Gai Cột Sống
Gai cột sống là bệnh lý xương khớp khiến người bệnh cử động khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và công việc. Tuy nhiên hầu hết người bệnh đều chủ quan, không hiểu rõ về bệnh khiến việc điều trị khó khăn.
Gai cột sống là gì?
Gai cột sống hay gai đốt sống có tên tiếng anh là Osteophyte bệnh lý gia tăng theo độ tuổi, quá trình lão hóa của cột sống. Đây là những mấu xương mọc ra ở đốt sống thường tròn, nhắn ở đầu, xuất hiện ở mặt trước, 2 bên đốt sống.
Sự xuất hiện của gai xương là kết quả của quá trình sửa chữa, bù đắp tổn thương tại cột sống, dây chằng khi cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa.
Gai xương có thể đạt chiều dài đến vài milimet, kích thước sẽ tăng theo tiến triển của bệnh. Vị trí mọc gai xương phổ biến là gai đốt sống cổ và gai cột sống thắt lưng.
Nguyên nhân gây bệnh
Gai cột sống hình thành do nhiều yếu tố, phổ biến nhất là:
- Do quá trình thoái hóa, lão hóa: Nguyên nhân khiến gai xương hình thành chủ yếu do quá trình lão hóa, thoái hóa cột sống. Lúc này các bao xơ đĩa đệm bị mất nước và độ ẩm, dây chằng lỏng lẻo, bao xơ bị nứt khiến quá trình ma sát, bào mòn diễn ra, cùng với nỗ lực sửa chữa của cơ thể mà hình thành các khối xương.
- Viêm cột sống mãn tính: Cột sống bị viêm khiến đĩa đệm bị hư hại, quá trình này khiến cấu trúc cột sống thiếu vững chắc, để cải thiện cơ thể sẽ kích thích khối xương ở 2 bên mọc ra.
- Chấn thương: Cột sống bị chấn thương trong quá trình lao động, tai nạn, chơi thể thao. Lúc này cơ thể có cơ chế tự phục hồi bằng cách tăng hàm lượng canxi tại vị trí tổn thương từ đó vô tình làm gai xương xuất hiện.
- Tính chất công việc, thói quen xấu: Các công việc nặng nhọc, ngồi lâu, sai tư thế trong thời gian dài sẽ tạo áp lực lớn cho cột sống...
Đối tượng
Theo thống kê từ EMedicine - Kho kiến thức y tế lâm sàng trực tuyến thuộc WebMD khoảng 80% người bị gai cột sống thuộc độ tuổi trên 40, nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.
Bệnh thường gặp ở các đối tượng:
- Người thường xuyên lao động nặng khuân vác vật khiến áp lực cột sống tăng cao
- Những người từng bị chấn thương tại vùng đốt sống cổ, cột sống thắng lưng
- Người bị thừa cân béo phì
- Những người có lối sống không lành mạnh thường sử dụng rượu bia, thuốc lá
Triệu chứng
Gai cột sống thường có triệu chứng không rõ ràng ở giai đoạn đầu chỉ khi gai phát triển đến kích thước nhất định gây đau, chèn ép dây thần kinh người bệnh mới thăm khám. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của bệnh bạn có thể theo dõi, nhận biết:
- Đau vùng cột sống: Tại cổ hay thắt lưng bị gai xương biểu hiện đầu tiên mà người bệnh cảm nhận được chính là những cơn đau. Tùy vào giai đoạn bệnh mà mức độ đau có thể âm ỉ, đau dữ dội, hay đau buốt kèm các triệu chứng khác.
- Tê bì tay chân: Nếu bị gai đốt sống cổ người bệnh sẽ thấy cơn đau lan qua vai xuống cánh tay, tê bì, châm chích như kiến bò. Nếu bị gai cột sống thắt lưng vùng mông, chân sẽ có cảm giác tê bì tương tự.
- Hạn chế cử động: Người bệnh có thể gặp tình trạng khó khăn khi cầm nắm vật, khó đi lại do dây thần kinh bị chèn ép.
- Các biểu hiện khác: Rối loạn dây thần kinh thực vật, mất cảm giác, tụt huyết áp, mất ngủ, mệt mỏi...
Gai cột sống có nguy hiểm không?
Gai cột sống là bệnh lý nguy hiểm bởi không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống và công việc, để kéo dài bệnh sẽ biến chứng gây liệt. Sau đây là những vấn đề mà người bệnh có thể đối mặt nếu không can thiệp, chữa trị kịp thời:
- Tổn thương dây thần kinh tọa: Gai xương thường ở mặt trước và 2 bên rìa nên dễ chèn ép dây thần kinh điển hình là dây thần kinh tọa. Điều này không chỉ gây đau đớn, ảnh hưởng đến vận động mà nghiêm trọng hơn là teo cơ, rối loạn tiểu tiện, rối loạn cảm giác.
- Thay đổi huyết áp: Trường hợp bệnh nhân bị gai cột sống gây rối loạn dây thần kinh thực vật nguy cơ bị tăng - giảm huyết áp đột ngột sẽ xảy ra. Điều này sẽ dẫn đến những rối loạn về hệ hô hấp, tim mạch
- Thoát vị đĩa đệm: Một biến chứng khác mà bệnh nhân gai cột sống có thể gặp phải chính là thoát vị đĩa đệm. Gai xương phát triển lớn có thể gây rách bao xơ đĩa đệm khiến nhân nhầy thoát ra ngoài. Về lâu dài có thể dẫn đến biến dạng, mất hoàn toàn khả năng vận động.
- Tàn phế: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất với bệnh nhân gai cột sống. Khi gai chèn ép đến rễ dây thần kinh, tủy sống lâu dần dịch bôi trơn, dinh dưỡng, máu không bơm đến vùng này dẫn đến mất chức năng vận động, bại liệt.
Chẩn đoán gai cột sống
Với bệnh gai cột sống để phát hiện bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp chẩn đoán sau:
- Chụp Xquang: Giúp xác định vị trí tổn thương một cách chính xác, hình ảnh cột sống, gai xương được hiển thị rõ trên phim chụp.
- Chụp CT scan: Thông qua phương pháp này bác sĩ sẽ thấy rõ cấu trúc xương sống, mức độ chèn ép dây thần kinh.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Giúp xác định tổn thương của đĩa sụn, sự chèn ép của dây thần kinh, mô mềm, dây chằng bị ảnh hưởng.
- Xét nghiệm điện học: Giúp đánh giá được quá trình dẫn truyền của dây thần kinh, sự đáp ứng tín hiệu của cơ nhờ vậy xác định được mức độ tổn thương ở dây thần kinh.
- Xét nghiệm máu: Thông qua xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân gây gai cột sống do viêm hay các tình trạng khác.
Gai cột sống có chữa được không?
Với những người cao tuổi bị gai cột sống thì đây là quá trình lão hóa tự nhiên chính vì vậy khả năng chữa khỏi là không thể. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách bệnh sẽ được kiểm soát, giảm nguy cơ tái phát, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống.
Ngoài áp dụng các phương pháp điều trị, chỉ dẫn của bác sĩ thì người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng đặc biệt là tập luyện thể dục thể thao để hỗ trợ, phòng ngừa tái phát.
Giải pháp điều trị bệnh
Để kiểm soát các triệu chứng bệnh, một trong những phương pháp điều trị dưới đây đã và đang được bệnh nhân áp dụng.
Bài thuốc dân gian chữa gai cột sống
Trong dân gian từ xa xưa đã lưu truyền nhiều mẹo chữa gai cột sống tại nhà. Hiện nhiều phương pháp vẫn được lưu truyền, áp dụng. Những cách được biết đến nhiều nhất là:
- Dùng hạt đười ươi: Lấy 20 hạt đười ươi đem ngâm nước ấm khoảng 20 tiếng. Khi hạt mềm lấy ra bóc bỏ vỏ giữ lại phần cơm như cùi nhãn. Cho cơm hạt đười ươi vào cốc thêm đường, nước khuấy tan rồi uống.
- Ngải cứu rang muối: Chuẩn bị 1 nắm ngải cứu rửa sạch giã nát sau đó cho vào chảo, thêm 2 thìa cà phê muối hạt rang nóng, thơm. Đổ ra miếng vải sạch bọc lại chườm lên vùng cổ hoặc thắt lưng bị gai tầm 15-20 phút.
- Lá lốt: Dùng lá lốt tươi rửa sạch, cho vào ấm thêm nước vào đun sôi khoảng 10 phút. Chia nước lá lốt làm 2 phần uống trong ngày.
Sử dụng thuốc tây y
Để giảm nhanh cơn đau và triệu chứng bệnh dùng thuốc tây y chính là sự lựa chọn hàng đầu của bệnh nhân. Sau thăm khám bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh mà kê đơn thuốc phù hợp. Các loại thuốc thường được dùng gồm có:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol
- Thuốc kháng viêm nhóm không steroid: Ibuprofen, Diclofenac, Celecoxib...
- Nhóm thuốc giãn cơ: Tolperisone, Eperisone
- Vitamin nhóm B
Phẫu thuật chữa gai cột sống
Với sự phát triển của công nghệ, máy móc phẫu thuật hiện là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cao. Tỉ lệ thành công của phẫu thuật lên tới 85%. Tuy nhiên đây không phải là phương pháp được bác sĩ khuyến khích.
Trên thực tế phẫu thuật chỉ được yêu cầu khi bệnh nhân không đáp ứng các loại thuốc điều trị, gai chèn ép vào rễ dây thần kinh, biến dạng, teo cơ.
Các phương pháp phẫu thuật gai cột sống được thực hiện gồm:
- Mổ hở
- Mổ nội soi
- Cố định cột sống thắt lưng
- Phương pháp dùng tia laser
- Phương pháp bắt vít qua da
Thuốc đông y chữa gai cột sống
Nền y học cổ truyền nước ta lưu trữ rất nhiều bài thuốc quý, hiệu quả cao trong điều trị bệnh từ cấp đến mãn tính. Các bài thuốc được tạo ra từ thảo dược tự nhiên, cơ chế điều trị vào gốc bệnh phù hợp với nhiều đối tượng. Một số bài thuốc bạn có thể tham khảo gồm:
- Bài thuốc thể hàn ngưng huyết ứ
Gồm các dược liệu: Sinh địa, xích thược, uy linh tiên, tàm sa, đương quy, tần giao, quế chi, kỳ xà, chế phụ tử
- Bài thuốc thể phong thấp ứ huyết
Chứa các vị thuốc: Uy linh tiên, xương truật, hồng hoa, ngưu tất, huyền hồ, quế chi, một dược, đương quy
- Bài thuốc thể hàn thấp
Gồm các vị thuốc: Tần giao, phòng kỷ, tang ký sinh, xuyên ô, ngũ gia bì, thảo ô, tỳ giải, độc hoạt, khương hoạt...
Lời khuyên phòng ngừa bệnh
Gai cột sống dù nặng hay nhẹ đều gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống và công việc. Do đó để tránh bệnh lý xảy ra với mình hoặc người thân, bạn nên thực hiện biện pháp phòng ngừa ngay khi còn trẻ, khỏe.
- Thay đổi tư thế: Tránh các tư thế cúi gập gây hại cho cột sống trong lúc đi đứng, ngồi làm việc. Bên cạnh đó tư thế khi đi ngủ cũng cần điều chỉnh nếu không đúng.
- Kiểm soát cân nặng: Áp dụng các biện pháp giảm cân an toàn để giảm lực tác động đến cột sống và các cơ quan khác trong cơ thể phòng ngừa mọi bệnh tật liên quan.
- Hạn chế việc nặng nhọc: Giảm các công việc nặng gây hại cho cột sống, xương khớp, thực hiện nhấc vật đúng cách để tránh chấn thương.
- Tích cực tập luyện: Tạo thói quen tập thể dục, chơi thể thao với tần suất, cấp độ phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Dinh dưỡng góp phần quan trọng trong việc cung cấp canxi, các chất nuôi xương khớp, cột sống và mô cơ xung quanh do đó nếu bổ sung đúng cách sẽ giúp xương luôn chắc khỏe, giảm tổn thương.
Trên đây là các thông tin liên quan đến gai cột sống. Khi phát hiện các cơn đau bất thường mọi người tránh chủ quan hãy tìm đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám, điều trị. Trường hợp có vấn đề cần được chuyên gia hỗ trợ hãy liên hệ tới fanpage lương y Đỗ Minh Tuấn.