Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Gập Bụng Không? Bác Sĩ Chia Sẻ

Bị thoát vị đĩa đệm có nên gập bụng không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi động tác này khá quen thuộc trong các bài tập thể dục giúp giảm cân, giảm mỡ vùng bụng dưới. Tuy nhiên liệu động tác gập bụng có thích hợp với người đang bị thoát vị đĩa đệm? Cùng Tuấn tôi giải đáp qua bài viết sau.

Bị thoát vị đĩa đệm có nên gập bụng không?

Như bà con cũng đã biết, thoát vị đĩa đệm là bệnh lý nhiều người gặp phải hiện nay. Bệnh có xu hướng trẻ hóa, không như những giai đoạn trước thường xảy ra ở người già, người cao tuổi.

Bị thoát vị đĩa đệm có nên gập bụng không?
Thoát vị đĩa đệm gây đau nhức khó chịu, suy giảm chức năng vận động của cơ thể

Nhân nhầy bên trong đĩa đệm rỉ ra ngoài, chèn ép lên dây thần kinh khiến bà con đau nhức khó chịu. Không chỉ đau khu trú ở vùng tổn thương, do liên quan đến dây thần kinh nên cơn đau sẽ lan rộng ra nhiều vùng khác như tay, chân, bả vai,…

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở một đĩa đệm hoặc nhiều đĩa đệm. Nếu không sớm kiểm soát, bệnh nhân có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm. Mặc dù cơn đau nhức xảy ra, tuy nhiên bà con nên hạn chế việc nằm, ngồi cố định một chỗ trong thời gian dài.

Điều trị kết hợp với tập vận động nhẹ nhàng là vấn đề được các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân nên thực hiện. Theo đó, nhiều người đến gặp Tuấn tôi đã đặt ra thắc mắc: “Bị thoát vị đĩa đệm có nên gập bụng không?”.

Đây là động tác đơn giản, tác động lên vùng bụng giúp giảm mỡ, tăng cơ tại khu vực này cũng như tác động đến cả hông, lưng của người tập. Tuy nhiên, đối với người bị thoát vị đĩa đệm, đang bị đau nhức khó chịu không nên tập động tác này.

Thay vào đó, bà con chỉ nên tập khi đã kiểm soát được bệnh. Tập đúng cách với cường độ phù hợp để ngăn rủi ro tổn thương thêm vùng thoát vị. Tránh trường hợp tập luyện gắng sức khiến cơn đau lưng trở nên nặng nề.

Bị thoát vị đĩa đệm có nên gập bụng không?
Chỉ tập gập bụng khi bà con đã kiểm soát được chứng thoát vị đĩa đệm

Không thể phủ nhận gập bụng mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nếu tập đúng phương pháp. Chẳng hạn như:

  • Gập bụng đúng giúp người bệnh tăng lực cơ, giúp giảm mỡ thừa ở vùng bụng, làm khu vực này săn chắc hơn.
  • Đốt cháy calo, giúp người bệnh thon gọn hơn, khắc phục thừa cân béo phì làm ảnh hưởng đến cột sống.
  • Bài tập phù hợp giúp cơ thể dẻo dai, tránh cứng khớp, giúp cột sống được kéo giãn giảm áp lực cho dây thần kinh,…

Ngoài ra, kết hợp với các động tác thể dục phù hợp khác sau một thời gian bà con sẽ có những chuyển biến tích cực. Cơ thể thon gọn cũng là cách giúp bà con kiểm soát thoát vị đĩa đệm.

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, hiệu quả, bà con nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chỉ bắt đầu luyện tập khi khối thoát vị đã được kiểm soát, không có những chấn thương nặng nề nào tại cột sống.

Cách gập bụng an toàn cho người thoát vị đĩa đệm

Như vậy, Tuấn tôi vừa chia sẻ với bà con vấn đề bị thoát vị đĩa đệm có nên gập bụng không. Tốt nhất bà con nên điều trị bệnh, kiểm soát bệnh trước khi tập luyện. Động tác này có thể tác động lên vùng lưng, do đó chỉ khi kiểm soát ổn định khối thoát vị mới nên thực hiện.

Cách gập bụng an toàn cho người thoát vị đĩa đệm
Gập bụng đúng cách giúp cơ thể cải thiện, tránh chấn thương vùng cột sống lưng

Ngoài ra, để tránh ảnh hưởng đến khu vực thoát vị đĩa đệm, bà con nên tập luyện theo hướng dẫn của người có chuyên môn. Gập bụng đúng cách, tránh áp lực lên cột sống đang dần phục hồi. Dưới đây là những thao tác tập luyện cơ bản, bà con theo dõi thêm:

  • Trước khi bước vào bài tập, bà con nên khởi động nhẹ nhàng 5 – 10 phút để làm nóng và thư giãn cơ, giảm rủi ro chấn thương trong lúc tập.
  • Sau đó, bà con sẽ nằm ngửa trên thảm tập, đầu gối cong lên, hai bàn chân đặt rộng bằng vai.
  • Tiếp đến thở ra nhẹ nhàng rồi siết cơ bụng, nâng lưng và đầu vai lên trên hướng về phía trước. Thở ra thả cơ thể từ từ về vị trí cũ.
  • Lặp lại động tác này liên tục 10 – 15 lần tùy khả năng của bà con.

Để tránh ảnh hưởng đốt sống cổ, bà con không nên dùng tay kéo đầu, cổ về phía trước. Cần dùng lực bụng, hông để nâng thân trên lên thay vì dùng tay kéo vùng cổ lên cao.

Giai đoạn mới tập, bà con có thể tập với cường độ nhẹ, tần suất thấp cho cơ thể quen dần. Khi thoát vị đĩa đệm đã cải thiện tốt hơn bà con có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để nâng tần suất gập bụng cao hơn.

Trường hợp bà con cảm thấy lưng bị đau nhức khi gập bụng hãy ngưng tập và đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, theo dõi và khắc phục bằng giải pháp phù hợp. Gập bụng hoặc áp dụng các bài tập vận động trị liệu theo hướng dẫn để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Các môn thể dục nên và không nên tập khi bị thoát vị đĩa đệm

Như vậy với thắc mắc bị thoát vị đĩa đệm có nên gập bụng không Tuấn tôi đã giải đáp bên trên. Đây là động tác thể dục mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Khi đã kiểm soát được chứng thoát vị đĩa đệm, bà con hoàn toàn có thể quay trở lại luyện tập.

Các môn thể dục nên và không nên tập khi bị thoát vị đĩa đệm
Lựa chọn bộ môn thể dục phù hợp khi bị thoát vị đĩa đệm

Ngoài ra, bà con cũng có thể tham khảo các bộ môn thể dục phù hợp cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm như:

  • Yoga: Bài tập giúp kéo giãn cơ thể, tăng cường lưu thông máu huyết, giúp khai thông kinh mạch và nhiều lợi ích tuyệt vời mang đến cho sức khỏe. Yoga phù hợp cho người đang mắc bệnh xương khớp bởi các động tác chuyển động nhẹ nhàng, giúp giảm đau và thư giãn tốt. Bên cạnh đó, yoga còn giúp kéo giãn gân khoeo mở rộng xương chậu giúp vùng lưng được thư giãn, giảm áp lực.
  • Bơi lội: Đây là gợi ý dành cho những ai đang bị thoát vị đĩa đệm. Mỗi ngày tập bơi lội 20 – 30 phút giúp bà con thư giãn gân, khớp xương, giảm đau nhờ giảm được áp lực lên đĩa đệm. Bộ môn thể dục với tác động của nước giúp massage toàn cơ thể, tập luyện từng chút không nên quá nóng vội.
  • Đi bộ: Đi lại nhẹ nhàng giúp cơ thể được vận động, ngăn rủi ro ứ trệ máu huyết gây teo cơ, cứng khớp. Mỗi ngày bà con có thể đi lại vận động 10 – 15 phút, sau đó tăng lên khi thoát vị đĩa đệm đã được kiểm soát hiệu quả.

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh, tuy nhiên giai đoạn bị thoát vị đĩa đêm bà con cũng nên tránh thực hiện các bài tập, bộ môn thể dục đòi hỏi sức mạnh, nhiều lực. Chẳng hạn như:

  • Tập gym: Hãy thay tập gym bằng các động tác nhẹ nhàng hơn tại nhà. Tránh dùng tạ, các dụng cụ hỗ trợ tập luyện khi cột sống lưng đang bị tổn thương. Do đó, trong thời gian điều trị bệnh, bà con không nên tham gia các bài tập nặng, tập cường độ cao.
  • Bộ môn đòi hỏi vặn người: Cầu lông, bóng rổ, tennis,… đòi hỏi người chơi phải vặn người, xoay chuyển liên tục là những bộ môn không phù hợp với những ai bị thoát vị đĩa đệm. Việc di chuyển, xoay người đột ngột, liên tục sẽ tăng áp lực lên vùng tổn thương, có thể khiến bà con đối mặt với biến chứng nhanh hơn.
  • Các bộ môn, động tác nặng về chân: Ngoài các bộ môn ảnh hưởng đến lưng, bà con cũng nên tránh tập luyện, tham gia chơi các bộ môn đòi hỏi di chuyển chân liên tục. Chẳng hạn như bóng đá, tập bài tập chân, ngồi xổm, giữ thăng bằng,… Bởi, chúng có thể khiến cột sống lưng của bà con áp lực hơn, gây đau nhức kéo dài và lan rộng.

Việc chọn bài tập, bộ môn thể dục thể thao phù hợp cho người bị thoát vị đĩa đệm là nhu cầu của nhiều người. Tập luyện và vận động phù hợp giúp cơ thể bà con linh hoạt hơn, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên ngược lại sẽ gây ra không ít vấn đề.

Như vậy, bị thoát vị đĩa đệm có nên gập bụng không? Câu trả lời đã được đề cập trong bài viết. Bên cạnh đó Tuấn tôi cũng đã đề cập đến những bộ môn thể dục nên và không nên tập khi mắc phải chứng bệnh này. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin cần thiết cho bà con.

Dinh dưỡng

Món Ăn Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì?

Sau Khi Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Là Tốt Nhất?

Phương Pháp chữa khác

Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm: Công dụng và cách dùng đơn giản tại nhà

Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm

Kéo Giãn Cột Sống Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Bấm Huyệt Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Tại Nhà

Câu hỏi liên quan

Thoát vị đĩa đệm chơi cầu lông được không? Tập luyện thể dục là việc làm cần thiết giúp bà con vận động cơ thể, tránh cứng khớp, teo cơ. Tuy nhiên không phải bộ...

Xem chi tiết

Thoát vị đĩa đệm có chơi golf được không? Đây cũng là một trong số các thắc mắc mà Tuấn tôi nhận được khi thăm khám bệnh cho bà con. Bài viết sau đây tôi...

Xem chi tiết

Thoát vi đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ không? Tuấn tôi được nhiều bà con hỏi về vấn đề này. Nhằm giúp bà con điều trị bệnh hiệu quả, an toàn hơn, bài...

Xem chi tiết

Nhiều người thắc mắc tế nhị với Tuấn tôi vấn đề: “Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không?”. Biết được cũng có nhiều bà con cần giải đáp vấn đề này. Trong...

Xem chi tiết

Bị thoát vị đĩa đệm có nên gập bụng không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi động tác này khá quen thuộc trong các bài tập thể dục giúp giảm cân, giảm...

Xem chi tiết

Đánh giá bài viết

5/5 - (1 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Một số lưu ý

Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không? Các tư thế an toàn

Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không? Các tư thế an toàn

Những điều cần lưu ý

Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ không? Điều cần lưu ý

Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ không? Điều cần lưu ý

Nên làm gì nếu phát hiện thoát vị đĩa đệm khi mang thai?

Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Mang Thai Được Không? Góc Giải Đáp

Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Mang Thai Được Không? Góc Giải Đáp

Sau mổ cột sống vì sao cần đeo đai?

Sau Mổ Cột Sống Đeo Đai Bao Lâu Thì Khỏi? Bác Sĩ Chia Sẻ

Sau Mổ Cột Sống Đeo Đai Bao Lâu Thì Khỏi? Bác Sĩ Chia Sẻ

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua