Bị Bong Da Tay Là Thiếu Chất Gì? Giải Đáp Từ Chuyên Gia [Tìm Hiểu]
Bóc tróc da tay, đặc biệt là đầu ngón tay là hiện tượng phổ biến và lặp lại nhiều lần với nhiều lứa tuổi, cả người trẻ và người già. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo việc cơ thể bạn đang bị thiếu chất nghiêm trọng, chứ không đơn giản là nguyên nhân do thời tiết. Vì vậy, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để biết được tay bị lột da thiếu chất gì. Và dưới đây, tôi xin chia sẻ những thông tin cần thiết về hiện tượng này do chính tôi tổng hợp trong suốt quá trình khám và điều trị.
Thường vào mùa hanh khô, rất nhiều người có dấu hiệu da dẻ không được mềm mịn, bị nứt nẻ hay có dấu hiệu bong tróc da tay. Phần da bị tróc ra có thể là từng đốm hay mảng nhỏ, cũng có nhiều người sẽ bị lột hết cả lòng bàn tay, mà nhiều người thường đùa nhau như rắn lột da. Điều này gây ra rất nhiều bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Rất nhiều người cho rằng nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do kích thích từ môi trường, nhưng thực tế là cảnh báo đến từ việc không đủ chất của chính cơ thể.
Bị bong da tay là thiếu chất gì?
Nguyên nhân phổ biến hiện tượng da tay bị khô bong tróc do thời tiết thay đổi bước vào mùa hanh khô, cơ thể không được cấp đủ nước. Tuy nhiên, nguyên nhân của tình trạng này cũng có thể xuất phát từ việc cơ thể thiếu các chất vitamin. Vậy tay bị tróc da là thiếu chất gì? Dưới đây tôi xin chia sẻ chi tiết nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Thiếu Vitamin B3 (còn gọi là Niacin)
Vitamin B3 là một loại vitamin quan trọng đối với sức khỏe làn da. Da của bạn có thể trở nên cứng, khô ráp, dễ vỡ màu hơi nâu. Đồng thời thượng bì các ngón tay thường dày và bị xóa mất các nếp gấp. Dấu hiệu nữa là các vết nứt đau ở ngón tay và lòng bàn tay.
Bị bong da là thiếu chất gì – Thiếu hụt Vitamin B7 (còn gọi là Biotin)
Vitamin B7 là một trong những phần chính giúp duy trì sức khỏe của da, tóc và móng. Đôi khi vitamin B7 được gọi bằng biệt danh là vitamin “H”, bắt nguồn từ các từ tiếng Đức Haar và Haut có nghĩa là “tóc và da”.
Rất ít trường hợp bị thiếu vitamin B7. Tuy nhiên, nếu thật sự cơ thể bạn bị thiếu vitamin B7 có thể gây ra tình trạng da khô và có vảy. Khi sự thiếu hụt tiếp tục tiến triển, điều này dẫn đến viêm da, sưng tấy, vảy đen và rụng tóc nghiêm trọng hơn. Ngoài ra còn gây ra các triệu chứng khác bao gồm khô mắt, nứt miệng, mệt mỏi, trầm cảm, mất ngủ và chán ăn.
Thiếu vitamin C (còn gọi là Acid ascorbic)
Thiếu vitamin C bong da tay là một trong những biểu hiện thường thấy khi cơ thể bạn bị thiếu hụt rất nhiều vitamin này. Khi đó, da tay của bạn sẽ bị bong tróc từng mảng hoặc từng nốt. Việc đầu tiên nên làm là điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của bạn có đang bổ sung đầy đủ vitamin C cho cơ thể hay không. Sau đó, bạn hãy lên kế hoạch chế độ ăn của mình hợp lý hơn, tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin C.
Không chỉ cảnh báo tình trạng cơ thể thiếu chất, hiện tượng da tay bong tróc còn là dấu hiệu cho biết cơ thể đang thừa vitamin A. Thực tế, trong quá trình thăm khám cho nhiều bà con, tôi cũng đã gặp không ít người bị như vậy.
Vitamin A là một chất chống oxy hóa chịu trách nhiệm dưỡng da trẻ đẹp, chữa lành vết thương, tái tạo da và sức khỏe miễn dịch. Vitamin A được tìm thấy ở hai dạng chính: beta-caroten và vitamin A.
Khi nói đến vitamin A, ai cũng nghĩ đó là một dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nhưng nếu cơ thể bạn nạp vào một lượng quá nhiều có thể gây bong tróc da, bao gồm cả xung quanh móng tay. Tuy nhiên cũng rất khó “ngộ độc” vitamin A nếu mọi người chỉ bổ sung bằng thực phẩm, trường hợp thừa vitamin A có thể do sử dụng lâu dài các loại kem, gel hoặc chất bổ sung vitamin A, hoặc vô tình uống phải liều lượng rất cao. Thông thường, những người có chức năng gan kém dễ gặp các triệu chứng ngộ độc vitamin A.
Cùng với đó, một số nguyên nhân khác cũng gây ra tình trạng bong tróc da tay như:
- Yếu tố khí hậu, nhiệt, gió và độ ẩm cao hoặc thấp có thể ảnh hưởng đến da tay của bạn. Ví dụ, không khí khô ở một số vùng nhất định có thể khiến da tiếp xúc trên tay của bạn bị khô, nứt và bong tróc.
- Hay do sử dụng các hóa chất, chẳng hạn như nước hoa có trong xà phòng, kem dưỡng ẩm và dầu gội, gây kích ứng da tay của bạn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng bong tróc da. Từ đó khiến da của bạn rất dễ bị kích ứng bởi các thành phần kháng khuẩn hay chất bảo quản trong một số sản phẩm. Các chất gây kích ứng phổ biến khác là các hóa chất mạnh mà bạn có thể tiếp xúc với tay ở khi làm việc như: chất kết dính, chất tẩy rửa hoặc dung môi.
- Rửa tay quá nhiều cũng có thể dẫn đến bong tróc đầu ngón tay. Rửa tay quá thường xuyên bằng xà phòng có thể làm mòn hàng rào lipid trên bề mặt của da. Điều này làm cho xà phòng có khả năng hấp thụ vào các lớp da nhạy cảm hơn, dẫn đến kích ứng và bong tróc.
- Ngoài ra, tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời có thể khiến bạn bị cháy nắng. Bỏng nắng có thể khiến da bạn cảm thấy ấm và mềm khi chạm vào. Biểu hiện dễ thấy bằng mắt nhất chính là làn da có màu màu đỏ hoặc hồng. Đây là một triệu chứng dễ thấy nhất sẽ xuất hiện vài ngày sau khi bị cháy nắng ban đầu.
Bị bong da tay là thiếu chất gì? Có nguy hiểm không?
Bên cạnh những yếu tố gây bệnh về môi trường thì rất có thể da tay bị bong tróc cũng là do bạn đang mắc phải một số căn bệnh về da. Vậy da tay bị bong tróc có thể là bệnh gì? Dưới đây, tôi xin liệt kê một số căn bệnh thường gặp phải:
Bệnh pellagra
Sự thiếu hụt vitamin B3 nghiêm trọng có thể dẫn đến bệnh pellagra. Các triệu chứng của bệnh pellagra bao gồm da bị viêm, lở loét trên da có vảy và da nứt nẻ. Khi da nứt nẻ, theo thời gian, da của bạn có thể bị bong tróc, chảy máu, cứng hoặc sẫm màu hơn. Bạn cũng có thể bị bong tróc môi và lưỡi. Bệnh pellagra nguyên phát thường là kết quả của chế độ ăn uống thiếu cả niacin và tryptophan.
Mặc dù pellagra thường do chế độ ăn uống kém, nhưng pellagra thứ phát là do khả năng sử dụng niacin trong chế độ ăn uống của bạn kém. Pellagra còn có thể xảy ra do tiêu chảy lâu dài, nghiện rượu, bệnh Hartnup, hội chứng carcinoid và các loại thuốc khác nhau như isoniazid.
Hậu quả bệnh Pellagra cũng có thể gây ra chứng mất trí, tiêu chảy và viêm da. Cùng với đó, cơ thể bạn bị mệt mỏi, suy nhược, chóng mặt, rối loạn thị giác, đau các dây thần kinh,…
Bệnh vảy nến và bệnh chàm
Triệu chứng bong tróc da tay cũng có thể cảnh báo nguy cơ bạn đang mắc bệnh vảy nến hoặc bệnh chàm. Bệnh này gây nên do nguyên nhân chính là sự thiếu hụt nghiêm trọng vitamin B7. Đồng thời thiếu vitamin B7 có thể dẫn đến hiện tượng da ở xung quanh móng tay tróc ra.
Bệnh vẩy nến là tình trạng tự miễn dịch mãn tính do việc các tế bào da bị sản xuất quá mức, từ đó các tế bào chết sẽ tích tụ thành vảy trắng bạc. Bệnh gây hiện tượng đỏ và có mảng vảy trắng dày trên mặt da do da bị viêm.
Bệnh chàm, hay còn gọi là eczema hoặc viêm da dị ứng. Dấu hiệu của bệnh này là cơ thể xuất hiện những mảng da bị bong tróc, viêm, màu đỏ, phồng rộp hay nứt nẻ, thậm chí nứt nẻ, những sẽ không có những mảng da chết như bệnh vảy nến. Đây cũng là dấu hiệu mà bạn có thể dùng để phân biệt hai bệnh chàm và vảy nến. Đối tượng dễ mắc bệnh chàm là trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Các bố mẹ nên lưu ý để phòng bệnh cho bé nhà mình.
Làm sao điều trị bong tróc da tay
Có rất nhiều nguyên nhân khiến da tay, các đầu ngón tay bị bong tróc. Với các triệu chứng nhẹ có thể dùng phương pháp điều trị tại nhà bằng các loại kem dưỡng ẩm. Tuy nhiên, bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu các triệu chứng của bạn ngày càng nghiêm trọng, ví dụ như xuất hiện biểu hiện đau dữ dội hoặc khó thở. Đồng thời, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu tình trạng bong tróc không cải thiện trong vòng một tuần. Bác sĩ có thể giúp xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Điều trị bằng thuốc
Sử dụng thuốc Tây y được xem là lựa chọn được nhiều bác sĩ đưa ra cho nhiều người bệnh. Phương pháp này sẽ giúp kiểm soát và điều trị nhanh chóng tức thì các hiện tượng bong tróc da tay do thiếu chất. Theo đó tùy từng loại bệnh ngoài da sẽ có thuốc đặc trị riêng, cụ thể như:
Với bệnh pellagra
Bệnh pellagra sẽ điều trị đặc hiệu bằng việc uống thuốc, thường các bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn loại thuốc niacinamide (còn gọi là vitamin PP):
- Uống với liều lượng: 500mg/24h chia làm 4 lần trong ngày.
- Đặc biệt lưu ý là phải uống thuốc sau khi ăn no và thuốc có thể gây dị ứng nên thử thuốc trước.
Đồng thời, bạn cần bổ sung thêm cho cơ thể vitamin B1, B2, B6. Ngoài ra một số trường hợp có thể bổ sung thêm vitamin PP sẽ giúp giảm thương tổn da và nhanh làm mất đi các dấu hiệu nhanh nhất như rối loạn tiêu hoá và rối loạn thần kinh. Bạn cần lưu ý để liên hệ với bác sĩ của mình để được hỗ trợ.
Với bệnh vảy nến và bệnh chàm
Cũng tương tự như bệnh pellagra, việc điều trị hiện tượng bong tróc da tay do bệnh vảy nến và bệnh chàm gây nên cũng được thực hiện theo phác đồ và chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, cụ thể:
- Sử dụng kem bôi corticosteroid: Cách này có thể dùng tại nhà theo hướng dẫn.
- Điều trị bằng phương pháp ánh sáng: Đây là phương pháp được áp dụng khi trường hợp dùng kem bôi corticosteroid không đạt được hiệu quả.
- Uống thuốc và tiêm tĩnh mạch: Đây có thể được coi là phương pháp mạnh dành cho các bệnh nhân bị bong tróc da tay do vảy nến, bệnh chàm nặng, áp dụng các phương pháp kể trên không đạt hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này cần chịu sự giám sát và theo dõi sát sao từ bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kem kẽm, kem chống nắng và thuốc bong vẩy salicylic 5% để khắc phục tình trạng bong tróc da tay ở mức nhẹ. Đây chỉ phác đồ điều trị chung, còn bạn vẫn nên thăm khám bác sĩ để được đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.
Điều trị không bằng thuốc
Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị chuyên khoa, người bệnh có thể tự khắc phục được tình trạng bong tróc da tay của mình bằng liệu pháp không dùng thuốc, áp dụng tại nhà bằng cách bổ sung chất đang thiếu với các loại thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày, cụ thể như:
Bổ sung vitamin B3
Bổ sung thêm vitamin B3 bằng các loại thực phẩm thường được coi là cách hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng bong tróc da tay. Mọi người có thể thêm vào chế độ ăn hàng ngày các thực phẩm giàu vitamin B3, bao gồm:
- Các loại cá gồm: cá ngừ, cá hồi, cá mòi,…
- Các loại thịt: thịt gà, gà tây, thịt bò,…
- Các loại rau củ quả: đậu xanh, măng tây, bông cải xanh, rau bina, súp lơ trắng, cà tím, cải xoăn, bí, quả mâm xôi,…
Bổ sung vitamin B7
Làm thế nào bạn có thể ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin B7? Thực chất, loại dưỡng chất này có nhiều trong các thực phẩm mọi người ăn hàng ngày, điển hình như:
- Các rau củ: cà rốt, cà chua, hành,…
- Các loại quả và hạt: quả hạnh nhân, quả óc chó, hạt điều, hạt mè, chuối,…
Ngoài ra còn có trong các loại thực phẩm khác như bơ, trứng, sữa dê, cá hồi,…
Bổ sung vitamin C
Vitamin C có rất nhiều trong các loại thực phẩm để bạn có thể bổ sung đầy đủ vào cơ thể mình như:
- Các loại rau củ quả: ớt, ớt chuông đỏ, ớt chuông xanh, cải xoăn, cải xanh, súp lơ, bắp cải,…
- Các loại quả: đu dủ, dâu tây, dứa, kiwi, xoài,…
Trên đây là phần tổng hợp những thông tin về nguyên nhân, bệnh lý thường gặp phải và hướng dẫn một số biện pháp điều trị hữu ích với tình trạng bong tróc da tay. Hiện tượng này tuy không đe dọa đến tính mạng của người bệnh nhưng gây ảnh rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt. Đồng thời nếu không được điều trị triệt để rất dễ tái phát lại. Chính vì vậy, chúng ta nên điều trị càng sớm càng tốt.
Nếu các bạn có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe cần tư vấn trực tiếp hãy liên hệ cho tôi theo số điện thoại 0984 650 816 hoặc truy cập fanpage Lương y Đỗ Minh Tuấn để nhận tư vấn hoặc đến trực tiếp nhà thuốc nơi tôi công tác tại số 37A, ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, HN. Chúc các bạn sức khỏe!
Phương Pháp chữa khác
Câu hỏi liên quan
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!