[Góc Giải Đáp] Trẻ Bị Ngộ Độc Thức Ăn Có Nên Uống Sữa Không?
“Trẻ bị ngộ độc thức ăn có nên uống sữa không?” là một câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh đang quan tâm. Ngộ độc thức ăn thường xảy ra ở trẻ nhỏ, nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc đúng cách. Đối với nhiều bậc phụ huynh, việc không biết nên cho bé ăn gì, uống gì trong tình trạng ngộ độc thức ăn có thể làm tình hình của bé trở nên nặng thêm. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin cần thiết về việc có nên cho bé uống sữa khi bị ngộ độc thức ăn hay không, nhằm giúp các bậc phụ huynh thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ.
Trẻ bị ngộ độc thức ăn có nên uống sữa không?
“Trẻ bị ngộ độc thức ăn không nên uống sữa?” câu trả lời của tôi là KHÔNG. Vốn dĩ, sữa là một loại thực phẩm rất tốt cho sự phát triển của trẻ, thế nhưng, khi con bị ngộ độc thực phẩm, cho trẻ uống sữa có thể khiến tình trạng của bé nặng hơn, kéo dài thời gian bị ngộ độc. Nguyên nhân như sau:
- Khi trẻ bị ngộ độc, ruột tăng co bóp, hậu môn tăng đào thải trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nôn, đi ngoài rất nhiều. Lúc này, bù sữa cho trẻ, đặc biệt là sữa bột sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, cơ thể sẽ tiếp tục chuyển hóa và làm nặng hơn các triệu chứng mà trẻ đang gặp phải.
- Sữa là thực phẩm tốt cho bé nhưng có nhiều sản phẩm sữa chưa được tiệt trùng lại là nguồn gây nguy hiểm cho trẻ nhất là trẻ đang bị ngộ độc.
Sữa có rất nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên, khi bị ngộ độc, sữa là thực phẩm không phù hợp dành cho trẻ. Vì thế, các bà mẹ nên nắm rõ được điều này để tránh gây hại không đáng có cho bé.
Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên uống gì để nhanh khỏi
Đối với trẻ bị ngộ độc thức ăn, điều đầu tiên nên làm là dừng ngay các loại thực phẩm đang dùng để tránh tác nhân gây hại và giảm áp lực cho đường tiêu hóa. Đối với trẻ bị ngộ độc nhẹ, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể xử lý bằng cách bù các loại đồ ăn thức uống sau đây:
- Nước: Khi bị ngộ độc, trẻ xuất hiện nhiều dấu hiệu đào thải như nôn hay đi ngoài nhiều lần. Đối với trẻ em, lượng nước trong cơ thể vốn đã ít nay lại càng ít hơn. Khi thiếu nước, tuần hoàn bị ngưng trệ, các cơ quan trong cơ thể ngừng hoạt động, thận không lọc được máu,… Như vậy, việc bù nước trong giai đoạn này là tối quan trọng. Bù càng nhiều nước càng tốt cho trẻ đang bị ngộ độc, đây là điều mà các bậc cha mẹ phải ghi nhớ khi chăm sóc con.
- Cháo trắng: Khi trẻ bị ngộ độc, ngoài việc bù dịch thì cần có thêm chất dinh dưỡng để tăng sức chống chịu của trẻ. Cháo trắng là loại đồ ăn dễ tiêu lại có vừa đủ những thứ cần thiết để giúp trẻ tăng sức đề kháng của bản thân.
Qua giai đoạn cấp tính hoặc trẻ bị ngộ độc nhẹ hơn thì có thể bổ sung các loại đồ ăn dễ tiêu như:
- Khoai: Khoai là thực phẩm giàu tinh bột, có lợi cho đại tràng giúp thúc đẩy trung tiện, giúp trẻ hồi phục nhanh hơn qua những giai đoạn cấp của ngộ độc thức ăn.
- Sữa chua: Sữa chua là những sản phẩm tiệt trùng lên men, trong đó có rất nhiều các lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Bổ sung sữa chua cho trẻ hàng ngày sẽ giúp đẩy lùi các vi khuẩn có hại, tăng cường sức đề kháng cho bé.
- Trà thảo mộc: Hiện nay, có rất nhiều những chế phẩm trà thảo mộc, thực phẩm chức năng giúp tăng cường hệ tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc ruột cho trẻ. Các bậc phụ huynh nên tham khảo và bổ sung hàng ngày cho trẻ.
Ngoài ra, bố mẹ cũng lưu ý, ở thời điểm này nên tránh những loại đồ ăn khó tiêu như đồ uống có ga, cồn, các loại đồ ăn cay nóng hay đồ ăn rắn, mỡ động vật,… vì những loại thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến các lợi khuẩn đường ruột. Các lợi khuẩn bị tiêu diệt đồng nghĩa với các hại khuẩn gia tăng, làm tăng nguy cơ bị ngộ độc ở trẻ em.
Việc lựa chọn đồ ăn, thức uống cho trẻ bị ngộ độc là vấn đề quan trọng trong việc điều trị dứt điểm tình trạng bệnh. Nếu chế độ ăn uống không hợp lý trong giai đoạn này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ, thậm chí là đến tính mạng của bé.
Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên uống thuốc gì để nhanh khỏi?
Đối với trẻ bị ngộ độc nghiêm trọng thì việc dùng thuốc là điều không thể tránh khỏi. Các loại thuốc thường được dùng cho trẻ trong trường hợp này chủ yếu nhằm bù dịch, nâng cao sức đề kháng, diệt khuẩn, cụ thể như sau:
- Oresol: Đây là loại thuốc bao gồm nhiều chất điện giải cần thiết cho bé. Ngộ độc gây nôn và đi ngoài nhiều khiến trẻ không chỉ mất nước mà còn mất 1 lượng lớn chất điện giải. Các chất điện giải tham gia vào các quá trình chuyển hóa, duy trì sự sống cho trẻ, nếu như mất đột ngột, trẻ có thể rơi vào tình trạng hôn mê. Vì thế, bù Oresol cũng là 1 điều cần làm ngay lập tức để duy trì thể trạng cho bé. Lưu ý, Oresol rất khó uống nên các bậc phụ huynh cần bù từ từ, khéo léo tránh việc trẻ có thể bị nôn thuốc ra, gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
- Thuốc hạ sốt: Trẻ bị mất nước nhiều, thân nhiệt ban đầu sẽ tăng cao, việc hạ sốt cũng là điều cần thiết cho bé lúc này. Đối với trường hợp trẻ sốt dưới 38,5 độ thì có thể chườm ấm vào các vùng kín như nách, bẹn, cổ,… Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ thì bắt đầu sử dụng thuốc hạ sốt dạng sủi như Paracetamol.
- Kháng sinh: Trong 1 số trường hợp, trẻ bị nhiễm khuẩn toàn thân quá nặng thì các loại kháng sinh có thể được sử dụng. Thông thường nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do các vi khuẩn E.coli, thương hàn, lị,… gây ra. Vì thế các dòng kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3, Quinolon, Imidazole,… thường được sử dụng.
Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cho bé uống nước muối để bù nước nhanh chóng. Nước muối có thành phần là Nacl, giúp bù nhanh chóng muối, làm giảm quá trình mất nước, mất điện giải mà ngộ độc thức ăn gây ra. Nước muối được bù nhanh chóng qua đường truyền tĩnh mạch và được sử dụng cho đến khi toàn trạng của bé được ổn định.
Như vậy, điều quan trọng nhất trong điều trị ngộ độc ở trẻ em đó chính là bù nước, dịch, điện giải. Việc duy trì ổn định nước và điện giải giúp đảm bảo thể trạng và hoạt động của cơ thể trẻ, tránh được những tác động mà ngộ độc gây ra.
5 lưu ý “VÀNG” trong phòng và điều trị ngộ độc ở trẻ em
Đối với trẻ bị ngộ độc, các bậc cha mẹ nên nắm rõ những lưu ý trong phòng và điều trị sau đây để tránh tác hại không đáng có xảy ra với trẻ:
- Hệ tiêu hóa của trẻ vốn rất yếu, vì thế cần cho trẻ ăn những đồ ăn chín, uống sôi, tránh ăn trực tiếp đồ lạnh, thực phẩm không được bảo quản cẩn thận,…
- Chọn cho trẻ những loại sữa tiệt trùng 100%, không nên cho trẻ uống sữa tươi nguyên chất chưa được xử lý để tránh những loại vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa.
- Cho trẻ ăn những loại sữa có nhiều lợi khuẩn giúp bảo vệ cho đường tiêu hóa của bé.
- Ở những gia đình sống trong vùng ẩm thấp, gần bãi rác, cống nước thì cần có các biện pháp tẩy trùng ngay tại nhà, tránh các vi khuẩn có hại cho đường tiêu hóa phát sinh, gây hại cho bé.
- Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc cầm nôn, cầm ỉa chảy cho trẻ vì đây đều là những cơ chế tự đào thải vi khuẩn của cơ thể. Nếu ngăn cản quá trình này sẽ vô tình giữ lại vi khuẩn ở trong người trẻ và gây ra những hậu quả xấu đến sức khỏe.
Đây là những lưu ý cần thiết cho các bậc cha mẹ để đảm bảo cho con hệ tiêu hóa tốt nhất, phòng tránh ngộ độc có thể xảy ra.
“Trẻ bị ngộ độc thức ăn có nên uống sữa?” có lẽ sau bài viết trên các bạn cũng đã tìm ra câu trả lời. Hy vọng rằng, mỗi chúng ta đều có thêm được những kiến thức cần thiết để chăm sóc cho trẻ khi bị ngộ độc. Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc về bệnh, hãy liên hệ ngay cho tôi qua fanpage cá nhân lương y Đỗ Minh Tuấn để được giải đáp cụ thể và chính xác nhất.
Phương Pháp chữa khác
Câu hỏi liên quan
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!