Áp Dụng 7 Mẹo Chữa Viêm Họng Bằng Lá Tía Tô Hiệu Quả Nhất
Tía tô là một loại cây quen thuộc được sử dụng nhiều trong ẩm thực. Đối với giới y học, tía tô có chứa nhiều dưỡng chất, giúp kháng viêm, diệt khuẩn và làm dịu cổ họng. Vì vậy dược liệu này có thể dùng để điều trị các bệnh như viêm họng, viêm amidan, ho, cảm cúm, cảm lạnh,… Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn các cách chữa viêm họng bằng lá tía tô tại nhà, bạn có thể tham khảo.
Lá tía tô có chữa được bệnh viêm họng không?
Tía tô là một loại cây mọc phổ biến ở Việt Nam. Mặt lá có màu xanh, tím, mùi thơm, có thể sử dụng làm món ăn hoặc thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, lá tía tô có vị hơi cay, tính ấm, tác động vào hai kinh tỳ và phế, có tác dụng thải độc, giải cảm, kháng viêm, diệt khuẩn. Chính vì vậy loại dược liệu này thường được dân gian sử dụng để điều trị các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, đau bụng, ho, viêm họng, viêm amidan,…
Còn theo nghiên cứu của giới Y học hiện đại, trong thành phần của lá tía tô có chứa tới 45,07% dầu béo, 23,12% protein, 20% citral, 0,3 – 0,5% tinh dầu, 10,28% nitơ, 4,64% tro, acid nicotinic 3,98 mg/100 g, các vitamin A, B1, B6, C, K cùng nhiều khoáng chất thiết yếu khác. Vì vậy sử dụng lá tía tô sẽ có tác dụng hỗ trợ giảm viêm, ức chế sự phát triển và lây lan của các loại vi khuẩn gây hại.
Đồng thời, loại lá này còn có tác dụng cải thiện sức đề kháng, giúp bạn phòng ngừa được các bệnh thông thường của đường hô hấp. Bên cạnh đó trong hạt tía tô cũng chứa một số hoạt chất như tanin và glycosid, có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, làm dịu những tổn thương tại vùng niêm mạc.
Vì vậy, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp chữa viêm họng bằng lá tía tô để giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh. Ưu điểm của cách điều trị này đó là rất an toàn, lành tính, thực hiện đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm, tránh được những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.
Top 7 mẹo chữa viêm họng bằng lá tía tô tại nhà
Có rất nhiều cách chữa viêm họng bằng lá tía tô đơn giản tại nhà, người bệnh có thể tham khảo như sau:
Trà lá tía tô chữa viêm họng
Trà tía tô là một loại nước uống rất tốt cho sức khỏe. Loại trà này có tác dụng làm dịu cổ họng, cải thiện tình trạng khô khan, ngứa cổ, đau rát họng. Đồng thời loại nước này còn nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phòng ngừa bệnh tái phát trong tương lai. Bên cạnh đó, nước lá tía tô còn hỗ trợ giảm cân, giúp mang đến cho bạn một làn da trắng sáng, mịn màng.
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm lá tía tô, 800ml nước lọc.
Cách thực hiện:
- Lá tía tô rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong 10 phút rồi vớt ra để ráo nước.
- Vặn nhỏ lá tía tô sau đó cho vào nồi đun cùng với 1,5 lít nước.
- Đun sôi nhỏ lửa thêm khoảng 10 phút nữa rồi tắt bếp.
- Sử dụng nước lá tía tô để uống thay nước lọc hàng ngày.
- Kiên trì áp dụng trong khoảng 7 ngày cho đến khi bệnh tình được cải thiện.
Chữa viêm họng bằng lá tía tô, hoa đu đủ đực, hoa khế
Cả hoa khế và hoa đu đủ đều có tác dụng giúp kháng viêm, diệt khuẩn và giúp cải thiện các bệnh về đường hô hấp. Khi kết hợp với lá tía tô sẽ mang đến cho bạn bài thuốc chữa bệnh viêm họng hạt, viêm amidan tại nhà vô cùng hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: 10 Cách Chữa Viêm Họng Bằng Bấm Huyệt Hiệu Quả Nên Áp Dụng
Chuẩn bị nguyên liệu: 10 lá tía tô, 3 chùm hoa khế, 5 hoa đu đủ đực.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên sau đó vớt ra để ráo.
- Cho nguyên liệu vào một chiếc bát sạch, đem hấp cách thủy khoảng 20 phút.
- Gạn lấy phần nước để uống khi còn ấm nóng.
- Mỗi lần uống khoảng 2 thìa nhỏ là đủ.
- Kiên trì áp dụng liên tục cho đến khi bệnh viêm họng khỏi hẳn.
Lá tía tô kết hợp với kinh giới và gừng tươi
Kinh giới là một loại rau được sử dụng để điều trị các bệnh như phong hàn, nhức đầu, cảm sốt, ho, khàn tiếng, viêm thanh quản, viêm họng…. Trong khi đó, gừng tươi có vị cay, tính ấm, có tác dụng cầm ho, giảm đau, tăng cường sức đề kháng, làm dịu cổ họng. Khi kết hợp lá tía tô, rau kinh giới và gừng tươi sẽ giúp tạo ra bài thuốc giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm họng một cách hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm lá tía tô, 1 nắm rau kinh giới, 1 củ gừng tươi.
Cách thực hiện:
- Lá tía tô và rau kinh giới cần rửa sạch sau đó để ráo nước.
- Gừng tươi bạn đem cạo vỏ, rửa sạch sau đó giã nhuyễn.
- Cho cả 3 nguyên liệu vào nồi đun cùng với 100ml nước cho đến khi nước cạn còn một nửa thì tắt bếp.
- Lọc lấy nước cốt để uống mỗi ngày từ 2-3 lần.
- Kiên trì áp dụng đều đặn cho đến khi các triệu chứng của bệnh được thuyên giảm.
Nấu cháo tía tô
Nấu cháo tía tô cũng là phương pháp chữa bệnh viêm họng được nhiều người áp dụng. Cháo tía tô không chỉ món ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng mà còn giúp làm dịu cổ họng, loại bỏ đờm, cải thiện tình trạng đau rát do bệnh viêm họng gây ra.
Chuẩn bị nguyên liệu: 100g lá tía tô, 4 củ hành nhỏ, 1 bát gạo.
Cách thực hiện:
- Vo sạch gạo và đem nấu cháo như bình thường.
- Lá tía tô rửa sạch, thái nhỏ, hành bóc vỏ và thái thành từng lát mỏng.
- Khi cháo chín thì cho thêm gia vị, hành và tía tô vào.
- Sử dụng ngay khi cháo còn ấm nóng.
- Mỗi ngày bạn ăn một lần cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
Chữa viêm họng bằng lá tía tô, mận tươi, đại táo, lá trà
Kết hợp lá tía tô với mận tươi, đại táo và lá trà là phương pháp chữa viêm họng được rất nhiều người áp dụng. Những nguyên liệu trên đều có chứa các dưỡng chất tốt cho sức khỏe, giúp kháng viêm, diệt khuẩn, chống oxy hóa và làm dịu cổ họng. Từ đó giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm họng gây ra.
Chuẩn bị nguyên liệu: 6g lá tía tô, 30g mận tươi, 5 quả đại táo, 3g lá trà.
Cách thực hiện:
- Các nguyên liệu trên bạn đem rửa sạch, sau đó để ráo nước.
- Mận tươi đem xay nhuyễn, cho đại táo vào 500ml nước, sau đó đun sôi.
- Khi nước sôi thì cho thêm lá tía tô và lá trà vào, hãm trong vòng 20 phút.
- Sau đó chắt lấy nước để uống.
- Mỗi ngày dùng 3 lần, áp dụng liên tục cho đến khi bệnh viêm họng được cải thiện.
Dùng hạt tía tô ngâm rượu
Hạt tía tô cũng có tác dụng tương tự như lá tía cô. Trong thành phần của loại hạt này có chứa các dưỡng chất như protein, dầu béo, oleic, linoleic, axit linolenic và axit nicotinic. Những chất này có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng tiết mồ hôi, giảm ho, long đờm, giúp ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn gây bệnh viêm họng, viêm amidan.
Bài viết hấp dẫn: 8 Cách Chữa Viêm Họng Bằng Rau Diếp Cá Hiệu Quả Tại Nhà
Chuẩn bị nguyên liệu: 100g hạt tía tô, 1 lít rượu gạo.
Cách thực hiện:
- Hạt tía tô rửa sạch, để khô hoàn toàn sau đó cho vào bình thủy tinh.
- Cho thêm rượu gạo đã chuẩn bị vào, khuấy đều và ủ trong vòng 1 tuần.
- Mỗi ngày người bệnh uống 3 lần, mỗi lần khoảng 1 ly nhỏ 25ml.
- Kiên trì áp dụng đều đặn mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng của bệnh chấm dứt hoàn toàn.
Hạt tía tô tán bột và pha với nước
Ngoài việc ngâm rượu, bạn có thể chế biến hạt tía tô bằng cách tán thành bột mịn. Nguyên liệu này có tác dụng giúp điều trị bệnh viêm họng, ho gà, ho có đờm hoặc hen suyễn. Đây cũng là cách chữa viêm họng bằng lá tía tô an toàn, hiệu quả, rất thích hợp với trẻ nhỏ.
Chuẩn bị nguyên liệu: 20g hạt tía tô.
Cách thực hiện:
- Hạt tía tô đem rửa sạch, phơi khô và tán thành bột mịn.
- Mỗi lần dùng, bạn pha khoảng 10g bột tía tô với 100ml nước uống.
- Mỗi ngày dùng 1 lần, thực hiện liên tục trong nhiều ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý khi sử dụng tía tô chữa bệnh viêm họng
Mặc dù việc điều trị viêm họng bằng lá tía tô là một phương pháp đơn giản, an toàn và khá hữu hiệu, có thể áp dụng cho mọi đối tượng khác nhau. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng dược liệu này, người bệnh vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Phương pháp chữa viêm họng bằng lá tía tô chỉ áp dụng cho những trường hợp mới chớm bị bệnh. Còn nếu bạn đã bị viêm họng mãn tính và có dấu hiệu diễn biến nghiêm trọng thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám chi tiết và điều trị theo đúng phác đồ.
- Cần lựa chọn lá tía tô sạch, không bị nhiễm hóa chất, phân bón hay thuốc trừ sâu. Chỉ sử dụng lá tía tô còn tươi, không héo úa, không bị sâu bệnh.
- Dược tính trong lá tía tô không mạnh bằng thuốc tân dược nên người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới có thể cảm nhận được hiệu quả. Nếu bạn chỉ sử dụng trong 1-2 ngày thì bệnh rất khó để cải thiện.
- Nên thận trọng khi dùng lá tía tô cho những trường hợp bị đổ mồ hôi nhiều, cảm nắng, phụ nữ mang thai hoặc người bị dị ứng với lá tía tô.
- Nếu sau 2 tuần áp dụng phương pháp này mà không nhận thấy hiệu quả thì bạn nên ngưng sử dụng và tìm kiếm một cách điều trị khác phù hợp hơn.
Như vậy bài viết trên đây đã giới thiệu tới bạn các cách chữa viêm họng bằng lá tía tô đơn giản tại nhà. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn lựa chọn được cho mình một phương pháp điều trị phù hợp hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, để bệnh nhanh khỏi bạn cũng cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
Bài đọc thêm:
- 6+ Mẹo Chữa Viêm Họng Bằng Lá Đu Đủ Hiệu Quả Bạn Nên Biết
- 15 Cách Chữa Đau Họng Bằng Mật Ong Đánh Bay Cơn Khó Chịu
Dinh dưỡng
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!