vitamin A, B1, B6, C, K, dầu béo, protein, citral, tinh dầu và nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe, giúp kháng viêm, diệt khuẩn, tăng cường miễn dịch và giúp làm ổn định quá trình chuyển hóa bên trong.
Bài đọc thêm: Áp Dụng 7 Mẹo Chữa Viêm Họng Bằng Lá Tía Tô Hiệu Quả Nhất
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 năm lá tía tô, rửa sạch và ngâm với nước muối trong vòng 10 phút để loại bỏ vi khuẩn và tạp chất.
- Vớt ra để ráo rồi cho vào ấm hãm cùng với nước sôi 100 độ.
- Chờ thêm khoảng 5 phút cho trà ngấm vị là có thể dùng được.
- Mỗi ngày uống một ấm trà tía tô sẽ giúp tăng cường miễn dịch để bệnh nhanh cải thiện.
Nước ép/sinh tố hoa quả
Người bị đau họng nên dùng các loại sinh tố hoặc nước ép trái cây. Đây là loại đồ uống thơm ngon, dễ sử dụng, giúp làm dịu cảm giác khó chịu ở cổ họng. Đồng thời các vitamin và khoáng chất có trong trái cây cũng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm, diệt khuẩn, chống oxy hóa, giúp bệnh tình của bạn nhanh chóng được cải thiện.
Một số loại trái cây bạn nên sử dụng để làm nước ép hoặc sinh tố như: Ổi, bưởi, xoài, chanh, cam, quýt, bơ, dứa, dâu tây, nho, dưa lưới, dưa hấu, việt quất, mâm xôi, táo,…
Sữa tươi giúp tăng cường miễn dịch cho người bệnh
Khi bị đau họng, cơ thể sẽ kèm theo các triệu chứng khác như mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, cơ thể suy nhược. Sử dụng mỗi ngày 1-2 ly sữa tươi sẽ giúp bạn có thêm được nguồn dinh dưỡng thiết yếu.
Bởi trong thành phần của sữa tươi có chứa rất nhiều chất xơ, protein, carb, vitamin và khoáng chất. Từ đó giúp phục hồi thể trạng và tăng cường hệ miễn dịch. Không chỉ vậy, sữa tươi còn hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, giúp phục hồi những vết thương tại cổ họng.
Lưu ý khi điều trị tình trạng đau họng
Những loại đồ uống trên là giải pháp khá hữu hiệu cho người bị đau họng. Tuy nhiên để áp dụng an toàn và hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Những loại đồ uống trên đây chỉ có tác dụng hiệu quả đối với trường hợp bị đau họng ở mức độ nhẹ. Nếu bạn bị viêm họng, viêm amidan hoặc cảm mạo nghiêm trọng thì nên đến gặp bác sĩ để được dùng thuốc đặc trị.
- Không nên quá lạm dụng bất kể loại đồ uống nào vì chúng có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và hoạt động của các cơ quan khác.
- Những loại đồ uống có chứa mật ong không nên dùng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Vì trong thành phần của mật ong có một loại bào tử Clostridium botulinum, nó có thể biến thành vi khuẩn trong ruột và gây ra tình trạng ngộ độc cho trẻ.
- Người bệnh nên kiên trì áp dụng các phương pháp trên trong khoảng 7-10 ngày liên tiếp để bệnh tình được cải thiện. Nếu chỉ dùng trong 1-2 ngày chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn.
- Nếu sau 2 tuần mà bệnh không có dấu hiệu chuyển biến tích cực, thậm chí còn nghiêm trọng hơn thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
- Bên cạnh đó, người bệnh nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm. Trung bình mỗi ngày bạn phải uống từ 2-2,5 lít nước để giữ ấm cổ họng, tránh khô rát họng, làm loãng dịch nhầy để cải thiện tình trạng ho có đờm.
- Nên súc miệng và sửa mũi bằng nước muỗi loãng khoảng 3 lần/ngày để làm sạch đường hô hấp và tiêu diệt vi khuẩn, giúp bệnh nhanh được cải thiện.
- Trong thời gian chữa bệnh không nên sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác vì chúng không tốt cho cổ họng, dễ gây mất nước và giảm đề kháng của cơ thể.
- Ngoài ra bạn cũng nên đến bệnh viện nếu xuất hiện tình trạng đau họng kèm theo các dấu hiệu như: Khó thở, phát ban, sốt, nước tiểu sậm màu, xuất hiện đốm trắng trong cổ họng,…
Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc đau họng uống gì. Mong rằng thông qua những chia sẻ này của chúng tôi, bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Từ đó giúp bạn có thể phòng ngừa và cải thiện tình trạng đau họng cho chính mình và người thân.
Nội dung liên quan:
- 6+ Mẹo Chữa Viêm Họng Bằng Lá Đu Đủ Hiệu Quả Bạn Nên Biết
- 7 Cách Chữa Viêm Họng Bằng Lá Trầu Không Hiệu Quả Tại Nhà
Dinh dưỡng
Phương Pháp chữa khác
Câu hỏi liên quan
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!