Viêm Mũi Xuất Tiết

Viêm mũi xuất tiết là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào? là câu hỏi mà nhiều bà con thắc mắc. Vậy nên tôi đã biên soạn nội dung bài viết dưới đây để cung cấp cho bà con tất cả những thông tin về dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây bệnh và các phương pháp điều trị viêm mũi xuất tiết hiệu quả nhất. Nếu bà con đang quan tâm đến bệnh lý này thì hãy tham khảo bài viết để chủ động phòng bệnh. 

Bà con cần biết viêm mũi xuất tiết là gì? Triệu chứng bệnh ra sao? 

Theo tài liệu y khoa tôi nghiên cứu, viêm mũi xuất tiết hay còn được gọi là viêm mũi xung huyết, là tình trạng xuất hiện nhiều dịch nhầy trong niêm mạc mũi và họng khi người bệnh bị viêm mũi họng cấp, viêm xoang, viêm mũi dị ứng hoặc cúm. Viêm mũi xuất tiết thường nhận biết bởi tình trạng sung huyết lan tỏa và phù nề niêm mạc mũi. 

Các triệu chứng viêm mũi xuất tiết khá giống với triệu chứng viêm mũi dị ứng nhưng tình trạng chảy dịch còn xuất hiện ở cả họng và điều này khiến bà con thấy mệt mỏi, khó chịu hơn. Viêm mũi xuất tiết khiến niêm mạc mũi dày hơn, cuốn dưới phì to, tuyến nhầy hoạt động quá mức và có thể gây ra nhiều biến chứng cho các cơ quan khác nếu không có hướng điều trị phù hợp. 

Viêm mũi dị ứng xuất tiết là gì?
Viêm mũi dị ứng xuất tiết là gì?

Nhiều người thường mắc viêm mũi xuất tiết vào mùa xuân hay các thời điểm giao mùa từ mùa nóng sang mùa lạnh. Bệnh thường có triệu chứng đặc trưng là sổ mũi, hắt hơi, xung huyết lan tỏa, đôi khi xuất hiện bầm tím ở quanh mũi. Các dấu hiện thường viêm mũi xuất tiết thấy rõ như: 

  • Cổ họng đau, khô và rát: Khi bị viêm mũi xuất tiết, lượng chất nhầy bên trong niêm mạc mũi giảm sản xuất khiến cổ họng khô rát, hơi đau và khó chịu. Bà con sẽ uống nước nhiều hơn, đặc biệt thèm nước đá để giảm cảm giác ngứa rát họng. 
  • Ho khan, khàn tiếng: Dịch tiết kích thích vào các niêm mạc họng tạo điều kiện cho virus phát triển làm tình trạng đau họng khàn tiếng nặng hơn. Nếu tình trạng này không nhanh chóng điều trị có thể mất tiếng tạm thời do khàn giọng đau rát không nói chuyện được. 
  • Niêm mạc mũi, họng sung huyết, đỏ: Bà con có thể nhìn thấy rõ tình trạng niêm mạc họng sưng đỏ khi soi gương. Khi nội soi sẽ thấy tình trạng niêm mạc họng sưng rõ hơn tại trụ trước, sau và thành sau họng, cuống mũi,… 
  • Triệu chứng toàn thân: Bà con khi mắc bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, khó ăn, khó chịu, khó ngủ trằn trọc, ốm sốt thường xuyên khiến sức khỏe suy giảm nhanh chóng. 

Do các triệu chứng viêm mũi dị ứng xuất tiết giống với các bệnh lý hô hấp hoặc cảm cúm sốt thường vì vậy bà con rất ít người phân biệt được hoặc phát hiện ra. Bà con cần lưu ý khi thấy các triệu chứng xung huyết kéo dài lâu ngày cộng với tình trạng ốm sốt liên miên thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và có hướng điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây viêm mũi họng xuất tiết là gì?

Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi xuất tiết có thể do tác nhân dị ứng từ bên ngoài hoặc cũng có thể liên quan tới các vấn đề nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Đặc biệt với những ai có hệ miễn dịch kém thì việc thay đổi thời tiết đột ngột cũng là nguyên nhân khiến người bệnh không thể lường trước được. Một số nguyên nhân chính gây bệnh bao gồm:

  • Vi khuẩn, virus: Các loại virus và vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp làm suy giảm sức đề kháng khiến người bệnh dễ mắc phải bệnh viêm mũi dị ứng xuất tiết và một số bệnh lý khác.
  • Môi trường và thời tiết: Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất độc hại,… hoặc thay đổi thời tiết đột ngột cũng là nguyên nhân gây ra bệnh. 
  • Tác nhân dị ứng: Phấn hoa, lông động vật, khói thuốc lá, mò hoặc mạt gà, nấm mốc,… đều là những tác nhân có thể kích hoạt bệnh, đặc biệt ở những người có cơ địa nhạy cảm.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống không hợp lý, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đường muối, chất kích thích cũng làm gia tăng tỷ lệ mắc viêm mũi xuất tiết. 

Viêm mũi xuất tiết

Viêm mũi xuất tiết có nguy hiểm không? 

Viêm mũi xuất tiết ở mức độ cấp tính sẽ không gây ra quá nhiều nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh. Các triệu chứng chủ yếu ảnh hưởng tới tâm lý và sinh hoạt của người bệnh. Thế nhưng nếu bà con chủ quan, không điều trị kịp thời để tình trạng bệnh kéo dài, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus phát triển, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, phức tạp và khó điều trị dứt điểm. Những biến chứng người bệnh có thể gặp bao gồm: 

  • Làm tăng các bệnh lý liên quan tới tai – mũi – họng: Các cơ quan này có mối liên hệ tới nhau, do vậy mà khi một cơ quan bị bệnh cũng làm ảnh hưởng tới các cơ quan còn lại và gây ra nhiều biến chứng liên quan. Một số bệnh lý mà người bệnh có thể mắc phải nếu không điều trị viêm mũi xuất tiết kịp thời như viêm tai giữa, các bệnh lý hô hấp bội nhiễm, viêm mũi xoang xuất tiết phù nề, viêm mũi họng xuất tiết bội nhiễm, viêm amidan, suy giảm thính lực, hen suyễn,… 
  • Các biến chứng về mắt: Các dây thần kinh ở mũi và mắt rất gần nhau, do đó những ảnh hưởng tại mũi có thể dẫn tới những biến chứng mắt khiến thị lực giảm sút và gây ra các bệnh lý như viêm tuyến lệ, viêm kết mạc mắt, áp xe mắt, thậm chí mù lòa. 
  • Biến chứng não bộ: Khi bệnh viêm mũi xuất tiết ở trạng trạng bội nhiễm nặng khiến các vi khuẩn, virus ngày càng lan rộng, ăn sâu lên não và gây ra biến chứng nhiễm trùng não, áp xe não… vô cùng nguy hiểm.
Viêm mũi dị ứng xuất tiết là gì?
Viêm mũi dị ứng xuất tiết là gì? Có biến chứng nguy hiểm không?

Bà con cần đặc biệt lưu ý, những người có cơ địa yếu như trẻ em, người già, phụ nữ có thai, bệnh sẽ tiến triển nhanh chóng vì hệ miễn dịch yếu không đủ để ngăn chặn các vi khuẩn và virus. Bệnh thường được phát hiện và điều trị ở thời điểm khá muộn khiến các triệu chứng bệnh thêm nặng, lâu dần làm cho sức khỏe suy giảm trầm trọng hơn. 

Chính vì thế, khi gặp phải các dấu hiệu của bệnh, bà con cần thăm khám và có phương pháp điều trị bệnh hợp lý để tránh các biến chứng có thể xảy ra. Bản thân tôi đã có hơn 20 năm kinh nghiệm thăm khám và điều trị bệnh viêm mũi xuất tiết nên bà con có thể liên hệ cho tôi để được tư vấn cụ thể. Trang facebook cá nhân của tôi là Lương y Đỗ Minh Tuấn, bà con cứ liên hệ qua đó, tôi sẽ sắp xếp thời gian trả lời mọi người.

Các phương pháp điều trị viêm mũi xuất tiết bà con có thể tham khảo

Trước tiên, để điều trị viêm mũi xuất tiết, bà con cần nhanh chóng tới bệnh viện để xét nghiệm xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới có thể đưa ra phương pháp đẩy lùi bệnh hiệu quả. Dưới đây Tuấn tôi sẽ giới thiệu một số biện pháp điều trị người bệnh có thể tham khảo gồm:

Các mẹo dân gian trị viêm mũi xuất tiết tại nhà 

Để điều trị bệnh viêm mũi xuất tiết, bà con có thể áp dụng một số mẹo như sau:

  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý: Bà con nghiêng đầu 45 độ, xịt nước muối sinh lý trực tiếp vào bên mũi phía trên rồi để nước tự chảy ra ngoài sang cánh mũi bên kia. Làm tương tự với bên mũi còn lại. Thực hiện thao tác này mỗi ngày giúp rửa trôi bụi bẩn, vi khuẩn tồn đọng và đẩy dịch nhầy ra ngoài nhanh hơn. Nếu trẻ em, trẻ sơ sinh bị viêm mũi xuất tiết thì mẹ có thể nhỏ mũi bằng nước muối thay vì rửa mũi. 
  • Tỏi và mật ong trị viêm mũi xuất tiết: Dùng tỏi với mật ong: bà con dùng 1 củ tỏi, bóc vỏ, rửa sạch và giã nát, ép lấy nước cốt. Hòa nước cốt tỏi với mật ong theo tỷ lệ 1:1. Dùng tăm bông hoặc bông gòn nhúng vào dung dịch tỏi mật ong bôi, nhỏ vào trong hốc mũi. Để yên trong 5 phút rồi rửa sạch lại với nước và xì sạch mũi. Bà con kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày để cải thiện các triệu chứng bệnh viêm mũi xuất tiết. 
  • Xông hơi trị viêm mũi xuất tiết: Đây là phương pháp tận dụng tinh dầu của các loại thảo dược và hơi nóng của nước để sát khuẩn, làm sạch vùng mũi họng bị viêm, đồng thời hỗ trợ điều trị, cải thiện các triệu chứng bệnh. Bà con có thể dùng tinh dầu tràm, bạc hà hoặc các loại lá như kinh giới, trầu không, bạc hà, tía tô… để xông mũi họng mỗi ngày. 

Viêm mũi dị ứng xuất tiết

Khi thực hiện phương pháp xông mũi, bà con cần lưu ý thực hiện các thao tác này đúng kỹ thuật để tránh gây bỏng hơi nước. Kiên trì thực hiện biện pháp này vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện các triệu chứng và giấc ngủ ngon hơn. 

Mặc dù các mẹo dân gian chữa viêm mũi xuất tiết giúp hỗ trợ và cải thiện các triệu chứng hiệu quả nhưng không thể điều trị bệnh tận gốc, không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Do vậy, trong trường hợp bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính, bệnh ở mức độ nặng, bà con nên tới cơ sở y tế thăm khám để có phác đồ điều trị hiệu quả ngăn ngừa biến chứng. 

Thuốc trị viêm mũi họng xuất tiết

Tây y là phương pháp mà nhiều người bệnh thường lựa chọn bởi sự tiện lợi và cho hiệu quả nhanh. Tây y có phương pháp dùng thuốc và cả không dùng thuốc để chữa bệnh viêm mũi xuất tiết. Tùy vào mức độ, khả năng đáp ứng cũng như thể trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định, kê đơn đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Viêm mũi họng xuất tiết dùng thuốc gì?

Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định để điều trị viêm mũi xuất tiết là: 

  • Thuốc kháng Histamin: Loratadin, Desloratadin, Cetirizin… Nhóm thuốc này có khả năng ức chế hoạt tính và ngăn chặn quá trình giải phóng Histamin. Từ đó làm giảm các phản ứng dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, chảy dịch nhiều, giảm khó chịu cho người bệnh. 
  • Thuốc chống viêm chứa Corticoid: Thông thường, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc nhỏ hoặc xịt chứa corticoid như polydexa, collydexa, flixonase… Các loại thuốc này giúp chống nhiễm khuẩn, kháng viêm và cải thiện tình trạng dị ứng. Với những trường hợp viêm nhiễm nặng, bác sĩ có thể kết hợp thêm thuốc chống viêm dạng uống như Dexamethason, Prednisolon…
  • Thuốc co mạch, chống sung huyết: Napthasolin 0,5%, Ephedrin 1%, Xylometazolin, Naphazolin… có tác dụng giảm tình trạng phù nề, xung huyết niêm mạc mũi, họng, cải thiện tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi,… 
viêm mũi dị ứng xuất tiết là gì
Viêm mũi dị ứng xuất tiết là gì? Phương pháp điều trị bằng Tây y

Bà con cần lưu ý là các loại thuốc trị viêm mũi xuất tiết này chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được lạm dụng hoặc tự ý sử dụng để tránh gây ra tác dụng phụ nguy hiểm, tình trạng nhờn thuốc làm giảm hiệu quả chữa bệnh của thuốc, khiến bệnh nặng và khó điều trị hơn. 

Phương pháp không dùng thuốc

Phương pháp không dùng thuốc điều trị viêm mũi xuất tiết là gì? Đây là những phương pháp vật lý, kỹ thuật hiện đại và không cần dùng thuốc mà sẽ tác động trực tiếp vào vùng bệnh nhằm cải thiện các triệu chứng bên ngoài. Tùy vào tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ chỉ định thêm một số phương pháp sau: 

  • Chiếu tia sóng ngắn vào vùng mũi
  • Điện di dung dịch Novocain 5%
  • Sử dụng khí dung trị viêm mũi xuất tiết
  • Khi tất cả các phương pháp trên không có hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định đốt cuốn mũi dưới bằng cote điện 

Các phương pháp trị liệu này sử dụng các thiết bị hiện đại, tác động trực tiếp vào vùng niêm mạc tổn thương, giúp cải thiện triệu chứng bệnh nhanh chóng. Mặc dù phương pháp này hiệu quả nhưng lại chi phí điều trị khá cao và dễ gặp phải rủi ro, đặc biệt là lựa chọn cơ sở điều trị và bác sĩ không uy tín. 

Chữa viêm mũi xuất tiết bằng thuốc Nam

Theo kinh nghiệm của tôi, bệnh viêm mũi xuất tiết hình thành do hư hỏa, phong nhiệt, hàn tà xâm nhập vào làm tổn thương phế khí và khiến khí huyết không lưu thông. Bên cạnh đó, thận tỳ hư, can hỏa cũng là nguyên nhân gây bệnh, khiến bệnh nặng, khó điều trị hơn.

Nguyên tắc điều trị bệnh theo đông y là:

  • Khu phong, tán hàn, thanh nhiệt, giải độc
  • Cân bằng âm dương, phục hồi và nâng cao chức năng tạng phủ, loại bỏ căn nguyên gây bệnh bên trong
  • Phục hồi chức năng niêm mạc, tăng cường lưu thông khí huyết, bồi bổ tạng phủ và tăng sức đề kháng.

Hy vọng những thông tin trên đã giải thích cho bà con hiểu rõ hơn về bệnh viêm mũi xuất tiết. Ngoài ra, trong quá trình chữa viêm mũi xuất tiết, hay bất cứ một bệnh lý nào khác, bà con có những câu hỏi cần được tư vấn thêm, hãy đặt câu hỏi cho tôi qua trang blog này hoặc nhắn tin đến trang Fanpage cá nhân Đỗ Minh Tuấn hay liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 0984 650 816, tôi sẽ giải đáp chi tiết, cụ thể. 

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi