Viêm Âm Đạo

Theo thống kê của Bộ y tế, có đến 90% phụ nữ Việt Nam mắc bệnh phụ khoa, trong đó tỷ lệ viêm âm đạo chiếm rất cao. Vậy bạn đã hiểu hết về căn bệnh khó nói này? Trong bài viết, tôi sẽ biên soạn những thông tin chính xác, đầy đủ nhất để gỡ rối cho chị em.

Bệnh viêm âm đạo là gì?

Trước hết, tôi sẽ giải thích cho mọi người về cấu tạo của bộ phận này trước, để chị em hiểu rõ. Âm đạo là một phần mô cơ và ống của cơ quan sinh dục ở nữ giới, kéo dài từ âm hộ đến cổ tử cung. Một phần bên ngoài cửa âm đạo được bao phủ bởi một lớp màng mỏng mà  chúng ta vẫn thường gọi là màng trinh. Bộ phận này có chức năng giúp nữ giới thực hiện hoạt động quan hệ tình dục và sinh sản. Đồng thời, đây cũng nơi để kinh nguyệt chảy ra khi tới chu kỳ.

Vì âm đạo có cấu tạo ẩm ướt, vừa tiếp xúc với bên ngoài, vừa nằm sâu bên trong cơ thể nên nếu không được chú ý chăm sóc, vệ sinh đúng cách thì sẽ rất dễ bị viêm nhiễm. Mà bệnh lý phổ biến nhất chính là viêm âm đạo. Đây là tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh. Trong khi các vi khuẩn có lợi (Lactobacillus – trực khuẩn Gram dương) bị mất dần đi thì các vi sinh vật gây hại khác (vi khuẩn Gram âm, vi nấm, ký sinh trùng,…) lại tăng sinh quá mức. Điều này làm cho âm đạo bị viêm nhiễm, gây ngứa rát và tiết ra nhiều dịch.

Bị viêm âm đạo khiến chị em ngứa ngáy vùng kín, từ đó làm giảm ham muốn
Bị viêm âm đạo khiến chị em ngứa ngáy vùng kín, từ đó làm giảm ham muốn

Với kiến thức chuyên môn và tài liệu y khoa tôi tham khảo được, tôi xin giải thích rõ với chị em về bệnh lý này qua góc nhìn YHCT: “Viêm âm đạo thuộc phạm vi chứng “Đới hạ”. Đới nghĩa là thắt lưng quần, Hạ nghĩa là phần dưới. Hiểu theo nghĩa rộng, “Đới hạ” là bệnh lý xảy ra ở phần dưới mạch Đới, bao gồm tất cả các bệnh thuộc kinh đới, thai, sản. Còn theo nghĩa hẹp, bà con có thể hiểu rằng “Đới hạ” là từ dùng để chỉ chất dịch nhớt chảy ra từ âm đạo, mà chúng ta vẫn hay gọi là huyết trắng hay khí hư.”

Nguyên nhân gây viêm âm đạo

Với tất cả các bệnh lý khác tôi từng khám chữa thì việc xác định nguyên nhân, cũng như cơ chế sinh bệnh đều là mấu chốt giúp việc điều trị đạt kết quả tốt nhất. Nó cũng đồng thời giúp người bệnh biết cách phòng ngừa các nguy cơ mắc bệnh. Với bệnh viêm âm đạo này cũng vậy. Vì thế, hãy tìm hiểu kỹ các nguyên nhân bệnh sinh theo cả YHHĐ và YHCT mà tôi sẽ nói tới ngay sau đây cho các chị, các mẹ được biết:

Nguyên nhân theo Y học hiện đại

Viêm âm đạo xảy ra là do mất cân bằng hệ vi khuẩn bình thường và thay vào đó là sự tăng sinh quá mức các vi sinh vật khác. Mà nguyên nhân của vấn đề này đến từ việc:

  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, thụt rửa âm đạo thường xuyên, dùng xà phòng thơm, chất tẩy rửa dễ kích ứng,… sẽ tạo điều kiện để các tác nhân gây bệnh xâm nhập âm đạo dẫn đến viêm nhiễm.

Nhiều người không nắm vững thụt rửa sâu khiến độ pH trong âm đạo bị thay đổi

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục thô bạo, không an toàn, thực hiện với nhiều bạn tình,… dễ dẫn đến các loại nấm, vi khuẩn, virus lây truyền qua đường tình dục như lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhoea, xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum,… có cơ hội gây bệnh.
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ sinh đẻ: Ở phụ nữ mang thai, hàm lượng glycogen trong tế bào biểu mô âm đạo gia tăng đột biến khiến nồng độ axit trong âm đạo cũng tăng, dẫn đến các sinh vật có hại dễ dàng xâm nhập gây viêm nhiễm.
  • Can thiệp các thủ thuật ngoại khoa: Các thủ thuật nạo phá thai, đặt dụng cụ tránh thai không đảm bảo vệ sinh, cắt bỏ 2 buồng trứng,… khiến âm đạo bị mỏng, dễ bị kích ứng, dẫn đến mất khả năng tự bảo vệ và chống lại các vi khuẩn gây bệnh.
  • Một số yếu tố khác: Ngoài ra còn có 1 số yếu tố thuận lợi khác làm gia tăng nguy cơ mắc viêm âm đạo như rối loạn nội tiết tố, tiền mãn kinh, mặc quần lót chật, ẩm ướt thường xuyên,… Hoặc do sức đề kháng kém, dùng thuốc kháng sinh dài ngày, bệnh tiểu đường không kiểm soát,…

Viêm âm đạo do thiếu nội tiết tố sẽ rất nguy hiểm nếu không được điều trị sớm

Những yếu tố này làm cho âm đạo bị viêm nhiễm. Tác nhân gây viêm có thể là do vi khuẩn, nấm… Chính vì vậy mà bệnh viêm âm đạo trong YHHĐ được chia thành nhiều dạng, bao gồm:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn: Môi trường âm đạo luôn chứa 1 lượng vi khuẩn có lợi nhất định nhằm ngăn chặn các tác nhân có hại gây bệnh. Khi lượng vi khuẩn này thay đổi dẫn đến sự mất cân bằng pH âm đạo, cụ thể là sự suy giảm Lactobacillus và sự gia tăng quá mức các vi khuẩn khác sẽ gây ra tình trạng viêm âm đạo. Các vi khuẩn gây bệnh phổ biến gồm có Gardenerella vaginalis, Mycoplasma homitis, vi khuẩn kỵ khí,…
  • Viêm âm đạo do nấm men: Loại nấm phổ biến nhất gây ra viêm âm đạo là Candida, thường khu trú tại đường tiêu hóa và đường sinh dục của con người. Bệnh do loại nấm này gây nên thường khó chữa và dễ tái phát. Khi môi trường âm đạo bị thay đổi do chịu tác động từ bên trong và bên ngoài cơ thể, nấm candida sẽ có cơ hội sinh sôi và phát triển mạnh mẽ, dẫn đến hiện tượng ngứa, rát âm hộ, khí hư bột trắng,…
  • Viêm âm đạo do ký sinh trùng Trichomonas: Đây là 1 loại ký sinh trùng đơn bào, thường ký sinh ở vùng âm đạo, trong dịch tiết âm đạo và các nếp nhăn của da ở bộ phận sinh dục. Phụ nữ có thể mắc viêm âm đạo do quan hệ tình dục với nam giới bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục bởi Trichomonas. Do đó, việc điều trị viêm âm đạo do trùng roi ở nữ giới đồng thời phải áp dụng cho cả nam giới để đảm bảo cả 2 không bị tái phát dai dẳng.

Đây là 3 tác nhân chính gây viêm âm đạo

Nguyên nhân gây bệnh theo Y học cổ truyền

Khác với y học hiện đại, nguyên nhân sinh bệnh Đới hạ trong quan điểm y học cổ truyền chủ yếu do ngoại thấp và nội thấp. Trong đó:

  • Ngoại thấp: Là do các yếu tố ngoại tà, gồm phong hàn, thấp nhiệt, đàm thấp xâm phạm vào cơ thể đang bị lao thương quá độ, khiến cho khí huyết bị hao tổn. Nhưng chỉ đến khi tà khí xâm nhập đến phần bào lạc thì mới sinh ra chứng Đới hạ.
  • Nội thấp: Là do chính khí bất ổn, thể chất bị suy nhược, làm cho can kinh uất hỏa, tỳ khí suy yếu. Mà theo Sách Phó thanh chủ nữ khoa thì “Hễ tỳ khí hư, can khí uất thì sẽ sinh ra đới hạ”. Nói nôm na dễ hiểu nội sinh bệnh đới hạ là do khí huyết lục phủ ngũ tạng suy yếu, làm ảnh hưởng tới công năng của 3 tạng can, tỳ, thận. Mà 3 tạng này suy giảm thì sẽ sinh ra thấp, đi xuống mach Đới làm mạch Đới tổn thương và sinh bệnh Đới hạ.

Phác đồ điều trị viêm âm đạo nguyên nhân do nấm hiệu quả
Nguyên nhân sinh bệnh viêm âm đạo trong quan điểm YHCT chủ yếu do ngoại thấp và nội thấp

Trên thực tế, bệnh Đới hạ được phân ra thành nhiều thể, trong đó có 5 thể chính là Tỳ dương hư; Thận dương hư; Âm hư kèm thấp; thấp nhiệt hạ lưu; Thấp độc ôn kết, tương ứng với 5 nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:

  • Thể Tỳ Dương hư: Là do ăn uống không điều độ, lao lực quá độ, tình trí uất kết, gây tổn  thương tỳ vị, khiến cho vận hóa bất lợi, sinh ra thấp trệ và làm nhâm mạch tổn thương. Mạch đới từ đó mà bị ảnh hưởng, dẫn tới sản sinh đới hạ.
  • Thể thận dương hư: Là do thận dương hư hoặc do tình chí, quan hệ tình dục quá độ. Từ đó làm cho sự khí hóa bất lợi, thấp trệ nội sinh, dồn xuống mạch xung và mạch nhâm làm tổn thương nhâm mạch, dẫn đến bệnh đới hạ.
  • Thể âm hư kèm thấp: Là do bản tạng đã có sẵn âm hư, tướng hỏa vượng khiến cho âm hư càng nặng hơn, tạo điều kiện cho thấp nhiệt xâm nhập hạ tiêu. Mạch đới nhâm từ đó mà bị tổn thương và sinh ra đới hạ.
  • Thể thấp nhiệt hạ tiêu: Là do tỳ hư thấp sinh, lâu ngày hóa nhiệt, tình trí uất kết, can khí uất hóa hỏa, tà nhiệt và thấp hỗ kết ở hạ tiêu, làm tổn thương nhâm mạch và sinh ra bệnh đới hạ.
  • Thể thấp độc ôn kết: Sau kỳ kinh nguyệt hoặc sinh nở, chính khí suy yếu. Vệ sinh kém, không kiêng khem quan hệ tình dục khiến cho thấp độc xâm nhập, dẫn đến bệnh đới hạ.

bệnh bạch đới
Viêm âm đạo trong Y học cổ truyền gọi là bệnh Bạch đới

Đối tượng mắc bệnh viêm âm đạo

Nếu bạn có suy nghĩ bệnh viêm âm đạo chỉ tìm đến những phụ nữ đã quan hệ tình dục, hãy thay đổi suy nghĩ ngay. Tuấn tôi khẳng định rằng, bất kỳ phụ nữ nào cũng có khả năng bị viêm âm đạo. Ngay cả trẻ em nữ ở độ tuổi dậy thì, chưa từng sinh hoạt tình dục cũng có nguy cơ bị các bệnh phụ khoa, trong đó có viêm âm đạo.

Tuy nhiên, những người có cơ địa dễ bị dị ứng, nhạy cảm, nhiễm trùng có nguy cơ viêm nhiễm cao hơn. Ngoài ra, trẻ em gái tuổi dậy thì và phụ nữ đang trong thười kỳ sinh đẻ, quan hệ tình dục thường xuyên hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh, sau mãn kinh có mức estrogen thấp nên cũng thuộc nhóm đối tượng dễ mắc viêm âm đạo.

Ngoài ra, dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm âm đạo bao gồm:

  • Thay đổi nội tiết tố, chẳng hạn như những người liên quan đến mang thai, thuốc tránh thai hoặc mãn kinh
  • Hoạt động tình dục.
  • Bị nhiễm bệnh lây qua đường tình dục.
  • Thường xuyên sử dụng các loại thuốc, như kháng sinh và steroid.
  • Sử dụng chất diệt tinh trùng để ngừa thai.
  • Bệnh tiểu đường không được kiểm soát.
  • Sử dụng các sản phẩm vệ sinh như tắm bong bóng, xịt âm đạo hoặc khử mùi âm đạo.
  • Mặc quần áo ẩm hoặc chật, thụt rửa không đúng cách.
  • Sử dụng dụng cụ tử cung (DCTC) để ngừa thai.

Các dấu hiệu viêm âm đạo điển hình

Khi mắc bệnh, chị em sẽ có thể thấy thấy vùng kín của mình xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Ngứa đỏ và rát âm đạo: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh viêm âm đạo. Các bộ phận như âm hộ, âm đạo, môi lớn, môi bé, niêm mạc,… bị yếu tố có hại tấn công gây kích thích. Dẫn đến hiện tượng sưng đỏ, ngứa âm ỉ dai dẳng hoặc ngứa từng đợt, nhiều bựa trắng. Ở một số trường hợp còn thấy có mụn nước mọc quanh, cơn ngứa lan vào sâu bên trong.
  • Khí hư bất thường: Ra khí hư có trạng thái lạ chiếm đến 69% trường hợp viêm âm đạo. Tùy vào tác nhân gây bệnh mà dấu hiệu khí hư sẽ khác nhau. Điển hình như thể viêm do nấm gây nên, khí hư sẽ có dạng bột trắng như bã đậu, lợn cợn đóng thành mảng; nếu trùng roi gây viêm thì khí hư sẽ có bọt, loãng, màu vàng xanh; ngoài ra còn có thể xuất hiện khí hư đặc, khí hư màu trắng xám, khí hư nâu hoặc nâu đỏ,…
  • Có mùi hôi: Khi bị viêm âm đạo, vùng kín có thể xuất hiện mùi hôi tanh. Đặc biệt là lúc vừa giao hợp xong, sự phát triển và phân hủy của vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng sẽ khiến bộ phận sinh dục nữ có mùi nồng khó chịu.
  • Các dấu hiệu khác: Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như tiểu buốt, tiểu rắt, đau khi quan hệ tình dục, chảy máu âm đạo bất thường, sốt, ớn lạnh,…

Các triệu chứng của viêm âm đạo thường rất dễ nhận biết
Các triệu chứng của viêm âm đạo thường rất dễ nhận biết

Trao đổi với bác sĩ phụ khoa của nhà thuốc, chúng tôi nhận định những biểu hiện như trên là khá rõ ràng. Tuy nhiên, để xác định cụ thể tình trạng bệnh của mỗi người, đồng thời tránh nhầm lẫn với các thể bệnh khác thì chị em cần phải được thực hiện thăm khám rõ ràng, kỹ lưỡng. Không nên vì ngại ngùng mà “tự chẩn, tự chữa” khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng tới chức năng sinh sản và sinh ra các bệnh lý nguy hiểm khác như viêm nội mạc tử cung, viêm buồng trứng, viêm vòi trứng, viêm nhiễm vùng chậu… hay thậm chí là ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung…

Viêm âm đạo có biến chứng nguy hiểm không?

Với câu hỏi này, Tuấn tôi xin được trả lời rằng, hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm âm đạo đều không gây ra vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe khi được điều trị đúng cách. Ngược lại, nếu không chữa trị dứt điểm, nhiễm trùng âm đạo có thể lây lan sang các cơ quan vùng chậu khác, gây nên tình trạng viêm vùng chậu (PID). Ngoài ra, phụ nữ có âm đạo bị viêm nhiễm quá lâu sẽ tăng khả năng mắc các bệnh STD, chẳng hạn như chlamydia và bệnh lậu. 

Thêm vào đó, các vi khuẩn viêm nhiễm âm đạo có khả năng lây nhiễm tốc độ nhanh làm ảnh hưởng tới các bộ phận xung quanh. Lúc này chúng có thể gây ra nhiều bệnh lý khác như viêm lộ tuyến, viêm nhiễm buồng trứng, viêm vòi trứng, viêm phần phụ, viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung,… Đây đều là những mối đe dọa lớn tới khả năng thụ thai ở nữ giới.

Nguy hiểm hơn là bệnh có thể dẫn tới biến chứng ung thư cổ tử cung từ đó đe dọa tới tính mạng của chị em. Với những chị em bị mắc bệnh trong khi mang thai có nhiều khả năng sinh con thiếu tháng nếu nhiễm BV (viêm âm đạo do vi khuẩn). Em bé sinh non thường nhẹ cân, dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe về hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, thần kinh,… ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não sau này.

Mặt khác, một số ảnh hưởng của bệnh ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống của người bệnh như:

  • Ảnh hưởng tới tâm lý: Viêm âm đạo gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, mùi hôi, ra nhiều khí hư. Hiện tượng này khiến người bệnh có tâm lý tự ti, thiếu tự tin trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt trong đời sống “chăn gối vợ chồng”.
  • Ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình: Do tâm lý ngại gần gũi chuyện “yêu”, lâu dần khiến phụ nữ rơi vào trạng thái lãnh dục, mất cảm giác ham muốn. Điều này kéo dài làm ảnh hưởng tới chất lượng đời sống tình dục, làm rạn nứt tình cảm vợ chồng.

Do vậy, chị em không nên chủ quan với chứng bệnh phụ khoa này mà cần chủ động thăm khám chữa trị càng sớm càng tốt.

Chẩn đoán bệnh viêm phụ khoa

Điều quan trọng để bảo vệ đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ chính là phát hiện sớm và điều trị hiệu quả, ngăn chặn bệnh tiến triển xấu. Nhưng muốn làm được vậy, trước tiên chị em cần được chẩn đoán chính xác tình trạng vùng kín của mình khi có các dấu hiệu của bệnh phụ khoa. Nhìn chung, bên cạnh việc xác định các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ phụ khoa sẽ tiến hành:

  • Kiểm tra vùng âm đạo bằng dụng cụ y tế chuyên dụng: Cụ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng 1 mỏ vịt chuyên biệt để mở rộng âm đạo và quan sát, từ đó có thể đánh giá sơ bộ được mức độ viêm nhiễm phụ khoa.
  • Xét nghiệm dịch tiết âm đạo: Bác sĩ sẽ sử dụng 1 phần dịch tiết lấy từ âm đạo của bệnh nhân đem đi soi dưới kính hiển vi nhằm xác định loại vi khuẩn, nấm hay các kí sinh gây bệnh. Từ đó hỗ trợ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân bị viêm âm đạo.

Phương pháp xét nghiệm nổi mề đay
Chẩn đoán bệnh sớm ngay từ khi có các dấu hiệu ban đầu để tìm ra giải pháp điều trị kịp thời

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm âm đạo hiện nay dựa trên các tiêu chí của Amsel. Chị em sẽ bị chẩn đoán mắc bệnh lý phụ khoa này nếu có ít nhất ¾ dấu hiệu sau:

  • Khí hư ra nhiều.
  • Độ pH âm đạo > 4,5
  • Soi tươi phát hiện tế bào âm đạo có vi khuẩn Clue cells
  • Test Sniff dương tính (+).

Viêm âm đạo dùng thuốc gì?

Đới hạ tùy thuộc vào tính chất và cách biểu hiện mà phân ra nhiều bệnh chứng khác nhau. Mỗi bệnh chứng lại có các thể bệnh lâm sàng khác nhau. Mặc dù vậy, các triệu chứng bệnh lý cũng như cơ sở lý luận cho việc điều trị lại tương tự nhau. Vì vậy, bệnh viêm âm đạo hay Đới hạ trong YHCT có thể được điều trị bởi nhiều loại thuốc, bài thuốc khác nhau.

Có rất nhiều thuốc chữa viêm âm đạo, bao gồm cả Tây và Đông y
Điều trị viêm âm đạo bằng thuốc

Trong phạm vi một bài viết blog sẽ không thể nào trình bày được hết được. Vì vậy, ở đây tôi chỉ ra một số mẹo dân gian, bài thuốc Đông y và các loại thuốc tân dược thường được dùng để điều trị một số bệnh chứng để các chị, các mẹ tham khảo. Muốn biết rõ hơn thì thời gian tới, tôi sẽ dành thời gian biên soạn bài viết nói về các loại thuốc điều trị viêm âm đạo, tổng hợp đầy đủ các loại Tây y, mẹo dân gian được sử dụng phổ biến trong y học hiện nay.

Tuy nhiên, về nguyên tắc, muốn điều trị hiệu quả thì tôi đã nói nhiều rồi, phải thăm khám, xem xét biểu hiện lâm sàng, thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán bệnh cụ thể, rõ ràng. Lúc đó mới có thể đưa ra phương thuốc chữa bệnh phù hợp, hiệu quả.

Chữa viêm âm đạo bằng thuốc dân gian

Vì sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghề y, được tiếp cận với y thuật khá sớm nên tôi biết được khá nhiều thảo dược, bài thuốc quý trong Y học cổ. Bao gồm cả những bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu nghiệm.

Đối với bệnh viêm âm đạo, tôi vẫn khuyến khích các chị, các mẹ sử dụng một số mẹo sau. Vừa đơn giản, dễ làm, vừa không tốn kém chi phí mà lại có tác dụng khá tốt trong việc hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ngứa rát, ra dịch nhầy.

  • Bài thuốc từ lá trầu không: Lá trầu không có tác dụng triệt tiêu ổ viêm, kháng khuẩn rất tốt. Chị em áp dụng bằng cách rửa sạch và vò nát 1 nắm lá trầu tươi, cho thêm 1 ít muối trắng rồi đun sôi cùng nước sạch. Cuối cùng là dùng nước này để xông hơi hoặc rửa ráy vùng kín khi nước nguội.

Dùng mẹo dân gian để vệ sinh âm đạo, giúp cải thiện triệu chứng ngứa ngáy
Dùng mẹo dân gian để vệ sinh âm đạo, giúp cải thiện triệu chứng ngứa ngáy

  • Chữa viêm âm đạo bằng tỏi: Trong tỏi có chứa các thành phần hóa học hoạt động như chất kháng sinh tự nhiên, giúp ức chế và tiêu diệt nhanh chóng các vi khuẩn, kí sinh gây viêm. Người bệnh có thể bổ sung nhiều tỏi vào thực đơn hằng ngày hoặc uống trực tiếp nước ép tỏi để giảm viêm.
  • Lá ngải cứu chữa viêm âm đạo: Người bệnh rửa sạch 1 nắm lá ngải cứu rồi đun sôi với 1 lít nước sạch trong khoảng 15 phút. Sau đó tắt bếp cho nước nguội bớt và mang đi xông hơi vùng kín cho đến khi nước nguội hẳn. Chú ý giữ khoảng cách để không bị bỏng hơi.

Điều trị viêm âm đạo bằng thuốc Tây y

Các loại thuốc tây y điều trị sẽ tập trung vào việc ức chế sự phát triển của sinh vật gây bệnh, chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa rát tại chỗ. Viêm âm đạo uống thuốc gì, thì trên thực tế sẽ cần phải căn cứ vào kết quả thăm khám, xác định mức độ viêm nhiễm của từng người. Thông thường thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng 3 nhóm thuốc sau:

  • Thuốc đặt âm đạo: Viêm đặt âm đạo có thể được bào chế dưới dạng viên nén cứng, viên dạng trứng mềm,… Khi sử dụng dạng thuốc này, chị em nên chú ý không quan hệ tình dục trong suốt thời gian đặt thuốc, hạn chế vận động và tránh dùng trong kỳ kinh nguyệt. Một số loại thuốc đặt thường dùng có Mycogynax, Polygynax, Neo Tergynan, Metromicon, Sadetabs,…
  • Thuốc dạng gel bôi: Loại thuốc này tạo thành một lớp bảo vệ da ngăn chặn các mô bị khô, giúp giảm ngứa rát, sưng viêm… do viêm âm đạo gây ra. Một số loại thuốc phổ biến gồm Clindamycin (Cleocin), Clotrimazol, Clindamycin,…
  • Thuốc uống: Thuốc uống có thể là thuốc kháng sinh viên nén được kê dựa trên loại vi khuẩn, nấm gây bệnh hoặc kết hợp thuốc bổ sung estrogen nhằm cân bằng nội tiết tố ở nữ giới. Ví dụ như, bệnh do nấm Candida, loại thuốc uống được kê đơn là Itraconazole hoặc Fluconazole; chữa viêm do trùng roi Trichomoniasis thì sẽ dùng thuốc uống Metronidazol hay Tinidazole; hoặc thuốc viên uống metronidazole thường được chỉ định cho trường hợp viêm do tạp khuẩn,…

lưu ý dùng thuốc đặt phụ khoa
Những lưu ý khi sử dụng thuốc chữa viêm âm đạo

Cần lưu ý việc điều trị bằng thuốc phải có sự kê đơn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa do nếu lạm dụng sẽ dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, kháng kháng sinh. Ngoài ra, sử dụng thuốc kháng sinh sai cách có thể khiến các vi khuẩn có lợi đồng thời bị tiêu diệt cùng với nấm và vi sinh vật có hại, khiến âm đạo càng bị mất cân bằng độ pH tự nhiên, dẫn đến bệnh dễ tái phát dai dẳng.

Chữa viêm âm đạo an toàn bằng Đông y

Chữa bệnh bằng thuốc Tây gây nên nhiều tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Để giải quyết vấn đề này, chị em hoàn toàn có thể lựa chọn điều trị viêm âm đạo bằng Đông y. 

Dưới góc nhìn của Đông y, viêm âm đạo hình thành do những tổn thương trong sinh lý và sự tác động của vi khuẩn hiếu khí, ký sinh trùng gây tổn thương ở tâm, can, tỳ, thận. Điều này làm tác động xấu tới 2 mạch xung – nhâm, sinh ra viêm nhiễm. 

Theo đó, để chữa trị tận gốc bệnh lý này, Đông y thường chữa theo cơ chế trị nấm và vi khuẩn tận gốc, tập trung đẩy lùi nguồn gốc gây bệnh, nghĩa là tập trung vào sát trùng, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, nấm men, ký sinh trùng,…) tại vị trí bị tổn thương. Trong quá trình điều trị kết hợp thông kinh hoạt lạc, nâng cao sức đề kháng cho người bệnh, từ đó giúp hồi phục sức khỏe mà không lo bệnh tái phát.

Điều quan trọng, Đông y chủ trị bằng thảo dược, thành phần có trong bài thuốc đều là những thảo dược tự nhiên, an toàn cho sức khỏe và tuyệt đối không gây tác dụng phụ. Tất cả các dược liệu dạng uống không chỉ giúp cải thiện tình trạng viêm mà còn tốt cho sức khỏe. Một số vị thuốc Đông y thường dùng như: Cây trinh nữ hoàng cung, ích mẫu, lá trầu không, ngải cứu,…

Tùy từng mức độ, bác sĩ Đông y sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc uống, thuốc ngâm rửa hoặc kết hợp cả hai để mang lại hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở Đông y khám chữa bệnh, nhưng không phải địa chỉ nào cũng an toàn và đảm bảo kinh nghiệm điều trị. Các chị em nên lựa chọn nhà thuốc uy tín để khám chữa bệnh bằng đúng thuốc chữa viêm âm đạo do lương y giỏi chỉ định.

Cách phòng tránh viêm âm đạo

Viêm âm đạo rất dễ xảy ra và tái phát dai dẳng nếu phụ nữ không chú ý bảo vệ cơ thể cũng như khu vực vùng kín. Điều quan trọng là chị em phụ nữ phải điều chỉnh cân bằng được pH âm đạo, hạn chế những tác động tiêu cực đến bộ phận này. Do vậy, việc chú ý các thói quen hằng ngày có ý nghĩa quan trọng giúp nữ giới có thể phòng tránh tối đa khả năng mắc bệnh. Theo đó, các chị em cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt, thai nghén, hậu sản, trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Chú ý không thụt rửa sâu trong âm đạo cũng như cần hạn chế sử dụng các dung dịch tẩy rửa mạnh khiến âm đạo dễ bị kích ứng.
  • Không sử dụng nước chứa nhiều vi sinh vật như nước ao hồ, sông suối để tắm rửa.
  • Mặc quần áo, đồ lót thoáng mát, khô ráo sạch sẽ, dễ thấm hút mồ hôi, tránh để tình trạng ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, nhất là rượu do chúng có thể khiến vùng kín của chị em phụ nữ bị tăng nhiệt độ, dẫn đến ẩm ướt, nhạy cảm, sinh vật có hại dễ xâm nhập gây viêm.
  • Tránh dung nạp nhiều hải sản, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đường,… Các loại thực phẩm này khiến cơ quan nội tạng bị tích tụ chất độc, nước tiểu đậm màu, hậu môn nóng rát, tạo môi trường lý tưởng cho sinh vật gây viêm khu trú và sinh sôi mạnh mẽ.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ cũng như thăm khám càng sớm càng tốt khi nhận thấy có các triệu chứng của bệnh, giúp phòng tránh và khắc phục sớm các bệnh phụ khoa.

Viêm âm đạo là căn bệnh khó chữa, nếu chị em không sớm điều trị sẽ phải đối diện với nguy cơ vô sinh, mầm mống gây thêm nhiều bệnh phụ khoa khác. Nếu chị em còn bất kỳ thắc mắc nào, có thể inbox vào trang facebook cá nhân Đỗ Minh Tuấn, tôi sẽ cố gắng giải đáp tất cả trong giới hạn kiến thức của mình.

Trò chuyện ngay - hoàn toàn miễn phí - cam kết bảo mật

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi