Lương Y Đỗ Minh Tuấn tự hào khi là thành viên của Hội Nam Y Việt Nam
So với quá trình công tác độc lập trước đây, từ khi tham gia vào Hội Nam Y Việt Nam và trở thành một thành viên tích cực trong các hoạt động của hội, tôi cảm thấy mình đã đóng góp được nhiều hơn cho mục tiêu bảo tồn, phát huy nền y học cổ truyền của dân tộc.
Thầy thuốc không thể chỉ biết bốc thuốc, chẩn bệnh
Kể từ khi quyết định gắn bó với y học cổ truyền, tôi luôn nhận thức được sứ mệnh của mình là gắn bó với cây thuốc, dược liệu, các bài thuốc, để làm sao có thể giúp người bệnh ở khắp nơi được chữa bệnh một cách an toàn, mang lại sức khỏe cho người bệnh.
Vị lương y đầu tiên của dòng họ Đỗ Minh chúng tôi, cụ Đỗ Minh Tư là người khởi xướng ra nghề y và lưu truyền cho con cháu đời sau. Sinh thời, cụ được người dân ca ngợi là thầy thuốc có “bàn tay thần kỳ” và tấm lòng y đức cao rộng vì không những y thuật giỏi mà còn thường xuyên khám bệnh bốc thuốc không thu tiền của người nghèo.
Truyền thống này tiếp tục được duy trì trong dòng họ Đỗ Minh. Bà cô của tôi, lương y Đỗ Thị Hiển hành nghề y trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, rất tích cực trong khám chữa bệnh cho bộ đội và người dân. Tôi luôn khắc cốt ghi tâm lời răn từ tiền nhân: “Con cháu dòng họ Đỗ Minh luôn phấn đấu gìn giữ, phát huy Tổ nghiệp. Giữ vững tinh thần yêu nước, thương dân, tận tâm phục vụ. Coi người bệnh như người thân trong gia đình để tận tình cứu chữa”.
Vì quý và muốn gìn giữ nghề y mà các bậc tiền nhân đã để lại, sau này tôi tiếp tục chọn theo nghề. Để có kiến thức, tôi theo học tại Học viện Y dược học cổ truyền và may mắn được thầy Lê Lương Đống, PGS. BS – nguyên Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền Bộ Y tế Việt Nam, nguyên Phó giám đốc Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam, Phó chủ tịch Hội nam y Việt Nam truyền dạy và chỉ bảo.
Sau quá trình được các thầy cô tại trường chỉ dạy, tôi về công tác tại Nhà thuốc Đỗ Minh Đường với vai trò là Giám đốc chuyên môn. Nhưng cũng trong lúc làm nghề, tôi nhận ra còn nhiều vấn đề tồn tại: y học cổ truyền đang ngày càng mai một. Nước Việt ta là đất nước hơn 96 triệu dân với bề dày khám, chữa bệnh bằng Đông y trải dài cả hàng nghìn năm. Thế nhưng, ngày nay, số người chọn khám, chữa bệnh bằng Đông y, hiểu về sự thần kỳ của YHCT quả thực không còn nhiều nữa.
Có không ít người bệnh khi đến nhà thuốc đã dùng thuốc Tây bừa bãi, dẫn đến kháng thuốc, thuốc không còn tác dụng nên mới phải “vái tứ phương” và từ đó mới có ý định chữa bằng Nam dược. Nhiều người dùng thuốc đến nỗi bị tác dụng phụ rất ghê gớm, ngũ tạng suy yếu vì kháng sinh. Chẳng hạn, riêng với bệnh mề đay, một số loại tân dược bày bán phổ biến ở các nhà thuốc đều rất dễ gây hại cho gan, thận, dạ dày.
Tôi suy nghĩ rất nhiều về thực trạng này. Vì sao người bệnh gần như không bao giờ tìm đến YHCT ngay khi phát hiện bệnh để được chữa chạy an toàn, hiệu quả?
Nguyên nhân là bởi chữa bệnh bằng Đông y chỉ là “dăm ba loại lá cây, ngọn cỏ nên không ăn thua” theo suy nghĩ của nhiều người, hay do họ chưa biết, chưa hiểu về YHCT nên dẫn đến hiểu sai?
Tôi cho rằng, nguyên nhân sâu xa là bởi y học cổ truyền đã bị lấn át bởi y học hiện đại trong suốt hàng trăm năm qua. Đương nhiên tôi không phủ nhận những lợi ích to lớn của y học hiện đại trong việc chăm sóc sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, là người hiểu gắn bó với YHCT từ thửa nhỏ, tôi hiểu rằng mỗi phương pháp khám chữa bệnh đều có ưu, nhược điểm riêng.
Nếu như YHHĐ chú trọng vào triệu chứng bệnh, đau đâu trị đấy thì ngược lại YHCT lại quan tâm đến tổng thể, chữa người bệnh trước khi chữa bệnh. Bởi thế mà sau mỗi liệu trình điều trị, người chữa bệnh theo phương pháp Tây y có thể hết triệu chứng bệnh, nhưng dễ gặp các tác dụng phụ do tân dược để lại.
Ngược lại, YHCT giúp cân bằng âm dương, ngũ hành trong cơ thể, nên không chỉ trị khỏi bệnh mà còn dưỡng ngũ tạng, tăng cường sức khỏe cho người bênh.
Tuy nhiên, xã hội ngày một tiến lên, đời sống bận rộn hơn. Không thể bắt người bệnh lội ngược dòng tìm hiểu cội nguồn, công nhận y học cổ truyền hay nếu như họ không hiểu rõ được những lợi ích hay sự nhiệm màu của YHCT.
Vậy cần có những biện pháp nào đó để đưa y học dân tộc đến gần hơn với đời sống hiện đại?
Muốn vậy, tôi cho rằng phải giải quyết được các vấn đề là quảng bá thông tin, minh bạch nguồn dược liệu, quy trình bào chế thuốc, đơn giản hóa hình thức sử dụng, mang đến sự tiện lợi cho bệnh nhân. Chỉ khi được công nhận trong hiện tại, thì y học cổ truyền mới có thể được bảo tồn, phát huy trong tương lai.
Một cây làm chẳng nên non! Việc này không thể chỉ mình tôi làm là được. Bởi tôi cũng chỉ là một thầy thuốc bình thường. Sức tôi khó lòng thực hiện mà cần đến sự góp công, đồng lòng của những lương y, thầy thuốc có cùng chí hướng. Đây chính là lý do tôi trở thành thành viên của Hội Nam y Việt Nam sau khi tìm hiểu về tư tưởng, phương hướng, đường lối hoạt động của Hội.
Những hoạt động ý nghĩa của Hội Nam y Việt Nam
Hội Nam y Việt Nam thành lập ngày 20/6/2017, đến nay đã có trên 1.000 thành viên khắp cả nước. Sự ra đời của Hội là bước ngoặt lớn với những người đã và đang hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền như tôi.
Hội có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo tồn, quảng bá, phát huy giá trị của y học dân tộc, từ đó phát triển công tác khám, chữa bệnh dựa trên y lý, y trị quý báu được đúc kết từ kinh nghiệm cha ông. Hơn nữa, Hội còn tập hợp được rất nhiều lương y, thầy thuốc, nhà nghiên cứu… trong lĩnh vực thuốc Nam.
Hội đặt nhiệm vụ sàng lọc kiểm chứng các bài thuốc, từ đó sản xuất và đưa thuốc Nam vào ứng dụng trong khám chữa bệnh cho người dân trong và ngoài nước. Đồng thời xây dựng thương hiệu thuốc Nam trở nên gần gũi, uy tín đối với người dân trong nước. Song song với đó, Hội luôn cố gắng, nỗ lực để bảo vệ quyền lợi cho Hội viên cũng như những thành quả mà tổ tiên để lại. Đây cũng là điều mà tôi hướng tới, vì thế cảm thấy rất tâm đắc.
Là thành viên của Hội Nam y Việt Nam, tôi được trao đổi chuyên môn, học hỏi rất nhiều từ những cây cao bóng cả trong ngành như Thầy thuốc ưu tú, Lương y, Dược sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Đức Toàn là Chủ tịch Hội; Thầy thuốc ưu tú, Lương y, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai, Giáo sư, Tiến sĩ Trương Việt Bình – Phó chủ tịch thường trực Hội… Nhờ đó mà vỡ ra rất nhiều điều và nhận ra để đạt được mục tiêu quảng bá y học cổ truyền rộng rãi, được người dân và cả nhà nước công nhận là chặng đường dài, còn rất nhiều điều phải làm.
Hơn 3 năm thành lập, Hội đã đạt được rất nhiều thành tựu như công bố hàng loạt công trình nghiên cứu, phát triển y học cổ truyền, thực hiện rất nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nhà thuốc Đỗ Minh Đường vinh dự đã được phối hợp cùng Hội trong chương trình khám sức khỏe miễn phí cho các Hội viên Hội Âm nhạc Hà Nội. Đây là chương trình hết sức ý nghĩa, thể hiện tinh thần vì dân phục vụ mà người thầy thuốc luôn cần giữ vững dù trong bất cứ thời đại nào.
Trong quá trình đồng hành cùng Hội, tôi và những người đồng sự của mình trên khắp đất nước ngày càng có thêm động lực, nhiệt huyết để cống hiến cho nền y học cổ truyền nước nhà, đưa những bài thuốc làm từ cây thuốc Nam được trồng trên chính đất nước đến gần hơn với người dân.
Phấn đấu vì mục tiêu lớn: Tôn vinh y học cổ truyền
Không chỉ tích cực đóng góp cho Hội, mà để nâng cao chất lượng chung của y học cổ truyền, tôi cũng đã có những cải tổ lớn tại Nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Đầu tiên, tôi mở rộng quy mô, đến nay Đỗ Minh Đường đã có cơ sở ở hai thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để người dân tiện hơn trong việc khám chữa bệnh. Giữ truyền thống gia tộc, nhà thuốc chúng tôi không thu phí chẩn bệnh và luôn tư vấn, thăm khám miễn phí cho bà con.
Tiếp theo, biết được một trong những băn khoăn lớn nhất của người bệnh là chất lượng cây thuốc, dược liệu, tôi chủ động nguồn thuốc bằng cách đầu tư phát triển vùng trồng dược liệu chuyên canh ở Hòa Bình, Hưng Yên, ngoại thành Hà Nội với tổng diện tích 20.000 mét vuông. Thuốc sau sơ chế sẽ được tiến hành bào chế dưới quy trình hiện đại, hình thức sử dụng dạng viên, cao… tiện lợi. Như vậy người bệnh không cần tốn công đun sắc, mà chỉ cần dùng uống như tân dược, rất nhanh chóng và gia tăng hiệu quả chữa bệnh.
Cùng với việc nghiên cứu độc lập, tôi nhận thấy tham gia vào Hội Nam y Việt Nam và tích cực hoạt động là cách đúng đắn để đóng góp vào mục tiêu lớn là bảo tồn, phát triển và mở rộng nền y học dân tộc. Qua trang blog này, tôi sẽ tiếp tục có những bài viết để người bệnh đến gần hơn với thuốc Nam, từ đó có thêm phương pháp chăm sóc sức khỏe hiệu quả và an toàn như cách ông cha ta đã làm từ ngàn đời xưa.
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!